Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu vực dọc bờ sông thao, đoạn qua trung ...

Tài liệu Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu vực dọc bờ sông thao, đoạn qua trung tâm thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ

.PDF
30
144
84

Mô tả:

MA THANH VĨNH - KHÓA 2016 - 2018 CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI MA THANH VĨNH QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU VỰC DỌC BỜ SÔNG THAO, ĐOẠN QUA TRUNG TÂM THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- MA THANH VĨNH kho¸ 2016 - 2018 QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU VỰC DỌC BỜ SÔNG THAO, ĐOẠN QUA TRUNG TÂM THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. KTS. ĐẶNG ĐỨC QUANG XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN PGS. TS. KTS. ĐỖ TÚ LAN Hà Nội - 2018 Lời cảm ơn Trong suốt quá trình học tập chƣơng trình thạc sỹ chuyên ngành quản lý đô thị và công trình, khóa học 2016 – 2018 tại trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội. Học viên đã đƣợc các thầy cô giáo truyền đạt cho những kiến thức và phƣơng pháp nghiên cứu khoa học vô cùng quý báu. Học viên xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS.KTS Đặng Đức Quang trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện để học viên hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn các Phòng, Khoa trong nhà trƣờng, các anh chị em bạn bè, đồng nghiệp đã có những ý kiến đóng góp để học viên hoàn thành luận văn này. Tuy đã có nhiều sự cố gắng, nhƣng do điều kiện về thời gian cũng nhƣ kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận đƣợc những ý kiến quý báu từ Hội đồng khoa học Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội, cùng toàn thể các thầy cô giáo, các anh chị đồng nghiệp và bạn bè để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Ma Thanh Vĩnh Lời cam đoan Tôi xin cam đoan, Luận văn thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Ma Thanh Vĩnh MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, bản đồ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. 18 DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. 19 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ................................................................................. 21 PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 * Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 * Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 4 * Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 4 * Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................... 5 * Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................... 6 * Các khái niệm (thuật ngữ) sử dụng trong Luận văn ........................................... 6 * Cấu trúc luận văn: ............................................................................................... 9 PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 10 CHƢƠNG 1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU VỰC DỌC BỜ SÔNG THAO, ĐOẠN QUA TRUNG TÂM THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ ........................................................................ 10 1.1. Giới thiệu chung về khu vực dọc bờ sông Thao, đoạn qua trung tâm thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ:.................................................................. 10 1.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ:.................................................... 10 1.1.2. Giới thiệu chung về thị xã Phú Thọ : ................................................ 11 1.1.3. Giới thiệu chung về khu vực dọc sông Thao, đoạn qua trung tâm thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ ................................................................................... 17 1.2. Thực trạng xây dựng không gian kiến trúc cảnh quan tại khu vực dọc bờ sông Thao, đoạn qua trung tâm thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ ....... 18 1.2.1. Vị trí và đặc điểm hiện trạng ............................................................ 18 1.2.2. Thực trạng xây dựng không gian kiến trúc cảnh quan, công trình kiến trúc, hạ tầng đô thị khu vực dọc bờ sông Thao, đoạn qua trung tâm thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ: .............................................................................................. 23 1.3. Thực trạng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tại khu vực dọc bờ sông Thao, đoạn qua trung tâm thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ ....... 31 1.3.1. Thực trạng bộ máy quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu vực dọc bờ sông Thao, đoạn qua trung tâm thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ ............... 31 1.3.2. Thực trạng các công cụ quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu vực dọc bờ sông Thao, đoạn qua trung tâm thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ: ....... 37 1.3.3. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu vực dọc bờ sông Thao, đoạn qua trung tâm thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ: 40 1.4. Một số vấn đề cần giải quyết: ........................................................ 41 1.4.1. Về công tác thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị: .......................... 41 1.4.2. Về hạ tầng kĩ thuật và môi trƣờng đô thị: ........................................ 41 1.4.3. Về quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc: ........................................ 41 1.4.4. Về sự tham gia của cộng đồng: ......................................................... 42 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU VỰC DỌC BỜ SÔNG THAO, ĐOẠN QUA TRUNG TÂM THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ ...................................................... 43 2.1. Cơ sở pháp lý quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ............. 43 2.1.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan: 43 2.1.2. Các quy hoạch xây dựng đô thị có liên quan .................................... 51 2.2. Cơ sở lý thuyết không gian kiến trúc cảnh quan đô thị:............. 52 2.2.1. Các lý thuyết về kiến trúc cảnh quan: ............................................... 52 2.2.3. Các nguyên tắc tổ chức và quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trong đô thị .......................................................................................................... 59 2.3. Các cơ sở thực tiễn tác động đến quản lý không gian kiến trúc cảnh quan:.......................................................................................................... 59 2.3.1. Điều kiện tự nhiên:............................................................................ 59 2.3.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội: ................................................... 60 2.3.3. Điều kiện quy hoạch: ........................................................................ 60 2.3.4. Điều kiện quản lý: ............................................................................. 61 2.3.5. Điều kiện khoa học kỹ thuật: ............................................................ 62 2.3.6. Điều kiện cộng đồng: ........................................................................ 62 2.4. Kinh nghiệm tổ chức, quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trong nước và trên thế giới:.............................................................................. 64 2.4.1. Kinh nghiệm nƣớc ngoài: ................................................................. 64 2.4.2. Kinh nghiệm trong nƣớc: .................................................................. 68 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU VỰC DỌC BỜ SÔNG THAO, ĐOẠN QUA TRUNG TÂM THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ ........................................................................ 73 3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc:............................................. 73 3.1.1. Quan điểm: ........................................................................................ 73 3.1.2. Mục tiêu: ........................................................................................... 73 3.1.3. Nguyên tắc: ....................................................................................... 74 3.2. Giải pháp về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu vực dọc bờ sông Thao, đoạn qua trung tâm thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ:...... 75 3.2.1. Phân vùng trong quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu vực dọc bờ sông Thao, đoạn qua trung tâm thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ: ..................... 75 3.2.2. Đề xuất một số nội dung về quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc cảnh quan theo vùng .................................................................................................... 77 3.3. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý: ........................................ 102 3.3.1. Đề xuất giải pháp cơ cấu tổ chức quản lý: ...................................... 102 3.3.2. Nâng cao năng lực quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị 105 3.4. Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng:....................... 107 3.4.1. Những nguyên tác áp dụng trong việc huy động cộng đồng tham gia quá trình quy hoạch, quản lý đô thị:.................................................................. 107 3.4.2. Tuyên truyền để nâng cao nhận thức của ngƣời dân trong việc gìn giữ và phát triển các giá trị của cảnh quan khu vực dọc bờ sông Thao, đoạn qua trung tâm thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ: .................................................................... 109 3.4.3. Phƣơng thức tổ chức tham gia của cộng đồng................................ 110 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................ 113 1. Kết luận: .................................................................................................. 113 2. Kiến nghị: ................................................................................................ 114 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ ĐT Đô thị ĐTM Đô thị mới HTXH Hạ tầng xã hội HTKT Hạ tầng kỹ thuật HĐND Hội đồng nhân dân KTCQ Kiến trúc cảnh quan QH Quy hoạch QLĐT Quản lý đô thị TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân BQLDA Ban quản lý dự án DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang Hình a.1 Bản đồ quy hoạch chung thị xã Phú Thọ 2 Hình a.2 Vị trí và ranh giới khu vực nghiên cứu 5 Hình 1.1 Thị xã Phú Thọ góc nhìn từ trên cao 12 Hình 1.2 Bản đồ vị trí và mối liên hệ vùng của thị xã Phú Thọ 15 Hình 1.3 Cảnh quan khu vực dọc bờ sông Thao 17 Hình 1.4 Cảnh quan khu vực dọc sông Thao góc nhìn từ trên 18 Hình 1.5 cao Hiện trạng sử dụng đất khu vực ven bờ sông Thao 22 Hình 1.6 Tình trạng lấn chiếm vỉa hè tại khu vực 24 Hình 1.7 Hiện trạng kiến trúc khu vực 26 Hình 1.8 Chợ Mè, thị xã Phú Thọ 27 Hình 1.9 Đình chùa Ngọc Tháp Hình 1.10 Cảnh quan bị lấn chiếm để kinh doanh 30 Hình 1.11 Các hàng quán sử dụng vỉa hè để kinh doanh 30 Hình 2.1 Cảnh quan bờ sông Seine 65 Hình 2.2 Cảnh quan bờ sông Seine 66 Hình 2.3 Cảnh quan bờ sông Hoàng Phố 67 và xuống cấp 29 Hình 2.4 Thành phố Thượng Hải bên bờ sông Hoàng Phố 67 Hình 2.5 Cảnh quan bờ sông Hàn 70 Hình 2.6 Thành phố Đà Nẵng bên bờ sông Hàn 70 Hình 3.1 Sơ đồ phân vùng quản lý không gian kiến trúc cảnh 77 Hình 3.2 quan Sơ đồ phân vùng ở hiện hữu 80 Hình 3.3 Sơ đồ phân vùng quản lý vùng xây dựng mới 84 Hình 3.4 Minh họa ban công công trình 88 Hình 3.5 Sơ đồ phân vùng quản lý vùng công cộng 92 Hình 3.6 Minh họa khu chợ 94 Hình 3.7 Minh họa tiện ích đô thị 95 Hình 3.8 Sơ đồ phân vùng quản lý vùng cây xanh cảnh quan 96 Hình 3.9 Minh họa cây xanh đô thị 96 Hình 3.10 Hình ảnh cây cọ 98 Hình 3.11 Minh họa giải pháp kè và không gian mở hướng ra 100 sông Hình 3.12 Mặt cắt minh họa giải pháp kè và không gian mở hướng ra sông 101 DANH MỤC BẢNG, BIỂU STT Tên bảng biểu Trang Bảng 1.1 Sơ đồ quản lý đô thị tại thị xã Phú Thọ 22 Bảng 1.2 Bảng tổng hợp sử dụng đất khu vực ven sông Thao 35 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nội dụng quản lý không gian kiến trúc cảnh 68 quan trong hoạt động quy hoạch đô thị (Nguồn bài giảng kiến trúc cảnh quan – TS. Lê Trọng Bình) Sơ đồ 3.1 Sơ đồ giải pháp tổ chức bộ máy quản lý 102 Sơ đồ 3.2 Sơ đồ giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng 108 Sơ đồ 3.3 Sơ đồ sự tham gia của cộng cồng trong công tác quy 109 hoạch và quản lý đô thị 1 PHẦN MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài Trong hơn100 năm xây dựng và phát triển, thị xã Phú Thọ có trên 60 năm là tỉnh lỵ của tỉnh Phú Thọ. Thị xã Phú Thọ có bề dày truyền thống lịch sử, đã từng có nhiều năm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, nên trình độ dân trí phát triển khá. Thị xã có nhiều tiềm năng, nhất là đất đai để mở rộng không gian phát triển kinh tế, dịch vụ, du lịch, văn hóa – xã hội, cơ sở hạ tầng. Thực hiên chỉ đạo của Tỉnh ủy Phú Thọ theo Nghị quyết 16NQ/TU ngày 2/5/2003 về xây dựng và phát triển thị xã Phú Thọ giai đoạn 2003 – 2010, thị xã cần khắc phục những hạn chế, vƣợt qua những khó khăn, thách thức, khai thác triệt để những lợi thế tiềm năng để xây dựng và phát triển thị xã giầu đẹp, văn minh. Quy hoạch chung xây dựng thị xã Phú Thọ đến năm 2020 đã định hƣớng cho việc phát triển không gian và cơ sở hạ tầng của thị xã trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhằm cụ thể hóa phƣơng hƣớng xây dựng và phát triển thị xã theo định hƣớng phát triển kinh tế xã hội đã đƣợc hoạch định. Khi có đƣờng Hồ Chí Minh và đƣờng cao tốc Nội Bài – Yên Bái – Lào Cai đi qua, thị xã Phú Thọ sẽ có nhiều lợi thế hơn và đây cũng là tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội với tốc độ nhanh hơn. Ngày 29 tháng 12 năm 2010 Bộ Xây dựng có Quyết định số 1144/QĐ-BXD về việc công nhận thị xã Ph Thọ, tỉnh Ph Thọ là đô thị loại III. Sau hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, thị xã Phú Thọ hôm nay đã và đang bắt nhịp cùng sự phát triển đi lên của đất nƣớc. Thực hiện đƣờng lối đổi mới do Đảng 2 khởi xƣớng và lãnh đạo, thị xã Phú Thọ đã vận dụng một cách linh hoạt, chủ động vào điều kiện thực tiễn của địa phƣơng và đã đạt đƣợc những thành tựu rất đáng tự hào. Diện mạo đô thị của thị xã đã có nhiều khởi sắc, xứng đáng với tầm vóc của một đô anh hùng vừa đậm đà nét đẹp truyền thống vừa hiện đại, văn minh và phát triển. Hình a.1 Bản đồ quy hoạch chung thị xã Phú Thọ [1] Thời điểm hiện tại hƣớng phát triển của thị xã cũng nhƣ bộ mặt đô thị của thị xã đang bám theo các trục đƣờng lớn nhƣ : Đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đƣờng Hồ Chí Minh, cầu Ngọc Tháp, đƣờng 35m nối thị xã với quốc lộ 2 đã mở ra cho thị xã những thuận lợi và điều kiện mới để th c đẩy kinh tế phát triển. 3 Trên đà phát triển đó các không gian dòng sông phát triển tự phát, chƣa đƣợc quản lý khai thác hiệu quả, mặc dù những khu vực này là có tiềm năng nhất, giá trị nhất lại nằm ngay giữa trung tâm thị xã. Chính quyển địa phƣơng đƣa ra các định hƣớng trong việc phát triển của thị xã là tạo ra một môi trƣờng sống trong lành, chất lƣợng cao, là bản sắc, hình ảnh của một đô thị mang nét đặc trƣng của trung du miền núi bắc bộ gắn liền với cảnh quan đồi núi và ven dòng sông Thao. Do đó có thể hiểu tại sao việc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu vực ven sông lại quan trọng đến vậy Sông Thao là trục cảnh quan trung tâm của thị xã trong tƣơng lai gần, nơi đô thị mở ra hƣớng về dòng sông nhằm tận dụng cảnh quan thiên nhiên và tạo nên bản sắc của đô thị. Là trục cảnh quan kết nối giữa trung tâm đô thị và vùng cảnh quan nông nghiệp tự nhiên. Tuy nhiên khu vực ven sông này hiện đang rất phức tạp vì đây là nơi sinh sống lâu năm của nhiều bộ phận dân cƣ, nên việc di dời là rất khó khăn. Hiện tại công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan các khu vực tại thị xã Phú Thọ và tại khu vực dọc sông Thao nói riêng còn nhiều bất cập, cụ thể: Việc xây dựng lấn chiếm, không giấy phép ảnh hƣởng đến lƣu vực thoát lũ của sông Thao, xâm hại cảnh quan thiên nhiên, không gian kiến trúc cảnh quan ven sông. Quy chế quản lý đô thị hai bên sông, công tác Quy hoạch xây dựng và Thiết kế đô thị còn nhiều bất cập, hạn chế dẫn đến khó khăn trong quy trình thực hiện. Bộ máy quản lý hiện cũng khác nhau do khu vực dọc sông chỗ là đô thị, chỗ là nông thôn, hay khu vực thuộc dòng sông và không gian dọc sông cũng đƣợc quản lý bởi các đơn vị khác nhau, nên việc phối hợp quản lý cũng chƣa đồng bộ. Chƣa có nghiên cứu thực sự cần thiết nào về vấn đề cấp bách này. 4 Chính vì vậy việc nghiên cứu thực hiện đề tài : “ Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu vực dọc bờ sông Thao, đoạn qua trung tâm thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ “ là rất thiết thực và cấp bách, mục tiêu ngắn hạn là từng bƣớc thay đổi cuộc sống dân cƣ khu vực ven sông, dài hạn là góp phần phát triển đô thị Phú Thọ bền vững, hiện đại, lấy chất lƣợng sống của cộng đồng dân cƣ làm nền tảng, đồng thời đây cũng là công cụ pháp lý găn với sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trƣờng cảnh quan thiên tự nhiên. * Mục đích nghiên cứu - Đề xuất một số giải pháp quản lý không kiến trúc cảnh quan khu vực dọc sông Thao, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ theo hƣớng thân thiện với con ngƣời và môi trƣờng tự nhiên hƣớng tới phát triển bền vững. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu:  Không kiến trúc cảnh quan khu vực dọc sông Thao, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.  Mô hình, phƣơng thức quản lý không gian kiến trúc cảnh quan. - Vị trí: Từ cầu Ngọc Tháp đến khu vực làng Hạ Mạo, xã Thanh Minh, thuộc địa giới các xã, phƣờng Phong Châu, Âu Cơ, Trƣờng Thịnh, Thanh Minh, Hà Thạch. - Quy mô: Chiều dài khoảng 2,5 km, diện tích khoảng 42 ha. - Phạm vi nghiên cứu: 5 + Phạm vi nghiên cứu trực tiếp : Tùy thuộc vào vị trí hiện trạng và các dự án dọc theo sông mà ranh giới trực tiếp đƣợc lấy từ mép sông vào 20 – 100m chiều sâu. + Phạm vi nghiên cứu gián tiếp: Mở rộng ra ngoài ranh giới trực tiếp, các dự án liên quan và trong tổng thể Hình a.2 Vị trí và ranh giới khu vực nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu; - Phƣơng pháp nghiên cứu có chọn lọc các tài liệu và kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án khác có liên quan; - Phƣơng pháp diều tra xã hội học, phỏng vấn chuyên gia; - Phƣơng pháp hệ thống hoá, phân tích, so sánh, tổng hợp để đƣa ra các giải pháp quản lý mới cho phù hợp. 6 * Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa lý luận: Nghiên cứu, bổ sung và làm rõ một số lý luận khoa học về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị và đề xuất một số giải pháp quản lý không gian xanh kiến trúc cảnh quan . - Ý nghĩa thực tiễn: Làm luận cứ khoa học để các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu vực dọc sông Thao, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. * Các khái niệm (thuật ngữ) sử dụng trong Luận văn Các lớp không gian cảnh quan ven sông: - Lớp mặt nƣớc sông : Không gian bao gồm bề mặt dòng sông và cồn giữa dòng sông. Là không gian mặt nƣớc đƣợc sử dụng cho các hoạt động trên sông nhƣ giao thông, lễ hội, đua thuyền… Khu vực cồn sông là khu đất bồi có khả năng ngập lụt cao nên chỉ khai thác vào các mùa cồn nổi. [13] - Lớp mép bờ : Không gian bờ sát mép nƣớc, khu vực nhấn chìm vào mùa nƣớc lên và hiện ra vào mùa rút. Khu vực này có thể tổ chức cho ngƣời dân và các hoạt động ven bờ tiếp cận gần nhất với mặt nƣớc, làm tăng khả năng gần gũi với mặt nƣớc và thiên nhiên.[6] - Lớp bờ sông: không gian từ mép bờ đến khu vực giao thông công cộng (Đƣờng ven sông). Là khu vực đất bờ rộng ven song sử dụng để khai thác tổ chức cảnh quan cho khu vực ven song. Kết hợp với các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo để tổ chức khu vực này thành khu vực công cộng phục vụ cho dân đô thị và khai thác du lịch.[6] 7 - Lớp không gian giao thông và công trình kiến trúc: Không gian bao gồm phần phục vụ giao thông (lòng đƣờng, vỉa hè) vá các công trình kiến trục đô thị. Khu vực này đƣợc nghiên cứu tổ chức tốt sẽ đem lại hiệu quả về thẩm mỹ cho khu vực ven sông cũng nhƣ đảm bảo khả năng tiếp cận các không gian ven sông. [6] - Đô thị: là khu vực tập trung dân cƣ sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò th c đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phƣơng bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.[22] - Quy hoạch đô thị: là việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trƣờng sống thích hợp cho ngƣời dân sống trong đô thị, đƣợc thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.[22] - Không gian dô thị: là không gian bảo gồm các vật thể kiến tr c đô thị, cây xanh, mặt nƣớc trong đô thị có ảnh hƣởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. [22] - Kiến tr c đô thị: Là tổ hợp các vâật thể trong đô thị, bao gồm các công trình kiến trúc, kỹ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hƣởng trự tiếp đến cảnh quan đô thị.[22] - Cảnh quan: bao gồm tất cả các nét đặc trƣng có thể nhìn thấy của một khu vực bao gồm: Các yếu tố vật lý của địa hình nhƣ n i, đồi, nguồn nƣớc nhƣ song, hồ, ao, biển các yếu tố sống che phủ đất bao gồm các thảm thực vật bản địa: Các yếu tố con ngƣời bao gồm các hình thức sử dụng đất khác nhau, các tòa nhà và các cấu trúc: Các yếu tố tạm thời nhƣ ánh sáng và điều kiện thời tiết. [22]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất