Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu c khu đô thị mới cầu giấy, quận cầu giấy, ...

Tài liệu Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu c khu đô thị mới cầu giấy, quận cầu giấy, hà nội

.PDF
21
132
84

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ----------------------- ĐỖ TRỌNG HIẾU QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU CKHU ĐÔ THỊ MỚI CẦU GIẤY, QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ----------------------- ĐỖ TRỌNG HIẾU KHÓA: 2016- 2018 QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU CKHU ĐÔ THỊ MỚI CẦU GIẤY, QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI Chuyên ngành:Quản lý đô thị và công trình Mã số:60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS.KTSNGUYỄN TỐ LĂNG XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đỗ Trọng Hiếu LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến Thầy Giáo GS. TS. KTSNguyễn Tố Lăng là người trực tiếp hướng dẫn, đã dành rất nhiều thời gian, công sức hướng dẫn cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy cô giáo Khoa sau Đại học, Ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy, cô giáo giảng dạy lớp cao học CH16QL3 chuyên ngành Quản lý Đô thị và Công trình đã giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập chuyên môn tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các đồng nghiệp, bạn bè đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong công việc, cung cấp tài liệu và trao đổi ý kiến trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn. Thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự cảm thông, chia sẻ và góp ý của các Thầy cô giáo và đồng nghiệp để nội dung Luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2018. Học viên Đỗ Trọng Hiếu MỤC LỤC Lời cảm ơn. Lời cam đoan. Mục lục. Danh mục bảng biểu. Danh mục các hình vẽ. A.PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 * Lý do chọn đề tài * Mục đích nghiên cứu * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu * Ýnghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài * Các khái niệm * Cấu trúc luận văn B. PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................ 6 Chương 1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU C - KHU ĐÔ THỊ MỚI CẦU GIẤY, QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI.......................................................................................... 6 1.1. Giới thiệu chung. ............................................................................... 6 1.1.2 Sự hình thành và phát triển về Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội ... 8 1.2. Thực trạng xây dựng theo quy hoạch. .............................................. 11 1.2.1. Thực trạng về sử dụng đất ............................................................ 11 1.2.2 Thực trạng về hạ tầng xã hội ......................................................... 13 1.2.3. Thực trạng về hạ tầng kỹ thuật, môi trường .................................. 14 1.2.4. Đánh giá chung............................................................................. 15 1.3. Thực trạng công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch. ................... 16 1.3.1. Thực trạng công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch ................. 19 1.3.2. Bộ máy quản lý ............................................................................ 21 1.3.3. Các chủ thể tham gia quá trình xây dựng theo quy hoạch ............. 25 1.4. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý xây dựng theo quy hoạch 27 1.5 Các vần đề cần nghiên cứu ............................................................... 28 Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ MỚI CẦU GIẤY, QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI........................................................................................................... 30 2.1. Cơ sở lý luận để quản lý xây dựng theo quy hoạch .......................... 30 2.1.1. Quản lý đô thị ............................................................................... 30 2.1.2. Quản lý xây dựng theo quy hoạch ................................................ 31 2.2. Cơ sở pháp lý. ................................................................................. 31 2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật. ................................................. 31 2.2.2. Các đồ án quy hoạch liên quan ..................................................... 32 2.3. Các yếu tố tác động tới công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch. 46 2.3.1. Phân cấp quản lý .......................................................................... 46 2.3.2. Nguồn lực..................................................................................... 48 2.3.3. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ..................................................... 49 2.3.4. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường,.. ........................ 50 2.4. Kinh nghiệm công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch trên thế giới và Việt Nam. .......................................................................................... 52 2.4.1. Kinh nghiệm quản lý xây dựng theo quy hoạch trên thế giới ........ 52 2.4.2. Kinh nghiệm quản lý xây dựng theo quy hoạch Việt Nam ............ 56 Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU C- KHU ĐÔ THỊ MỚI CẦU GIẤY, QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI .................................................................. 60 3.1. Quan điểm quản lý xây dựng theo quy hoạch. ................................. 60 3.1.1. Quan điểm .................................................................................... 60 3.1.2. Mục tiêu. ...................................................................................... 61 3.2. Nguyên tắc quản lý xây dựng theo quy hoạch. ................................ 61 3.3. Đề xuất giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch. ....................... 62 3.3.1. Công tác chuẩn bị đầu tư, cấp phép xây dựng ............................... 62 3.3.2. Quản lý thực hiện quy hoạch. ....................................................... 63 3.3.3. Cơ chế chính sách, bộ máy quản lý............................................... 75 3.3.4. Giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch có tham gia của cộng đồng. ...................................................................................................... 76 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. .......................................................................78 I. Kết luận. ............................................................................................... 78 II. Kiến nghị............................................................................................. 79 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình Trang Công viên Cầu Giấy- Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà 10 hình Hình 1.1 Nội Hình 1.2 Thực trạng quy hoạch và công trình xây dựng tại 16 Khu đô thị mới Cầu Giấy Hình 1.5 Quy hoạch điều chỉnh Ô đất E1.3 KhuC- Khu đô thị mới 19 Cầu Giấy (Vincom Skylake- Phạm Hùng) Hình 2.1 Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 33 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Định hướng phát triển không gian) Hình 2.2 Vị trí Khu C- Khu đô thị mới Cầu Giấy trong Quy 35 hoạch sử dụng đất quận Cầu Giấy, Hà Nội. Hình 2.3 Vị trí các ô đất trong Khu C- Khu đô thị mới 36 Cầu Giấy, Hà Nội Hình 2.5 Quy hoạch điều chỉnh không gian Ô đất E1.3 (Vincom Skylake- Phạm Hùng) 46 DANH MỤC BẢNG BIỂU Sốhiệubảngbiểu Tênbảngbiểu Trang Bảng 1.3 Tổng hợp danh sách các đơn vị đã được phê duyệt Tổng mặt bằng và đang triển khai xây dựng trong Khu C- Khu đô thị mới Cầu Giấy Bảng chỉ tiêu các Tổng mặt bằng được phê duyệt trong Khu C - Khu đô thị mới Cầu Giấy Bảng thống kê quy hoạch sử dụng đất tại Khu CKhu đô thị mới Cầu Giấy Bảng tổng hợp quy định về quản lý kiến trúc cảnh quan Khu C- Khu đô thị mới Cầu Giấy 17 Bảng 1.4 Bảng 2.4 Bảng 3.1 18 39 66 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài Hà Nội là thủ đô, một trong 2 đô thị lớn nhất Việt Nam nên có tốc độ phát triển rất nhanh về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội,… đặc biệt là quá trình đô thị hóacàng nhanh và phức tạp. Quận Cầu Giấy lại được lựa chọn, phát triển là trung tâm kinh tế - hành chính mới của thành phố, được xây dựng đồng bộ, hiện đại để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch vị trí, sắp xếp lại trụ sở, văn phòng làm việc của các cơ quan hành chính của trung ương và thành phố mới hình thành. Quy hoạch Khu đô thị mới Cầu Giấy với quy mô khoảng 150ha nhằm cụ thể hóa quy hoạch quận Cầu Giấy và các chủ trương đó. Đồ án quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Cầu Giấytỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt theo quyết định số 39/2007/QĐ-UBND ngày 30/03/2007 và Điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch phần còn lại Khu đô thị mới Cầu Giấy tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt theo quyết định số 40/2007/QĐ-UBND ngày 30/03/2007 của UBND Thành phố Hà Nội.Khu đô thị mới Cầu Giấy bao gồm đất của quận Cầu Giấy và một phần huyện Từ Liêm (giờ là quận Nam Từ Liêm) có nhiều chức năng kinh tế, hành chính và nhà ở nên phát triển rất nhanh nhưng cũng rất đa dạng và phức tạp. Trong thực tế phát triển từ năm 2007 tới nay, Khu C- Khu đô thị mới Cầu Giấymới xây dựng, hoàn thiện được khoảng 45-50%; đã có rất nhiều thay đổi so với đồ án quy hoạch được phê duyệt: biến động về các chức năng, quy mô,tầng cao, mật độ của công trình, các ô đất; có nhiều ô đất, khu đất hiện nay vẫn bị bỏ hoang, chưa được đầu tư xây dựng; khó kiểm soát về hạ tầng kỹ thuật, môi trường,… Điều này đã làm Khu C- Khu đô thị mới Cầu Giấy phải điều chỉnh quy hoạch cục bộ các ô đất nhiều lần và gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý 2 quy hoạch trong đó có việc quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị mới Cầu Giấy đã được phê duyệt. Để quản lý đô thị và công trình ngày càng tốt hơn thì cần nhìn nhận việc quản lý xây dựng theo quy hoạch theo cả 2 hướng: từ trên xuống và từ dưới lên. Điều này sẽ chỉ ra việc lập quy hoạch cần bám sát thực tiễn và thực tiễn sẽ điều chỉnh lại quy hoạch thông qua việc giám sát, quản lý xây dựng cụ thể nhằm đảm bảo không phá vỡ sự phát triển bền vững, không làm quá tải hệ thống hạ tầng kỹ thuật, môi trường và nhiều vấn đề khác. Đề tài nghiên cứu việc quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu C- Khu đô thị mới Cầu Giấy là rất cần thiết nhằm kiểm soát, điều chỉnh, hoàn thiện xây dựng, phát triển của các ô đất bên trong không làm phá vỡ quy hoạch chung, tính bền vững của cả khu đô thị mới. Đồng thời cũng chỉ ra những bất cập trong quá trình phát triển, yếu tố thực tiễn, thị trường, điều kiện của từng chủ đầu tư, từng thời kỳ để đưa ra các yêu cầu điều chỉnh quy hoạch một cách phù hợp. * Mục đích nghiên cứu - Đề xuất một số giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu C Khu đô thị mới Cầu Giấy. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch. - Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào các khu đất phát triển mới (Khu C) của quy hoạchKhu đô thị mới Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Thời gian nghiên cứu: Theo quy hoạch chung thành phố Hà Nội đến năm 2030 và Quy hoạch chi tiếtKhu đô thị mới Cầu Giấy đã được phê duyệt. * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu; - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin; 3 - Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống; - Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Nghiên cứu đề xuất một sốGiải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạchKhu C - Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội phù hợp với điều kiện hiện nay và tương lai; Đề xuất đổi mới một số cơ chế, chính sách quản lý xây dựng theo quy hoạch nhằm quản lý, khai thác, phát triểnKhu C - Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội có hiệu quả hơn, bền vững hơn. *Các khái niệm - Đô thị: Là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủyếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị,hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự pháttriển KT-XH của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồmnội thành, ngoại thành của thành phố, nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn (Theo Luật Xây dựngsố 50/2014/QH13 và Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị). - Đô thị mới: Là dự án đầu tư xây dựng một khu đô thị đồng bộ có cáchệ thống công trình hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội, khu dân cư và các côngtrình dịch vụ khác, được phát triển nối tiếp đô thị hiện có hoặc hình thành khuđô thị tách biệt. Có ranh giới và chức năng được xác định phù hợp với quyhoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Quy hoạch đô thị: Là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đôthị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở đểtạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được 4 thểhiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị(Theo Luật Xây dựngsố 50/2014/QH13 và Luật Quy hoạch đô thị -số 30/2009/QH12). - Xây dựng theo quy hoạch: Là việc tổ chức không gian đô thị và điểmdân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lậpmôi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảmkết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mụctiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Quyhoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồmsơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh. - Quản lý đô thị: là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vàocông tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạtđộng đó để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phố. - Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị: được hiểu là sự tác động của chủthể quản lý thông qua sử dụng các công cụ để quản lý các hoạt động liên quanđến quy hoạch xây dựng đô thị. - Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị: Là một trong những nội dung củacông tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, nó góp phần tạo lập hình ảnh cấutrúc không gian của đô thị, kết hợp hài hòa giữa các thành phần thiên nhiên vànhân tạo của kiến trúc cảnh quan nhằm xác lập trật tự đô thị và nâng cao chấtlượng sống đô thị. - Thiết kế đô thị: là việc cụ thể hóa nội dụng quy hoạch chung, quyhoạch chi tiết xây dựng đô thị về kiến trúc các công trình trong đô thị, cảnhquan cho từng khu chức năng, tuyến phố và các khu không gian công cộngkhác trong đô thị. - Kiến trúc cảnh quan: Là không gian vật thể đô thị được xác định bởicác yếu tố cấu thành gồm: nhà, công trình kỹ thuật, công trình nghệ thuật,quảng cáo và không gian công cộng. KTCQ là hoạt động định hướng 5 của conngười để tạo lập môi trường cân bằng, tổng hòa giữa thiên nhiên và hoạt độngcủa con người và các không gian vật thể được xây dựng. - Quản lý xây dựng theo quy hoạch: Quá trình quản lý triển khai đầu tư xây dựng các công trình theo đúng đồ án quy hoạch đã được phê duyệt. *Cấu trúc luận văn Nội dung chính của Luận văn gồm: phần Mở đầu; 03 chương; Kết luận và kiến nghị; Tài liệu tham khảo. - Chương 1: Tổng quan thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạchKhu C - Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội. - Chương 2: Cơ sở khoa học của công tácquản lý xây dựng theo quy hoạchKhu C - Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội. - Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu C - Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 78 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. I. Kết luận. Khu C- Khu đô thị mới Cầu Giấy bao gồm đất của quận Cầu Giấy có nhiều chức năng kinh tế, hành chính và nhà ở nên phát triển rất nhanh nhưng cũng rất đa dạng và phức tạp.Điều này đã làm Khu C- Khu đô thị mới Cầu Giấy phải điều chỉnh quy hoạch cục bộ các ô đất nhiều lần và gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý quy hoạch trong đó có việc quản lý xây dựng theo quy hoạch.Để quản lý đô thị và công trình ngày càng tốt hơn thì cần nhìn nhận việc quản lý xây dựng theo quy hoạch theo cả 2 hướng: từ trên xuống và từ dưới lên. Cụ thể là: - Nhà quản lý các cấp cần có sự thông tin, sự phối hợp và có tầm nhìn, năng lực chuyên môn tốt để đảm bảo sự kết nối phát triển kinh tế xã hội phù hợp với quy hoạch chung và các yêu cầu phát triển bền vững. - Đảm bảo tính đồng bộ giữa hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội: Tùy theo quy mô, tính chất và tiến độ xây dựng các công trình mà xây dựng đồng bộ các công trình xã hội như: trường học, nhà trẻ, trạm y tế,…Thúc đẩy nhanh quá trình hoàn thiện xây dựng để tránh việc biến động phát sinh và không ảnh hưởng tới các công trình hạ tầng kỹ thuật khác như chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước và môi trường. - Đảm bảo tính công khai minh bạch trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng: cộng đồng dân cư, cộng đồng doanh nghiệp được tham gia ý kiến, xây dựng hạn chế các hiện tượng tiêu cực làm ảnh hưởng tới tiến độ, chất lượng công trình. - Giảm thiểu sự chồng chéo trong quản lý xây dựng: có quan điểm rõ ràng, phân cấp quản lý phù hợp, bám sát thực tiễn và có giải pháp cụ thể, tránh việc xuống cấp các công trình khác và của toàn khu đô thị mới khi quản lý xây dựng theo quy hoạch. 79 - Đổi mới hệ thống cơ chế, quản lý: Hoàn thiện hệ thống thông tin quy hoạch, tinh giản thủ tục hành chính, sử dụng hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý xây dựng theo quy hoạch nhằm đáp ứng kịp thời các biến động, giảm thời gian xin phép xây dựng, điều chỉnh xây dựng,… II. Kiến nghị - UBND thành phố Hà Nội có cơ chế, chính sách thúc đẩy, kiểm soát các chủ đầu tư thực hiện xây dựng theo quy hoạch của các chủ đầu tư theo đúng tiến độ, chất lượng và đúng theo quy hoạch. - Các cấp có thẩm quyền có phân cấp quản lý rõ ràng, cụ thể và bám sát thực tiễn. - Khi có điều chỉnh quy hoạch cục bộ, quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể hoặc khi chủ đầu tư không đủ năng lực, nguồn lực làm chậm trễ quá trình thực hiện dự án hoặc các lý do khác ảnh hưởng tới quá trình quản lý xây dựng theo quy hoạch thì đề nghị các cấp có thẩm quyền cung cấp thông tin, khuyến khích cộng đồng, chuyên gia tham gia thảo luận, góp ý và giám sát quá trình xây dựng, vận hành, khai thác theo đúng quy định hiện hành. - Các cấp có thẩm quyền sớm hoàn thiện cơ chế, thể chế và phân cấp cho chính quyền địa phương, chính quyền đô thị để tạo điều kiện nâng cao chất lượng quản lý xây dựng theo quy hoạch phù hợp với thực tiễn địa phương và phát triển bền vững. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thế Bá (1997), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị. NXB Xây dựng. 2. Bộ Xây dựng, Thông tư 19/2010/TT-BXD ngày 22/10/2010 về việc hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị 3. Phạm Hùng Cường, Lâm Quang Cường, Đặng Thái Hoàng, Phạm Thúy Loan, Đàm Thu Trang (2006), Quy hoạch xây dựng đơn vị ở. NXB Xây dựng. 4. Đặng Thái Hoàng, Lịch sử đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, 2000. 5. Trịnh Duy Luân (2004), Xã hội học đô thị, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 6. Nguyễn Tố Lăng (2000), Vấn đề quy hoạch cải tạo không gian khu ở tại Hà Nội theo khuynh hướng phát triển bền vững, Luận án tiến sĩ kỹ thuật, Trường Đại Học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội. 7. Nguyễn Tố Lăng (2009), Công tác quản lý đô thị - Một nội dung khoa học cấp bách – Kinh nghiệm thế giới và Khu vực, Hội thảo khoa học Đô thị Việt Nam-Quy hoạch và quản lý phát triển bền vững - Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam 8. Ngân hàng thế giới (2011), Đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam- Báo cáo hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng thế giới tháng 11 năm 2011, Hà Nội. 9. Nghị định số 74/CP ngày 22 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ về việc thành lập quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy, thành lập và đổi tên một số phường thuộc thành phố Hà Nội. 10. Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 của chính phủ về Về việc ban hành quy chế khu đô thị mới . 11. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai; 12. Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ về Quản lý kiến trúc đô thị; 13. Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; 14. Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về Về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị; 15. Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của chính phủ về Về quản lý đầu tư phát triển đô thị; 16. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; 17. Kim Quảng Quân, Đặng Thái Hoàng biên dịch (2000), Thiết kế đô thị. NXB Xây dựng. 18. Quyết định số 39/2007/QĐ-UBND ngày 30/03/2007 của UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết phần còn lại Khu đô thị mới Cầu Giấy tỷ lệ 1/500. 19. Quyết định số 80/1999/QĐ-UB ngày 25/ 9/1999của UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch chi tiết hai bên trục đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài và phụ cận thuộc địa bàn quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm, Hà Nội, tỷ lệ 1/2000 20. Lê Xuân Trường (2010), Sự biến động của hệ thống hạ tầng xã hội đơn vị ở tại các khu đô thị mới Hà Nội hiện nay, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 72010 21. Thông tư số 07/2011/TT-BXD của Bộ Xây dựng : Hướng dẫn xác định chi phí lập, công bố Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị 22. Thông tư số 10/2016/TT-BXD ngày 15/03/2016 của Bộ Xây dựng quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch xây dựng. 23. Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch khu chức năng đặc thù. 24. Thông tư Liên tịch số 20/2013/TTLT-BXD-BNV của Bộ Xây Dựng Bộ Nội Vụ về việc hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 11/2013/NĐCP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị (thay thế Thông tư số 04/2006/TT-BXD ngày 18/8/2006 của Bộ Xây dựng). 25. Thông tư số 145/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP; 26. Thông tư số 03/2009/TT- BKH ngày 16/4/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án có sử dụng đất; 27. Thông tư số 192/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thí điểm việc nộp tiền sử dụng đất đối với dự án khu đô thị mới, dự án nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tại Nghị quyết số 33/2008/NQ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ; 28. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, quy hoạch đô thị hiện hành. 29. Arthur O’Sullivan (2006), Urban economics. 30. Alexander Garvin (1999), The American City, What works, What doesn’t, McGraw Hill. 31. Andrew G., Ron B. (2004), Housing Development- Theory, Process and Practice; Routledge, London. 32. Bernard Winking (1999), Architecture and the City, Birhauser. Shouzhi Wang (2001), Modern Community Planning and Design, On
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất