Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị cái dăm tại phường bãi cháy thành phố...

Tài liệu Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị cái dăm tại phường bãi cháy thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (tt)

.PDF
27
21
97

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRẦN HOÀI DƯƠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ CÁI DĂM TẠI PHƯỜNG BÃI CHÁY THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRẦN HOÀI DƯƠNG KHOÁ 2012-2014 QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ CÁI DĂM TẠI PHƯỜNG BÃI CHÁY THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VĂN BỘ HÀ NỘI, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc và trân thành đến thầy giáo TS. Phạm Trọng Thuật, người thầy đã dành rất nhiều thời gian và công sức hướng dẫn cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Khoa sau Đại học, ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy, cô giáo Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập. Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong công việc, cung cấp tài liệu, khích lệ và trao đổi ý kiến trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin trân thành cảm ơn! Hà nội, tháng 8/2014 Tác giả Luận văn Trần Hoài Dương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ Quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị Cái Dăm tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả Luận văn Trần Hoài Dương MỤC LỤC ............................................................................................... Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 *. Lý do chọn đề tài. .................................................................................. 1 *. Mục đích nghiên cứu............................................................................. 2 *. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3 *. Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................... 3 *. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ............................................. 4 *. Một số khái niệm dùng trong luận văn. ................................................ 4 *. Cấu trúc luận văn. ................................................................................. 8 NỘI DUNG....................................................................................................... 9 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ CÁI DĂM. ........................................ 9 1.1. Thực trạng phát triển và quản lý xây dựng đô thị tại Quảng Ninh nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng..................................................... 9 1.1.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long. .................. 9 1.1.2. Thực trạng phát triển và công tác quản lý các khu đô thị tại thành phố Hạ Long............................................................................................ 14 1.2. Thực trạng quy hoạch xây dựng Khu đô thị Cái Dăm. .................... 24 1.2.1. Khái quát về đầu tư xây dựng Khu đô thị Cái Dăm. .................... 25 1.2.2. Vị trí địa điểm và nội dung quy hoạch Khu đô thị Cái Dăm. ....... 25 1.3. Thực trạng đầu tư xây dựng và công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch tại Khu đô thị Cái Dăm................................................................. 31 1.3.1. Thực trạng đầu tư xây dựng Khu đô thị Cái Dăm. ....................... 31 1.3.2. Thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch KĐT Cái Dăm. ..... 33 1.3.3. Thực trạng về bộ máy quản lý. ..................................................... 43 1.3.4. Sự tham gia của cộng đồng. .......................................................... 47 1.4. Các vấn đề cần nghiên cứu. ............................................................. 47 1.4.4. Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị. ......................... 47 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ CÁI DĂM TẠI PHƯỜNG BÃI CHÁY, THÀNH PHỐ HẠ LONG. 49 2.1. Lý thuyết về quản lý xây dựng theo quy hoạch. .............................. 49 2.1.1. Quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch. ..................................... 49 2.1.2. Vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch. ...................................................................................................... 54 2.2. Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành. ............................................ 56 2.2.1. Hệ thống Văn bản của Chính phủ và các Bộ, ngành. ................... 56 2.2.2. Hệ thống Văn bản của tỉnh Quảng Ninh. ...................................... 57 2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng theo quy hoạch. .............. 58 2.3.1. Yếu tố xã hội. ................................................................................ 58 2.3.2. Yếu tố kinh tế thị trường, thị trường đất đai và thị trường BĐS. . 59 2.3.3. Yếu tố dân số và đô thị hoá........................................................... 61 2.3.4. Yếu tố khoa học công nghệ........................................................... 61 2.4. Cơ sở thực tiễn quản lý xây dựng Khu đô thị Cái Dăm................... 61 2.4.1. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài. ....................................... 62 2.4.2. Kinh nghiệm quản lý một số đô thị trong nước. ........................... 70 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ CÁI DĂM TẠI PHƯỜNG BÃI CHÁY, THÀNH PHỐ HẠ LONG. ................ 77 3.1. Quan điểm, mục tiêu và những nội dung quản xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị Cái Dăm. ..................................................................... 77 3.1.1. Quan điểm. .................................................................................... 77 3.1.2. Mục tiêu. ....................................................................................... 78 3.1.3. Nguyên tắc quản lý xây dựng khu đô thị Cái Dăm. ...................... 79 3.2. Giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị Cái Dăm. . 80 3.2.1. Giải pháp quản lý và sử dụng đất đai............................................ 80 3.2.2. Giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật. .............................................. 83 3.2.3. Giải pháp quản lý đầu tư xây dựng các dự án thứ cấp.................. 84 3.2.4. Giải pháp kiến trúc, cảnh quan và trật tự đô thị. ........................... 86 3.2.5. Giải pháp quản lý môi trường. ...................................................... 90 3.2.6. Giải pháp về tổ chức bộ máy và mô hình thực hiện quản lý. ....... 90 3.2.7. Giải pháp về áp dụng mô hình đối tác công tư (PPP). ................ 100 3.2.8. Giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng. ............................................................................................. 105 3.2.9. Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý. ............ 108 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 111 1. Kết luận. ............................................................................................ 111 2. Kiến nghị. .......................................................................................... 112 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Cụm từ viết tắt BĐS Bất động sản BQLDA Ban Quản lý dự án CĐT Chủ đầu tư CTCC Công trình công cộng ĐTM Đô thị mới KĐT Khu đô thị GPMB Giải phóng mặt bằng GPXD Giấy phép xây dựng HTKT HTKT HTXH Hạ tầng xã hội HĐND Hội đồng Nhân dân TTTM Trung tâm thương mại UBND Ủy ban Nhân dân QLĐT Quản lý đô thị QLĐĐ Quản lý đất đai QLNN Quản lý nhà nước QSDĐ Quyền sử dụng đất QHCT Quy hoạch chi tiết DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HOẠ Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh................................................. 9 Hình 1.2. Du lịch trên Vịnh Hạ Long ............................................................. 10 Hình 1.3. Hình ảnh địa hình đặc trưng của thành phố Hạ Long ..................... 12 Hình 1.4. Biểu đồ dân số TP. Hạ Long qua một số năm ................................ 14 Hình 1.5. Quy hoạch thị xã Hòn Gai do Hunggari lập năm 1976 .................. 15 Hình 1.6. Điều chỉnh QH chung TP Hạ Long đến năm 2020 ......................... 15 Hình 1.7. Điều chỉnh QHC TP Hạ Long đến 2030 ......................................... 17 Hình 1.8. Bản đồ các khu đô thị ở thành phố Hạ Long .................................. 18 Hình 1.9. Vị trí Khu đô thị Cái Dăm ............................................................... 26 Hình 1.10. Tổng mặt bằng sử dụng đất Khu đô thị Cái Dăm ......................... 29 Hình 1.11. Thiết kế đô thị khu vực trung tâm nút giao thông Cái Dăm ......... 29 Hình 1.12. Hiện trạng khu đô thị Cái Dăm ..................................................... 31 Hình 1.13. Một vài hình ảnh trục đường chính trong khu đô thị .................... 33 Hình 1.14. Hiện trạng kiến trúc cảnh quan khu đô thị Cái Dăm .................... 39 Hình 1.15. Hiện trạng thệ thống hạ tầng giao thông ....................................... 40 Hình 1.16. Hiện trạng cấp điện ....................................................................... 40 Hình 1.17. Hiện trạng hệ thống thoát nước..................................................... 41 Hình 1.18. Tình trạng đổ phế thải xây dựng ................................................... 42 Hình 1.19. Hiện trạng đổ rác thải .................................................................... 42 Hình 3.1. Đưa không gian xanh vào trong công trình kiến trúc ..................... 87 Hình 3.2. Thiết kế vườn trên mái nhà cao tầng (nguồn: internet) .................. 87 Hình 3.3. Thiêt kế đồng nhất đối với công trình nhà ở biệt thự ..................... 88 Hình 3.4. Tổng chức cảnh quan khu vực công cộng (nguồn: internet) .......... 89 Hình 3.5. Sơ đồ Hệ thống thông tin quản lý quy hoạch - xây dựng ............. 109 DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1. Tổng sản phẩm nội địa GDP (2009-2013) .................................... 11 Bảng 1.2. GDP bình quân đầu người (2009-2013) ......................................... 11 Bảng 1.3. Tỷ trọng GDP theo nhóm ngành (2009-2013) ............................... 11 Bảng 1.4. Dân số hiện trạng các phường thuộc TP Hạ Long ......................... 13 Bảng 1.5. Thống kê, đánh giá các KĐT mới trên địa bàn TP Hạ Long. ........ 18 Bảng 1.6. Cơ cấu sử dụng đất Khu đô thị Cái Dăm. ....................................... 27 Bảng 1.7. Danh mục sử dụng đất .................................................................... 27 DANH MỤC SƠ ĐỒ MINH HOẠ Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1. Tổ chức bộ máy Tập đoàn GELEXIMCO..................................... 43 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nguyên tắc trong hoạt động xây dựng ................................. 50 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ các loại hình sử dụng đất ..................................................... 81 Sơ đồ 3.2. Hệ thống không gian xanh khu đô thị mới .................................... 89 Sơ đồ 3.3. Tổ chức Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị ............................ 96 Sơ đồ 3.4. Mô hình Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh Quảng Ninh 96 Sơ đồ 3.5. Sơ đồ mô hình quản lý Khu đô thị Cái Dăm ................................. 97 Sơ đồ 3.6. Mô hình quản lý của Ban Quản lý Khu đô thị Cái Dăm ............... 99 Sơ đồ 3.7. Mô hình tổ chức thực hiện mô hình đối tác công - tư ................. 104 Sơ đồ 3.8. Mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng .......................... 107 1 MỞ ĐẦU *. Lý do chọn đề tài. Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, là một cực trong tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và nằm trên tuyến hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Theo định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc lế, là một trong những đầu tầu kinh tế của miền Bắc và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại....; Thành phố Hạ Long là vùng trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, quy hoạch định hướng phát triển thành phố Hạ Long thành trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh để xứng tầm là một trung tâm du lịch lớn trong nước và quốc tế trong tương lai; trở thành một thành phố đô thị hiện đại trong vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ; phát triển thành phố Hạ Long gắn liền với công tác bảo tồn, khôi phục, phát huy các giá trị văn hóa của Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long. Không gian thành phố sẽ được phát triển mở rộng về phía Tây và phía Bắc, trong phía Tây là khu Bãi Cháy sẽ tập trung phát triển du lịch; phía Đông là khu Hòn Gại là trung tâm hành chính và thương mại. Việc phát triển và đầu tư xây dựng các khu đô thị là một phần mục tiêu thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu ở, sinh hoạt và làm việc của người dân đảm bảo văn minh và hiện đại. Những năm qua với nhiều chính sách đổi mới, diện mạo đô thị có nhiều khởi sắc và đã khẳng định vai trò là động lực phát triển và tạo môi trường và không gian văn minh hiện đại. Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn những tồn tại vướng mắc trong 2 quá trình triển khai thực hiện quy hoạch đặc biệt là việc đầu tư xây dựng không tuân thủ theo quy hoạch đã được phê duyệt và công tác quản lý xây dựng. KĐT Cái Dăm tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long có vị trí tại điểm nút giao thông của ngõ vào khu du lịch Bãi Cháy và gần khu trung tâm du lịch Bãi Cháy, thành phố Hạ Long. Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu đô thị Cái Dăm được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt từ năm 2004 và phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 1943/QĐ-UBND ngày 03/8/2012 với tổng diện tích là 35,6ha. Đến nay KĐT Cái Dăm đang được đầu tư xây dựng và dần hình thành, việc quản lý xây dưng theo quy hoạch KĐT Cái Dăm góp phần đảm bảo việc đầu tư xâu dựng tuân thủ theo quy hoạch được duyệt và hình thành một KĐT văn minh, hiện đại và tạo điểm nhấn cho khu du lịch Bãi Cháy, thành phố Hạ Long. Việc nghiên cứu đề tài “Quản lý xây dựng theo quy hoạch KĐT Cái Dăm tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” nhằm đánh giá thực trạng tình hình quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt và tìm ra giải pháp hợp lý nhất để quản lý việc đầu tư xây dựng đảm bảo đồng bộ tuân thủ quy hoạch chi tiết được duyệt, tạo không gian kiến trúc cảnh quan đẹp, kiểu mẫu và là điểm nhấn cho khu vực cửa ngõ vào khu du lịch Bãi Cháy, thành phố Hạ Long. *. Mục đích nghiên cứu. Với đề tài luận văn là Quản lý xây dựng theo quy hoạch KĐT Cái Dăm tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thì mục đích đánh giá thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch tại thành phố Hạ Long, nghiên cứu là tổng hợp tài liệu liệu và các văn bản pháp lý hiện hành liên quan đến quản lý xây dựng theo quy hoạch đối với tỉnh Quảng Ninh nói 3 chung và thành phố Hạ Long nói riêng; nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn quản lý xây dựng theo quy hoạch các khu đô thị ở Việt Nam và thành phố Hạ Long từ đó đề xuất các giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch KĐT Cái Dăm tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nhằm tạo không gian kiến trúc cảnh quan đẹp, điển hình và là điểm nhấn cho khu vực cửa ngõ vào khu du lịch Bãi Cháy, thành phố Hạ Long. *. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch KĐT Cái Dăm tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 1943/QĐ-UBND ngày 03/8/2012. - Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ ranh giới KĐT Cái Dăm tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 1943/QĐ-UBND ngày 03/8/2012 với diện tích 35,6ha. *. Phương pháp nghiên cứu. - Thu thập tài liệu, số liệu và thực hiện nghiên cứu, khảo sát thực tế về KĐT Cái Dăm tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long; một số khu đô thị mới tại thành phố Hạ Long và một số KĐT kiểu mẫu đã được đầu tư xây dựng tại Việt Nam. - Phân tích các tài liệu tham khảo và nghiên cứu các quy định, chính sách có liên quan về công tác quản lý quy hoạch, xây dựng đô thị hiện hành ở nước ta; nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, kinh nghiệm trong công tác quản lý đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch của các KĐT mới ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để đề xuất các giải pháp quản lý xây 4 dựng theo quy hoạch KĐT Cái Dăm tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long. *. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. - Ý nghĩa khoa học: Làm rõ một số vấn đề tồn tại, bất cập trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch và những quy định hiện hành của nhà nước; xây dựng cơ sở khoa học để giải quyết trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch tại của các KĐT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề ra những giải pháp để quản lý xây dựng theo quy hoạch KĐT Cái Dăm tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nói riêng và các KĐT mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói chung. *. Một số khái niệm dùng trong luận văn. - Đô thị: Khái niệm đô thị có tính tương đối do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế xã hội và hệ thống dân cư giữa các vùng, các quốc gia. Có thể có những khái niệm khác nhau về đô thị, song tựu chung thì đô thị được nhận biết bằng 2 yếu tố: (1) nơi tập trung dân cư với mật độ cao; (2) nơi con người sống và làm việc chủ yếu trong môi trường phi nông nghiệp, có hệ thống hạ tầng phát triển. Cụ thể ở Việt Nam, đô thị là nới có dân số tối thiểu 4000 người với mật độ dân cư cấp nhất theo quy định cho đô thị loại 5 là 2000 người/km2 (dân số và diện tích tính ở đây là thuộc khu vực nội thị) và tối thiểu 65% lao động phi nông nghiệp [21]. - Đô thị mới là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai, được đầu tư XD từng bước đạt các tiêu chuẩn của đô thị theo quy định của pháp luật [14]. - Dân số đô thị: Là dân số thuộc ranh giới hành chính của đô thị, bao gồm: nội thành, ngoại thành, nội thị, ngoại thị và thị trấn [6]. 5 - Hệ thống công trình hạ tầng đô thị được xây dựng đồng bộ là khi hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã được đầu tư xây dựng đạt 70% yêu cầu của đồ án quy hoạch xây dựng theo từng giai đoạn; đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định khác có liên quan [14]. - Hệ thống công trình hạ tầng đô thị được xây dựng hoàn chỉnh là khi hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã được đầu tư xây dựng đạt yêu cầu của đồ án quy hoạch xây dựng theo từng giai đoạn; đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định khác có liên quan [14]. - Khu vực phát triển đô thị là một khu vực được xác định để đầu tư phát triển đô thị trong một giai đoạn nhất định. Khu vực phát triển đô thị bao gồm: Khu vực phát triển đô thị mới, khu vực phát triển đô thị mở rộng, khu vực cải tạo, khu vực bảo tồn, khu vực tái thiết đô thị, khu vực có chức năng chuyên biệt; Khu vực phát triển đô thị có thể gồm một hoặc nhiều khu chức năng đô thị. Khu vực phát triển đô thị có thể thuộc địa giới hành chính của một hoặc nhiều tỉnh, thành phố. Khu vực phát triển đô thị có thể bao gồm một hoặc nhiều dự án đầu tư phát triển đô thị [6]. - Khu vực phát triển đô thị mới là khu vực dự kiến hình thành một đô thị mới trong tương lai theo quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng đô thị [6]. - Khu vực phát triển đô thị mở rộng là khu vực phát triển đô thị bao gồm cả khu vực đô thị hiện hữu và khu vực đô thị mới có sự kết nối đồng bộ về hạ tầng đô thị [6]. - Khu vực cải tạo đô thị là khu vực phát triển đô thị được đầu tư xây dựng nhằm nâng cao chất lượng đô thị hiện có nhưng không làm thay đổi cơ bản cấu trúc đô thị [6]. 6 - Khu vực bảo tồn đô thị là khu vực phát triển đô thị nhằm bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa, lịch sử của đô thị [6]. - Khu vực tái thiết đô thị là khu vực phát triển đô thị được đầu tư xây dựng mới trên nền các công trình cũ đã được phá bỏ của đô thị hiện hữu [6]. - Khu vực có chức năng chuyên biệt là khu vực phát triển đô thị nhằm hình thành các khu chức năng chuyên biệt như khu kinh tế, khu du lịch - nghỉ dưỡng, khu đại học...[6]. - Dự án đầu tư phát triển đô thị là dự án đầu tư xây dựng một công trình hoặc một tổ hợp công trình trong khu vực phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền quyết định và công bố [6]. - Dự án đầu tư phát triển đô thị bao gồm dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dự án đầu tư xây dựng công trình trong đô thị [6]. - Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị là dự án đầu tư xây dựng các công trình (có thể bao gồm: Nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng...) trên một khu đất được giao trong khu vực phát triển đô thị theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị bao gồm các loại sau đây: + Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới là dự án đầu tư xây dựng mới một khu đô thị trên khu đất được chuyển đổi từ các loại đất khác thành đất xây dựng đô thị; + Dự án tái thiết khu đô thị là dự án xây dựng mới các công trình kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật trên nền các công trình hiện trạng đã được phá dỡ theo quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; 7 + Dự án cải tạo chỉnh trang khu đô thị là dự án cải tạo, nâng cấp mặt ngoài hoặc kết cấu các công trình trong khu vực đô thị hiện hữu nhưng không làm thay đổi quá 10% các chỉ tiêu sử dụng đất của khu vực; + Dự án bảo tồn, tôn tạo khu đô thị là các dự án nhằm bảo tồn tôn tạo các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc của các công trình, cảnh quan trong khu vực di sản văn hóa của đô thị; + Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hỗn hợp là các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trong đó có thể bao gồm các công trình xây dựng mới, công trình cải tạo chỉnh trang, tái thiết và bảo tồn, tôn tạo [6]. - Dự án đầu tư xây dựng công trình trong đô thị là dự án đầu tư xây dựng mới; hoặc là mở rộng, cải tạo chỉnh trang công trình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật [6]. - Chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người được giao quản lý, sử dụng vốn để thực hiện đầu tư dự án đầu tư phát triển đô thị. - Chủ đầu tư cấp 1 là chủ đầu tư được Nhà nước giao thực hiện dự án đầu tư phát triển đô thị, chủ đầu tư cấp 1 có thể là: + Các cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng; + Ban quản lý khu vực phát triển đô thị; các Ban quản lý đầu tư xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao; + Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã; + Các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. - Chủ đầu tư thứ cấp là chủ đầu tư cấp 2 hoặc chủ đầu tư các cấp tiếp theo tham gia đầu tư vào dự án đầu tư phát triển đô thị thông qua việc thuê, 8 giao hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng thuộc dự án đầu tư phát triển đô thị để đầu tư xây dựng công trình [6]. - Dịch vụ đô thị là các dịch vụ công cộng được cung cấp trong đô thị như: Quản lý, khai thác, duy tu hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật; vệ sinh và bảo vệ môi trường; quản lý công viên, cây xanh; chiếu sáng đô thị, cấp nước, thoát nước; quản lý chung cư; dịch vụ tang lễ, xử lý chất thải; vận tải công cộng; bảo vệ trật tự, an ninh khu vực phát triển đô thị; y tế, giáo dục, thương mại, vui chơi giải trí, TDTT và các dịch vụ công cộng khác [6]. *. Cấu trúc luận văn. Cấu trúc luận văn gồm, phần Mở đầu, phần nội dung, phần Kết luận và Kiến nghị, phần Phụ lục và phần Tài liệu tham khảo. Trong đó phần Nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Thực trạng công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị Cái Dăm. Chương 2. Cơ sở khoa học về quản lý xây dựng theo quy khoạch Khu đô thị Cái Dăm. Chương 3. Giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị Cái Dăm. Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 111 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. Việc hình thành các khu đô thị mới trong quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị đóng vai trò rất quan trọng, nhằm tạo những hạt nhân cho việc phát triển kinh tế, thu hút lao động, tạo môi trường sống và sinh hoạt tốt hơn cho người dân. Việc hình thành các khu đô thị mới là quá trình dài song song với quá trình đầu tư, quản lý, khai thác sử dụng và vận hành quản lý hành chính nhưng. Tuy nhiên hệ thống văn bản pháp luật hiện nay đang trong qúa trình xây dựng và hoàn thiện do đó chưa điều tiết hết các vấn đề đang diễn ra trong quá trình đầu tư và phát triển khu đô thị mới và cần sớm được bổ sung để triển khai một cách hiệu quả. Trên thực tế việc quản lý xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tiến độ, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân khi về sinh sống tại các khu đô thị mới còn nhiều hạn chế gây ra bức xúc và sung đột giữa Chủ đầu tư, các cơ quan chức năng và đặc biệt là những người dân sinh sống trong khu khu đô thin mới. Nhưng năm gần đây, công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch tuy đã đạt được những kết quả tích cực nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Do đó cần phải được nhìn nhận là một vấn đề khoa học về quản lý, phải được đổi mới. Đánh giá về sự phát triển của các đô thị ở Việt Nam thì phần lớn còn thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý thực hiện xây dựng theo quy hoạch, tình trạng xây dựng lộn xộn, chồng chéo và không tuân thủ theo đúng quy hoạch và quy định quản lý, không phát huy được sức mạnh của cộng đồng trong việc quản lý. Nhận thức được vấn đề này, việc nghiên cứu quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị Cái Dăm để triển khai đồng bộ theo quy hoạch được
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất