Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường chi lăng thuộc khu đô thị cổ gia hội – c...

Tài liệu Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường chi lăng thuộc khu đô thị cổ gia hội – chợ dinh, thành phố huế (tt)

.PDF
19
27
122

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI HỒ TRỌNG QUÝ KHÓA: 2011-2013 QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG CHI LĂNG THUỘC KHU ĐÔ THỊ CỔ GIA HỘI – CHỢ DINH, THÀNH PHỐ HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH MÃ SỐ: 60.58.06 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. KTS NGUYỄN VŨ PHƯƠNG Hà Nội, năm 2013 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của khoa đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, sự tận tình giảng dạy của các thầy cô trong suốt khóa học và sự giúp đỡ của bạn bè cùng lớp. Tôi xin trân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. KTS. Nguyễn Vũ Phương đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian thực hiện luận văn và cung cấp nhiều thông tin khoa học có giá trị để luận văn này được hoàn thành. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đa ̣i ho ̣c Kiế n trúc Hà Nô ̣i và Khoa Sau đa ̣i ho ̣c đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo, cán bộ các cơ quan: Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế; Công an Tỉnh Thừa Thiên Huế; UBND thành phố Huế đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập các tài liệu phục vụ luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Hồ Trọng Qúy LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Hồ Trọng Qúy MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục hình minh họa Danh mục các bảng, biể u, sơ đồ A. PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 3 Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................ 3 Giới hạn nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................................... 3 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 4 Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 5 B. PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................... 6 CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƢỜNG CHI LĂNG THUỘC KHU ĐÔ THỊ CỔ GIA HỘI – CHỢ DINH, THÀNH PHỐ HUẾ ....................................................... 6 1.1. Lịch sử phát triển và thực trạng kiến trúc cảnh quan thành phố Huế....6 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển thành phố Huế ..................................... 6 1.1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thành phố Huế .......................................14 1.1.3. Thực trạng về kiến trúc cảnh quan thành phố Huế ............................... 17 1.1.4. Khái quát công tác quản lý kiến trúc cảnh quan ở thành phố Huế ....... 20 1.2. Đặc điểm và thực trạng công tác quản lý kiến trúc cảnh quan đƣờng Chi Lăng ......................................................................................................... 21 1.2.1. Lịch sử, vị trí và giới hạn tuyến đƣờng Chi Lăng ................................. 21 1.2.2. Đặc điểm kiến trúc cảnh quan tuyến đƣờng Chi Lăng ......................... 27 1.2.3. Thực trạng công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đƣờng Chi Lăng ......................................................................................................................... 30 1.3. Các nghiên cứu và dự án liên quan đến đề tài .................................... 40 1.3.1. Các nghiên cứu và kiến trúc cảnh quan ở thành phố Huế..................... 40 1.3.2. Dự án và nghiên cứu liên quan đến đƣờng Chi Lăng ........................... 42 1.4. Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu giải quyết trong luận văn ....... 42 1.4.1. Những tồn tại trong quản lý kiến trúc cảnh quan.................................. 42 1.4.2. Công tác quản lý quy hoạch xây dựng .................................................. 43 1.4.3. Công tác quản lý bảo tồn di sản với sự tham gia của cộng đồng..........43 CHƢƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƢỜNG CHI LĂNG THUỘC KHU ĐÔ THỊ CỔ GIA HỘI – CHỢ DINH, THÀNH PHỐ HUẾ ............................ 46 2.1. Một số thuật ngữ và khái niệm ............................................................ .46 2.1.1. Kiến trúc cảnh quan ............................................................................. .46 2.1.2. Cảnh quan đô thị lịch sử........................................................................ 48 2.1.3. Thiết kế đô thị ....................................................................................... 48 2.1.4. Quản lý kiến trúc cảnh quan ........................................................................49 2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý kiến trúc cảnh quan.................... 49 2.2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trƣờng ......................................................... 49 2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 50 2.2.3. Yếu tố quy hoạch xây dựng đô thị ....................................................... .51 2.2.4. Yếu tố kỹ thuật và công nghệ xây dựng................................................ 52 2.2.5. Yếu tố vai trò cộng đồng ...................................................................... 54 2.3. Cơ sở pháp lý liên quan cảnh quan Đô thị lịch sử thành phố Huế.... 55 2.3.1. Các văn bản và quy phạm pháp luật Việt Nam ..................................... 55 2.3.2. Văn bản thành phố Huế ......................................................................... 56 2.3.3. Thể chế và bộ máy quản lý nhà nƣớc ................................................... 56 2.3.4. Các văn bản, hồ sơ về tuyến đƣờng Chi Lăng ..................................... .57 2.4. Kinh nghiệm quản lý kiến trúc cảnh quan Đô thị lịch sử ................. .60 2.4.1. Kinh nghiệm trong nƣớc ....................................................................... 60 2.4.2. Kinh nghiệm quốc tế....................................................................................62 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƢỜNG CHI LĂNG THUỘC KHU ĐÔ THỊ CỔ GIA HỘI – CHỢ DINH, THÀNH PHỐ HUẾ ................................................................ 66 3.1. Quan điểm và nguyên tắc ...................................................................... 66 3.1.1. Quan điểm ............................................................................................. 66 3.1.2. Nguyên tắc............................................................................................ .67 3.2 Giải pháp tổ chức và quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ............ 68 3.2.1. Quy hoạch phân vùng kiến trúc cảnh quan .............................................. 68 3.2.2. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đƣờng ............................ 69 3.2.3. Một số giải pháp thiết kế đô thị............................................................. 75 3.2.4. Thiết kế quy hoạch bảo tồn và trùng tu các di tích ............................... 85 3.3. Đề xuất một số giải pháp về tổ chức và quản lý .................................. 86 3.3.1. Cải cách thể chế, bộ máy hành chính .................................................... 86 3.3.2. Nâng cao năng lực cán bộ ..................................................................... 87 3.3.3. Mô hình và bộ máy quản lý kiến trúc cảnh quan .................................. 87 3.3.4. Vai trò của cộng đồng trong việc tham gia quản lý kiến trúc cảnh quan ...89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận .......................................................................................................... 92 Kiến nghị ........................................................................................................ 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC PHỤ LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Với những tiềm năng, những điều kiện thuận lợi và nguồn lực sẵn có Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ về mọi mặt. Tốc độ phát triển đô thị của nước ta cũng ngày càng tăng nhanh và mạnh hơn. Tuy vậy, trong xu hướng hội nhập đó để quảng bá hình ảnh đất nước thì việc gìn giữ bản sắc riêng và tạo dựng hình ảnh đô thị có tính đặc trưng là rất quan trọng trong toàn bộ trong quá trình phát triển của mỗi đô thị. Bản sắc riêng của đô thị sẽ được tôn vinh và giữ gìn làm tăng sức hấp dẫn đô thị, hướng đến sự phát triển lâu dài và bền vững. Trong đó thành phố Huế được biết đến với cái tên “cố đô” với nhiều giá trị truyền thống đặc trưng. Cố đô Huế là một trong những đô thị có quỹ kiến trúc di sản giàu có nhất không chỉ trong phạm vi khu vực Đông Nam Á mà còn là một trong những đô thị cổ trên thế giới. Hòa quyện và tôn vinh thêm cho các di sản vật thể đó là kho tàng văn hóa phi vật thể đồ sộ. Huế gánh trên vai một trách nhiệm mới là phải quy hoạch lại không gian đô thị Huế. Vấn đề được đặt ra không gian đô thị Huế phải là một không gian tôn trọng đô thị cũ với nhiều di sản văn hoá nhân loại và dòng sông Hương thơ mộng. Nhiều danh thắng song hành cùng đô thị mới đã góp phần mang lại dấu ấn của thời kỳ phát triển hiện đại. Đó là không gian thân thiện môi trường; số lượng cây xanh ngày càng được tăng cường. Không gian khu đô thị mới của Huế phải là không gian của một thành phố hiện đại với tiêu chí: Phố trong rừng, rừng trong phố. Huế là một thành phố văn hoá và giá trị văn hoá cao nhất là Huế hài hòa với thiên nhiên. Huế không chỉ bó hẹp trong việc bảo tồn các di tích mà còn tập trung vào không gian với con người, gắn kết các di tích, kiến trúc xây dựng, công trình với những ý nghĩa phi vật thể liên quan để tạo ra một cảnh quan văn hoá của một khu di tích. Do đó để quảng bá hình 2 ảnh của Huế cần thiết lập cơ chế hợp tác chặt chẽ giữa 2 ngành Văn hoá và Du lịch để hỗ trợ, bổ sung cho nhau, sáng tạo ra những sản phẩm du lịch - văn hoá mới, đa dạng và hấp dẫn hơn nhằm thu hút du khách. Tuyến đường Chi Lăng trong khu phố cổ Gia Hội được lựa chọn để làm đề tài nghiên cứu. Vì nó hội tụ đầy đủ các yếu tố về vị trí, lịch sử, văn hóa, kinh tế xã hội, kiến trúc. Bản chất tuyến đường này là nơi giao thoa của các thời kỳ lịch sử, bởi vậy nó lưu giữ được các giá trị kiến trúc qua từng thời kỳ. Trước đây tuyến đường Chi Lăng còn có cái tên khác là tuyến phố cổ Gia Hội, là nơi được xem như là một phố thị sầm uất của người Hoa và người Việt nằm bên bờ sông Hương. Tuy nhiên nhìn lại quá trình lịch sử, sự dịch chuyển kinh tế khiến cho tuyến đường Chi Lăng không còn là trung tâm thương mại của khu vực. Nhưng đến nay nó vẫn còn lưu truyền được một số ngành nghề truyền thống, mặt khác văn hóa ẩm thực dần đang hình thành trên tuyến đường thương mại này nên vẫn thu hút được đông đảo khách du lịch. Dọc theo tuyến phố còn giữ được khá nhiều các công trình cổ như các ngôi nhà của người Hoa, các công trình chùa, miếu… cùng các công trình cổ của các ông hoàng, bà chúa. Hiện nay khu vực nghiên cứu là nơi còn diễn ra các hoạt động thương mại sầm uất nhất. Tất cả các yếu tố trên tạo ra được những cảm thụ đặc biệt về con người và lối sông xưa và nay hòa quyện nơi đây. Do đó cùng với việc bảo tồn các di tích, việc quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Chi lăng nhằm trở thành một tuyến đường du lịch thương mại hiệu quả và chứa đựng được các giá trị văn hóa Huế với hình ảnh đặc trưng cũng sẽ góp phần cho sự quảng bá hình ảnh của đô thị Huế. 3 Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Chi Lăng thuộc khu đô thị cổ Gia Hội - Chợ Dinh - Thành phố Huế để từ đó phù hợp với định hướng quy hoạch của Uỷ ban Tỉnh Thừa Thiên Huế. Đối tƣợng nghiên cứu - Công tác quản lý nhà nước về quản lý đô thị di sản. - Công tác quản lý kiến trúc cảnh quan. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực tiễn. Đề xuất các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường trên. Giới hạn nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Quản lý kiến trúc cảnh quan: - Không gian: khu vực tuyến đường Chi Lăng đoạn từ cầu Gia Hội đến đoạn cầu Chợ Dinh thuộc khu ĐTC Gia Hội - Chợ Dinh - Thành phố Huế. - Thời gian: Nghiên cứu trong bối cảnh KTXH giai đoạn 2010 – 2020 và định hướng đến năm 2030 - Thành phố Huế. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng và phối hợp nhiều phương pháp trong quá trình nghiên cứu, có thể nhóm trong các phương pháp nghiên cứu khoa học như sau: - Phương pháp thu thập thông tin: nghiên cứu lịch sử, hồi cố - Phương pháp điều tra khảo sát - Phương pháp tổng hợp, phân tích, đối chiếu so sánh - Phương pháp phân tích quy nạp - Phương pháp thực nghiệm , mô hình hóa Dựa vào các chủ trương , chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam để giải quyết các vấn đề một cách logic và biện chứng. - Phương pháp chuyên gia. 4 Thông qua các ý kiến chuyên gia, tập hợp được trí tuệ của các chuyên gia lĩnh vực quản lý và ý kiến cộng đồng nhằm đua ra những biện pháp quản lý tốt nhất. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Hoàn thiện lý luận và khoa học về quản lý đô thị quản lý kiến trúc cảnh quan ở khu vực đô thị di sản. - Trên cơ sở nghiên cứu thực tế kiến trúc cảnh quan của tuyến đường và dựa vào các văn bản pháp luật của nhà nước, các cơ sở lý thuyết cũng như kinh nghiệm quản lý kiến trúc cảnh quan của một số đô thị trong nước đề tài đã đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Chi Lăng thuộc khu đô thị cổ Gia Hội - Chợ Dinh - Thành phố Huế. - Hoàn thiện lý luận về quản lý kiến trúc cảnh quan, gắn kết các yêu cầu về quy hoạch xây dựng với thiết kế đô thị và quy chế quản lý. Đề xuất đồng bộ hệ thống các giải pháp quản lý, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy và các nguyên tắc kiến trúc cảnh quan trong đô thị để làm căn cứ áp dụng vào thực tiễn. Các đề xuất của đề tài được thực hiện sẽ góp phần vào việc quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Chi Lăng thuộc khu đô thị cổ Gia Hội - Chợ Dinh - Thành phố Huế làm tiền đề cho việc xây dựng và quảng bá hình ảnh đô thị trên phạm vi toàn quốc và trên thế giới, tổ chức được môi trường sống và phát triển kinh tế xã hội phù hợp với nhu cầu hiện tại và định hướng cho tương lai của người dân bản địa mà vẫn gìn giữ được bản sắc đặc trưng của khu vực. Phù hợp với mục tiêu quy hoạch chung của toàn thành phố. 5 Cấu trúc luận văn PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG Chƣơng I TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƢỜNG CHI LĂNG THUỘC KHU ĐÔ THỊ CỔ GIA HỘI – CHỢ DINH, THÀNH PHỐ HUẾ Chƣơng II CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƢỜNG CHI LĂNG THUỘC KHU ĐÔ THỊ CỔ GIA HỘI – CHỢ DINH, THÀNH PHỐ HUẾ Chƣơng II MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƢỜNG CHI LĂNG THUỘC KHU ĐÔ THỊ CỔ GIA HỘI – CHỢ DINH, THÀNH PHỐ HUẾ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  KẾT LUẬN: Xu hướng hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa đang ngày một mạnh mẽ và tác động vào mọi mặt của các đô thị Việt Nam. Để có thể hội nhập nhanh nhất, tiếp thu các thành tựu khoa học, xã hội trên toàn thế giới mà không đánh mất đi giá trị đặc trưng quý giá, Huế cần đặt vấn đề bảo tồn bản sắc lên hàng đầu trong mọi khía cạnh của sự phát triển. Thực hiện công tác quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị nhằm tôn vinh, gìn giữ các giá trị văn hóa, lịch sử, xã hội, quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan của Huế là việc làm cấp thiết. Đối với mỗi khu vực trong thành phố việc phát triển hình ảnh đô thị đặc trưng của khu vực đó càng cần thiết thực hiện hơn, vì mỗi khu vực sẽ góp phần quan trọng vào hình ảnh đặc trưng và quá trình phát triển bền vững của thành phố Huế. Tuyến đường Chi Lăng là tuyến mang trong mình dấu ấn của các thời kỳ lịch sử, là một phố thị sầm uất của người Hoa. Tuyến phố còn lưu giữ được khá nhiều giá trị về kiến trúc và giá trị văn hóa lịch sử. Do đó tuyến đường cũng là một thành tố quan trọng tạo nên hình ảnh đô thị đặc trưng của Huế. Các vấn đề cần giải quyết trong quá trình khẳng định hình ảnh đặc trưng của tuyến phố gìn giữ các không gian đô thị, các công trình kiến trúc, các không gian trống mang trong mình các giá trị vốn có kết hợp với việc cải tạo, làm mới từ các công trình, chi tiết công trình và không gian trống tạo nên tổng thể tuyến đúng theo phong cách và bản sắc của tuyến. Nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất trong việc phát triển lâu dài và bền vững hình ảnh đô thị đặc trưng của tuyến. Bên cạnh những thành công đạt được công tác quản lý KTCQ tại thành phố Huế nói chung và tuyến đường Chi Lăng nói riêng còn những tồn tại như sau: 93 - Nhân sự làm công tác quản lý đô thị tại thành phố, xã phường còn yếu và thiếu , trình độ chuyên môn còn hạn chế và không đủ nhân sự chuyên ngành nên công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn. - Công tác quy hoạch ở đây chưa có chiều sâu, các đồ án quy hoạch được lập nên rồi sau đó điều chỉnh nhiều lần gây khó khăn cho công tác quản lý KTCQ.Việc lập thiết kế đô thị theo quy hoạch không được quan tâm, hầu hết các đồ án quy hoạch đều không có thiết kế đô thị vŕ quy chế quản lý KTCQ đi cůng đã gây nhiều khó khăn trong việc quản lý KTCQ. - Việc cấp giấy phép xây dựng gặp nhiều khó khăn do thủ tục hành chính còn nhiều hạn chế. Ý thức chủ đầu tư trong việc xin giấy phép xây dựng không cao dẫn đến tình trạng công trình xây dựng mạnh ai người đó làm… - Vai trò của cộng đồng, người dân đô thị, các tổ chức liên quan về đô thị chưa cao, Biện pháp phổ biến tuyên truyền về QLĐT chưa đủ tầm để thâm nhập vào cuộc sống của người dân đô thị. Trách nhiệm các chủ thể liên quan đến xây dựng công trình, kiến trúc đô thị và phát triển đô thị chưa được pháp luật định rõ vai trò và trách nhiệm dẫn đến việc chưa chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật. Để tăng cường quản lý KTCQ tuyến đường Chi Lăng thành phố Huế đảm bảo sự phát triển bền vững của đô thị cần xác lập quy chế đầy đủ, hợp lý tăng cường phủ kín quy hoạch chi tiết, tổ chức việc lập quy chế quản lý đô thị. Tăng cường việc thiết kế đô thị. Đổi mới công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch đồn thời ban hành các văn bản pháp quy có thể điều tiết một cách hợp lý việc quản lý kiến trúc đô thị của một TP đang trên đà hội nhập phát triển. Định hướng cho khu vực nghiên cứu trở thành một khu vực phát triển mạnh về du lịch thương mại: - Tạo thành tuyến phố đi bộ với mô hình du lịch mua sắm kết hợp với du lịch thư giãn và du lịch văn hóa lịch sử. 94 - Tạo thành các sản phẩm du lịch từ các ngành nghề truyền thống trên tuyến phố đồng thời kết hợp quảng bá các ngành nghề truyền thống nổi tiếng của Huế tạo nét đặc trưng riêng biệt cho tuyến đường. - Kết hợp các khu vực chức năng khác nhau như các khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp, ẩm thực, khu vực công viên cây xanh, quảng trường bổ trợ cho nhau, tác động qua lại để hướng đến mục đích đạt hiệu quả cao về kinh tế. Đồng thời đáp ứng được nhu cầu cuộc sống người dân bản địa, giải quyết được các vấn đề về việc làm, sức khỏe và sinh hoạt cộng đồng. - Tạo thành các điểm du lịch lễ hội festival mới lạ cho thành phố Huế. Cải tạo được không gian cảnh quan theo định hướng quy hoạch cảnh quan hai bờ sông Hương. Từ những kết quả nghiên cứu đối với tuyến đường Chi Lăng, có thể rút ra những vấn đề áp dụng đối với tuyến phố đặc trưng khác của thành phố Huế. Xác định được những không gian đô thị mang bản sắc riêng, những hình ảnh đô thị đặc trưng của tuyến đường. Quan tâm đúng mức để khuyến khích đầu tư, phát triển kinh tế tạo nên những động lực và điều kiện để người dân sinh sống và làm việc trong khu vực có thể đảm bảo cuộc sống hài hòa với việc gìn giữ, bảo tồn các giá trị và hình ảnh đặc trưng của mỗi tuyến phố. Phát triển đồng bộ mọi mặt tuyến đường đáp ứng yêu cầu phát triển. 95  KIẾN NGHỊ: Về Chính Sách: Tuyến đường là một thành tố quan trọng của đô thị. Tuyến đóng góp vai trò tạo nên bộ mặt cho đô thị cho nên mỗi tuyến đường, cụm các tuyến đường và sự kết hợp tất cả các tuyến đường trong đô thị hiệu quả là yếu tố quyết định sự phát triển chung của mỗi đô thị. Vì vậy cần có các chính sách phát triển đồng bộ và kết hợp, hỗ trợ lẫn nhau cho tuyến đường. + Các chính sách quản lý phát triển tổng thể, chi tiết, khuyến khích, hỗ trợ đầu tư, phát triển kinh tế cho tuyến nghiên cứu và khu vực lân cận. + Các quy định cụ thể trong việc quản lý xây dựng, quy hoạch, kiến trúc, thiết kế đô thị trong khu vực, trên tuyến phố đảm bảo gìn giữ đặc trưng và bản sắc của toàn tuyến, hài h ̣a với bản sắc chung trong cả khu vực. + Có những chương trình chính sách hỗ trợ về nguồn vốn và nhân lực cho những công trình nghiên cứu, tìm hiểu những giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống, khiến trúc, quy hoạch của tuyến phố trong việc bảo tồn, tôn tạo, phát triển bền vững tuyến phố cũng như bảo tồn - phát triển các đặc trưng và bản sắc của tuyến. + Các chính sách thu hút sự tham gia và quyết định của cộng đồng trong toàn bộ quá trình thực hiện các công tác phát triển tuyến phố nhất là công tác thiết kế đô thị cần được thực hiện với sự phối hợp của người dân. Về tổ chức thực hiện: + Chính quyền cơ sở cấp phường là cơ quan quản lý thực hiện theo sự hướng dẫn của cấp Tỉnh và các quy định chung của thành phố. Thực hiện quy hoạch theo đúng Quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2020 điều chỉnh theo Quyết định quyết định số 106 QĐ-TTg ngày 10/8/1999, Thủ tướng Chính phủ và Quy hoạch chi tiết khu dân cư hai phường Phú hiệp, Phú Cát thành phố Huế theo quyết định phê duyệt 2175/QĐ-UBND ngày 04/7/2005 96 của UBND Tỉnh, quy hoạch khu đô thị cổ dọc trục đường Chi Lăng theo quyết định phê duyệt 2176/QĐ-UBND ngày 04/7/2005 của UBND Tỉnh, quy hoạch chung cảnh quan hai bờ sông Hương theo quyết định số 1381/QĐUBND ngày 26/7/2009. + Đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia và sự giám sát của cộng đồng dân cư. Công khai công tác thiết kế đô thị trên cơ sở lấy ý kiến của cộng đồng dân cư. + Thành lập Ban quản lý các dự án về thiết kế đô thị cho tuyến và khu vực Khu phố cũ lân cận. Phương hướng phát triển của luận văn: Phạm vi nghiên cứu mới đầu chỉ có tính chất đề xuất các giải pháp, cần phải nghiên cứu sâu hơn một số vấn đề: + Khảo sát khoa học về bản sắc, đặc điểm riêng của khu đô thị cổ, của tuyến đường Chi Lăng, đánh giá và phân tích hiện trạng của từng công trình và không gian đô thị trên tuyến để có định hướng rõ ràng, cụ thể trong việc gìn giữ và phát triển hình ảnh đô thị đặc trưng của tuyến. + Thống kê, khảo sát các thành phần dân cư sinh sống và làm việc trên tuyến nghiên cứu để đưa ra các những hướng dẫn cải tạo, bảo tồn phù hợp nhất cho từng người dân là chủ sở hữu các công trình trên tuyến thống nhất giữa quản lý, thiết kế và cộng đồng dân cư. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Hải Anh ( 2001) Một số cơ sở quy hoạch kiến trúc để quản lý xây dựng theo quy hoạch không gian kiến trúc trục đường thụy khê, luận văn thạc sỹ ngành quản lý đô thị. 2. Nguyễn Tuấn Anh (2006), Khai thác yếu tố cây xanh, mặt nước trong tổ chức không gian công viên vui chơi giải trí Yên Sở, luận văn thạc sĩ trường đại học kiến trúc Hà Nội 3. Trần thị Vân Anh ( 2001) Quy hoạch và quản lý không gian cảnh quan kiến trúc dọc hai bờ sông Hồng từ Chèm đến cảng Khuyến Lương, Luận văn thạc sỹ Quản lý Đô thị, Hà Nội 4. Đinh văn Bình ( 2007) Quản lý quy hoạch xây dựng tuyến phố Ngô Gia Tự quận Long Biên thành phố Hà Nội, , Luận văn thạc sỹ Quản lý Đô thị, Hà Nội. 5. Nguyễn Thành Công (2010), Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến phố Lê Hoàn – Thành phố Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam , Luận văn thạc sỹ Quản lý Đô thị và công trình, Hà Nội 6. Đào Ngọc Hùng (2005) Nâng cao năng lực bộ máy quản lý quy hoạch – kiến trúc trên địa bàn quận Tây Hồ, Luận văn thạc sỹ Quản lý Đô thị, Hà Nội. 7. Trần Đình Hải ( 2005), Quản lý quy hoạch kiến trúc mặt phố nhà ở liền kề tại Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Quản lý Đô thị, Hà Nội. 8. Hoàng Thanh Hùng (2009) Quản lý kiến trúc cảnh quan bờ bắc sông Hương đoạn từ cầu Bạch Hổ đên cầu Gia Hội, Luận văn thạc sỹ Quản lý Đô thị, Hà Nội. 9. Hàn Tất Ngạn (1992) Khai thác và tổ chức cảnh quan trong sự hình thành và phát triển đô thị Việt Nam, Luận án Phó Tiến Sĩ. 10. Đinh Nguyễn (2008) Giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan tại các nút giao cắt trên tuyến đường vành đai 3, Luận văn thạc sỹ Kiến Trúc, Hà Nội 11. Lê Sơn (2002) Quản lý xây dựng – kiến trúc nhà ở dân tự xây tại Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Quản lý Đô thị, Hà Nội. 12. Đàm Trung Phường (1995) Đô thị Việt nam, Nhà xuất bản xây dựng. 13. Hà Nhật Tân (2006) Từ ý đến hình trong thiết kế cảnh quan, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. 14. Ngô Thế Thi (1997) Giải pháp thẩm mỹ trong kiến trúc cảnh quan, Tạp chí kiến trúc Việt Nam số 4, 5. 15. Đàm Thu Trang (2005) Những cơ sở khoa học để xây dựng nội dung chuyên ngành thiết kế đô thị ở Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ. 16. Đàm Thu Trang (2003) Tổ chức kiến trúc cảnh quan trong các khu ở của Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng sống môi trường đô thị, Luận án Tiến Sĩ. 17. Quyết định của Thủ Tướng chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2020 18. Nghị định 29/2007/NĐ-CP- Về quản lý kiến trúc Đô thị 19. Nghị định 08/2005/NĐ-CP- Về quy hoạch xây dựng Đô thị 20. Kim Quảng Quân (2000) Thiết kế đô thị có minh họa, Nhà xuất bản xây dựng - 2000. Tiếng nước ngoài 21. Adele Feet Bacow(1995), Designing the City – A Guide for Advocat and Public Officials, Island Press, Connecticut Avenue, N.W. Washington, DC. 22. Kenvin Lynch (1960), The Image of the City, The MIT PRESS, Masschusets. 23. Urban Street Landscape (2006). 24. City Landscape Sculpture and Landscape Furniture (2007). 25. Design and example of urban street landscape (2006).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất