Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới tây hồ tây, hà nội...

Tài liệu Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới tây hồ tây, hà nội

.PDF
20
93
89

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ------------------------- LÊ HOÀI VĂN QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ MỚI TÂY HỒ TÂY, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ------------------------- LÊ HOÀI VĂN KHÓA: 2013 - 2015 QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ MỚI TÂY HỒ TÂY, HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.KTS TRẦN TRỌNG HANH Hà Nội - 2015 LỜI CẢM ƠN Xuyên suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp của tôi luôn luôn có sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy, cô, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các tổ chức, cơ quan. Thể hiện sự biết ơn chân thành và sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn: - Thầy giáo PGS.TS.KTS. Trần Trọng Hanh đã tận tình hướng dẫn, góp ý trong suốt thời gian thực hiện luận văn và cung cấp nhiều thông tin khoa học có giá trị để luận văn này được hoàn thành. - Quý thầy cô Khoa Sau đại học, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và các bạn lớp CH13QL2 đã nhiệt tình giúp đỡ học viên trong suốt thời gian khóa học. - Quý anh chị, ban lãnh đạo các tổ chức, cơ quan: Ban quản lý đầu tư và xây dựng Khu đô thị mới Hà Nội; UBND các quận: Tây Hồ, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm; thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã cung cấp, tạo điều kiện cho Tôi trong công tác điều tra, khảo sát, thu tập tài liệu để thực hiện được luận văn này. Lời cảm ơn sau cùng, xin dành cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã hết lòng quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để Tôi hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này. Hà nội, ngày 9 tháng 6 năm 2015 Học viên Lê Hoài Văn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý đô thị và công trình với tên đề tài “Quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị mới Tây Hồ Tây, Hà Nội” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Hoài Văn MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ, sơ đồ MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2 Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 2 Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 3 Cấu trúc luận văn............................................................................................... 3 Các khái niệm (thuật ngữ) ................................................................................. 3 NỘI DUNG ....................................................................................................... 6 CHƯƠNG I. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ MỚI TÂY HỒ TÂY, HÀ NỘI.................................................. 6 1.1. Khái quát về khu đô thị mới Tây Hồ Tây .................................................. 6 1.1.1. Vị trí và chức năng Khu đô thị mới Tây Hồ Tây .................................... 6 1.1.2. Tổ chức hành chính ................................................................................. 9 1.2. Điều kiện tự nhiên và hiện trạng xây dựng Khu đô thị mới Tây Hồ Tây .. 9 1.2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 9 1.2.2. Hiện trạng .............................................................................................. 11 1.3. Thực trạng công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Tây Hồ Tây ............................................................................................................. 15 1.3.1. Các cơ sở quản lý xây dựng theo quy hoạch ........................................ 15 1.3.2. Công tác quản lý cải tạo và xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị mới Tây Hồ Tây...................................................................................................... 19 1.3.3. Bộ máy quản lý xây dựng theo quy hoạch ............................................ 24 1.3.4. Vai trò và sự tham gia của cộng đồng dân cư ....................................... 29 1.4. Đánh giá tổng hợp và những vấn đề trọng tâm cần được giải quyết ....... 29 1.4.1. Phân tích SWOT ................................................................................... 29 1.4.2. Những vấn đề trọng tâm cần giải quyết ................................................ 32 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ MỚI TÂY HỒ TÂY, HÀ NỘI ................................ 33 2.1. Các cơ sở quản lý xây dựng theo quy hoạch ........................................... 33 2.1.1. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 33 2.1.2. Các đồ án quy hoạch được duyệt .......................................................... 35 2.2. Cơ sở lý luận quản lý xây dựng theo quy hoạch ...................................... 37 2.2.1. Quản lý xây dựng theo quy hoạch. ....................................................... 37 2.2.2. Tổ chức quản lý Nhà nước về xây dựng theo quy hoạch ..................... 41 2.3. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý xây dựng theo quy hoạch .................. 42 2.3.1. Kinh nghiệm nước ngoài ....................................................................... 42 2.3.2. Kinh nghiệm trong nước ....................................................................... 47 2.4. Các yếu tố tác động trực tiếp đến quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị mới Tây Hồ Tây, Hà Nội ...................................................................... 53 2.4.1. Thực trạng xây dựng đô thị và quản lý xây dựng theo quy hoạch........ 53 2.4.2. Các căn cứ để quản lý xây dựng theo quy hoạch .................................. 54 2.4.3. Tổ chức quản lý nhà nước về xây dựng theo quy hoạch ...................... 54 2.4.4. Sự tham gia của dân cư, cộng đồng ...................................................... 56 3.1. Quan điểm và mục tiêu ............................................................................ 57 3.1.1. Quan điểm ............................................................................................. 57 3.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 57 3.2. Các đối tượng và nguyên tắc quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị mới Tây Hồ Tây .............................................................................................. 58 3.2.1. Các đối tượng quản lý xây dựng theo quy hoạch.................................. 58 3.2.2. Các nguyên tắc quản lý ......................................................................... 58 3.3. Các nhóm giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị mới Tây Hồ Tây...................................................................................................... 60 3.3.1. Nhóm giải pháp 1 – Hoàn chỉnh các cơ sở để quản lý xây dựng theo quy hoạch. ....................................................................................................... 60 3.3.2. Nhóm giải pháp 2 – Thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư cải tạo và xây dựng theo quy hoạch. ...................................................................................... 64 3.3.3. Nhóm giải pháp 3 – Triển khai các biện pháp tạo điều kiện cho các chủ đầu tư để thực hiện đầu tư xây dựng và cải tạo theo quy hoạch. .................... 66 3.3.4. Nhóm giải pháp 4 – Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao năng lực quản lý cho Ban Quản lý đầu tư và xây dựng khu đô thị mới Hà Nội............ 72 3.3.5. Nhóm giải pháp 5 – Tăng cường sự tham gia của cộng đồng, dân cư và các doanh nghiệp. ............................................................................................ 77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 81 Kết luận ........................................................................................................... 81 Kiến nghị ......................................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Khu đô thị mới Tây Hồ Tây, Hà Nội ở phía Tây Bắc nội thành Hà Nội, thuộc địa giới hành chính của 3 quận (Tây Hồ, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm Hà Nội), với diện tích khoảng 847,1ha. Đây là khu đô thị đặc biệt, có quy mô lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội; được đầu tư xây dựng hiện đại đồng bộ, với nhiều dự án thành phần, nhiều nguồn vốn và chủ đầu tư khác nhau như: Tháp truyền hình Việt Nam; nhà hát Thăng Long; bảo tàng lịch sử Quốc gia; khu trung tâm đô thị mới Tây Hồ Tây; dự án tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo… và các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật khung của Thủ đô Hà Nội. Trong những năm qua, do có sự thay đổi về quy hoạch, nhiều dự án thành phần trong Khu đô thị mới Tây Hồ Tây đã bị điều chỉnh quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư để phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011. Trong tương lai, Khu đô thị mới Tây Hồ Tây nếu được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh sẽ trở thành một trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, du lịch và là một đầu mối giao thông quan trọng của Thủ đô Hà Nội. Hiện nay, tại Khu đô thị mới Tây Hồ Tây đã và đang được xây dựng theo quy hoạch, trong đó có: Công viên Hòa Bình đã đưa vào sử dụng, ngoài ra một số dự án đang triển khai xây dựng như Khu Đoàn Ngoại giao, Khu công viên Hữu Nghị, Bảo tàng lịch sử Quốc gia… và đặc biệt là Khu trung tâm đô thị mới Tây Hồ Tây. Chính quyền các cấp của Thành phố Hà Nội trong những năm qua rất quan tâm thực hiện quy hoạch được duyệt. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều những tồn tại bất cập: Việc quản lý đầu tư và xây dựng còn mang tính cục bộ, thiếu sự chủ động phối hợp do việc cấp giấy phép quy hoạch hoặc thỏa thuận quy hoạch tổng mặt bằng thường làm riêng lẻ cho từng dự án và công trình xây dựng; các chủ đầu tư rất lúng túng trước việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch, các văn bản hướng dẫn quản lý còn thiếu; điều kiện năng lực của bộ máy quản lý khu đô thị mới còn hạn 2 chế, đặc biệt là sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý xây dựng theo quy hoạch dẫn đến kéo dài tiến độ đầu tư, gây lãng phí tốn kém. Để khắc phục tình trạng trên, việc nghiên cứu các giải pháp “Quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị mới Tây Hồ Tây, Hà Nội” là hết sức cần thiết. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích đánh giá hiện trạng và nghiên cứu cơ sở khoa học về quản lý xây dựng theo quy hoạch, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị mới Tây Hồ Tây, Hà Nội. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước về xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị mới Tây Hồ Tây, Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị mới Tây Hồ Tây, Hà Nội theo đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000, có quy mô 847,1ha. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn đã áp dụng một số phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp điều tra khảo sát thu thập tài liệu, số liệu thống kê có liên quan; - Phương pháp phân tích, đánh giá thực trạng, phân loại minh họa qua các sơ đồ, biểu bảng; - Phương pháp đánh giá tổng hợp thực trạng bằng phân tích SWOT; - Phương pháp phỏng vấn và phương pháp chuyên gia; - Phương pháp tiếp cận hệ thống; Nội dung nghiên cứu - Điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng về quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị mới Tây Hồ Tây, Hà Nội, từ đó rút ra những vấn đề cần giải quyết. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị mới Tây Hồ Tây, Hà Nội. - Đề xuất giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị mới Tây Hồ Tây, Hà Nội. 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận quản lý nhà nước về xây dựng theo quy hoạch một khu đô thị mới có sự tham gia của cộng đồng và dân cư. - Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị mới Tây Hồ Tây, Hà Nội được đề xuất trong luận văn có thể áp dụng để khắc phục các tồn tại yếu kém hiện nay, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư phát triển Khu đô thị mới Tây Hồ Tây; đồng thời góp phần vào quá trình cải tạo và xây dựng Thủ đô Hà Nội theo tầm nhìn “Xanh, Văn hiến, Văn minh và Hiện đại”. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận kiến nghị. Phần nội dung gồm 3 chương: CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ MỚI TÂY HỒ TÂY, HÀ NỘI. CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ MỚI TÂY HỒ TÂY, HÀ NỘI. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ MỚI TÂY HỒ TÂY, HÀ NỘI. Các khái niệm (thuật ngữ) Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở (Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12). Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi 4 trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. Quyết định hành chính là văn bản áp dụng pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm giải quyết vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, nghĩa vụ, lợi ích của một, một số đối tượng xác định hoặc nhằm giải quyết một vấn đề liên quan đến lợi ích cộng đồng, được nhà nước bảo đảm thực hiện. Dự án khu đô thị mới là dự án đầu tư xây dựng một khu đô thị đồng bộ có hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu dân cư và các công trình dịch vụ khác, được phát triển nối tiếp đô thị hiện có hoặc hình thành khu đô thị tách biệt, có ranh giới và chức năng được xác định phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; khu đô thị mới có địa giới hành chính thuộc một tỉnh. Quản lý đô thị là một khoa học tổng hợp được xây dựng trên cơ sở của nhiều khoa học chuyên ngành bao gồm hệ thống chính sách, cơ chế, biện pháp và phương tiện được chính quyền nhà nước các cấp sử dụng để tạo điều kiện và kiểm soát quá trình tăng trưởng, phát triển đô thị nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các mục tiêu dự kiến. Quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị là quản lý nhà nước về đầu tư cải tạo và xây dựng các công trình đô thị theo đúng quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật về quy hoạch và xây dựng đô thị. Chứng chỉ quy hoạch là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định các số liệu và thông tin liên quan của một khu vực hoặc một lô đất theo đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt (Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12). Giới thiệu địa điểm là văn bản do cơ quan quản lý quy hoạch đô thị có trách nhiệm cấp cho các chủ đầu tư khi có yêu cầu để giới thiệu địa điểm đầu tư xây THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận - Khu đô thị mới Tây Hồ Tây đã được lập quy hoạch đô thị và phê duyệt tại các Quyết định: Quyết định số 13/2005/QĐ-UBND ngày 01/2/2005 và 101/2006/QĐ-UBND ngày 15/6/2006 của UBND Thành phố Hà Nội cùng với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, các quyết định này là cơ sở để triển khai công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị mới Tây Hồ Tây nhằm xây dựng thành một đô thị hiện đại, với chức năng là một trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, du lịch hàng đầu của Thủ đô Hà Nội. Do đó, việc chọn đề tài luận văn thạc sỹ của tác giả là rất cần thiết. - Đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư và xây dựng Khu đô thị mới Tây Hồ Tây. Kết quả đánh giá đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết như sau: + Hoàn chỉnh các cơ sở pháp lý để quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch. + Công tác chuẩn bị đầu tư phát triển khu đô thị mới. + Vận động thu hút đầu tư, xây dựng và thực hiện các chính sách tạo điều kiện và cải cách thủ tục hành chính trong quản lý xây dựng theo quy hoạch. + Tổ chức hoàn thiện bộ máy quản lý xây dựng theo quy hoạch nâng cao năng lực cho Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Khu đô thị mới Hà Nội. + Sự tham gia của cộng đồng và dân cư trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch. - Để giải quyết những vấn đề trọng tâm trên, đề tài đã xây dựng cơ sở khoa học quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị, trong đó đã phân tích, các cơ sở lý luận; tổng kết các kinh nghiệm thực tiễn và hệ thống hóa các cơ sở quản lý, từ đó rút ra các yếu tố quản lý xây dựng Khu đô thị mới Tây Hồ Tây. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã khẳng định: + Để nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt, trước hết phải có đủ quy hoạch với chất lượng tốt. Các đồ án quy hoạch phải có ý tưởng 82 quy hoạch, mục tiêu, tính chất, cơ cấu và phân khu chức năng có tính khoa học cao, hiệu quả, khả thi đảm bảo sự phát triển bền vững cho đô thị; + Phải huy động được các nguồn lực thực hiện cho các dự án cải tạo, và xây dựng mới hình thành nên Khu đô thị mới; + Vai trò của quản lý Nhà nước rất quan trọng, là vấn đề then chốt trong chỉ đạo, tạo điều kiện, hỗ trợ, dẫn dắt để các dự án đạt được mục tiêu đề ra từ khâu quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý vận hành đô thị. - Đề tài đã nghiên cứu hình thành các quan điểm và mục tiêu để thực hiện quản lý xây dựng theo quy hoạch theo các nguyên tắc sau: + Phù hợp với đường lối, chính sách và các chủ trương của Đảng và Nhà nước có liên quan đến Khu đô thị mới Tây Hồ Tây; + Từng bước xây dựng Khu đô thị mới Tây Hồ Tây theo đúng định hướng QHC xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011. + Xác lập cơ sở pháp lý cho công tác quản lý xây dựng và triển khai tiếp công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng đô thị theo quy hoạch; + Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch. - Trên cơ sở các quan điểm chủ đạo và các mục tiêu, đề tài đã đề xuất Các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư và xây dựng Khu đô thị mới Tây Hồ Tây như sau: + Nhóm giải pháp 1: Hoàn chỉnh các cơ sở để quản lý xây dựng theo quy hoạch. + Nhóm giải pháp 2: Thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư cải tạo và xây dựng theo quy hoạch. + Nhóm giải pháp 3: Triển khai các biện pháp tạo điều kiện cho các chủ đầu tư để thu hút đầu tư xây dựng và cải tạo theo quy hoạch. + Nhóm giải pháp 4: Hoàn thiện bộ máy quản lý và Nâng cao năng lực quản lý cho Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Khu đô thị mới Hà Nội. 83 + Nhóm giải pháp 5: Tăng cường sự tham gia của cộng đồng, dân cư và các doanh nghiệp. Kiến nghị Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả kiến nghị một số vấn đề chính sau đây: a. Đối với Chính phủ - Tập trung chỉ đạo sâu sát hơn nữa công tác lập, thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị; thiết kế đô thị; quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; cương quyết thực hiện cải cách các thủ tục hành chính trong quản lý xây dựng theo quy hoạch; - Chỉ đạo thực hiện Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ, hoàn thiện hệ thống các văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch một cách hệ thống và toàn diện. b. Đối với UBND Thành phố Hà Nội: - Kiện toàn và tăng cường chức năng nhiệm vụ quyền hạn cho Ban quản lý đầu tư và xây dựng Khu đô thị mới Hà Nội, trên cơ sở quy định rõ chức năng nhiệm vụ, vai trò quản lý, là đầu mối gắn kết, phối hợp giữa chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước, các Sở ban ngành, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của các dự án trong Khu đô thị mới Tây Hồ Tây, Hà Nội. - Nghiên cứu, ban hành một số cơ chế đầu tư thông thoáng, hiệu quả trong thu hút các nhà đầu tư các dự án thuộc Khu đô thị, thực hiện quản lý tốt các dự án do các nhà đầu tư thứ cấp thực hiện. - Ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình HTKT khung, trục giao thông chính làm lối vào thực hiện các dự án thành phần; quản lý tốt hoạt động đầu tư xây dựng của các chủ đầu tư thứ cấp, nhất là đối với các hạng mục HTKT. - Nghiên cứu ban hành quy định về sự tham gia của cộng đồng và dân cư trong quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội. 2. Nguyễn Thế Bá (2007), Giáo trình lý luận thực tiễn Quy hoạch xây dựng đô thị trên thế giới và Việt Nam, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 3. Lê Trọng Bình (2006), Luật và chính sách quản lý xây dựng đô thị, Hà Nội. 4. Nguyễn Đình Bồng và Đỗ Hậu (2012), Quản lý đất đai và bất động sản đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội. 5. Ban quản lý đầu tư và xây dựng khu đô thị mới Hà Nội (2015), Báo cáo tổng hợp tình hình triển khai các dự án đầu tư trong khu đô thị mới Tây Hồ Tây, Quý I2015. 6. Nguyễn Ngọc Châu (2001), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội. 7. Võ Kim Cương (2006), Chính sách đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội. 8. Dương Ngọc Dung (2010), Kỳ tích Phố Đông 30 năm phát triển kinh tế Trung Quốc, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh. 9. Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 10. Trần Trọng Hanh (2008), Công tác thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội. 11. Trần Trọng Hanh (2013), Một số bài học cho công tác quản lý quy hoạch và phát triển đô thị của Việt Nam từ mô hình Khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Kỷ hiếu hội thảo khoa học 20 năm xây dựng và phát triển khu đô thị Phú Mỹ Hưng. 12. Trần Trọng Hanh (2014), Giáo trình Quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 13. Trần Trọng Hanh (2014), Giáo trình Quy hoạch đô thị của Việt Nam giai đoạn 2010-2015, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 14. Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng đồng, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội. 15. Đỗ Hậu (2010), Xã hội học đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội. 16. Đỗ Hậu (2012), Bài giảng Quản lý kiến trúc và cảnh quan đô thị, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội. 17. Nguyễn Tố Lăng (2006), Giáo trình Quản lý đô thị tại các nước đang phát triển, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 18. Nguyễn Tố Lăng (2010), Quản lý phát triển bền vững - Một số bài học kinh nghiệm, Tạp chí Quy hoạch Đô thị, Hà Nội. 19. Phạm Trọng Mạnh (2005), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội. 20. Thành phố Hà Nội (2005), Quyết định số 13/2005/QĐ-UBND ngày 01/02/2005 và Quyết định số 101/2006/QĐ-UBND ngày 16/06/2006 của UBND Thành phố Hà Nội, phê duyệt QHCT Khu ĐTM Tây Hồ Tây (phần quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông và quy hoạch HTKT), tỷ lệ 1/2000; 21. Thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 4465/QĐ-UBND ngày 05/10/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh tổng thể QHCT Khu vực trung tâm Khu ĐTM Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500; 22. Thành phố Hà Nội (2013), Quyết định số 5581/QĐ-UBND ngày 13/09/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Điều chỉnh tổng thể QHCT Khu vực trung tâm Khu ĐTM Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500; 23. Thành phố Hà Nội (2013), Quyết định số 3137/QĐ-UBND, ngày 01/7/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Nghĩa Đô, tỷ lệ 1/500, tại xã Cổ Nhuế, xã Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm) và phường Xuân La (quận Tây Hồ). 24. Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (2005), Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/2.000. 25. Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (2011), Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ 1/10.000. 26. Nguyễn Đăng Sơn (2005), Phương pháp tiếp cận mới về Quy hoạch và quản lý đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng. Tài liệu WEB 27. www.ashui.com 28. www.ciputrahanoi.com.vn 29. www.diaocvietonline.vn 30. www.hanoi.gov.vn 31. www.phumyhung.com.vn 32. www.tapchiquyhoach.com PHỤ LỤC 1 1. Luật Thủ đô số 25/2012/QH13. 2. Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12. 3. Luật Thanh tra số 56/2010/QH12. 4. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13. 5. Luật Đất đai số 43/2013/QH13. 6. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13. 7. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 về định hướng chiến lược phát triển bền vững Việt Nam. 8. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 về phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. 9. Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/ 2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 10. Chính phủ (2010), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị. 11. Chính phủ (2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị. 12. Chính phủ (2013), Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 về quản lý đầu tư phát triển đô thị. 13. Chính phủ (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng. 14. Chính phủ (2013), Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. 15. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 19/2010/TT-BXD ngày 22/10/2010 hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất