Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý kiến trúc cảnh quan khu vực hồ trung tâm thị trấn sa pa, huyện sa pa, tỉ...

Tài liệu Quản lý kiến trúc cảnh quan khu vực hồ trung tâm thị trấn sa pa, huyện sa pa, tỉnh lào cai

.PDF
24
159
86

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI BÙI ĐỨC MẠNH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU VỰC HỒ TRUNG TÂM THỊ TRẤN SA PA, HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH B GIÁO D C ÀO T O TR B XÂY D NG NG Đ I H C KI N TRÚC HÀ N I Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI BÙI ĐỨC MẠNH KHÓA 2016 - 2018 QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU VỰC HỒ TRUNG TÂM THỊ TRẤN SA PA, HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. KHUẤT TÂN HƯNG Hà Nội - 2018 LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, trước tiên cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới tập thể các thầy, cô giáo là giảng viên Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu về chuyên ngành Quản lý đô thị & công trình trong suốt thời gian tôi học tập tại Trường. Điều này giúp tôi tự tin và vững vàng hơn để tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi và phát triển sự nghiệp. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS. Khuất Tân Hưng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và cung cấp cho tôi nhiều thông tin khoa học có giá trị trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này. Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Xây dựng Lào Cai; Sở Giao thông; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Kế hoạch và Đầu tư Lào Cai; Viện quy hoạch kiến trúc Lào Cai; Phòng Quản lý đô thị; Phòng Địa chính – Xây dựng huyện Sa Pa đã cung cấp cho tôi những thông tin chi tiết, cụ thể để tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.\ Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Đức Mạnh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Đức Mạnh MỤC LỤC: Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các hình ảnh MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 * Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 * Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 2 * Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3 * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................. 3 * Những khái niệm khoa học, thuật ngữ dùng trong luận văn .................. 3 NỘI DUNG ................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU VỰC HỒ TRUNG TÂM THỊ TRẤN SA PA, HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI............................................................................................ 6 1.1. Giới thiệu chung về thị trấn Sa Pa....................................................... 6 1.1.1. Vị trí địa lý và mối liên hệ vùng. ------------------------------------------ 6 1.1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của thị trấn Sa Pa --------- 7 1.1.3. Điều kiện tự nhiên của thị trấn Sa Pa ------------------------------------- 8 1.1.4. Điều kiện văn hóa xã hội ------------------------------------------------- 15 1.2. Thực trạng Kiến trúc cảnh quan khu vực Hồ trung tâm thị trấn Sa Pa. .............................................................................................................. 18 1.2.1. Vị trí của khu vực Hồ trung tâm trong thị trấn Sa Pa. ---------------- 18 1.2.2. Thực trạng kiến trúc khu vực Hồ trung tâm. -------------------------- 19 1.2.3. Thực trạng công viên cây xanh khu vực Hồ trung tâm--------------- 21 1.2.4. Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật. ---------------------------------- 22 1.2.5. Đánh giá chung về kiến trúc cảnh quan khu vực Hồ trung tâm. ---- 24 1.3. Thực trạng công tác quy hoạch, quản lý kiến trúc cảnh quan tại khu vực hồ trung tâm thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. .................... 25 1.3.1. Công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị, quy chế quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị liên quan khu vực nghiên cứu. ------------------ 25 1.3.2. Công tác quản lý thực hiện quy hoạch đô thị, kiến trúc cảnh quan khu vực Hồ trung tâm thị trấn Sa Pa --------------------------------------------------- 27 1.3.4. Cơ cấu bộ máy quản lý quy hoạch, kiến trúc cảnh quan đô thị ----- 30 1.3.5. Sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý và thực hiện quy hoạch, kiến trúc cảnh quan đô thi-------------------------------------------------- 30 1.4. Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc cảnh quan khu vực Hồ trung tâm thị trấn Sa Pa ........................................ 31 1.4.1. Về quy hoạch, kiến trúc cảnh quan ------------------------------------- 31 1.4.2. Công tác quản lý thực hiện quy hoạch, kiến trúc cảnh quan đô thị - 32 1.4.3. Về cơ chế chính sách ----------------------------------------------------- 32 1.4.4. Về tổ chức bộ máy -------------------------------------------------------- 32 1.4.5. Sự tham gia của cộng đồng ---------------------------------------------- 33 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU VỰC HỒ TRUNG TÂM THỊ TRẤN SA PA, HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI. ................................................................................. 34 2.1. Cơ sở lý luận quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị ............................ 34 2.1.1. Lý thuyết về hình ảnh đô thị. -------------------------------------------- 34 2.1.2. Hình ảnh đặc trưng và bóng dáng đô thị (Siloet) --------------------- 35 2.2 Cơ sở pháp lý kiến trúc cảnh quan khu vực Hồ trung tâm thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. ..................................................................... 35 2.2.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan. -------------------------------------------------------------------------- 35 2.2.2. Định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực Hồ trung tâm thị trấn Sa Pa theo quy hoạch đô thị được phê duyệt. -------------- 38 2.3. Các yếu tố tác động đến kiến trúc cảnh quan khu vực Hồ trung tâm thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. .................................................. 41 2.3.1. Điều kiện tự nhiên -------------------------------------------------------- 41 2.3.2.Điều kiện văn hóa xã hội. ------------------------------------------------- 42 2.3.3. Điều kiện về kinh tế------------------------------------------------------- 44 2.3.4. Qúa trình đô thị hóa ------------------------------------------------------- 45 2.3.5. Yếu tố về thụ cảm kiến trúc cảnh quan --------------------------------- 45 2.3.6. Những yếu tố về khoa học kỹ thuật ------------------------------------- 47 2.3.7. Quy hoạch và quy chế quản lý kiến trúc cảnh quan ------------------ 48 2.3.8. Cơ chế quản lý, khai thác và sử dụng ---------------------------------- 48 2.3.9. Vai trò của cộng đồng ---------------------------------------------------- 49 2.4. Kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý kiến trúc cảnh quan của các thành phố trên thế giới và trong nước ................................................... 51 2.4.1. Kinh nghiệm trong nước ------------------------------------------------- 51 2.4.2. Kinh nghiệm nước ngoài ------------------------------------------------- 55 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU VỰC HỒ TRUNG TÂM THỊ TRẤN SA PA, HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI. ................................................................................................... 60 3.1. Quan điểm và nguyên tắc quản lý kiến trúc cảnh quan khu vực Hồ trung tâm thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai ................................. 60 3.1.1. Quan điểm------------------------------------------------------------------ 60 3.1.2. Nguyên tắc ----------------------------------------------------------------- 61 3.2. Giải pháp bổ xung các quy hoạch xây dựng đô thị và thiết kế đô thị. ......................................................................................................................... 62 3.2.1 Bổ xung quy hoạch phân khu -------------------------------------------- 62 3.2.2 Bổ xung quy hoạch chi tiết ----------------------------------------------- 62 3.2.3 Bổ xung thiết kế đô thị ---------------------------------------------------- 63 3.3. Giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan............................................. 67 3.3.1 Giaỉ pháp quản lý công viên và cây xanh ------------------------------- 67 3.3.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng ------------------------------------------------ 68 3.3.3. Giải pháp về hệ thống chiếu sáng --------------------------------------- 69 3.3.4. Giải pháp quản lý mặt trước nhà ở khu vực Hồ trung tâm thị trấn Sa Pa.-------------------------------------------------------------------------------------- 69 3.3.5. Giải pháp quản lý hoạt động quảng cáo. ------------------------------- 70 3.4. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý ................................................ 70 3.4.1 Đề xuất tổ chức bộ máy quản lý ----------------------------------------- 70 3.4.2 Các biện pháp để nâng cao năng lực quản lý đô thị ------------------- 72 3.5. Giải pháp về cơ chế chính sách .......................................................... 74 3.5.1 Xây dựng và phê duyệt chương trình phát triển đô thị ---------------- 74 3.5.2 Chính sách về thu hút đầu tư và huy động nguồn lực ----------------- 74 3.5.3. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích quản lý kiến trúc cảnh quan gắn với phát triển du lịch --------------------------------------------------------------------- 75 3.6. Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quản lý ............................................................................................................ 76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 82 1. Kết luận ................................................................................................... 82 2. Kiến nghị ................................................................................................. 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ TP Thành phố QL Quốc lộ QLĐT Quản lý đô thị UBND Uỷ ban nhân dân UBTVQH Uỷ ban thường vụ quốc hội TT- BXD Thông tư- Bộ xây dựng ND- CP Nghị định- Chính phủ QĐ- BXD Quyết định- Bộ xây dựng QCVN Quy chuẩn Việt Nam DANH MỤC HÌNH VẼ Số hiệu Hình 1.1 Nội dung Sơ đồ vị trí của huyện Sa Pa và vùng phụ cận trong vùng tỉnh Lào Cai Trang 6 Hình 1.2 Sa Pa qua các thời kỳ lịch sử 7 Hình1.3 Tuyết rơi ở Sa Pa năm 2016 8 Hình 1.4 Sơ đồ địa hình huyện Sa Pa 10 Hình 1.5 Lễ cấp sắc của người Dao 16 Hình 1.6 Lễ hội Gầu Tào của người Mông tại Sa Pa 17 Hình 1.7 Vị trí khu vực Hồ trung tâm trong thị trấn Sa Pa. 18 Hình 1.8 Nhà ở đường Điện Biên Phủ 19 Hình 1.9 Hình ảnh khu hành chính. 19 Hình 1.10 Khu vực thể dục thể thao 20 Hình 1.11 Biển quảng cáo trên phố Ngũ Chỉ Sơn 20 Hình 1.12 Khu đất xây dựng Trung tâm thương mại chưa được ĐTXD. Cây xanh đặc trưng Sa Pa. 21 Hình 1.13 Cây xanh công cộng chưa hiệu quả 21 Hình 1.14 Các tuyến đường khu vực Hồ trung tâm 23 Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan thuộc đồ án Quy hoạch xây dựng Tổ hợp dịch vụ cao cấp. Tiểu cảnh khu Quảng trường thuộc đồ án Quy hoạch Hình 1.16 xây dựng Tổ hợp dịch vụ cao cấp. Hình ảnh báo cáo quy hoạch có sự tham gia của cộng Hình 1.17 đồng. Hình 1.15 41 44 51 Hình 1.18 Hình ảnh đô thị Đà Lạt 52 Hình 1.19 Hình ảnh Phố cổ Hội An 53 Hình 1.20 Hình ảnh đô thị Philippin 55 Hình 1.21 Hình ảnh đô thị Singapore 57 Hình 1.22 Hình ảnh đô thị Malaysia 57 Hình 1.23 Thiết kế tôn trọng địa hình 65 Hình 1.24 Bảo vệ điểm quan sát 66 Hình 1.25 Kiến trúc công trình gắn với văn hóa bản địa 67 Hình 1.26 Công viên và không gian mở thị trấn Sa Pa 69 1 MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài Đô thị Sa Pa nằm ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Đô thị Sa Pa có độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km và 376 km tính từ Hà Nội. Tuyến đường chính từ TP Lào Cai lên Sa Pa là QL 4D và tiếp tục kết nối huyện với khu vực Phong Thổ tỉnh Lai Châu hoặc kết nối với đường QL32 ở Huổi Ke và trở về Hà Nội. Sa Pa có khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh năm. Thời tiết tại đô thị một ngày có đủ bốn mùa. Sa Pa còn là một trong những nơi hiếm hoi của Việt Nam có tuyết, với đặc điểm đó vào thập niên 1940, người Pháp đã quy hoạch, xây dựng Sa Pa thành nơi nghỉ mát, điều dưỡng khá lý tưởng. Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch Quốc gia Sa Pa tỉnh Lào Cai đến năm 2030 nhằm phát triển khu du lịch Sa Pa hiện nay trở thành khu du lịch Quốc gia và thu hút khoảng 5,2 triệu lượt du khách vào năm 2030. Theo đó, mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, Khu du lịch Quốc gia Sa Pa đáp ứng các tiêu chí và được công nhận là Khu du lịch Quốc Gia; Trước năm 2030, Khu du lịch quốc gia Sa Pa trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ Quốc gia, Quốc tế với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế. Song hành với sức ép thực trạng phát triển về du lịch và đầu tư xây dựng, đô thị hóa lan nhanh, mạnh và rộng là động lực cho phát triển kinh tế xã hội, mang lại diện mạo mới cho đô thị nhưng đồng thời cũng để lại những bất cập, trong đó có việc tác động tiêu cực, không tốt đến cảnh quan thiên nhiên, không gian mặt nước, hệ sinh thái bị phá hủy và chưa khai thác được đặc thù 2 về cảnh quan thiên nhiên, không gian kiến trúc, cảnh quan chưa hài hòa phù hợp. Do vậy, việc nghiên cứu đề xuất đồng bộ các giải pháp để quản lý kiến trúc cảnh quan cho khu vực Hồ trung tâm thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo quy hoạch, nhằm tạo diện mạo đẹp cho không gian kiến trúc cảnh quan đô thị, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân và phát triển du lịch. * Mục tiêu nghiên cứu + Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu đề xuất đồng bộ các giải pháp để quản lý kiến trúc cảnh quan Hồ trung tâm thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai nhằm tạo diện mạo đẹp cho không gian kiến trúc, cảnh quan hồ trung tâm. Đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị, cũng như các nhu cầu về phát triển dịch vụ thương mại, du lịch, giải trí, nghỉ ngơi của người dân trong khu vực và tạo tiền đề cho phát triển bền vững. + Mục tiêu cụ thể: - Xây dựng quan điểm và nguyên tắc quản lý kiến trúc cảnh quan Hồ trung tâm thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai - Đề xuất mô hình quản lý kiến trúc cảnh quan Hồ trung tâm thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai - Đề xuất các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan Hồ trung tâm thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý kiến trúc, cảnh quan Hồ trung tâm thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai - Phạm vi nghiên cứu: Là khu vực trung tâm hành chính hiện hữu, thuộc địa giới hành chính thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. 3 - Diện tích nghiên cứu khoảng: 26.5 ha - Ranh giới được xác định như sau: + Phía Đông giáp phố Xuân Viên + Phía Nam giáp đường Thạch Sơn + Phía Bắc và Tây Bắc giáp đường quốc lộ 4D (đường Điện Biên Phủ) * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận hệ thống trong việc khảo sát, thu thập thông tin, số liệu liên quan đến đề tài. - Thống kê và xử lý số liệu, kết quả khảo sát - Nghiên cứu các mô hình tương tự trong nước và quốc tế để rút ra những kinh nghiệm áp dụng cho khu vực Hồ trung tâm thị Trấn Sa Pa. - Tổng hợp, đề xuất các giải pháp để quản lý, kết luận và kiến nghị. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Đề xuất đồng bộ hệ thống các giải pháp quản lý, đề xuất tổ chức bộ máy quản lý và các nguyên tắc quản lý kiến trúc, cảnh quan trong đô thị để làm căn cứ áp dụng vào thực tiễn. - Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng hệ thống các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan trên địa bàn cụ thể là khu vực Hồ trung tâm thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai qua đó có thể tham khảo để áp dụng ở một số khu vực khác. * Những khái niệm khoa học, thuật ngữ dùng trong luận văn • Cảnh quan đô thị: Là môi trường nhân tạo và là hình ảnh con người thu nhận được qua tiếp xúc với không gian đô thị. Cảnh quan đô thị bao gồm: Cảnh quan thiên nhiên, công trình xây dựng và hoạt động của con người. + Cảnh quan thiên nhiên: Là trạng thái hoàn cảnh tự nhiên sẵn có của đô thị đó là núi sông, mặt nước, địa hình, địa mạo, điều kiện khí hậu và những đặc trưng hoàn cảnh đô thị chịu ảnh hưởng của những yếu tố đó.[2] 4 + Công trình xây dựng: Là hình ảnh chủ yếu của đô thị, bao gồm các kiến trúc mới và cũ của đô thị, đường viền đô thị hình thành bởi quần thể kiến trúc, các không gian công cộng và các tác phẩm nghệ thuật trong môi trường đô thị.[2] + Hoạt động của con người: Là phản ánh cuộc sống hàng ngày của người dân đô thị, thông qua lối sống, phong tục tập quán của địa phương.[2] Việc tổ chức tổng hợp và vận dụng một cách hợp lý ba yếu tố nói trên có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến chất lượng hình ảnh đô thị và môi trường đô thị.[21] Sơ đồ (a): Sơ đồ các yếu tố tác động đến cảnh quan đô thị Cảnh quan thiên nhiên Cảnh quan đô thị Hoạt động con người Sinh hoạt Công trình xây Lao động , sản suất Đi Các loại Công lại, công trình các trình hạ tầng hoạt kiến kỹ động trúc thuật khác • Kiến trúc cảnh quan : Là không gian vật thể đô thị được xác định bởi các yếu tố cấu thành gồm: Nhà, công trình kỹ thuật, công trình nghệ thuật, quảng cáo và không gian công cộng. Kiến trúc cảnh quan là hoạt động định hướng của con người để tạo lập môi trường cân bằng, tổng hòa giữa thiên nhiên và hoạt động của con người và các không gian vật thể được xây dựng. Kiến trúc cảnh quan được thực hiện thông qua hai lĩnh vực là quy 5 hoạch cảnh quan và thiết kế cảnh quan. Hai nội dung này được thực hiện lồng ghép trong đồ án quy hoạch đô thị.[1] Sơ đồ (b): Sơ đồ các yếu tố cấu thành kiến trúc cảnh quan Không gian vật thể Nhà Công trình Công trình Quảng cáo Không kỹ thuật nghệ thuật chiếu sáng gian công • Quản lý kiến trúc cảnh quan: Là một trong những nội dung của công tác quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị, nó góp phần tạo lập hình ảnh cấu trúc không gian của đô thị, kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo xác lập trật tự đô thị, nhằm nâng cao chất lượng sống. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Đô thị Sa Pa là đô thị du lịch, nghỉ dưỡng, khám phá tầm cỡ quốc gia, quốc tế, mang đậm bản sắc cảnh quan thiên nhiên, văn hóa bản địa và di sản kiến trúc, là trung tâm kinh tế, văn hóa, cầu nối giao thương trọng điểm của tỉnh Lào Cai và vùng Tây Bắc của Việt Nam. Để phát huy được các tiêu chí trên thì nội dung giữ gìn và phát triển kiến trúc cảnh quan là hết sức quan trọng, nó cùng với bản sắc, văn hóa sẽ quyết định tương lai du lịch của địa phương. Từ các vấn đề cần giải quyết, cùng các vấn đề nghiên cứu các chính sách, quy định, các kinh nghiệm thu thập học hỏi trong và ngoài nước làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan khu vực Hồ trung tâm thị trấn Sa Pa nói riêng và khu du lịch Sa Pa nói chung. Trên cơ sở các quy định chung có tính nguyên tắc thì cũng cần có những yếu tố vận dụng để phù hợp với thực tế nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất của công tác quản lý kiến trúc cảnh quan trong đô thị. Nghiên cứu cũng chi rõ, để quản lý kiến trúc cảnh quan tốt đạt hiệu quả cao cần có một chính quyền mạnh, có năng lực đồng thời phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư và du khách. Từ đó nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp khu vực Hồ trung tâm thị trấn Sa Pa từ những giaỉ pháp tổng thể đến những giải pháp cụ thể để có tính ứng dụng cao trong thực tế. Cụ thể gồm các giải pháp cơ bản sau: * Giaỉ pháp quản lý kiến trúc cảnh quan - Giaỉ pháp quản lý cảnh quan công viên và cây xanh - Giaỉ pháp về cơ sở hạ tầng - Giaỉ pháp về hệ thống chiếu sáng - Giaỉ pháp quản lý hoạt động quảng cáo 83 - Giaỉ pháp quản lý mặt trước nhà ở trên phố Ngũ Chỉ Sơn * Giaỉ pháp về tổ chức bộ máy quản lý - Thành lập đội kiểm tra quy tắc huyện Sa Pa - Thành lập đội văn minh đô thị trực thuộc UBND thị trấn Sa Pa - Các biện pháp để nâng cao năng lực quản lý đô thị. * Giaỉ pháp về cơ chế chính sách - Chính sách về thu hút đầu tư và huy động nguồn lực - Chính sách hỗ trợ, khuyến khích quản lý kiến trúc cảnh quan gắn với phát triển du lịch * Giaỉ pháp huy động sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quản lý - Huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác quy hoạch - Huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý đầu tư, khai thác sử dụng - Huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm - Tuyên truyền để nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc gìn giữ và phát triển các giá trị của cảnh quan đô thị du lịch Sa Pa 2. Kiến nghị a) Về mặt nghiên cứu: Cần tiếp tục có sự điều tra, khảo sát, đánh giá và bổ sung đầy đủ thông số và dữ liệu để nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết hơn đối với các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan khu vực Hồ trung tâm thị trấn Sa Pa b) Đối với các cấp chính quyền - Đối với UBND tỉnh Lào Cai + Ưu tiên nguồn vốn hàng năm cho công tác lập quy hoạch đặc biệt là thiết kế đô thị. 84 + Thành lập Hội đồng Kiến trúc quy hoạch cấp tỉnh + Cho phép thành lập các Đội quy tắc đô thị huyện và Đội văn minh đô thị của thị trấn để phù hợp với thực tế trong quá trình quản lý - Đối với UBND huyện Sa Pa + Tuyên truyền giáo dục người dân về tầm quan trọng, giá trị của kiến trúc cảnh quan để mọi người cùng bảo vệ, giữ gìn và phát huy những nét đặc trưng của khu vực + Triển khai các đề án văn hóa- văn minh đô thị để phát huy hết vai trò của cộng đồng trong quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất