Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công nghệ thông tin Hệ điều hành Quảng bá du lịch ninh bình dưới góc nhìn của báo chí địa phương và báo chí trung...

Tài liệu Quảng bá du lịch ninh bình dưới góc nhìn của báo chí địa phương và báo chí trung ương

.PDF
145
665
110

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------- NGUYỄN THỊ LÝ QUẢNG BÁ DU LỊCH NINH BÌNH DƢỚI GÓC NHÌN CỦA BÁO CHÍ ĐỊA PHƢƠNG VÀ BÁO CHÍ TRUNG ƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Hà Nội, 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------- NGUYỄN THỊ LÝ QUẢNG BÁ DU LỊCH NINH BÌNH DƢỚI GÓC NHÌN CỦA BÁO CHÍ ĐỊA PHƢƠNG VÀ BÁO CHÍ TRUNG ƢƠNG Chuyên ngành : Báo chí học Mã ngành : 60.32.01.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ BÁO CHÍ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Thị Thu Hƣơng Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS TS Đặng Thị Thu Hương. Những số liệu trong luận văn là trung thực. Kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Lý LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và người thân đã ở bên tôi trong quá trình làm luận văn! Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các giảng viên khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã tận tình giảng dạy trong thời gian tôi học tại trường! Đặc biệt, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS Đặng Thị Thu Hương đã tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn! Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến: Lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên báo điện tử Vnexpress, báo Du lịch, Báo Tin tức, Báo Ninh Bình và nhiều cơ quan báo chí khác, bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này! MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 7 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 10 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 12 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................... 13 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 14 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................. 15 7. Bố cục của luận văn................................................................................... 15 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ DU LỊCH NINH BÌNH ............................................................................................................... 17 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài ...................................................... 17 1.1.1. Khái niệm quảng bá ............................................................................ 17 1.1.2. Khái niệm tuyên truyền ........................................................................ 18 1.1.3. Khái niệm về du lịch............................................................................. 19 1.1.4. Quảng bá du lịch .................................................................................. 20 1.3. Thế mạnh và hạn chế của báo in, báo điện tử trong việc quảng bá về phát triển du lịch ........................................................................................... 25 1.3.1. Thế mạnh và hạn chế của của báo in ................................................. 25 1.3.2. Thế mạnh và hạn chế của báo điện tử ................................................ 28 1.4. Tiêu chí đánh giá bài viết về du lịch có chất lƣợng trên báo in và báo mạng điện tử .................................................................................................. 35 1.4.1 Tính khách quan, chân thật ................................................................. 35 1.4.2. Tính thời sự, kịp thời ........................................................................... 37 1.4.3. Tính độc đáo, hấp dẫn.......................................................................... 39 1.4.4. Tiêu chí về mặt hình thức .................................................................... 39 Tiểu kết ........................................................................................................... 42 1 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ DU LỊCH NINH BÌNH TRÊN BÁO TRUNG ƢƠNG VÀ ĐỊA PHƢƠNG .............. 43 2.1. Giới thiệu các báo và so sánh tần suất xuất hiện các bài quảng bá du lịch Ninh Bình trên các cơ quan báo chí này .............................................. 43 2.1.1 Giới thiệu các tờ báo khảo sát .............................................................. 43 2.1.2 Tần suất, số lượng tin bài quảng bá du lịch Ninh Bình trên các báo khảo sát ........................................................................................................... 46 2.2. Nội dung thông tin về du lịch Ninh Bình trên báo trung ƣơng và địa phƣơng............................................................................................................ 54 2.2.1. Nội dung thông tin quảng bá vẻ đẹp tự nhiên của du lịch Ninh Bình trên báo trung ương và địa phương .............................................................. 54 2.2.2. Nội dung thông tin quảng bá văn hóa, ẩm thực của du lịch Ninh Bình trên báo trung ương và địa phương ..................................................... 62 2.2.3 Quảng bá về nội dung thông tin cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ du lịch Ninh Bình trên báo chí trung ương và địa phương .............................. 72 2.2.4 Quảng bá nội dung về chính sách phát triển du lịch Ninh Bình trên báo chí trung ương và địa phương ................................................................ 75 2.2.5. Nội dung thông tin về xúc tiến du lịch Ninh Bình trên báo trung ương và địa phương ....................................................................................... 76 2.3. Hình thức chuyển tải nội dung thông tin về du lịch Ninh Bình trên báo chí trung ƣơng và địa phƣơng .............................................................. 77 2.3.1 Thể loại .................................................................................................. 77 2.3.2 Ảnh và video .......................................................................................... 80 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 82 Chƣơng 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN QUẢNG BÁ DU LỊCH NINH BÌNH TRÊN BÁO CHÍ ......................................................... 83 2 3.1. Đánh giá của công chúng về hoạt động quảng bá du lịch Ninh Bình trên báo chí Ninh Bình và báo chí trung ƣơng ........................................... 83 3.2. Những thành công hạn chế, nguyên nhân thành công, hạn chế của báo chí Ninh Bình, báo chí trung ương khi quảng bá du lịch Ninh Bình............. 91 3.2.1. Những thành công về quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình trên báo trung ương và địa phương ............................................................................. 91 3.2.2. Hạn chế của quảng bá du lịch Ninh Bình trên báo chí trung ương và báo chí địa phương....................................................................................... 101 3.3 Giải pháp, khuyến nghị nâng cao chất lƣợng thông tin quảng bá du lịch Ninh bình .............................................................................................. 105 3.3.1 Nhóm giải pháp từ phía tỉnh Ninh Bình ............................................ 106 3.3.2. Nhóm giải pháp từ phía cơ quan báo chí trung ương và địa phương.... 112 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 120 KẾT LUẬN .................................................................................................. 122 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 126 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 130 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Bảng số liệu tin bài viết về du lịch Ninh Bình trên các báo trung ương .................................................................................................. 47 Bảng 2.2: Bảng phân chia số lượng tin bài quảng bá các lĩnh vực nội dụng thông tin về du lịch Ninh Bình trên các cơ quan báo chí khảo sát 48 Bảng 2.3: Bảng số liệu cơ cấu thể loại báo chí truyền tải nội dung thông tin quảng bá du lịch trên báo trung ương và báo địa phương lựa chọn khảo sát ............................................................................................. 48 Bảng 2.4: Bảng số liệu quan điểm về số lượng, tần suất tin bài quảng bá về du lịch Ninh Bình trên các báo khảo sát......................................... 51 Bảng 2.5: Bảng số liệu quan điểm so sánh hiệu quả quảng bá du lịch ...... 53 Ninh Bình trên báo Ninh Bình so với các báo trung ương khảo sát. ......... 53 Bảng 2.6: Bảng phân chia số lượng tin bài quảng bá nội dụng thông tin về du lịch Ninh Bình trên các cơ quan báo chí khảo sát .................... 55 Bảng 2.7: Bảng số liệu về quan điểm mức độ quảng bá vẻ đẹp tự nhiên của du lịch Ninh Bình trên báo trung ương và báo địa phương .......... 61 Bảng 2.8: Bảng số liệu đánh giá về hiệu quả quảng bá văn hóa, ẩm thực du lịch Ninh Bình trên báo chí trung ương và địa phương ................ 71 Bảng 2.9: Bảng số liệu tin bài viết về lĩnh vực thông tin cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ du lịch Ninh Bình trên các báo khảo sát .......... 72 Bảng 2.10: Bảng số liệu quan điểm hiệu quả quảng bá cơ sở vật chất và nguồn nhân lực phục vụ du lịch Ninh Bình trên báo trung ương và địa phương ........................................................................................................... 74 Bảng 2.11: Bảng số liệu về số lượng tin bài viết về chính sách phát triển du lịch Ninh Bình trên các báo khảo sát. ............................................. 75 Bảng 2.12: Bảng số liệu về số lượng tin bài viết về nội dung xúc tiến du lịch trên các báo khảo sát. ....................................................................... 76 4 Bảng 2.13: Bảng số liệu cơ cấu thể loại báo chí truyền tải nội dung thông tin quảng bá du lịch trên báo trung ương và báo địa phương lựa chọn khảo sát.............................................................................................. 79 Bảng 3.1: Bảng số liệu quan điểm biết thông tin về du lịch Ninh Bình qua các kênh ............................................................................................ 84 Bảng 3.2: Bảng số liệu quan đểm về công chúng thường đọc thông tin về du lịch Ninh Bình trên báo trung ương và địa phương ................. 85 Bảng 3.2: Bảng số liệu quan điểm về hiệu quả quảng hoạt động du lịch Ninh Bình trên báo chí trung ương và địa phương........................ 86 Bảng 3.4: Bảng số liệu quan điểm so sánh hiệu quả quảng bá du lịch Ninh Bình trên báo chí trung ương và báo chí địa phương so với các mạng xã hội (facbook, youtube…) .................................................. 90 Bảng 3.5: Bảng số liệu quan điểm về tính thời sự, nhanh chóng và kịp thời của thông tin quảng bá du lịch Ninh Bình trên báo trung ương và địa phương ............................................................................................... 94 Bảng 3.6: Bảng số liệu quan điểm về tính chính xác, trung thực của thông tin quảng bá du lịch Ninh Bình trên báo trung ương và báo địa phương .............................................................................................. 96 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT UNESCO Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc VN Việt Nam TW Trung ương CP Chính phủ TTg Thủ tướng QĐ Quyết định CT Chỉ thị TB Thông báo NQ Nghị quyết TU Tỉnh ủy UBND Ủy ban nhân dân PV Phóng viên NB Nhà báo DL Du lịch PT Phát thanh TH Truyền hình PTTTĐC Phương tiện truyền thông đại chúng NB Ninh Bình 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch ngày nay có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội cũng như trong nền kinh tế quốc dân. Du lịch không chỉ đáp ứng nhu cầu khám phá, hiểu biết thế giới xung quanh và nghỉ dưỡng, mà còn tìm kiếm đối tác phát triển việc kinh doanh, phát triển thị trường. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất, lớn nhất, góp phần phát triển thịnh vượng của mỗi quốc gia. Trong đời sống văn hóa, du lịch đã trở thành nhu cầu thiết yếu của con người. Đối với kinh tế, du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại nhiều lợi nhuận. Do đó, việc phát triển du lịch là đòi hỏi khách quan của mỗi quốc gia và của mỗi địa phương trong giai đoạn hiện nay. Du lịch là một lĩnh vực hoạt động kinh tế tổng hợp, đa dạng, phong phú với sự tham gia của nhiều ngành, địa phương và các thành phần kinh tế. Phát triển du lịch tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của nhiều ngành kinh tế khác, trước hết là các ngành dịch vụ, thương nghiệp, khách sạn nhà hàng, vận tải, thông tin liên lạc, văn hóa, thể thao... hình thành nên nền kinh tế phát triển đồng bộ. Đồng thời, tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư, tăng nguồn hàng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh giao lưu kinh tế - văn hóa, giáo dục... Đất nước ta có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, cả về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Vì vậy, Việt Nam ngày càng thu hút được sự quan tâm, chú ý của toàn thế giới. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển du lịch, thể hiện qua các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, Chỉ thị 46-CT/TW ngày 14/10/1994 của Ban Bí thư Trung ương, Thông báo 179-TB/TW, ngày 11/11/1998 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 45-NQ/CP, ngày 22/6/1993 của Chính phủ về đổi mới, quản lý và phát triển ngành du lịch. Qua đó, ngành du lịch được nhận thức đúng hơn với 7 vai trò là ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Đặc biệt là năm 1999 sự ra đời Pháp lệnh du lịch và năm 2005 là luật Du lịch đã đi vào cuộc sống. Điều đó đã tạo rất nhiều thuận lợi cho ngành du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng mà nước ta có được. Việt Nam là một trong mười điểm đến hấp dẫn bởi có sự ổn định chính trị và chính sách ngoại giao cởi mở làm bạn với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, cùng với sự nhận thức đúng đắn, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước là yếu tố thuận lợi mở đường cho Du lịch phát triển. Để thực hiện mục đích đó, trong thời gian qua, các ngành, các địa phương trong cả nước đã nỗ lực nghiên cứu nhằm khai thác và phát huy tiềm năng du lịch của tỉnh. Ninh Bình là tỉnh nằm ở vùng đồng bằng Bắc bộ, cách thủ đô Hà Nội 90 km. Ninh Bình được biết đến như vùng đất của huyền thoại, nơi hội tụ của danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử độc đáo của Việt Nam, đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Không chỉ nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, các điểm du lịch như: Tam Cốc - Bích Động, Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, Suối nước nóng Kênh Gà, Động Vân Trình, Vườn quốc gia Cúc Phương..., mà Ninh Bình còn được biết đến với nhiều di tích lịch sử văn hoá như: Khu du lịch Tràng An, Cố đô Hoa Lư, Chùa Bái Đính, Chùa Địch Lộng, Nhà thờ đá Phát Diệm, Chùa Non Nước..., cùng với những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá làng quê đồng bằng Bắc bộ. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển du lịch Nghị quyết 03 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIX đã nêu rõ: “Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mục tiêu hàng đầu trong những năm tới là: kêu gọi đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch trọng điểm, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ du lịch; nâng cao hiệu quả công tác quảng bá, tuyên truyền, xúc tiến du lịch để lưu giữ khách ở lại dài ngày, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội 8 trên địa bàn tỉnh”. Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng, nhà nước và định hướng đúng đắn trong chiến lược phát triển du lịch. Thời gian qua, từng địa phương trong cả nước đã nỗ lực khai thác và phát huy những tiềm năng, thế mạnh hiện có về du lịch. Các cơ quan Báo chí trung ương và địa phương, với chức năng, nhiệm vụ của mình đã tích cực tham gia tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch, đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác này. Việc phát triển du lịch trong thời gian qua luôn được Đảng bộ và chính quyền tỉnh Ninh Bình đặc biệt quan tâm. Công tác tuyên truyền, quảng bá cho du lịch có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Ninh Bình. Nó không chỉ làm cơ sở cho nhận thức của người dân nói chung, cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực du lịch nói riêng mà còn giúp cho các cấp, các ngành nhận thấy rõ thực trạng phát triển du lịch, từ đó có những giải pháp điều chỉnh, bổ sung trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có hai cơ quan Báo chí là Báo Ninh Bình và Đài PT-TH Ninh Bình. Bên cạnh đó còn có các cơ quan báo chí của trung ương thường trú trên địa bàn tỉnh và 8 Đài truyền thanh cấp huyện, thị, thành phố. Trong những năm qua, công tác tuyên truyền về du lịch trên báo chí Ninh Bình và báo chí Trung ương đã đạt được những kết quả quan trọng. Báo chí Ninh Bình và báo chí trung đã dành một phần thời lượng đáng kể tuyên truyền, quảng bá cho du lịch với các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, quảng bá du lịch xuất hiện ngày càng nhiều với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Một vấn đề đáng nói nữa là, cho dù trong thời gian qua công tác tổ chức tuyên truyền về du lịch Ninh Bình trên báo chí địa phương và trung ương đã đạt được những kết quả quan trong. Song cũng còn không ít điều đáng nói, cả ở nội dung, hình thức thể hiện và tính hiệu quả trong tuyên truyền còn một số hạn chế cần khắc phục. 9 Những hạn chế của công tác quảng bá du lịch Ninh Bình trên báo chí trung ương và địa phương thời gian qua đòi hỏi phải tìm hiểu cụ thể nguyên nhân khách quan và chủ quan những kết quả đạt được, đồng thời chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cả về nội dung và hình thức tuyên truyền quảng bá, góp phần đưa du lịch Ninh Bình phát triển bền vững. Đó là những lý do học viên quan tâm và quyết định chọn đề tài: " Quảng bá du lịch Ninh Bình dước góc nhìn của báo chí địa phương và báo chí trung ương” cho việc nghiên cứu và bảo vệ luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Báo chí học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi có tìm hiểu và được biết hiện nay có một số công trình nghiên cứu, các bài viết của các nhà khoa học, nhà báo về du lịch đã được công bố và đăng tải trên các tạp chí của Trung ương, ngành, địa phương và một số trang websie... viết về vấn đề kinh tế du lịch, văn hóa du lịch, báo chí tuyên truyền về du lịch của một số địa phương trong cả nước. Trong đó, các công trình nghiên cứu về du lịch dưới góc nhìn kinh tế học như: Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Nguyên Hồng: "Giải pháp cơ bản khai thác tiềm năng du lịch của Thủ đô và vùng phụ cận nhằm phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010" năm 2004; Luận án tiến sĩ kinh tế của Lê Thị Lan Hương: "Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế đến Hà Nội của các công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội". năm 2005; Luận án tiến sĩ kinh tế của Đoàn Liêng Diễm: "Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010". năm 2011; Luận văn thạc sĩ của Bùi Văn Mạnh “Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Ninh Bình giai đoạn 2003-2009” năm 2010; 10 Các công trình nghiên cứu về du lịch dưới góc nhìn báo chí học như: Luận văn thạc sỹ của Trần Thị Thảo "Tổ chức thông tin tuyên truyền phát triển du lịch trên Báo chí Ninh Bình” năm 2011; Luận văn thạc sĩ của Phạm Văn Giỏi: “Báo chí Hưng Yên tuyên truyền quảng bá du lịch của tỉnh hiện nay” năm 2014; Luận văn thạc sĩ của Lê Đình Thống: “Báo chí Khánh Hòa tuyên truyền phát triển du lịch” năm 2007; Ngoài ra còn có một số giáo trình: Nguyễn Văn Dung (2009), “Chiến lược, chiến thuật quảng bá marketing du lịch”; Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2005), “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm”; Giáo trình Kinh tế Du lịch của tác giả Nguyễn Văn Đính - Trần Thị Minh Hòa, năm 2004, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội; Kinh tế Du lịch của tác giả Nguyễn Hồng Giáp, năm 2002, Nhà xuất bản Trẻ; Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các bài viết kể trên được thực hiện dưới nhiều góc độ khác nhau, đa số tập trung nhấn mạnh du lịch với tư cách là một ngành kinh tế. Trong đó, nội dung chủ yếu là đưa ra hệ thống lý luận cơ bản về tiềm năng du lịch, về chất lượng chương trình du lịch; những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững; cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, cũng như phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng du lịch ở một số địa phương; nâng cao chất lượng chương trình du lịch; các giải pháp và phác họa mô hình phát triển du lịch bền vững; những định hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn... 11 Các công trình nghiên cứu trước đó đã ít nhiều đề cập đến du lịch Ninh Bình và quảng bá du lịch, nhưng chưa có công trình nào thực sự đi sâu vào quảng bá du lịch Ninh Bình dưới góc nhìn báo chí trung ương và địa phương. Tuy nhiên, bản chất du lịch không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là một hoạt động văn hóa - xã hội... Qua đó cho thấy, vấn đề phát triển du lịch đã được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà báo quan tâm. Kế thừa những thành quả đó, tác giả mong muốn đề tài " Quảng bá du lịch Ninh Bình dước góc nhìn của báo chí địa phương và báo chí trung ương” sẽ đưa ra cách nhìn mới, toàn diện, khoa học về công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch của Ninh Bình, nhằm góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển du lịch, coi du lịch là nghành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đồng thời, luận văn còn có thể đóng góp cho lý luận chung về ngành du lịch qua góc nhìn báo chí. Ở Ninh Bình cho đến thời điểm hiện nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu, xem xét, đánh giá việc quảng bá du lịch Ninh Bình dước góc nhìn của báo chí địa phương và báo chí trung ương. Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài "Quảng bá du lịch Ninh Bình dước góc nhìn của báo chí địa phương và báo chí trung ương” thật sự cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn không chỉ đối với riêng tỉnh Ninh Bình mà còn đối với các tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch trong cả nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận văn sẽ khảo sát, đánh giá thực trạng quảng bá du lịch Ninh Bình dưới góc nhìn của báo chí địa phương và báo chí trung ương, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế cùng với những nguyên nhân thành công và hạn chế của vấn đề này; từ đó, đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác quảng bá du lịch Ninh Bình nhằm góp phần vào việc thực hiện thắng lợi 12 nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ hội nhập kinh tế. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, tác giả xác định cần phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau: Nghiên cứu, hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền, quảng bá du lịch. Nghiên cứu, khảo sát thực trạng về tuyên truyền, quảng bá nhằm phát triển du lịch ở Ninh Bình, dưới góc nhìn báo chí trung ương và địa phương. Phân tích, đánh giá những thành công, hạn chế trong công tác tổ chức tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình. Xác định rõ những nguyên nhân và những vấn đề đang đặt ra trong công tác tổ chức tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình . 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Vấn đề quảng bá du lịch Ninh Bình dưới góc nhìn của báo chí địa phương và báo chí trung ương. 4. 2. Phạm vi Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát các thông tin về phát triển du lịch trên báo địa phương, bao gồm: báo Ninh Bình, báo điện tử Ninh Bình, và các báo trung ương: báo in và điện tử Du lịch Việt Nam, báo điện tử Vnexpress, báo điện tử Tin tức của Thông tấn xã Việt Nam. Đây là những tờ báo có nhiều bài viết quảng bá du lịch Ninh Bình. Báo Ninh Bình là tờ báo ngôn luận của tỉnh Ninh Bình và diễn đàn của người dân tỉnh Nình Bình; báo Du lịch là tờ báo chuyên về du lịch của Tổng cục Du lịch Việt 13 Nam; báo điện tử Vnexpress là tờ báo có số lượng bạn đọc nhiều hàng đầu Việt Nam với 30 triệu lượt người đọc thường xuyên, có chuyên mục về du lịch; báo điện tử Tin tức của Thông tấn xã Việt Nam là kênh thông tin của Chính phủ đến người dân trong và ngoài nước. Quá đó thuận tiện cho việc đánh giá về quảng bá du lịch Ninh Bình dưới góc nhìn của báo chí địa phương và báo chí trung ương hiện nay. Thời gian khảo sát từ tháng 01/2015 đến tháng 06/2017. Du lịch Ninh Bình có nhiều sự kiện đặc biệt trong khoảng thời gian này. Quần thể danh thắng Tràng An mới được công nhận là di sản thế giới, tạo sức bật cho du lịch của tỉnh và cuốn hút sự quan tâm của báo chí, cũng như của công chúng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các văn kiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Ninh Bình về phát triển du lịch. Cơ sở lý luận trực tiếp của vấn đề nghiên cứu là vai trò của báo chí đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó vai trò quan trọng đối với quảng bá du lịch địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu, cụ thể sau đây: Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi anket đối với khách du lịch đến Ninh Bình với số lượng 300 người, tiệp cận bằng cách gửi phiếu điều tra qua dữ liệu khách du lịch đến Ninh Bình từ các công ty du lịch trong tỉnh Ninh Bình. Phương pháp khảo sát tài liệu: được sử dụng để tiếp cận các giáo trình, các tài liệu và các công trình nghiên cứu của những người đi trước nhằm rút ra những vấn đề lý luận cần thiết. 14 Các phương pháp phân tích nội dung thông điệp: khảo sát thống kê, phân tích các bài báo viết về du lịch Ninh Bình trên các tờ báo địa phương và báo trung ương trong diện khảo sát. Phương pháp phỏng vấn sâu để thu nhận những ý kiến đánh giá của lãnh đạo các cơ quan báo chí trong diện khảo sát và lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Ninh Bình, các phóng viên của các báo viết về du lịch Ninh Bình. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề, quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình dưới góc nhìn của báo chí địa phương và báo chí trung ương. Đề tài nghiên cứu thành công, sẽ góp phần đánh giá đúng thực trạng công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình dưới góc nhìn của báo chí địa phương và báo chí trung ương. Trên cơ sở đó, đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền về phát triển du lịch, đặc biệt là nâng cao nhận thức của chính quyền địa phương và người dân trong việc xây dựng môi trường du lịch bền vững. Từ kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các cơ quan báo chí trong tỉnh và kể cả ngành Du lịch Ninh Bình có thêm những thông tin đánh giá về chất lượng và hiệu quả trong hoạt động của mình. Thông qua đó, có cách tiếp cận nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thông tin tuyên truyền theo hướng phù hợp hơn, đồng thời khuyến khích tạo ra những sản phẩm báo chí hay, hấp dẫn và thiết thực, đưa du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. 7. Bố cục của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương. 15 Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của báo chí trong hoạt động quảng bá du lịch. Chương 2: Thực trạng hoạt động quảng bá du lịch Ninh Bình trên báo chí địa phương và trung ương. Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp khuyến nghị nâng cao chất lượng thông tin quảng bá du lịch Ninh Bình trên báo chí. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan