Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý quy hoạch xây dựng khu vực hồ tây với sự tham gia của cộng đồng (tt)...

Tài liệu Quản lý quy hoạch xây dựng khu vực hồ tây với sự tham gia của cộng đồng (tt)

.PDF
19
23
143

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI LÊ THANH BÌNH KHÓA: 2011-2013 QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU VỰC HỒ TÂY VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH Hà Nội – Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI LÊ THANH BÌNH KHÓA: 2011-2013 QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU VỰC HỒ TÂY VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. NGUYỄN HỮU DŨNG Hà Nội – Năm 2013 LỜI CẢM ƠN “ Tôi xin cảm ơn sự quan tâm, tận tình giúp đỡ của tất cả bạn bè, người thân, các thầy cô giáo và khoa đào tạo Sau đại học - trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội trong thời gian học tập và nghiên cứu. Và đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến GS.TS. Nguyễn Hữu Dũng người đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình lập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Sự cố gắng của tôi trong bài luận văn này những mong đạt hiệu quả tốt, đóng góp hữu hiệu trong công tác quản lý xây dựng và hy vọng được đóng góp như một tiếng nói nhỏ vào ngành xây dựng nước nhà…” Hà Nội, năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc s ĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kế t quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồ n gố c rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN LÊ THANH BÌNH Hà Nội, năm 2013 MỤC LỤC Lời cảm ơn. Lời cam đoan. Mục lục. Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt. Danh mục các bảng, biể u, sơ đồ, hình ảnh. A- PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................ 1 2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................ 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................... 4 6. Các khái niệm (thuật ngữ).......................................................................................... 4 7. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................... 6 B- NỘI DUNG LUẬN VĂN ......................................................................................7 CHƢƠNG 1: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TẠI HÀ NỘI VÀ KHU VỰC HỒ TÂY VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG .............. 7 1.1. Hiện trạng công tác Quản lý quy hoạch xây dựng tại Hà Nội. .................7 1.1.1. Tình hình chung về Quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng. ..........7 1.1.2. Sự tham gia của cộng đồng trong Quản lý quy hoạch xây dựng. .......11 1.2. Hiện trạng Quy hoạch xây dựng tại khu vực hồ Tây. ............................. 12 1.2.1. Vị trí và đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực hồ Tây. ......................13 1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của khu vực hồ Tây. ........................15 1.2.3. Tính chất và các giá trị đặc trƣng khu vực hồ Tây. ............................17 1.2.4. Hiện trạng kinh tế, xã hội, môi trƣờng và hạ tầng khu vực hồ Tây. ...22 1.2.5. Đánh giá hiện trạng khu vực hồ Tây. ..................................................30 1.3. Quản lý quy hoạch xây dựng với sự tham gia của cộng đồng tại khu vực hồ Tây. ...............................................................................................................32 1.3.1. Đặc điểm cộng đồng dân cƣ khu vực hồ Tây .....................................32 1.3.2. Hiện trạng cộng đồng tham gia vào Quản lý quy hoạch xây dựng. ....34 1.3.3. Các vấn đề trong công tác Quản lý quy hoạch xây dựng với sự tham gia của cộng đồng tại khu vực hồ Tây. ..............................................................35 1.3.4. Đánh giá công tác Quản lý quy hoạch xây dựng với sự tham gia cộng đồng tại khu vực hồ Tây. ...................................................................................40 CHƢƠNG 2: CƠ SƠ KHOA HOC - QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI KHU VỰC HỒ TÂY. ......................... 41 2.1. Cơ sở lý luận công tác Quản lý quy hoạch xây dựng với sự tham gia cộng đồng. ..........................................................................................................41 2.1.1. Đặc điểm của Sự tham gia cộng đồng.................................................41 2.1.2. Mức độ của sự tham gia cộng đồng ....................................................43 2.1.3. Nguyên tắc và nội dung Quản lý quy hoạch xây dựng. ......................44 2.2. Cơ sở pháp lý. .........................................................................................46 2.3. Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng đô thị khu vực hồ Tây 1/2000 (Giai đoạn lập đồ án).........................................................................................48 2.4. Phân tích xã hội học trong quá trình thực hiện đồ án quy hoạch ...........52 2.4.1. Điều tra xã hội học trong quá trình lập đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng đô thị khu vực hồ Tây 1/2000 ...................................................................52 2.4.2. Phân tích nhu cầu của các bên liên quan.............................................53 2.5. Các yếu tố tác động đến sự tham gia cộng đồng trong công tác Quản lý quy hoạch xây dựng. ..........................................................................................55 2.5.1. Yếu tố chính sách và pháp luật ...........................................................55 2.5.2. Yếu tố cộng đồng và ý thức tự chủ của ngƣời dân. ............................56 2.5.3. Yếu tố văn hóa. ...................................................................................56 2.5.4. Yếu tố kinh tê xã hội. ..........................................................................57 2.5.5. Yếu tố khoa học – kỹ thuật. ................................................................57 2.6. Kinh nghiệm sự tham gia của cộng đồng trong công tác Quản lý quy hoạch xây dựng. .................................................................................................58 2.6.1. Kinh nghiệm trong nƣớc .....................................................................58 Thành phố Vinh ..............................................................................................58 2.6.2. Kinh nghiệm nƣớc ngoài .....................................................................60 Yangzhou, China ............................................................................................60 Xi’An, China ...................................................................................................64 2.6.3. Một số bài học kinh nghiệm................................................................68 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU VỰC HỒ TÂY VỚI SỰ THAM GIA CỘNG ĐỒNG..................................................... 71 3.1. Quan điểm và nguyên tắc .......................................................................71 3.1.1. Quan điểm ...........................................................................................71 3.1.2. Nguyên tắc đề xuất:.............................................................................73 3.2. Đề xuất giải pháp Quản lý quy hoạch xây dựng với sự tham gia cộng đồng tại khu vực hồ Tây. ...................................................................................74 3.2.1. Phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng ................................................75 3.2.2. Quy trình thực hiện. ............................................................................77 3.2.3. Đề xuất Quy đinh hƣớng dẫn cộng đồng tham gia vào quản lý quy hoạch xây dựng. .................................................................................................79 3.2.4. Đề xuất hƣớng dẫn lập quy chế cụ thể tại cấp cơ sở. ..........................82 3.2.5. Cách thức tiếp cận và phát huy sự tham gia cộng đồng. .....................85 3.2.6. Giám sát cộng đồng.............................................................................88 3.2.7. Đề xuất mô hình dự án cải tạo môi trƣờng xung quanh mƣơng thoát nƣớc Tô Lịch tại Thụy Khuê – Tây Hồ với sự tham gia cộng đồng. .................89 C- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................94 Kết luận. ........................................................................................................................... 94 Kiến nghị.......................................................................................................................... 95 D- TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN MINH HỌA. ..................................1 E- PHỤ LỤC. ..............................................................................................................4 1 A- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hà Nội xƣa có rất nhiều làng nghề truyển thống xung quanh ngoại vi khu vực thành Thăng Long, nhƣng qua thời gian, các dấu tích nay đã mai một không còn hình ảnh xƣa bởi làng đã chìm vào trong quá trình đô thị hóa. Tại khu vực trung tâm, có một vùng vốn tụ hội đầy đủ các đại diện và thể hiện rõ nét nhất các đặc trƣng của hình ảnh làng đƣợc bồi đắp ngay từ thời kỳ đầu của khu vực Hoàng Thành, khu vực hồ Gƣơm và phát triển xuyên suốt cả quá trình phát triển lịch sử . Đó là khu vực hồ Tây - nơi từng đƣợc coi là đóa hoa của Hà Nội với 13 làng nghề truyền thống cho đến nay đã trở thành trung tâm của Hà Nội. Mặc dù ngày nay, không còn làng với nhà truyền thống, nhà thấp một tầng, mái ngói dốc. mà vƣơn mình trở thành làng trong đô thị với nhà cao. mái bằng, song phân vùng cao thấp vẫn có thể cảm nhận ngay đƣợc khi đứng ở một phía của hồ Tây..Bên cạnh đó, tại đây quy tụ rất nhiều giá trị cũ và mới về cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần: hệ thống các di tích tôn giáo cổ, di sản kiến trúc đô thị thời cận đại chịu ảnh hƣởng của Pháp, hệ thống cảnh quan cùng các tích, huyền thoại, phong tục văn hóa và lối sống truyền thống. Có thể dễ nhận thấy nơi đây là một tài sản quý về mặt không gian quy hoạch và kiến trúc, nhƣng lại không dễ gì cho các nhà quản lý để định hƣớng duy trì và phát triển các giá trị đó để trở thành các giá trị vô giá để làm giàu cho văn hóa của thủ đô. Vì nhiều nguyên nhân, các giá trị này đang phai nhạt. Xu thế phát triển xây dựng hiện nay ở Hà Nội đang dần trở nên khó kiểm soát, tạo nên những biến đổi lớn cho đô thị, với tính chất trung tâm ngày nay, khu vực Hồ Tây là khu vực chịu sự thay đổi mạnh nhất. Theo dự báo phát triển của đồ án QHC xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, dân số sống trong đô thị sẽ chiếm khoảng 68% vào năm 2030. Để cải thiện chất lƣợng sống cũng nhƣ bảo vệ môi trƣờng, cảnh quan đô thị, thì đô thị nhất thiết phải phát triển theo hƣớng bền vững. Bên cạnh cơ hội phát triển kinh tế lớn, thủ đô Hà Nội nói chung và khu vực hồ Tây nói riêng đang đối mặt với rất nhiều vấn đề đô thị khác nhau nhƣ sự chuyển đổi dân cƣ từ nông nghiệp lên đô thị và các vấn đề về bảo tồn, bảo vệ môi trƣờng... Trong gần 5 năm trở lại đây, hồ 2 Tây đƣợc xem là một trong những vùng có vị trí đắc địa nhất, tại quận Tây Hồ, dân số đây đã tăng khoảng 28.800 ngƣời. Theo đó, nhu cầu trong đô thị nhƣ nhà ở, trƣờng học, nhà văn hóa, y tế, điện, nƣớc, phát triển kinh doanh – thƣơng mại dịch vụ, khu vui chơi giải trí cũng phát triển song đó cũng là thách thức đối với công tác quản lý bảo vệ không gian kiến trúc cảnh quan cũng nhƣ môi trƣờng sinh thái của khu vực. Nhƣ đã từng có thời gian trƣớc khi dự án đƣờng kè bảo vệ diện tích mặt hồ chƣa hoàn thiện, khu vực hồ Tây luôn nằm trong tình trạng thiếu kiểm soát trong phát triển xây dựng, nên đến nay nhà ở tại đây phát triển mạnh với mật độ dày đặc tầng cao thấp không đồng đều trong khu vực cũ và mới đã dần bó hẹp lại không gian công cộng, không gian xanh làm giảm đi chất lƣợng sống của cộng đồng cũng nhƣ ảnh hƣởng tới bố cục không gian kiến trúc cảnh quan trong đô thị. QLQHXD đối với Hà Nội nói chung và khu vực hồ Tây nói riêng hiện nay vẫn chƣa có đƣợc những thay đổi thực sự để kiểm soát đƣợc sự phát triển xây dựng. Các dự án tại Hà Nội đa phần có tiền lệ diễn ra và làm từ ” trên xuống dƣới” mang đậm tính chất chủ quan, thiếu đi sự đóng góp ý kiến của ngƣời dân địa phƣơng ngay từ khi dự án đƣợc thành lập nên không chỉ tự gây ảnh hƣởng trực tiếp tới tiến độ thực hiện các dự án đó mà còn ảnh hƣởng niềm tín của cộng đồng địa phƣơng đến chính quyền. Hiện tại, đồ án quy hoạch phân khu khu vực hồ Tây đang đƣợc nghiên cứu trên sự chuyển tiếp của đồ án Điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu vực xung quanh Hồ Tây, tỷ lệ 1/2000 đã đƣợc UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch tại Quyết định số 4324/QĐ-UBND ngày 06/9/2010. Nên, việc QLQHXD hồ Tây hiện vẫn dựa trên Quy định quản lý theo đồ án QHC xây dựng Hà Nội. Vì thế, hơn bao giờ hết, đây là giai đoạn rất cần có sự tham gia đóng góp ý kiến của cộng đồng trong khu vực nghiên cứu. Thông qua các nghiên cứu cụ thể về khu vực và kinh nghiệm thế giới, luận văn này đề cập tới nội dung quản lý khu vực hồ Tây với sự tham gia cộng đồng nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu chung “ Làm thế nào để thúc đẩy sự tham gia cộng đồng đạt được hiệu quả cao nhất vào công tác QLQHXD ?” để từ đó đóng góp xây dựng phƣơng pháp kết nối cộng đồng vào QLQHXD để nâng cao tính khả thi của đồ án 3 quy hoạch phân khu 1/2000 nói chung và các dự án quy hoạch chi tiết khác nói riêng. 2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu: Xây dựng phƣơng pháp kết nối cộng đồng tham gia vào QLQHXD khu vực hồ Tây thông qua giai đoạn lập đồ án QHPK 1/2000 nhằm cụ thể hóa các định hƣớng của QHC xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050. Mục đích nghiên cứu:  Xác định và phân tích các vấn đề hiện đang ảnh hƣởng tới QLQHXD khu vực hồ Tây.  Đề xuất dƣợc phƣơng pháp kết nối cộng đồng trong công tác quản lý tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tại khu vực hồ Tây thông qua phân tích và kinh nghiệm bài học trong và ngoài nƣớc. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Không gian kiến trúc cảnh quan khu vực hồ Tây. Sự tham gia cộng đồng Vi trí nghiên cứu: khu A6 thuộc khu A: khu vực nội đô lịch sử trong đô thị trung tâm. Quy mô nghiên cứu: 992,95 ha Phạm vi nghiên cứu: là ranh giới đƣợc xác định theo đồ án QHC xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050: *Phạm vi khu vực nghiên cứu +Phía Bắc giáp đƣờng ven sông Hồng +Phía Tây giáp đƣờng Lạc Long Quân, đƣờng dẫn cầu Nhật Tân. +Phía Đông giáp phố Cửa Bắc +Phía Nam giáp đƣờng Phan Đình Phùng và đƣờng Hoàng Hoa Thám. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu chính sau: 4  Phƣơng pháp điều tra khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu và các nghiên cứu có liên quan đến đề tài.  Phƣơng pháp sơ đồ hóa, hệ thống hóa  Phƣơng pháp điều tra xã hội học  Phƣơng pháp phân loại, so sách và vận dụng có tính kế thừa các giá trị khoa học và kết quá nghiên cứu từ các mô hình kinh nghiệm quản lý, và đánh giá các vấn để nghiên cứu trong phạm vi đề tài rút ra bài học và định hƣớng đề xuất.  Phƣơng pháp quy nạp và nội suy nhằm đề xuất giải pháp 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Xác định và phân tích các vấn đề hiện đang ảnh hưởng tới QLQHXD với sự tham gia cộng đồng tại khu vực hồ Tây - Xây dựng phương hướng tiếp cận, phát huy sự tham gia của cộng đồng trong quản lý quy hoạch, tìm tiếng nói chung đồng thuận của cộng đồng trong các dự án cụ thể. 6. Các khái niệm (thuật ngữ). Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.(Luật Xây Dựng. 2003) Quản lý là thuật ngữ được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Dưới góc độ chung, Quản lý là tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Quản lý đô thị (QLĐT) là một quá trình hoạt động của bộ máy công quyền và các chủ thể có liên quan để đạt mục tiêu đảm bảo cho đô thị phát triển ổn định bền vững trong quá trình tạo dựng môi trường sống thuận lợi cho dân cư đô thị, phù hợp với lợi ích quốc gia, cộng đồng dân cư và mỗi cá nhân. (Luật Xây Dựng. 2003) Quản lý đô thị gồm nhiều lĩnh vực: 5 + Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị. + Quản lý kiến trúc đô thị. + Quản lý di sản văn hóa, lịch sử, di sản kiến trúc và cảnh quan đô thị. + Quản lý nhà ở. + Quản lý xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị... Quản lý quy hoạch xây dựng là một lĩnh vực trong QLĐT nhằm thiết lập, quản lý thực hiện và kiểm soát công tác quy hoạch xây dựng trong đô thị trong các giai đoạn: Lập nhiệm vụ quy hoạch; Lập quy hoạch; Thẩm định và phê duyệt quy hoạch; Thực hiện quy hoạch. Quy hoạch phân khu xây dựng là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị nhằm cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung. (Luật Quy hoạch đô thị, 2009) Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường ( theo Luật bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11) Phát triển bền vững còn được định nghĩa là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 yếu tố, đó là: phát triển kinh tế, công bằng và bảo vệ môi trường” ( theo Hội nghị Johannesburg – 2002) Cộng đồng là thuật ngữ dùng để chỉ nhóm hay tập thể người dân tập hợp thành ..cùng sống trong một khu vực nhất định, có quan hệ tương tác lẫn nhau và cùng nhau chia sẻ lợi ích trong khu vực sinh sống. Bên liên quan là thuật ngữ dùng để chỉ bất cứ cá nhân hoặc nhóm người, cộng đồng, tổ chức nào đó có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi hành động của một tổ chức, ví dụ như: hộ dân, CQĐP, các tổ chức phi chính phủ, các nhà cung cấp v.v. Sự tham gia là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình mà trong đó các bên liên quan có ảnh hưởng và chia sẻ quyền kiểm soát sự phát triển, các quyết định mà ảnh hưởng tới lợi ích chung và riêng xuyên suốt quá trình đó - WB (1996). 6 Sự tham gia cộng đồng là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình mà Chính phủ và cộng đồng cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để cung cấp các dịch vụ đô thị , đảm bảo lợi ích cho tất cả cộng đồng trên vùng, lãnh thổ, khu vực sinh sống.. 7. Cấu trúc luận văn A. Phần mở đầu B. Phần nội dung: gồm 3 chƣơng Chương 1: Hiện trạng QLQHXD tại Hà Nội và khu vực hồ Tây với sự tham gia của cộng đồng. Chương 2: Cơ sở khoa học QLQHXD khu vực hồ Tây với sự tham gia của cộng đồng. Chương 3: Đề xuất giải pháp QLQHXD khu vực hồ Tây với sự tham gia của cộng đồng. C. Phần kết luận và kiến nghị D. Danh mục tƣ liệu và tham khảo E. Phần phụ lục. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 94 C- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận.  Hồ Tây xƣa có rất nhiều làng nghề truyển thống xung quanh ngoại vi khu vực thành Thăng Long, nhƣng qua thời gian, các dấu tích nay đã mai một không còn hình ảnh xƣa bởi làng đã chìm vào trong quá trình đô thị hóa. Ngày nay, khu vực hồ Tây đã thay đổi không còn làng với nhà truyền thống, nhà thấp một tầng, mái ngói dốc. mà vƣơn mình trở thành làng trong đô thị với nhà cao. mái bằng, song phân vùng cao thấp vẫn có thể cảm nhận ngay đƣợc khi đứng ở một phía của hồ Tây.. Xu thế phát triển không ngừng chậm lại. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng đã có nhiều cố gắng trong quá trình QLQHXD. Nhƣng với cái gốc của văn hóa làng xã truyền thống đã mai một và cộng đồng bên trong khu vực cũng đã có sự thay đổi mạnh mẽ về nhu cầu. thì về lâu dài công tác QLQHXD từ phía chính quyền cũng không thể dễ dàng có thể quản lý toàn bộ khu vực theo quy hoạch nếu không thay đổi nếu không có sự ủng hộ từ phía cộng đồng.  Vai trò của cộng đồng trong công cuộc QLQHXD là nội dung khoa học mang tính nhân văn sâu sắc, nó đã đƣợc chứng minh qua thực tế áp dụng ở các nƣớc trên thế giới và bƣớc đầu tại Việt Nam. Việc nghiên cứu QLQHXD theo phƣơng pháp có sự tham gia cộng đồng là phƣơng pháp đi từ dƣới lên, không áp đặt, và tạo nên môi trƣờng dân chủ bình đẳng văn minh thực sự theo đúng chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng. nó có nhiều ƣu điểm bởi sự thích ứng của việc sử dụng không gian có hiệu quả trong điều kiện thực tế, phù hợp với tâm tƣ nguyên vọng của nhân dân, lợi ích của ngƣời dân mà vẫn bảo dảm đƣợc kế hoạch phát triển kinh tế xã hội toàn khu vực. Hơn nữa phƣơng pháp này dẫn tới một sự đồng tình ủng hộ của ngƣời dân và giúp cho công tác quản lý đô thị gặp nhiều thuận lợi.  QLQHXD với sự tham gia cộng đồng chỉ có thể thực hiện đƣợc khi có sự hƣớng dẫn cộng đồng tham gia vào các quá trình quản lý một cách cụ thể. Và thực sự thành công khi mọi quá trình quản lý đƣợc công khai, rõ ràng và minh bạch từ khâu lập quy hoạch, công bố quy hoạch cho đến triển khai thực hiện và giám sát.. 95 Có sự thống nhất và xuyên suốt giữa các bên liên quan trong QLQHXD và đảm bảo và hài hòa mọi lợi ích giữa các bên liên quan.  Việc liên kết cộng đồng là công tác cần có nhiều thời gian để xây dựng, Khả năng thực hiện quản lý quy hoạch với sự tham gia cộng đồng trong khu vực có thể thực hiện đƣợc khi chính quyền và các nhà đầu tƣ phải đóng vai trò là ngƣời liên kết cộng đồng. Kiến nghị Bên cạnh các đề xuất đƣợc nêu ở chƣơng 3, luận văn có một số kiến nghị đối với khu vực hồ Tây nhƣ sau:  Thời gian thảo luận, lấy ý kiến đồi với đồ án QHPK nên kéo dài khoảng 3 tháng để ngƣời dân có thể hiểu và tiếp cận đƣợc để từ đó có những ý kiến cụ thể hơn nữa đối với khu vực.  Cần có những nghiên cứu về công tác ”cộng đồng cùng thiết kế dự án” nhằm một mặt giải quyết trƣớc các vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện, tránh phát sinh, tổn thất và lãng phí nguồn vốn; mặt khác nhằm tạo ra hƣớng nhìn chung, điểm giao nhau về nhu cầu giữa các nhóm cộng đồng trong khu vực  Cải cách bộ máy hành chính ở cấp cơ sở cụ thể là phƣờng. Nâng cao năng lực quản lý của HDND bởi đó là tổ chức do dân bầu ra nêu chịu trách nhiệm tự quản nhiều hơn tại phƣờng với nhiều nội dung công việc hơn/ UBND là đại diện cho thành phố giải quyết các thủ tục hành chính thông thƣờng còn các nhiệm vụ xây dựng phát triển thì nên chuyển về cho HĐND phƣờng đảm trách/  Trong phƣờng nên bỏ cấp tổ dân phố mà chỉ cần có cụm dân cƣ, bởi trong một địa bàn có quy mô không lớn mà có 2 tổ chức của dân cƣ khá tƣơng đồng. Sẽ dẫn tới việc triển khai các chủ trƣơng đƣờng lối chính sách của nhà nƣớc sẽ không kịp thời do sự triển khai qua từng cấp. gây khó khăn cho ngƣời dân khi phải giải quyết các vấn đề về thủ tục hay góp ý xây dựng.. D- TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN MINH HỌA. Tiếng Việt [1] Cục thống kê thành phố Hà Nội (2012), Niên giám thống kê năm 2011, HN [2] Phòng thống kê quận Tây Hồ (2012), Báo cáo kinh tế - xã hội 2012, HN [3] Nguyễn Dƣ Minh (2012), “Mối quan hệ giữa doanh nghiệp, kinh tế đô thị và chính quyền đô thị”, Hội nghị Tƣơng lai đô thị Việt Nam – hành động hôm nay. [4] KTS. Trần Huy Ánh – Đặng Quang Minh (2012) “Tây” tổ chức chợ nông dân ở Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, Hà Nội [5] Bộ xây dựng (2011), QHC xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 [6] Viện QHXD Hà Nội (2012), Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch phân khu đô thị khu vực xung quanh Hồ Tây, tỷ lệ 1/2000 – đề cƣơng xin ý kiến cộng đồng [7] Viện QHXD Hà Nội, (2012), Biên bản hội nghị về việc lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức cá nhân và đại diện cộng đồng dân cư có liên quan đến đồ án QHPK đô thị xung quanh hồ Tây, Hà Nội. [8] Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội (2010), Báo cáo hội nghị tăng cƣờng công tác phối hợp quản lý quy hoạch kiến trúc trên địa bàn thành phố Hà Nội. [9] Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Uẩn (2010) Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, NXB. [10] Nhóm dịch giả (2010), Đại Việt Sử ký toàn thư, NXB Khoa học Hà Nội. [11] KTS Trần Huy Ánh (2010), Trúc Bạch, Hồ Tây những năm tháng chuyện vui buồn, mục Chuyên đề trên tạp chí Ashui.com [12] TS. Nguyễn Ngọc Hiếu (2010), Một số yếu tố chi phối sự lựa chọn các mô hình quản lý đô thị, mục Phản biện trên tạp chí Ashui.com [13] Đào Ngọc Nghiêm (2008), "Thực trạng và yêu cầu mới để phát triển các khu ĐTM tại Hà Nội", Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội. [14] Phạm Trí Minh (2006), “Quy hoạch đô thị qua các thời kỳ”, Quy hoạch xây dựng, (Số 23&24). [15] Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội (2005), Những luận cứ khoa học của công tác quy hoạch và quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch ở Thủ đô Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học. [16] Nguyễn Vinh Phúc (2004), Mặt gương Tây Hồ, NXB Trẻ, Hà Nội [17] Nguyễn Vinh Phúc (2004), Thần tích Hà Nội và tín ngưỡng thị dân, NXB Trẻ, Hà Nội [18] GS.TS.Trần Nghi (2002), Nguồn gốc và lịch sử tiến hóa địa chất- môi trường hồ Tây trong mối quan hệ với hoạt động sông Hồng, NXB, Hà Nội. [19] PTS. Lƣu Minh Trị, Hoàng Tùng chủ biên (1999), Thăng Long Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội [20] Bùi Thiết (1993), Từ điển Hà Nội địa danh – NXB Văn hóa thông tin, HN Tiếng Anh [21] Arnstein, S.R. (1969), "A Ladder of Citizen Participation", Journal of the American Planning Association [22] Glass, J.J. (1979), "Citizen participation in planning: the relationship between objectives and techniques", Journal of the American Planning Association [23] David Sucher - Brian Roberts and Trevor Kanaley edited, (2003) City comforts, how to build an urban village – City Comfort Inc. Seattle [24] Martin-Wood,(2002), Resident participation, social cohesion and sustainability in community renewal, convened by the Australian Institute of Criminology and the Australian Housing and Urban Research Institute and held in Melbourne, Australia [25] ADB - Brian Roberts and Trevor Kanaley edited, (2006) Urbanization and Sustainability in Asia, case studies of good practice. [26] Fung, A. (2006), "Varieties of Participation in Complex Governance", Public Administration Review-Washington Dc [27] Wellington Didibhuku Thwala,(2009), Experiences and Challenges of Community Participation in Urban Renewal Projects The Case of Johannesburg, South Africa, Journal of Construction in Developing Countries [28] Zuzana Klimova (2010), Public Participation in Urban Renewal Projects, International Master’s Programme in Environmental Studies and Sustainability Science (LUMES) [29] Anita Xian (2009) Community involvement in public housing urban regeneration: case studies from Birmingham and Sydne, University of New South Wales [30] Shareen L.A.A Auma (2012), Integrating community participation for urban redevelopment planning in zanzibar town, University of Twente, Enschede - The Netherlands. [31] DELGOSEA (2010) Best Practice Vinh city: Community participation in Upgrading the Old Collective Housing Areas.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất