Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan trường đại học kinh tế và quản trị kinh ...

Tài liệu Quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh đại học thái nguyên (tt)

.PDF
27
22
60

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI VŨ HỒNG ANH QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội, năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI VŨ HỒNG ANH KHÓA: 2012 – 2014 QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Chuyên ngành : Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN XUÂN HINH Hà Nội, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Khoa đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, sự tận tình giảng dạy của các thầy cô trong suốt khóa học và sự giúp đỡ của bạn bè cùng lớp. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Xuân Hinh, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi bằng cả tâm huyết. Cảm ơn thầy đã dành thời gian tận tình chỉ bảo, động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Khoa Sau đại học đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Vũ Hồng Anh MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục hình minh họa Danh mục bảng biểu PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................ 1 Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 3 Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 3 Đối tương, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 6 Những khái niệm, thuật ngữ dùng trong luận văn ..................................... 6 Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 7 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 9 CHƢƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN .................................... 9 1.1. Giới thiệu về trƣờng ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐHTN ..................................................................................................... 9 1.1.1. Lịch sử hình thành .......................................................................... 9 1.1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ..................................................... 10 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hành chính .......................................... 13 1.2. Thực trạng không gian, kiến trúc cảnh quan đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên ..................................... 15 1.2.1. Không gian các khu chức năng ..................................................... 15 1.2.2. Các công trình kiến trúc ............................................................... 23 1.2.3. Cảnh quan cây xanh, mặt nước và không gian mở ........................ 27 1.2.4. Công trình thiết bị hạ tầng đô thị và vệ sinh môi trường ............... 29 1.3. Thực trạng quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên ................... 31 1.3.1. Công tác chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư ĐH KT&QTKD ...... 31 1.3.2. Công tác quản lý thực hiện quy hoạch .......................................... 32 1.4. Thực trạng cơ chế chính sách và bộ máy quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan trƣờng ĐH KT&QTKD ............................................. 33 1.4.1. Cơ chế chính sách quản lý ............................................................ 33 1.4.2. Bộ máy quản lý ............................................................................ 37 1.5. Đánh giá tổng hợp ......................................................................... 43 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN .................................. 44 2.1. Cơ sở lý thuyết về quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan ...... 44 2.1.1. Cơ sở lý luận về không gian kiến trúc cảnh quan.......................... 44 2.1.2. Nội dung công tác quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị 45 2.1.3. Quy trình quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan....................... 52 2.1.4. Tiêu chí phân vùng quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan ....... 53 2.1.5. Tiêu chí quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan ......................... 54 2.2. Cơ sở pháp lý quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan trƣờng đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên ...... 55 2.2.1. Văn bản pháp lý có liên quan ....................................................... 55 2.2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn ............................................................ 57 2.3. Những yếu tố tác động đến quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan trƣờng đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên .................................................................................................. 57 2.3.1. Yếu tố tự nhiên ............................................................................. 57 2.3.2. Yếu tố văn hóa xã hội ................................................................... 58 2.3.3. Yếu tố chính sách và bộ máy quản lý ............................................ 59 2.3.4. Yếu tố kỹ thuật, công nghệ ........................................................... 60 2.4. Kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan tại Việt Nam và trên thế giới ............................................. 60 2.4.1. Kinh nghiệm ở Việt Nam .............................................................. 60 2.4.2. Kinh nghiệm trên thế giới ............................................................. 68 2.4.3. Bài học rút ra ................................................................................ 70 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN...................................................... 72 3.1. Quan điểm, nguyên tắc quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan trƣờng đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên .................................................................................................. 72 3.1.1. Quan điểm .................................................................................... 72 3.1.2. Nguyên tắc quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan .................... 72 3.2. Giải pháp quản lý không gian ...................................................... 73 3.2.1. Phân vùng quản lý ........................................................................ 73 3.2.2. Quản lý các khu vực chức năng .................................................... 75 3.3. Giải pháp quản lý cảnh quan công trình kiến trúc, cây xanh, mặt nƣớc và không gian mở ........................................................................ 78 3.3.1. Các công trình kiến trúc ............................................................... 78 3.3.2. Cây xanh, mặt nước và không gian mở ......................................... 82 3.4. Giải pháp quản lý công trình, thiết bị hạ tầng đô thị và vệ sinh môi trƣờng ............................................................................................ 88 3.4.1. Sân bãi và đường nội bộ ............................................................... 88 3.4.2. Cấp điện, chiếu sáng ..................................................................... 90 3.4.3. Công trình xử lý nước thải và vệ sinh môi trường ......................... 93 3.4.4. Các tiện ích đô thị khác ................................................................ 94 3.5. Giải pháp về cơ chế chính sách ..................................................... 97 3.5.1. Hoàn thiện công cụ quản lý .......................................................... 97 3.5.2. Các chính sách về thu hút đầu tư ................................................ 102 3.6. Giải pháp về bộ máy quản lý ...................................................... 105 3.6.1. Mô hình quản lý ......................................................................... 105 3.6.2. Nâng cao năng lực quản lý.......................................................... 108 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ...................................................................... 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ BXD Bộ Xây dựng BQL Ban quản lý ĐH KT&QTKD Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh ĐH TN Đại học Thái Nguyên KG Không gian KTCQ Kiến trúc cảnh quan NĐ Nghị định NXB Nhà xuất bản TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam QĐ Quyêt định QHC Quy hoạch chung QHCT Quy hoạch chi tiết TT Thông tư UBND Ủy ban nhân dân XHHGD Xã hội hóa giáo dục DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Bảng 1-1 Bảng tổng hợp sử dụng đất ĐH Thái Nguyên giai đoạn 20072020 Bảng 1-2 Bảng cân bằng sử dụng đất trường ĐH KT&QTKD Bảng 3-1 Bảng phân khu chức năng trường ĐH KT&QTKD DANH MỤC HÌNH MINH HỌA, SƠ ĐỒ Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 0-1 Vị trí trường ĐH Thái Nguyên 4 Hình 0-2 Vị trí khu vực nghiên cứu trong QH tổng thể Sơ đồ sử dụng đất và phân khu chức năng ĐH Thái Nguyên 5 Hình 1-1 17 20 Hình 1-3 Phối cảnh tổng thể ĐH KT&QTKD Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất trường ĐH KT&QTKD Hình 1-4 Hình ảnh khu giảng đường và nhà điều hành 23 Hình 1-5 Giảng đường GK1 24 Hình 1-6 Giảng đường GK2 24 Hình 1-7 Kí trúc xá K8 25 Hình 1-8 Nhà dịch vụ kí túc xá 25 Hình 1-9 Vị trí khu kí túc xá của ĐH Thái Nguyên 25 Hình 1-10 Đường vào khu kí túc xá 26 Hình 1-11 Đường nội bộ túc xá 26 Hình 1-12 Quán ăn tự phát 26 Hình 1-13 Nhà điều hành 28 Hình 1-14 Trục chính ĐH TN 29 Hình 1-15 Trục chính 24m ĐH KT&QTKD 29 Hình 1-16 Sân trước nhà GK2 30 Hình 1-17 Đường vào cổng chính 30 Hình 2-1 Trường Đại học Đà Lạt – Lâm Đồng 60 Hình 2-2 Dãy giảng đường ĐH Đà Lạt 61 Hình 2-3 Sảnh chính ĐH Đà Lạt 61 Hình 2-4 Hàng cây xanh bên đường 61 Hình 1-2 22 Hình 2-5 Đường giao thông chính 61 Hình 2-6 Tòa nhà chính của trường 65 Hình 2-7 Hàng cây lớn, lối đi thoải 65 Hình 2-8 Đài phun nước hiện đại 65 Hình 2-9 Tòa nhà chính của trường 66 Hình 2-10 Đường chính trong trường 67 Hình 2-11 Sân trước tượng đài 67 Hình 2-12 Kênh nước phía sau trường 67 Hình 2-13 67 Hình 2-14 Một góc thiên nhiên Hình ảnh các dự án của P.Quản trị thiết bị- ĐH Tôn Đức Thắng Hình 2-15 Hình ảnh trường Nottingham 69 Hình 2-16 Cảnh quan cây xanh trường Nottingham 69 Hình 2-17 Khối giảng đường 70 Hình 3-1 Minh họa tượng đài 81 Hình 3-2 Minh họa hình thức cầu bộ hành 81 Hình 3-3 Minh họa chòi nghỉ ven hồ 82 Hình 3-4 Minh họa cây trang trí 84 Hình 3-5 Minh họa cây xanh tiểu cảnh đài phun nước 84 Hình 3-6 Minh họa cây xanh tuyến đường 85 Hình 3-7 Minh họa cây trồng dưới chân công trình 87 Hình 3-8 Minh họa vật liệu lát hè, đường dạo 89 Hình 3-9 Minh họa vật liệu lát bãi đỗ xe 90 Hình 3-10 Minh họa vật liệu bó vỉa bôn cây 90 Hình 3-11 Minh họa tủ điện 91 Hình 3-12 Minh họa đèn chiếu sáng sân vườn 92 68 Hình 3-13 Minh họa đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời 92 Hình 3-14 Minh họa khu xử lý nước thải cục bộ 93 Hình 3-15 Minh họa thiết bị môi trường 94 Hình 3-16 Minh họa biển chỉ dẫn 95 Hình 3-17 Minh họa thiết bị hạ tầng 96 Hình 3-18 Thiết kế lối lên công trình cho người khuyết tật 97 Hình 3-19 Các trục cảnh quan trường ĐH KT&QTKD Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính trường ĐH KT&QTKD Mô hình bộ máy quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan hiện nay của trường ĐH KT&QTKD Bộ máy quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan trường ĐH KT&QTKD 98 Cơ cấu tổ chức phòng Quản trị - thiết bị ĐH Đà Lạt Cơ cấu tổ chức phòng Quản trị thiết bị - ĐH Tôn Đức Thắng Mô hình quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan trường ĐH KT&QTKD 62 Sơ đồ 1-1 Sơ đồ1-2 Sơ đồ 1-3 Sơ đồ 2-1 Sơ đồ 2-2 Sơ đồ 3-1 13 37 38 67 106 1 PHẦN MỞ ĐẦU  Lý do lựa chọn đề tài Tỉnh Thái Nguyên từ những năm 60 của thế kỷ trước đã hình thành Trung tâm đào tạo khu vực với 4 trường Đại học và hàng chục trường Cao đẳng, trung cấp với ngành nghề đa dạng. Ngày 04/4/2001, Chính phủ đã ra quyết định số 47/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể mạng lưới trường Đại học, Cao đẳng giai đoạn 2001-2010 trong đó xác định vai trò của Đại học Thái Nguyên là Đại học trọng điểm, trung tâm thứ ba trong toàn quốc về giáo dục bậc Đại học sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Là đơn vị thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên, được thành lập theo quyết định số 136/QĐ-TTg ngày 02/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ yêu cầu thực tế, trên cơ sở quy hoạch tổng thể đã được phê duyêt, trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã được quan tâm, triển khai nghiên cứu quy hoạch xây dựng chi tiết và được Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 6/1/2012. Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học và sau đại học các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh, tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ và công nghệ trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh. Nhà trường đã đóng góp một phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng ngày càng cao, cùng các dịch vụ trong lĩnh vực khoa học đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu của xã hội theo hướng đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Trong chiến lược phát triển đào tạo Đại học, Cao đẳng của quốc gia, việc lấy người học làm trung tâm đã được khẳng định và môi trường không gian vật chất đóng gớp một phần không nhỏ để thực hiện được mục tiêu đó. Không 2 gian này không chỉ tập trung trong nhà mà cần có những khoảng không gian thiên nhiên, không gian trống – nơi mà con người giải trí, thư giãn, rèn luyện phục hồi và nâng cao sức khỏe. Khi môi trường thiên nhiên và không gian trống được chú trọng nhằm mang lại hiệu quả thẩm mỹ và công năng tiện nghi thì sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến tâm lý con người; tạo cảm giác thoải mái, thư thái cũng như kích thích được sự sáng tạo của con người. Ngược lại, nếu không gian này bị bỏ ngỏ, lộn xộn, thiếu tổ chức thì sẽ gây nên sự gò bó, khó chịu và có tác động tiêu cực đến ý thức của con người hoạt động trong đó. Hơn nữa,vị trí trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh nằm trên trục trung tâm trong tổng thể Đại học Thái Nguyên, đồng thời giáp tuyến đường Việt Bắc – tuyến đường chính của thành phố, nên không gian, kiến trúc cảnh quan của trường sẽ là điểm nhấn hết sức quan trọng trong toàn khu vực, ảnh hưởng trực tiếp đến diện mạo đô thị thành phố Thái Nguyên. Trên thực tế công tác quản lý xây dựng không gian, kiến trúc cảnh quan tại các trường đại học nói chung vẫn còn nhiều bất cập lý do từ việc coi nhẹ không gian, kiến trúc cảnh quan dẫn tới chất lượng xây dựng chưa cao, thiếu đồng bộ, coi nhẹ bản sắc và chưa khai thác triệt để yếu tố địa hình, cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc địa phương. Nhìn từ góc độ công tác quản lý thì lý do không gian, kiến trúc cảnh quan chưa được quan tâm đúng mức là xuất phát từ cơ chế thị trường cũng như năng lực của bộ máy quản lý còn hạn chế. Đồng thời sự nhận thức của chủ thể sử dụng và đại bộ phận quần chúng nhân dân là chưa đầy đủ về sự tác động của không gian, kiến trúc cảnh quan đối với con người. Đây là vấn đề của rất nhiều trường đại học trong nước ta gặp phải, cũng như trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Để góp phần nâng cao chất lượng xây dựng không gian, kiến trúc cảnh quan từ đó nâng cao tính 3 thẩm mỹ, tạo lập văn hóa học đường thì đề tài “Quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên” là cần thiết, nhằm xây dựng trường hướng tới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.  Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan của trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên theo đồ án quy hoạch đã được phê duyệt.  Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ nghiên cứu sau: 1) Khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng theo quy hoạch và công tác quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, từ đó tìm ra các bất cập trong công tác quản lý. 2) Xây dựng các cơ sở khoa học và kinh nghiệm quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan từ các khu trường đại học trong nước và ngoài nước. 3) Đề xuất các giải pháp quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan trong điều kiện hiện tại và tương lai.  Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 1) Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan của trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên. 2) Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian : Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Quy mô diện tích lập quy hoạch: 21.47ha Ranh giới quy hoạch: + Phía Bắc : Giáp đất quy hoạch Trường Đại học Nông Lâm ; đất dân cư và đất quy hoạch đường Việt Bắc. 4 + Phía Nam : Giáp trục Trung tâm đại học Thái Nguyên và đất quy hoạch Trường Đại học y dược (cơ sở II). + Phía Đông : Giáp đất quy hoạch đường Việt Bắc và trường Đại học Y dược (Cơ sở II). + Phía Tây : Giáp đất trục trung tâm Đại học Thái Nguyên; đất quy hoạch khu Trung tâm Đại học Thái Nguyên. - Phạm vi thời gian: Giai đoạn đầu tư xây dựng. Hình 0-1 Vị trí trường ĐH Thái Nguyên (Nguồn: Sở xây dựng Thái Nguyên) 5 Hình 0-2 Vị trí khu vực nghiên cứu trong QH tổng thể ĐH Thái Nguyên (Nguồn: Sở Xây dựng Thái Nguyên)  Phƣơng pháp nghiên cứu 1) Phương pháp thực địa nhằm điều tra khảo sát, phỏng vấn xử lý định lượng. 2) Phương pháp thu thập thông tin để tập hợp tài liệu, nghiên cứu phi thực nghiệm. 3) Phương pháp đánh giá phân loại và hệ thống hóa để rút ra các ưu điểm, thế mạnh và những vấn đề bất cập trong công tác quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan trường đại học, cũng như xây dựng các cơ sở khoa học về quản lý. 4) Phương pháp đối chiếu, so sánh công tác nghiên cứu ở Việt Nam và một số nước tương đồng để rút ra bài học kinh nghiệm. 6 5) Phương pháp phân tích suy luận để bằng các kiến thức đã học, thực tế công tác và lý luận logic để nghiên cứu vấn đề. 6) Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc lĩnh vực chuyên môn liên quan đến đề tài.  Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học : Là cơ sở khoa học, đánh giá thực trạng công tác quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan, tổng hợp và đề xuất giải pháp quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan khu đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên. - Ý nghĩa thực tiễn : là tài liệu tham khảo khoa học về công tác quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan các trường đại học, cao đẳng nói chung và trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên nói riêng.  Những khái niệm, thuật ngữ dùng trong luận văn 1) Không gian, kiến trúc, cảnh quan: + Không gian đô thị là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. Không gian đô thị có thể là các bộ phận không gian bị khống chế và ảnh hưởng bởi kiến trúc, công trình, cây cối, các tường ngăn ngoài nhà và các thực thể thẳng đứng… Không gian này được phân cách ra từ trong không gian tự nhiên lớn, có độ giới hạn nhất định, được sử dụng phục vụ cho sinh hoạt của con người [11]. + Kiến trúc đô thị là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. 7 + Cảnh quan đô thị là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị [14]. 2) Kiến trúc cảnh quan: Kiến trúc cảnh quan là giải pháp kiến trúc tổng thể không gian trống bao gồm: Tác động thẩm mỹ các không gian và mặt đứng các công trình kiến trúc mặt đất và các yếu tố trong không gian trống như cây xanh, trang thiết bị môi trường và kỹ thuật đô thị, kiến trúc nhỏ, kiến trúc tạm thời, màu sắc, ánh sáng, tác phẩm nghệ thuật tạo hình điêu khắc...[9]. 3) Quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan: Quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị: là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của công tác quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị, nó góp phần tạo lập hình ảnh cấu trúc không gian của đô thị, kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo xác lập trật tự đô thị. Cơ sở để quản lý, phát triển không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị là quy hoạch, quy chế và pháp luật. Quản lý không gian là quản lý các không gian chức năng có độ giới hạn nhất định trong một tổng thể nhằm đảm bảo các yêu cầu về hình thể không gian, chức năng không gian. Quản lý kiến trúc cảnh quan là quản lý yếu tố trong không gian cảnh quan gồm có diện mạo kiến trúc, các không gian đa hướng như thảm cây xanh, mặt nước, quảng trường, công viên... nhằm đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và tính thẩm mỹ cho kiến trúc cảnh quan.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất