Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường bắc sơn thành phố thái nguyên...

Tài liệu Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường bắc sơn thành phố thái nguyên

.PDF
25
142
65

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN VĂN VIỆT QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG BẮC SƠN - TP THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN VĂN VIỆT KHÓA: 2015 - 2017 QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG BẮC SƠN - TP THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.10.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.KTS.VƯƠNG HẢI LONG Hà Nội – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN VĂN VIỆT KHÓA: 2015 - 2017 QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG BẮC SƠN - TP THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.10.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.KTS.VƯƠNG HẢI LONG XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội, 2016 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian được học tập nghiên cứu cùng tập thể lớp CH15QL3 Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn của các quý thầy, quý cô, gia đình, bạn bè cùng các tổ chức, cơ quan để có được thành quả là luận văn nghiên cứu này. Trước tiên, tôi xin gửi lời trân trọng cám ơn đến thầy giáo TS.KTS Vương Hải Long, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, góp ý kiến quý báu và luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu nhà trường, các quý thầy cô đang công tác tại Khoa Sau đại học, các quý thầy cô tham gia giảng dạy và tập thể lớp CH15QL3 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gian đình, bạn bè, đồng nghiệp và các tổ chức, cơ quan đã động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện cũng như cung cấp các số liệu nghiên cứu để giúp tôi hoàn thành luận văn. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Nguyễn Văn Việt LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Bắc Sơn – TP Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi, có số liệu nghiên cứu, khảo sát theo đúng hiện trạng dự án. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Văn Việt MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ MỤC LỤC ....................................................................................................... DANH BẠ CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................... DANH MỤC HÌNH MINH HỌA, SƠ ĐỒ ....................................................... MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Sự cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4 5. Đóng góp của đề tài nghiên cứu.............................................................. 4 6. Những thuật ngữ khoa học dùng trong luận văn ..................................... 5 7. Kết cấu của luận văn............................................................................... 6 CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG BẮC SƠN, TP THÁI NGUYÊN........................... 7 1.1. Khái quát về khu vực tuyến đường Bắc Sơn - TP Thái Nguyên .... 7 1.1.1. Khái quát quá trình phát triển kiến trúc đô thị của TP Thái Nguyên ............................................................................................................... 7 1.1.2. Quá trình phát triển của tuyến đường Bắc Sơn - TP Thái Nguyên ............................................................................................................. 10 1.2. Thực trạng kiến trúc cảnh quan tuyến đường Bắc Sơn- TP Thái Nguyên .................................................................................................... 12 1.2.1. Hiện trạng phân vùng cảnh quan tuyến đường Bắc Sơn - TP Thái Nguyên ................................................................................................. 12 1.2.2. Hiện trạng các công trình kiến trúc tuyến đường Bắc Sơn - TP Thái Nguyên ......................................................................................... 15 1.3. Thực trạng quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Bắc Sơn TP Thái Nguyên...................................................................................... 23 1.3.1. Thực trạng công tác lập quy hoạch và thiết kế đô thị .................. 23 1.3.2. Thực trạng công tác quản lý KTCQ tuyến đường Bắc Sơn - TP Thái Nguyên ......................................................................................... 24 1.3.3. Thực trạng bộ máy quản lý KTCQ tuyến đường Bắc Sơn ........... 25 1.3.4. Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý KTCQ tuyến đường Bắc Sơn - TP Thái Nguyên ................................... 26 1.4. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................................... 27 1.5. Những vấn đề tồn tại cần tập trung nghiên cứu ............................ 29 CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG BẮC SƠN ................................... 33 2.1. Cơ sở lý thuyết trong công tác quản lý kiến trúc cảnh quan......... 33 2.1.1. Cơ sở lý thuyết của kiến trúc cảnh quan ...................................... 33 2.1.2. Cơ sở lý thuyết và nội dung của công tác quản lý kiến trúc cảnh quan...................................................................................................... 34 2.1.3. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý kiến trúc cảnh quan...................................................................................................... 36 2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Bắc Sơn........................................................................................................... 40 2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kiến trúc cảnh quan 40 2.2.2. Định hướng quy hoạch, quy hoạch chi tiết và quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc cảnh quan tuyến đường Bắc Sơn.................................. 43 2.2.3. Quản lý kiến trúc cảnh quan ....................................................... 44 2.2.4. Thiết kế và quy hoạch đô thị ....................................................... 46 2.2.5. Những nguyên tắc chung về công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Bắc Sơn ........................................................................... 49 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến trúc cảnh quản tuyến đường Bắc Sơn, TP Thái Nguyên ............................................................................. 50 2.3.1. Yếu tố điều kiện tự nhiên ............................................................ 50 2.3.2. Yếu tố kinh tế - văn hóa – xã hội ................................................ 51 2.3.3. Yếu tố khoa học kỹ thuật – công nghệ ........................................ 51 2.4. Các bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước về công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường.......................................................... 52 2.4.1. Các bài học kinh nghiệm trong nước........................................... 52 2.4.2. Các bài học kinh nghiệm nước ngoài .......................................... 58 CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG BẮC SƠN TP THÁI NGUYÊN .................................................... 61 3.1. Quan điểm, nguyên tắc quản lý kiến trúc cảnh quan .................... 61 3.1.1. Quan điểm .................................................................................. 61 3.1.2. Nguyên tắc .................................................................................. 62 3.2. Giải pháp cho từng đối tượng của kiến trúc cảnh quan ................ 63 3.2.1. Giải pháp quản lý công trình nhà ở ............................................. 64 3.2.2. Giải pháp quản lý công trình công cộng ...................................... 66 3.2.3. Công trình quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật ........................... 67 3.2.4. Giải pháp quản lýcây xanh đô thị, kè chắn đất cho các khu vực gò đồi chênh cao hai bên đường ................................................................ 67 3.2.5. Giải pháp quản lý sử dụng biển hiệu, biển quảng cáo.................. 70 3.2.6. Giải pháp quản lý vỉa hè ............................................................. 71 3.2.7. Giải pháp quản lý các tiện ích đô thị ........................................... 72 3.3. Giải pháp hoàn thiện bộ máy và tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Bắc Sơn, TP Thái Nguyên 73 3.3.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý kiến trúc cảnh quan .......................... 73 3.3.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý kiến trúc cảnh quan ........................... 75 3.4. Tổ chức thực hiện ............................................................................ 79 3.4.1. Lập kế hoạch thực hiện ............................................................... 79 3.4.2. Tổ chức hoạt động giám sát thực hiện ......................................... 80 3.4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Bắc Sơn có sự tham gia của cộng đồng. ........................... 81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 84 Kết luận ................................................................................................ 84 Kiến nghị .............................................................................................. 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 87 DANH BẠ CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ BXD Bộ Xây dựng CP Chính phủ CTKT Công trình kiến trúc ĐT Đô thị GPMB Giải phóng mặt bằng KTCQ Kiến trúc cảnh quan KTS Kiến trúc sư NĐCP Nghị định chính phủ P Phường QCXDVN Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QĐ Quyết định QH Quy hoạch QHCT Quy hoạch chi tiết TKĐT Thiết kế đô thị TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố TS Tiến sỹ TTG Thủ tướng UB Ủy ban UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC HÌNH MINH HỌA, SƠ ĐỒ Số hiệu hình Tên hình Hình 1.1. Sơ đồ mối quan hệ liên hệ vùng Hình 1.2. Hình ảnh các tuyến đường trong khu trung tâm TP Hình 1.3. Sơ đồ vị trí tuyến đường Bắc Sơn Hình 1.4. Mối liên hệ tuyến đường Bắc Sơn - thành phố Thái Nguyên Hình 1.5. Sơ đồ sử dụng đất tuyến đường Bắc Sơn – Thành phố Thái Nguyên Sơ đồ phân vùng nghiên cứu dự kiến Hình 1.6. Hình 1.7. Hình 1.8. Hình 1.9. Hình 1.10. Hình 1.11. Hiện trạng cao độ chênh lệch trong đoạn 1, tuy chưa có giải pháp thiết kế tạo cảnh quan. Hiện trạng giao thông tại tuyến đường Bắc Sơn Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại tuyến đường Bắc Sơn. Thực trạng vỉa hè tuyến đường Bắc Sơn Hình 1.13. Một số công trình kiến trúc nhà ở của tuyến đường Bắc Sơn, TP. Thái Nguyên Một số công trình thương mại – dịch vụ tuyến đường Bắc Sơn, TP. Thái Nguyên Màu sắc các công trình trên tuyến đường Bắc Sơn Hình 1.14. Vật liệu công trình trên tuyến đường Bắc Sơn Hình 1.15. Hiện trạng cây xanh tuyến đường Bắc Sơn Hình 1.16. Hiện trạng chưa có bố trí, thiết kế, quy hoạch cho các công trình tiện ích như thùng rác, biển quảng cáo công cộng, nhà chờ xe buýt Sơ đồ mô hình thực trạng tổ chức hành chính trong công tác quản lý KTCQ tuyến đường Bắc Sơn, TP Thái Nguyên Hình 1.12. Hình 1.17 Hình 2.1. Hình 2.2. Hình 2.3. Hình 2.4. Hình 2.5. Hình 3.1. Hình 3.2. Hình 3.3. Hình 3.4. Hình 3.5. Hình 3.6. Hình 3.7. Hình 3.8. Hình 3.9. Mô hình tổ chức cộng đồng tham gia trong các họat động quy hoạch bảo tồn và tái phát triển đô thị tại thành phố Kyoto (Nhật Bản) Bản đồ định hướng phát triển không gian tuyến đường Bắc Sơn Tuyến Đường Quang Trung thành phố Thái Nguyên Một góc tuyến đường Phan Đình Phùng – Thành phố Thái Nguyên Tuyến đường Trần Phú – Kim Mã, thành phố Hà Nội Sơ đồ liên hệ về quản lý đối với các đối tượng cần quản lý trong kiến trúc cảnh quan Quy định khoảng lùi công trình xây dựng so với chỉ giới đường đỏ Giải pháp hàng rào cây xanh tạo cảnh quan cho các lô đất biệt thự Giải pháp cây xanh vỉa hè tại đường Bắc Sơn Giải pháp tạo cảnh quan cho taluy chênh cao tại đường Bắc Sơn Bắt buộc áp dụng thiết kế vỉa hè cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng tại đường Bắc Sơn Sơ đồ giải pháp tổ chức hành chính trong công tác quản lý KTCQ tuyến đường Bắc Sơn, TP Thái Nguyên Sơ đồ liên hệ về công tác hoàn thiện cơ chế quản lý KTCQ Sơ đồ liên hệ giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Bắc Sơn có sự tham gia của cộng đồng. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cấp thiết của đề tài nghiên cứu Theo Nhiệm vụ quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Thái Nguyên được xác định nằm trong vùng Thủ đô Hà Nội, thành phố (TP) Thái Nguyên là đô thị hạt nhân của vùng đối trọng phía Bắc. Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035 được phê duyệt tại Quyết định số 2486/QĐ-TTg ngày 20/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định: Xây dựng TP Thái Nguyên là TP sinh thái, có chức năng tổng hợp (quản lý nhà nước, đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học - công nghệ, dịch vụ tài chính, ngân hàng và thương mại). Đây là cơ hội để TP phát triển nhanh và toàn diện trong thời gian tới. Đặc biệt để đảm bảo mục tiêu xây dựng TP Thái Nguyên sinh thái, xanh, có tính đặc trưng cao, có không gian hòa nhập với hệ sinh thái môi trường, tạo dựng những giá trị cảnh quan đặc trưng đậm sắc thái vùng miền; chú trọng thiết lập các không gian mở, khai thác cảnh quan hai bên bờ sông Cầu, tổ chức không gian đi bộ, công viên chuyên đề, quảng trường đô thị với chất lượng kiến trúc được đặt lên vị trí hàng đầu…Đây là nhiệm vụ đặt ra không hề nhỏ đối với công tác quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị của thành phố. [8] Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng cho việc phát triển toàn diện nền kinh tế địa phương gặp không ít khó khăn. TP Thái Nguyên vẫn còn thiếu những khu nhà ở đạt chất lượng, kiến trúc cảnh quan đô thị chưa thống nhất, hài hòa, kiến trúc nhà ở riêng lẻ chưa được định hướng rõ ràng, cảnh quan môi trường chưa có tính thẩm mỹ… Điều đó đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới bộ mặt đô thị của TP và kiến trúc cảnh quan xung quanh. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tồn tại đó là do công tác quản lý còn lỏng lẻo, không có định hướng rõ 2 ràng bằng hệ thống các quy định chi tiết, quy chế quản lý đô thị để hiện thực hóa đồ án quy hoạch, mà điển hình có thể kể đến là kiến trúc cảnh quan tuyến đường Bắc Sơn thuộc phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên, đây là tuyến phố mới nằm tại khu vực trung tâm của TP có quy hoạch đồng bộ là một trong hai dự án tiêu biểu trên địa bàn TP và là dự án trọng điểm của tỉnh. Đường Bắc Sơn có chiều dài 1,23km từ điểm giao với đường Bắc Kạn (khu vực cầu Gia Bẩy) đến điểm cuối tại điểm giao với đường Lương Ngọc Quyến. Là tuyến đường trung tâm của thành phố, tuy nhiên, kiến trúc cảnh quan xung quanh tuyến đường còn những tồn tại sau: các công trình trên cùng trục đường có nhiều loại hình thức kiến trúc, một số công trình có hình thức kiến trúc lai căng, pha tạp, không phù hợp với kiến trúc của các công trình trên cùng tuyến phố, chiều cao tầng của công trình không thống nhất trên toàn tuyến; hệ thống dây điện, dây cáp chưa được đồng bộ, không gian đô thị, cảnh quan môi trường các tuyến đường còn lộn xộn, biển quảng cáo được lắp dựng tự phát, rác thải sinh hoạt để tập trung xuống lòng đường mà không có phương án sử dụng thùng rác tập trung, ý thức cộng đồng chưa cao trong công tác quản lý cảnh quan đô thị,… Một phần nguyên nhân còn những tồn tại đó cũng là do chưa được các cấp chính quyền có thẩm quyền quan tâm. Từ những vấn đề cấp thiết đó, việc chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Bắc Sơn, TP Thái Nguyên” là vô cùng cần thiết và mang tính thiết thực trong việc nâng cao chất lượng quản lý, tìm ra cũng như khắc phục những yếu điểm, đồng thời đảm bảo sự đồng bộ về kiến trúc cảnh quan đô thị của TP và góp phần xây dựng và phát triển bền vững có thể làm cơ sở nghiên cứu để nhân rộng mô hình nghiên cứu quản lý kiến trúc cảnh quan trên phạm vi toàn TP. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: 3 Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Bắc Sơn, phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Chiều dài tuyến đường Bắc Sơn dài 1,23km từ điểm giao với đường Bắc Kạn (khu vực cầu Gia Bẩy) đến điểm cuối tại điểm giao với đường Lương Ngọc Quyến và chiều rộng 2 bên đường từ 35-250m tùy thuộc vào từng khu vực cụ thể. + Phạm vi thời gian: Theo định hướng điều chỉnh quy hoạch chung TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. Theo khảo sát thực tế tại quý 3 và quý 4 năm 2016. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Bắc Sơn, TP Thái Nguyên nhằm đảm bảo theo quy hoạch đã được phê duyệt, bên cạnh đó đảm bảo tính đồng bộ của khu vực, trở thành tuyến đường đô thị kiểu mẫu trên địa bàn TP Thái Nguyên. Tạo tiền đề, là cơ sở để nghiên cứu xây dựng kiến trúc cảnh quan các tuyến đường để nhân rộng mô hình nghiên cứu quản lý trên phạm vi toàn TP. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Đánh giá hiện trạng công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Bắc Sơn, TP Thái Nguyên. - Phân tích các cơ sở lý luận khoa học về kiến trúc cảnh quan tuyến đường Bắc Sơn, TP Thái Nguyên theo các yếu tố thiên nhiên, môi trường đô thị, không gian sống của dân cư và tác động của kiến trúc cảnh quan tới các khu vực xung quanh, từ đó đề xuất các giải pháp mang tính nguyên tắc; 4 - Đề xuất các quan điểm và định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan tuyến đường Bắc Sơn; - Đề xuất các giải pháp về quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường dựa trên các phân tích và đánh giá thực trạng khu vực, tuyến đường. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, khảo sát và thu thập thông tin: Thu thập các văn bản, nghị định, quyết định pháp lý có liên quan đến công tác quản lý kiến trúc cảnh quan, làm tiền đề cho công tác quản lý. Khảo sát hiện trạng kiến trúc cảnh quan tuyến đường để có thông tin chính xác về hiện trạng kiến trúc cảnh quan của tuyến đường. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu đã có trong đó tập trung chủ yếu vào các tài liệu nghiên cứu trực tiếp về kiến trúc cảnh quan tuyến đường. Tổng hợp, đánh giá các kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước về công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường nói riêng, và đô thị nói chung. - Phương pháp phân tích, đánh giá những thông tin, số liệu, dữ liệu, hình ảnh thu được nhằm xác định các nhân tố mang tính quyết định ảnh hưởng đến công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Bắc Sơn. - Phương pháp tiếp cận hệ thống, xin ý kiến chuyên gia về khu vực nghiên cứu và các bài học từ địa phương khác nhằm đưa ra các đề xuất giải pháp. Chuẩn bị các câu hỏi có tính chuyên môn cao để tiến hành trao đổi, phỏng vấn với các chuyên gia về kiến trúc cảnh quan đô thị, giao thông…. 5. Đóng góp của đề tài nghiên cứu Về mặt lý luận: + Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý kiến trúc cảnh quan đường phố 5 + Vận dụng nghiên cứu về quản lý hiệu qủa kiến trúc cảnh quan cho tuyến đường Bắc Sơn, TP Thái Nguyên. Về mặt thực tiễn: + Đánh giá hiện trạng và các tác động của kiến trúc cảnh quan tuyến đường Bắc Sơn, đến các khu vực xung quanh. + Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Bắc Sơn, nói riêng và kiến trúc cảnh quan toàn TP Thái Nguyên. 6. Những thuật ngữ khoa học dùng trong luận văn + Cảnh quan tự nhiên: Tổng hòa các mối quan hệ giữa vật thể hữu hình và vật thể vô hình trên một vùng địa lý (Alexander von Humboldt). Cảnh quan chứa đựng các vật thể thiên nhiên và nhân tạo có ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận của con người. + Kiến trúc cảnh quan: Các hoạt động kiến trúc giải quyết vấn đề liên quan bảo tồn, phục chế cảnh quan môi trường, thiết kế không gian công cộng, công trình kiến trúc,…trong khu vực sống của con người. + Quản lý kiến trúc cảnh quan: Là các hoạt động quản lý các yêu cầu về thiết kế, quy hoạch xây dựng, bảo tồn công trình kiến trúc, cảnh quan và kiểm soát quá trình thực hiện cũng như sự phát triển của kiến trúc cảnh quan trong khu vực nhất định. + Đô thị: Là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của TP; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. 6 + Tầng cao tối đa, tối thiểu: Là quy định số tầng cao tối đa, tối thiểu của công trình xây dựng đối với từng khu vực hoặc lô đất cụ thể. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 03 chương cụ thể như sau: Chương I: Thực trạng công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Bắc Sơn - TP Thái Nguyên Chương II: Cơ sở khoa học của công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Bắc Sơn - TP Thái Nguyên Chương III: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Bắc Sơn - TP Thái Nguyên THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị nói chung và quản lý cảnh quan, kiến trúc đô thị cho các đường phố và tuyến phố trong đô thị là nhiệm vụ rất quan trọng của mỗi địa phương, thành phố trong cả nước, đặc biệt đối với Thái Nguyên khi đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035 tại Quyết định số 2486/QĐ-TTg ngày 20/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định: Xây dựng TP Thái Nguyên là TP sinh thái, có chức năng tổng hợp (quản lý nhà nước, đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học - công nghệ, dịch vụ tài chính, ngân hàng và thương mại) đảm bảo mục tiêu xây dựng TP Thái Nguyên sinh thái, xanh, có tính đặc trưng cao, có không gian hòa nhập với hệ sinh thái môi trường, tạo dựng những giá trị cảnh quan đặc trưng đậm sắc thái vùng miền. Thành phố Thái Nguyên có nhiều tuyến đường chính như đường Quang Trung, Cách Mạng Tháng Tám, đường Hoàng Văn Thụ, đường Đội Cấn, Đường Hùng Vương…..là các tuyến đường chính, lớn và lâu đời, đa phần chưa có quy hoạch chi tiết cũng như quy chế quản lý kiến trúc cảnh quan cho toàn tuyến thiếu định hướng để quản lý. Để đáp ứng được các mục tiêu đề ra cần có cả một kế hoạch chiến lược và mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn. Luận văn đề tài về quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Bắc Sơn thành phố Thái Nguyên là nghiên cứu phân tích cho thấy dù là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh, được sự quan tâm đặc biệt của các cấp chính quyền, nhưng dự án chính thức được phê duyệt từ năm 2008 tại Quyết định số 3299/QĐ-UBND ngày 19/12/2008và điều chỉnh dự án được duyệt tại Quyết định 2688/QĐ-UBND ngày 9/10/2015 của UBND tỉnh Thái Nguyên,đến cuối năm 2016 dự án này mới cơ bản hoàn thành, tuy nhiên thực 85 trạng về kiến trúc cảnh quan tuyến đường còn nhiều vấn đề bất cập, đồng thời làm rõ những yếu tố tác động đến công tác quản lý kiến trúc cảnh quan, đối tượng được quản lý gồm công trình nhà ở; công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình tiện ích, hệ thống cây xanh, biển hiệu quảng cáo, màu sắc vật liệu,…Từ đó, đề xuất các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Bắc Sơn, TP Thái Nguyên nhằm đảm bảo theo quy hoạch đã được phê duyệt.Bên cạnh đó, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất cũng như tính thẩm mỹ cảnh quan, giúp tuyến đường trở thành tuyến đường đô thị kiểu mẫu trên địa bàn TP Thái Nguyên là một nội dung tham khảo để góp phần cải thiện quản lý cảnh quan cho các tuyến phố trên toàn thành phố phát triển theo đúng định hướng TP sinh thái như đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP đến năm 2035 đã đề ra. Kiến nghị Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, xã hội, Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng đang ngày càng học tập và phát huy những giá trị to lớn trên thế giới vào công cuộc quy hoạch và quản lý đô thị được văn minh, bền vững và gắn liền với tiêu chí không gian xanh. Tuy nhiên, việc quản lý kiến trúc cảnh quan, không gian xanh hiện nay vẫn còn có những bất cập và không hợp lý như văn bản chồng chéo, bổ sung quá nhiều lần, nhiều nội dung không được đề cập, trong khi có nhiều nội dung đã đề cập thì lại quá dàn trải, không có tính chất dài hạn hay đón đầu, và phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, tác giả xin có một số kiến nghị như sau: - Về phía nhà nước: Ban hành các quy chế, quy định và nghị định thống nhất, phù hợp với nội dung phát triển, tránh các sửa đổi bổ sung quá nhiều lần, khiến cho thực tế chưa kịp thay đổi theo Nghị định cũ thì đã có những quy định hoặc nghị định mới ra, chồng chéo và làm cho các cơ quan ban ngành địa phương khó theo kịp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất