Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý kiến trúc cảnh quan dọc hai bờ sông như ý, thành phố huế (đoạ...

Tài liệu Quản lý kiến trúc cảnh quan dọc hai bờ sông như ý, thành phố huế (đoạn từ cầu đập đá đến cầu vân dương) (tt)

.PDF
15
163
148

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ................................... TRẦN DUY KHIÊM KHÓA 2011-2013 QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN DỌC HAI BỜ SÔNG NHƯ Ý, THÀNH PHỐ HUẾ ( ĐOẠN TỪ CẦU ĐẬP ĐÁ ĐẾN CẦU VÂN DƯƠNG ) Chuyên ngành : Quản lý đô thị & công trình Mã số : 60.68.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ HỮU PHÚ Hà Nội - Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ................................... TRẦN DUY KHIÊM KHÓA 2011-2013 QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN DỌC HAI BỜ SÔNG NHƯ Ý, THÀNH PHỐ HUẾ ( ĐOẠN TỪ CẦU ĐẬP ĐÁ ĐẾN CẦU VÂN DƯƠNG ) Chuyên ngành : Quản lý đô thị & công trình Mã số : 60.68.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ HỮU PHÚ Hà Nội - Năm 2013 LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn Ban Giám Hiệu, Khoa sau đại học – Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, các thầy cô, cán bộ giảng dạy trong thời gian học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn khoa học TS Đỗ Hữu Phú đã theo sát, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành các thầy cô trong hội đồng khoa học, những người đã góp ý về chuyên môn cũng như gợi mở cho tôi những ý tưởng trong quá trình hình thành luận văn này. Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc. 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Ngoại trừ các số liệu, kết quả trích dẫn cụ thể, thì mọi nội dung cũng như kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Học viên Trần Duy Khiêm 3 PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 Mục đích nghiên cứu: ..................................................................................... 2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................ 2 Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................ 3 Nội dung nghiên cứu: ...................................................................................... 3 Ý nghĩa khoa học của đề tài : ......................................................................... 3 CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN DỌC HAI BỜ SÔNG NHƢ Ý .................................. 4 1.1 Tổng quan về sông Nhƣ Ý .................................................................... 4 1.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên của sông Như Ý .............................. 4 1.1.2 Các giá trị khác biệt tạo nên kiến trúc cảnh quan của sông Như Ý...... 6 1.1.3 Vị trí và giới hạn của khu vực nghiên cứu ........................................... 7 1.1.4 Thực trạng cảnh quan thiên nhiên của sông Như Ý ............................. 8 1.1.5 Thực trạng kiến trúc công trình dọc 2 bờ sông Như ý ....................... 12 1.1.6 Thực trang giao thông đường thủy trên sông Như ý .......................... 22 1.1.7 Thực trạng chiếu sáng dọc bờ sông Như Ý ........................................ 22 1.2 Thực trạng công tác quy hoạch xây dựng và thiết kế kiến trúc cảnh quan trên sông Nhƣ Ý ................................................................................... 24 1.2.1 Thực trạng công tác quy hoạch xây dựng ven sông Như Ý ............... 24 1.2.2 Thực trạng công tác thiết kế kiến trúc cảnh quan ven sông Như ý .... 28 1.3 Thực trạng công tác quản lý kiến trúc cảnh quan sông Nhƣ Ý.......... 30 1.3.1 Thực trạng bộ máy quản lý kiến trúc cảnh quan ................................ 30 1.3.2 Về ban hành cơ chế chính sách........................................................... 31 1.3.3 Công tác quản lý hiện nay .................................................................. 32 1.3.4 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý kiến trúc cảnh quan.......... 33 4 1.3.5 Những vấn đề cần giải quyết trong công tác quy hoạch và quản lý kiến trúc cảnh quan dọc 2 bờ sông Như Ý .......................................................... 34 CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN SÔNG NHƢ Ý................................................................................... 36 2.1. Chiến lƣợc phát triển đô thị Huế và kế thừa phát triển kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông giai đoạn 2000-2020. ................................................ 36 2.2 Cơ sở pháp lý quản lý kiến trúc cảnh quan sông Nhƣ Ý .................... 37 2.2.1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ......................................... 37 2.2.2 Định hướng về quy hoạch và quy chế quản lý ................................... 41 2.3 Các yếu tố tác động đến kiến trúc cảnh quan sông Nhƣ Ý ................. 44 2.3.1 Yếu tố tự nhiên ................................................................................... 44 2.3.2 Yếu tố về bản sắc văn hóa, tín ngưỡng ............................................... 47 2.4 Các yếu tố tác động đến quản lý kiến trúc cảnh quan sông Nhƣ ý .... 49 2.4.1 Yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội ............................................................ 49 2.4.2 Yếu tố quy hoạch ................................................................................ 51 2.4.3 Yếu tố quản lý ..................................................................................... 51 2.4.4 Yếu tố khoa học, kỹ thuật ................................................................... 52 2.4.5 Vai trò của cộng đồng ......................................................................... 52 2.5 Kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý kiến trúc cảnh quan ven sông của một số nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam .................................... 53 2.5.1 Kinh nghiệm trong nước ..................................................................... 53 2.5.2 Kinh nghiệm ngoài nước .................................................................... 59 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN DỌC 2 BỜ SÔNG NHƢ Ý ( ĐOẠN TỪ CẦU ĐẬP ĐÁ ĐẾN CẦU VÂN DƢƠNG ) ....................................................................................................... 66 3.1 Quan điểm và nguyên tắc quản lý kiến trúc cảnh quan sông Nhƣ Ý 66 3.1.1 Quan điểm ........................................................................................... 66 5 3.1.2 Nguyên tắc .......................................................................................... 70 3.2 Giải pháp quản lý quy hoạch kiến trúc cảnh quan sông Nhƣ Ý. ....... 70 3.2.1 Định hướng quy hoạch ....................................................................... 70 3.2.2 Quản lý công tác lập quy hoạch kiến trúc cảnh quan sông Như Ý .... 77 3.2.3.Quản lý công tác thực hiện quy hoạch ............................................... 82 3.3 Giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan sông Nhƣ Ý ........................... 84 3.4 Quản lý bảo tồn khai thác các công trình di sản và bảo vệ cảnh quan môi trƣờng ..................................................................................................... 87 3.4.1 Quản lý bảo tồn công trình di sản ....................................................... 87 3.4.2 Quản lý khai thác và bảo vệ môi trường............................................. 88 3.5 Huy động sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quy hoạch, quản lý xây dựng quy hoạch và đầu tƣ khai thác ...................................... 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 96 1. Kết luận ................................................................................................... 96 2. Kiến nghị ................................................................................................. 97 1 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Sự cần thiết của vấn đề cần nghiên cứu. Trong cấu trúc không gian đô thị, kiến trúc cảnh quan có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là nền tảng hình thành đô thị, vừa là thành phần trong tất cả các không gian chức năng của đô thị . Đối với các đô thị mang tính chất du lịch thì kiến trúc cảnh quan là một yếu tố đảm bảo sự phát triển bền vững của đô thị . Thành phố Huế là một thành phố du lịch , trong đó du lịch đường sông đóng một vài trò rất quan trọng, thu hút được rất nhiều khách tham quan . Vì vậy, kiến trúc cảnh quan đô thị nói chung và ở ven 2 bờ sông nói riêng đều đóng vai trò quan trọng . Như Ý là sông “đào – nối” từ trên 300 năm trước, có chức năng vận tải, du lịch và chia lũ sông Hương. Tên chữ của sông Như Ý là Thiên Lộc Giang sông Lộc Trời. Trước đây, sông là nhiều đoạn kênh rạch riêng rẽ, khoảng thế kỷ XVII các chúa Nguyễn cho đào nối các kênh rạch này thành dòng liên tục nối sông Hương với sông Lợi Nông đổ ra đầm Hà Trung, thuộc Phá Tam Giang, để tạo ra sông Như Ý. Khi đó, dòng sông này chia nước chống lụt cho sông Hương và là tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng cả về kinh tế lẫn phòng thủ Kinh đô... Như Ý vốn là con sông được xem là đẹp nhất kinh thành Huế xưa, với hai bên bờ sông dày đặc đình đền, nhà thờ họ và con nước thì mềm mại uốn lượn qua những làng mạc bình yên. Vì vậy, tiềm năng du lịch trên sông Như Ý là rất lớn . Trong những năm qua, tình Thừa Thiên Huế và thành phố Huế đã thực sự quan tâm đến công tác quản lý kiến trúc cảnh quan của đô thị, đặc biệt là các địa điểm có tiềm năng du lịch, tuy nhiên công tác quản lý kiến trúc cảnh quan trên sông Như Ý vẫn còn nhiều bất cập như : Quản lý quy hoạch yếu kém dẫn 2 đến dân cư tự xây dựng nhà ở, café tự phát, lấn chiếm kè sông làm quán café, nhà hàng gây mất mỹ quan, an ninh , Người dân vất rác bừa bãi, bèo mọc nhiêu gây tắc nghẽn dòng sông và ảnh hưởng mỹ quan đô thị , không gian kiến trúc đặc thù du lịch bị bào mòn, quy chế quản lý đô thị, công tác quy hoạch xây dựng và thiết kế kiến trúc cảnh quan còn nhiều bất cập, hạn chế dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện; Sự tham gia của cộng đồng dân cư đối với công tác quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị chưa được quan tâm… Như vậy trước sức ép thực trạng phát triển, đặc biệt là phát triển du lịch, yêu cầu về kiến trúc cảnh quan dọc 2 bờ sông Như Ý là vô cùng cấp thiết . Vì vậy , việc nghiên cứu đề xuất đồng bộ các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan dọc 2 bờ sông Như Ý trong giai đoạn hiện nay là hết sức cấp bách và cần thiết . Mục đích nghiên cứu: Đánh giá tiềm năng, thực trạng của song Như Ý để có biện pháp quản lý phù hợp, phát huy được lợi thế du lịch, kinh tế, xã hội. Nghiên cứu giải pháp để quản lý kiến trúc cảnh quan dọc 2 bờ sông Như Ý theo quy hoạch, tạo diện mạo sạch đẹp cho không gian kiến trúc cảnh quan, góp phần vào nhu cầu du lịch đường sông, phát triển, gìn giữ công trình cổ dọc hai bờ sông và phát huy giá trị bản sắc dân tộc. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước về xây dựng, thiết kế kiến trúc cảnh quan bao gồm thể chế, cơ chế, chính sách, nội dung và các giải pháp quản lý ven sông nhằm đảm bảo xây dựng và phát triển theo đúng quy hoạch, kế hoạch, theo định hướng đề ra. Phạm vi nghiên cứu: Hai Bờ sông Như Ý thành phố Huế, đoạn từ cầu đập đá đến cầu Vân Dương, giới hạn chiều ngang 300 mét mỗi bên tính từ giữa lòng sông. 3 Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, tổng hợp dữ liệu - Phương pháp phân tích, so sánh - Phương pháp khác Nội dung nghiên cứu: Điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng về quản lý kiến trúc cảnh quan dọc 2 bờ sông Như Ý, đoạn từ cầu Vỹ Dạ đến cầu Vân Dương, làm rõ những kết quả đạt được và tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại yếu kém . - Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý kiến trúc cảnh quan sông, hồ - Xây dựng một số giải pháp chủ yếu để quản lý kiến trúc cảnh quan 2 bờ sông Như Ý một cách hiệu quả . Ý nghĩa khoa học của đề tài : - Ý nghĩa lý luận : Đề xuất đồng bộ giải pháp và quan điểm, nguyên tắc quản lý kiến trúc cảnh quan ven sông để làm căn cứ áp dụng vào thực tiễn - Ý nghĩa thực tiễn : Áp dụng hệ thống các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan trên sông Như Ý , qua đó có thể tham khảo áp dụng vào các con sông khác . THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Thành phố Huế với tầm nhìn là thành phố du lịch, nghĩ dưỡng, khám phá tầm cỡ quốc tế, mang đậm bản sắc dân tộc, bản sắc cảnh quan thiên nhiên, văn hóa bản địa và di sản kiến trúc, là trung tâm kinh tế, văn hóa. Trong đó, các không gian cảnh quan ven sông, cụ thể là sông Như Ý đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của đô thị. Qua việc phân tích đánh giá tổng thể cho thấy sông Như Ý chứa đựng rất nhiều giá trị kiến trúc cảnh quan tuy nhiên cũng còn chứa đựng rất nhiều hạn chế như : - Chưa có quy hoạch chi tiết 1/2000, cơ cấu sử dụng đất, quy hoạch chung đô thị còn vướng mắc, chưa hợp lý. - Chưa có các chính sách đầu tư, thu hút xây dựng - Chưa khai thác được các tiềm năng du lịch - Ý thức cộng đồng dân cư còn kém - Ô nhiễm môi trường. - Khả năng quản lý yếu kém Từ các vấn đề cần giải quyết trên, cùng với nghiên cứu các chính sách, các quy định và kinh nghiệm trong và ngoài nước, nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan sông Như Ý. Các giải pháp đó gồm :  Đưa ra định hướng quy hoạch cho khu vực nghiên cứu dựa trên quy hoạch chung của thành phố và các đồ án quy hoạch khu vực lân cận có tính khả thi cao, trên quan điểm phát triển không gian kiến trúc cảnh quan khu vực là khu vực công viên cây xanh, các phố đi bộ và dịch vụ, nơi giao lưu, gặp gỡ vui chơi và tổ chức các sự kiện lễ hội, văn hóa.  Thực hiện đi trước đón đầu cho khu vực, đưa ra các biện pháp quản lý kiến trúc cảnh quan dựa trên quy hoạch định hướng đề xuất, đó là các giải pháp về quản lý sử dụng đất, quản lý thiết kế kiến trúc cảnh quan, 97 quản lý bảo tồn di sản, quản lý khai thác và huy động sự tham gia của cộng đồng.  Đưa ra một số chính sách thu hút đầu tư cho khu vực. 2. Kiến nghị a) Về mặt nghiên cứu : Cần tiếp tục có sự điều tra, khảo sát và đánh giá và bổ sung đầy đủ thông số và dữ liệu để nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết hơn đối với các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan thị sông Như Ý. Xác định vai trò không gian ven sông Như Ý trong quy hoạch tổng thể phát triển TP Huế. Xây dựng và ban hành quy chế quản lý và sử dụng không gian hai bờ sông Như Ý. Thực hiện chủ trưởng trả lại đôi bờ sông Như Ý mang tính mở, tự nhiên. b) Đối với các cấp chính quyền: -Tăng cường các chính sách về nguồn vốn phát triển không gian kiến trúc cảnh quan ven sông. - Có các Chính sách về thu hút đầu tư và huy động nguồn lực, phát triển du lịch trên sông -Tăng cường nâng cao năng lực cán bộ trong công tác quản lý đô thị. Xã hội hóa công tác phát triển đô thị. Có chương trình tuyên truyền rộng rãi, phổ cập kiến thức, giáo dục ý thức cộng đồng tôn trọng pháp luật. -Thường xuyên tăng cường các hoạt động nạo vét lòng sông, khơi thông dòng chảy. -Xem xét điều chỉnh quy hoạch phù hợp với điều kiện mới, phù hợp quá trình quản lý. -Triển khai thực hiện đề án văn hóa- văn minh đô thị để phát huy vai trò của cộng đồng trong quá trình quản lý kiến trúc cảnh quan ven sông. Tuyên 98 truyền giáo dục người dân về tầm quan trọng, giá trị kiến trúc cảnh quan để mọi người cùng bảo vệ, gìn giữ và phát huy những nét đặc trưng của khu vực. - Tăng cường các hoạt động bảo tồn văn hóa của cộng đồng ( các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, các lễ hội...). Thức đẩy các hoạt động cộng đồng thực hiện công việc xã hội chung như vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, an toàn giao thông... - Thúc đẩy các chương trình du lịch, đặc biệt là du lịch trên sông, tạo nhiều sản phẩm du lịch cùng với các dịch vụ lưu trú, hình thức lưu trú home stay, lưu trú trong các nhà Rường truyền thống... để tăng nguồn thù cho công tác quản lý kiến trúc cảnh quan. - Khai thác văn hóa đặc sắc của địa phương đi đôi với tôn tạo và khôi phục lại các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hà Tuấn Anh ( 2005), Quản lý quy hoạch, xây dựng kiến trúc hai bờ sông An Cựu, thành phố Huế. 2. Nguyễn Thế Bá ( chủ biên ) ( 1999 ) Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, NXB xây dựng. 3. Bộ xây dựng ( 2005 ) Thuyết minh tổng hợp quy hoạch chung khu đô thị mới An Vân Dương phía Đông TP Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Nguyễn Ngọc Châu ( 2001), Quản lý đô thị, NXB xây dựng, Hà Nội. 5. Phạm Hùng Cường ( chủ biên) ( 2006 ) , Phân tích và cảm nhận không gian đô thị, NXB KHKT. 6. Chính phủ (2010), Về quản lý không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị, Nghị định số 38/2010/NĐ-CP. 7. Chính Phủ ( 2005 ), Về quy hoạch xây dựng, nghị định số 08/2005/NĐ-CP. 8. Vũ Duy Cừ (1999) Nghệ thuật tổ chức không gian kiến trúc, NXB xây dựng. 9. Đỗ Hậu ( 2010), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng đồng, NXB xây dựng, Hà Nội. 10. Quốc Hội ( 2009), Luật quy hoạch đô thị, Hà Nội 11. Quốc Hội ( 2003), Luật xây dựng, Hà Nội. 12. Quốc Hội ( 2001), Luật di sản văn hóa, Hà Nội 13 . Phạm Trọng Mạnh ( 2005), Quản lý đô thị , NXB xây dựng, Hà Nội. 14. Hàn Tất Ngạn (1999), Kiến trúc cảnh quan, NXB xây dựng, Hà Nội. 15. Nguyễn Đăng Sơn ( 2005 ), Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch và quản lý đô thị, NXB xây dựng Hà Nội. 16. Thủ tướng Chính phủ ( 2013), Quyết định số 597/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất