Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới thị trấn lim, huyện tiên du, tỉnh...

Tài liệu Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới thị trấn lim, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh

.PDF
26
122
102

Mô tả:

LÊ ĐĂNG KHƯƠNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ------------------------------- * LUẬN VĂN THẠC SỸ* LÊ ĐĂNG KHƯƠNG Ngành: Quản lý đô thị và công trình* QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ MỚI THỊ TRẤN LIM, HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Khóa 2016 - 2018 HàNội–2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ------------------------------- LÊ ĐĂNG KHƯƠNG KHÓA: 2016 - 2018 QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ MỚI THỊ TRẤN LIM, HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH Chuyênngành Mãsố : Quản lý đô thị và công trình : 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.KTSNGUYỄN XUÂN HINH HàNội–2018 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của khoa đào tạo Sau đại học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, sự tận tình giảng dạy của các thầy cô trong suốt khóa học và sự giúp đỡ của bạn bè cùng lớp. Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo: Tiến sỹ Nguyễn Xuân Hinh đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian thực hiện luận văn và cung cấp nhiều thông tin khoa học có giá trị để luận văn này được hoàn thành. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo, cán bộ Viện Quy hoạch, Kiến trúc Bắc Ninh đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập các tài liệu phục vụ luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Lê Đăng Khương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Đăng Khương MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục kí hiệu, các chứ viết tắt Danh mục hình Danh mục bảng, biểu, sơ đồ MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 * Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................... 1 * Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2 * Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 2 * Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 2 * Ý nghĩa khoa học của đề tài..................................................................... 3 * Cấu trúc luận văn .................................................................................... 3 * Một số khái niệm ..................................................................................... 4 NỘI DUNG ............................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH TẠI KHU ĐÔ THỊ MỚI THỊ TRẤN LIM ........ 8 1.1. Tình hình quản lý và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 8 1.1.1. Tình hình quản lý và phát triển đô thị tỉnh Bắc Ninh ................ 8 1.1.2. Tình hình quản lý và phát triển đô thị huyện Tiên Du ............... 11 1.1.3. Tình hình quản lý và phát triển đô thị thị trấn Lim.................... 14 1.2. Thực trạng về khu đô thị mới thị trấn Lim ...................................... 14 1.2.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................... 15 1.2.2. Hiện trạng dân số và hạ tầng xã hội .......................................... 17 1.2.3. Hiện trạng sử dụng đất .............................................................. 17 1.2.4. Hiện trạng công trình và kiến trúc cảnh quan ............................ 19 1.2.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ....................................................... 21 1.2.6. Hiện trạng bảo vệ môi trường ................................................... 24 1.3. Thực trạng công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch tại khu đô thị mới thị trấn Lim ....................................................................................... 25 1.3.1. Thực trạng công tác quản lý đất đai .......................................... 25 1.3.2. Thực trạng công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật và thiết bị đô thị 26 1.3.3. Thực trạng công tác quản lý công trình và kiến trúc cảnh quan. 27 1.3.4. Thực trạng công tác quản lý vệ sinh môi trường ....................... 29 1.3.5. Tình hình thực hiện các quy định pháp lý quản lý xây dựng theo quy hoạch tại khu đô thị mới thị trấn Lim................................................... 30 1.3.6. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý xây dựng theo quy hoạch tại khu đô thị mới thị trấn Lim.................................................................... 32 1.3.7. Thực trạng bộ máy quản lý hành chính đô thị ........................... 32 1.4. Những vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết trong công tác quản lý tại khu đô thị mới thị trấn Lim ..................................................................... 33 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH TẠI KHU ĐÔ THỊ MỚI THỊ TRẤN LIM ........ 35 2.1. Cở sở pháp lý ..................................................................................... 35 2.1.1. Văn bản pháp lý của Nhà nước: luật, nghị định, thông tư.......... 35 2.1.2. Văn bản pháp lý của chính quyền địa phương ........................... 39 2.1.3. Hồ sơ quy hoạch chi tiết và thiết kế kỹ thuật............................. 46 2.2. Cơ sở lý thuyết về quản lý xây dựng theo quy hoạch ...................... 49 2.2.1. Quản lý xây dựng theo quy hoạch ............................................. 50 2.2.2. Quản lý đất đai ......................................................................... 54 2.2.3. Quản lý kiến trúc cảnh quan ..................................................... 55 2.2.4. Quản lý cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường ............................. 56 2.3. Những yếu tố tác động đến công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch ......................................................................................................... 57 2.3.1. Yếu tố tự nhiên ......................................................................... 57 2.3.2. Yếu tố kinh tế và xã hội ............................................................ 58 2.4. Kinh nghiệm quản lý xây dựng khu đô thị trong và ngoài nước .... 59 2.4.1. Kinh nghiệm của một số khu đô thị nước ngoài ........................ 59 2.4.2. Kinh nghiệm của các khu đô thị tại Việt Nam........................... 63 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH TẠI KHU ĐÔ THỊ MỚI THỊ TRẤN LIM ............................................. 71 3.1. Quan điểm và mục tiêu ..................................................................... 71 3.1.1. Quan điểm ................................................................................ 71 3.1.2. Mục tiêu ................................................................................... 71 3.2. Nguyên tắc quản lý xây dựng theo quy hoạch ................................. 73 3.3. Giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch tại khu đô thị mới thị trấn Lim .................................................................................................... 73 3.3.1. Giải pháp quản lý đất đai .......................................................... 73 3.3.2. Giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan ...................................... 76 3.3.3. Giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường ......... 79 3.3.4. Hoàn thiện các văn bản pháp lý về quản lý xây dựng theo quy hoạch.......................................................................................................... 84 3.3.5. Giải pháp quản lý có sự tham gia của cộng đồng ...................... 86 3.3.6. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý............................................... 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 93 1. Kết luận .................................................................................................. 93 2. Kiến nghị................................................................................................ 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ PHỤ LỤC.................................................................................................. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ ĐT Đô thị ĐTM Đô thị mới HTXH Hạ tầng xã hội HTKT Hạ tầng kỹ thuật HĐND Hội đồng nhân dân KTCQ Kiến trúc cảnh quan QH Quy hoạch QLĐT Quản lý đô thị TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân BQLDA Ban quản lý dự án DANH MỤC HÌNH Số hiệu hình Hình 1.1 Hình 1.2 Hình 1.3 Hình 1.4 Tên hình Trang Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh 8 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đô thị Bắc Ninh đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050 Một góc khu trung tâm thành phố Bắc Ninh Phối cảnh tổng thể khu trung tâm đô thị mới huyện Tiên Du 9 11 13 Hình 1.5 Khu vực trung tâm thị trấn Lim 14 Hình 1.6 Bản đồ liên hệ vùng 15 Hình 1.7 Hiện trạng sử dụng đất khu đô thị mới thị trấn Lim 18 Hình 1.8 Kiến trúc nhà biệt thự khu đô thị mới thị trấn Lim 19 Hình 1.9 Nhà ở liền kề xen kẽ nhà biệt thự khu đô thị mới thị trấn Lim 20 Hình 1.10 Một khu vui chơi trong khu đô thị mới thị trấn Lim 21 Hình 1.11 Một đoạn đường trong khu đô thị mới thị trấn Lim 22 Hình 1.12 Hình 1.13 Hình 1.14 Hình 1.15 Hiện trạng hệ thống cấp điện khu đô thị mới thị trấn Lim Hiện trạng hệ thống cấp nước khu đô thị mới thị trấn Lim Xe thu gom rác trong khu đô thị mới thị trấn Lim Một khu đất để trống chưa được xây dựngtrong khu đô thị mới thị trấn Lim 22 23 24 25 Hình 1.16 Lòng lề đường bị sử dụng làm nơi tập kết máy móc 25 Hình 1.17 Hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư hiệu quả 26 Hình 1.18 Một đoạn đường chưa được xây dựng trong khu đô thị mới thị trấn Lim 27 Sự không thống nhất kiến trúc mặt ngoài trong đô Hình 1.19 Hình 1.20 Hình 1.21 Hình 1.22 thị Rác thải xây dựng trong khu đô thị mới thị trấn Lim Phương tiện chở vật liệu xây dựng gây khói bụi trong khu đô thị Đất xây dựng không đúng mục đích gây mất mỹ quan đô thị 28 29 30 31 Hình 1.23 Lòng lề đường bị lấn chiếm để tập kết phế liệu 31 Hình 2.1 Một khu đô thị ở Singapore 62 Hình 2.2 Một góc khu đô thị Phú Mỹ Hưng 65 Hình 2.3 Một góc của thành phố Đà Nẵng 67 Hình 2.4 Khu đô thị Bắc Linh Đàm 68 Hình 2.5 Khu đô thị mới Văn Phú 69 Hình 3.1 Phân loại rác thải đựng trong các thùng riêng biệt 81 DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Số hiệu bảng Bảng 1.1 Bảng 2.1 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ 3.2 Sơ đồ 3.3 Sơ đồ 3.4 Tên bảng biểu Bảng đánh giá hiện trạng sử dụng đất khu đô thị mới thị trấn Lim Bảng phân loại cây bóng mát và các yếu tố kỹ thuật Quy trình xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng Sơ đồ giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch với sự tham gia của cộng đồng Cơ cấu tổ chức mô hình tự quản Sơ đồ bộ máy quản lý quy hoạch theo xây dựng của khu đô thị mới thị trấn Lim Trang 17 43 86 88 89 90 1 MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài Trong những năm vừa qua tốc độ đô thị hóa đã diễn ra với tốc độ chóng mặt, mật độ xây dựng ngày càng cao tại hầu hết các thành phố lớn trên cả nước nói chung và ở Bắc Ninh nói riêng. Lim là một thị trấn thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng 5km. Sau khi thị trấn Lim được thành lập, cùng với đà tăng trưởng vững mạnh của đất nước, thị trấn Lim đã vươn những bước tiến rất xa trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng..., bộ mặt đô thị của thị trấn được đổi thay từng ngày. Rất nhiều các đơn vị trong và ngoài quốc doanh, các tổ chức trong nước và quốc tế đến đầu tư xây dựng trên địa bàn thị trấn. Chính vì vậy, nhu cầu nhà ở tại thị trấn trong một vài năm qua đã tăng lên đột biến do dân số tăng nhanh, bao gồm tỷ lệ tăng mật độ dân số tự nhiên, tỷ lệ tăng cơ học do cán bộ, nhân dân di chuyển từ nơi khác về thị trấn. Khu đô thị mới thị trấn Lim khi hoàn thành sẽ giải quyết được nhu cầu hết sức bức thiết về vấn đề nhà ở và tạo nguồn thu cho ngân sách. Hiện khu đô thị đang trong giai đoạn xây dựng song việc quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt còn chưa hiệu quả, việc tổ chức không gian giữa các khu vực phát triển mới và cũ chưa đồng bộ thống nhất, các công trình công cộng xã hội chưa được quan tâm xây dựng, tình trạng xây dựng không tuân thủ theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, công trình xây dựng không phép…Việc nghiên cứu đề xuất “ Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh’’nhằm đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn chỉnh các nội dung về công tác quản lý xây dựng để khu đô thị mới thị trấn Lim được triển khai theo đúng quy 2 hoạch đã được duyệt và hạn chế đến mức tối đa các vấn đề nảy sinh trong khâu quản lý quy hoạch xây dựng khu dân cư mới. Đồng thời từ đó có thể áp dụng đối với các khu dân cư mới khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, thúc đẩy sự phát triển bền vững, mang nét đặc trưng và bản sắc của vùng đất Kinh Bắc giàu truyền thống. * Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu. - Đề xuất giải pháp cho công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Nhiệm vụ. - Đánh giá thực trạng và phát hiện các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch tại khu đô thị mới thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. - Hoàn thiện, tổng hợp các cơ sở khoa học về công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch. - Đề xuất giải pháp góp phần hoàn chỉnh các nội dung về công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới thị trấn Lim. - Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị mới thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (diện tích: 37,29 ha). Đến năm 2030 tầm nhìn 2050 * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập thông tin, khảo sát điều tra, tổng hợp, phân tích đánh giá thực trạng. 3 - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, các sơ đồ quản lý trong nước và quốc tế để tìm ra giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới thị trấn Lim. - Phương pháp so sánh: Nghiên cứu các mô hình tương tự trong và ngoài nước để rút ra những kinh nghiệm áp dụng cho quản lý nhà xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới thị trấn Lim. - Tổng hợp và đề xuất các giải pháp quản lý. * Ý nghĩa khoa học của đề tài - Ý nghĩa lý luận: Đề tài sẽ góp phần đánh giá thực trạng, hoàn thiện cơ sở khoa học và đưa ra các giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch một cách hiệu quả, đồng bộ. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu ở Khu đô thị mới thị trấn Lim có thể dùng tham khảo cho công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch tại các khu dân cư, đô thị khác có cùng vấn đề tại Bắc Ninh. * Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần MỞ ĐẦU và KẾT LUẬN, luận văn có phần NỘI DUNG bao gồm 3 chương: - Chương 1: Thực trạng công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch tại khu đô thị mới thị trấn Lim - Chương 2: Cơ sở khoa học cho việc quản lý xây dựng theo quy hoạch tại khu đô thị mới thị trấn Lim - Chương 3: Giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch tại khu đô thị mới thị trấn Lim 4 * Một số khái niệm 1) Đô thị: Là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT-XH của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố, nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.[23] 2) Đô thị mới: Là dự án đầu tư xây dựng một khu đô thị đồng bộ có các hệ thống công trình hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội, khu dân cư và các công trình dịch vụ khác, được phát triển nối tiếp đô thị hiện có hoặc hình thành khu đô thị tách biệt. Có ranh giới và chức năng được xác định phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.[4] 3) Quy hoạch đô thị: Là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.[23] 4) Xây dựng theo quy hoạch: Là hoạt động định hướng của con người tác động vào môi trường nhân tạo để làm cân bằng mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo, tạo nên sự tổng hòa giữa chúng. Xây dựng theo quy hoạch là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau (QH không gian, QH hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc hội 5 họa,...) nhằm đáp ứng các yêu cầu về công năng, thẩm mỹ, môi trường sống, làm việc, nghỉ ngơi của con người.[24] 5) Quản lý đô thị: Là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào công tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt động đó để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phố. [23] 6) Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị: Được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý thông qua sử dụng các công cụ để quản lý các hoạt động liên quan đến quy hoạch xây dựng đô thị. 7) Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị: Là một trong những nội dung của công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, nó góp phần tạo lập hình ảnh cấu trúc không gian của đô thị, kết hợp hài hòa giữa các thành phần thiên nhiên và nhân tạo của kiến trúc cảnh quan nhằm xác lập trật tự đô thị và nâng cao chất lượng sống đô thị. [17] 8) Thiết kế đô thị: Là việc cụ thể hóa nội dụng quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị về kiến trúc các công trình trong đô thị, cảnh quan cho từng khu chức năng, tuyến phố và các khu không gian công cộng khác trong đô thị. [24] 9) Kiến trúc cảnh quan: Là không gian vật thể đô thị được xác định bởi các yếu tố cấu thành gồm: nhà, công trình kỹ thuật, công trình nghệ thuật, quảng cáo và không gian công cộng. KTCQ là hoạt động định hướng của con người để tạo lập môi trường cân bằng, tổng hòa giữa thiên nhiên và hoạt động của con người và các không gian vật thể được xây dựng. [19] Các thành phần của kiến trúc cảnh quan đô thị bao gồm các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo: 6 + Yếu tố thiên nhiên gồm: địa hình, mặt nước, cây xanh, điều kiện khí hậu, không trung và con người. + Yếu tố nhân tạo gồm: Kiến trúc công trình, đường phố, quảng trường, trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật và tranh tượng hoành tráng trang trí. [19] 10) Chủ đầu tư: Là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người được giao quản lý, sử dụng vốn để thực hiện đầu tư dự án đầu tư phát triển đô thị. [7] 11) Chủ đầu tư cấp 1: Là chủ đầu tư được Nhà nước giao thực hiện dự án đầu tư phát triển đô thị, chủ đầu tư cấp 1 có thể là: + Các cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng; + Ban quản lý khu vực phát triển đô thị; các Ban quản lý đầu tư xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao; + Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã; + Các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. [7] 12) Chủ đầu tư cấp 2: Là chủ đầu tư tham gia đầu tư vào dự án đầu tư phát triển đô thị thông qua việc thuê, giao hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng thuộc dự án đầu tư phát triển đô thị để đầu tư xây dựng công trình. [7] 13) Cảnh quan đô thị: Là khung cảnh bao gồm các thành phần của một hệ sinh thái cùng tồn tại liên kết, xắp xếp và tương tác với nhau trong một không gian nhất định của một độ thị và khung cảnh đó cũng được xem xét với quang cảnh chung quanh rộng lớn hơn. Hệ sinh thái ở đây là hệ sinh thái nhân tạo, do con người tác động vào, cải tạo hoặc hoàn toàn tạo dựng nhằm đáp ứng những nhu cầu cuộc sống của con người. [39] 7 14) Cơ sở hạ tầng đô thị: Cơ sở hạ tầng (Infrastructure) còn được gọi là kết cấu hạ tầng, là hệ thống các công trình xây dựng làm nền tảng cho mọi hoạt động của đô thị. Cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm hai hệ thống: hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống các công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình khác. Hệ thống hạ tầng xã hội bao gồm các công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và các công trình khác (Điều 3, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13). Ngoài ra còn có hệ thống hạ tầng kinh tế (theo nghĩa hẹp) bao gồm các công trình nhà xưởng, kho tàng, bến bãi, thủy lợi, chuồng trại, … phục vụ trực tiếp các ngành sản xuất và dịch vụ kinh tế. Cơ sở hạ tầng về kinh tế theo nghĩa rộng bao gồm cả cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Các vấn đề về kinh tế có liên quan mật thiết tới sự phát triển đô thị, tuy nhiên kinh tế là một lĩnh vực rộng lớn nên trong tài liệu này chỉ đề cập đến các chính sách liên quan tới cơ sở hạ tầng đô thị. Hệ thống dịch vụ đô thị – tất cả các hoạt động quản lý, bảo trì và khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội gọi là các hoạt động dịch vụ đô thị.[24] 15) Bảo vệ môi trường: Theo điều 3 Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13: Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.[21] THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất