Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị thương mại, du lịch sinh thái ...

Tài liệu Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị thương mại, du lịch sinh thái phường đại yên, thành phố hạ long

.PDF
25
124
101

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRƯƠNG QUANG NGHĨA QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ THƯƠNG MẠI, DU LỊCH SINH THÁI PHƯỜNG ĐẠI YÊN – TP. HẠ LONG (NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CHO KHU BIỆT THỰ THUỘC KHU ĐÔ THỊ THƯƠNG MAI, DU LỊCH SINH THÁI PHƯỜNG ĐẠI YÊN) LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRƯƠNG QUANG NGHĨA KHOÁ 2015-2017 TÊN ĐỀ TÀI QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ THƯƠNG MẠI, DU LỊCH SINH THÁI PHƯỜNG ĐẠI YÊN – TP. HẠ LONG (NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CHO KHU BIỆT THỰ THUỘC KHU ĐÔ THỊ THƯƠNG MAI, DU LỊCH SINH THÁI PHƯỜNG ĐẠI YÊN) Chuyên ngành: Quản lý đô thị & Công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM TRỌNG THUẬT XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2017 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin trân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Sau đại học, Khoa Quản lý đô thị và các thầy cô trong trường đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi cũng xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS. Phạm Trọng Thuật đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trìnhthực hiện và hoàn thành tốt Luận văn này. Và tôi xin trân thành cảm ơn các Phòng, Ban chuyên môn của thành phố Hạ Long, Sở Xây Dựng tỉnh Quảng Ninh đã nhiệt tình cung cấp những tài liệu thông tin và tham gia cho tôi những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành Luận văn này. Cuối cùng tôi xin trân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù tôi cũng đã cố gắng trong quá trình thực hiện xong do thời gian có hạn nên Luận văn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để những giải pháp, kiến nghị, đề xuất trong luận văn có thể được áp dụng ngoài thực tiễn đạt kết quả cao./. Tác giả luận văn Trương Quang Nghĩa LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Trương Quang Nghĩa MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 * Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 3 * Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4 * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 4 * Các khái niệm cơ bản ..................................................................................... 5 * Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 7 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ THƯƠNG MẠI, DU LỊCH SINH THÁI PHƯỜNG ĐẠI YÊN THÀNH PHỐ HẠ LONG. ....................... 8 1.1. Giới thiệu chung về khu vực nghiên cứu ................................................... 8 1.1.1. Giới thiệu về thành phố Hạ Long ........................................................... 8 1.1.2. Giới thiệu về khu đô thị thương mại, du lịch sinh thái phường Đại Yên, thành phố Hạ Long ................................................................................... 17 1.1.3. Giới thiệu về khu biệt thự thuộc dự án khu đô thị thương mại, du lịch sinh thái phường Đại Yên, thành phố Hạ Long. .......................................... 17 1.2. Thực trạng kiến trúc cảnh quan và công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tại các khu đô thị thuộc thành phố Hạ Long. ....................................... 18 1.2.1. Thực trạng kiến trúc cảnh quan............................................................ 18 1.2.2. Thực trạng công tác lập quy hoạch và quản lý kiến trúc cảnh quan các khu đô thị mới tại thành phố Hạ Long ......................................................... 23 1.3. Thực trạng kiến trúc cảnh quan và công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tại khu biệt thự phường Đại Yên thành phố Hạ Long. ........................ 25 1.3.1. Thực trạng kiến trúc cảnh quan............................................................ 25 1.3.2. Thực trạng công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tại khu biệt thự phường Đại Yên, thành phố Hạ Long. ............................................................... 27 1.4. Ưu nhược điểm và các vấn đề cần giải quyết .......................................... 29 1.4.1. Kết quả đạt được.................................................................................. 29 1.4.2. Những mặt hạn chế còn tồn tại ............................................................ 30 1.4.3. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém ..................................................... 31 1.4.4. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra .............................................. 31 CHƯƠNG 2: CỞ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ................................................................ 32 2.1. Các khái niệm và nguyên tắc về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan.... 32 2.1.1. Khái niệm về quản lý đô thị và các công cụ để quản lý đô thị .............. 32 2.1.2. Khái niệm về kiến trúc – cảnh quan ..................................................... 34 2.1.3. Khái niệm quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ............................. 34 2.1.4. Các yếu tố tạo thành kiến trúc cảnh quan ............................................. 35 2.1.5. Nguyên tắc trong công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị ................................................................................................................. 39 2.1.6. Các quy định đối với không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị .............. 40 2.1.7. Quy định đối với các nhóm đối tượng tại các khu vực nghiên cứu ....... 41 2.1.8. Về phát triển bền vững ........................................................................ 43 2.2. Cơ sở pháp lý để quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị thương mại, du lịch sinh thái phường Đại Yên, thành phố Hạ Long...... 45 2.3. Quy hoạch chi tiết khu biệt thuộc dự án Khu đô thị thương mại, du lịch sinh thái tại phường Đại Yên, thành phố Hạ Long ................................ 47 2.4. Các yếu tố có tác động đến kiến trúc cảnh quan khu biệt thự thuộc dự án Khu đô thị thương mại, du lịch sinh thái tại phường Đại Yên, thành phố Hạ Long ......................................................................................... 51 2.4.1. Yếu tố tự nhiên .................................................................................... 51 2.4.2. Yếu tố văn hóa – xã hội ....................................................................... 52 2.4.3. Kinh tế và tiềm năng kinh tế ................................................................ 55 2.4.4. Yếu tố con người ................................................................................. 56 2.4.5 Công trình kiến trúc và hạ tầng trong đô thị .......................................... 56 2.5. Các yếu tố tác động đến quản lý kiến trúc cảnh quan khu biệt thự thuộc dự án Khu đô thị thương mại, du lịch sinh thái phường Đại Yên, thành phố Hạ Long ......................................................................................... 58 2.5.1. Quy hoạch và quy chế quản lý kiến trúc cảnh quan ............................. 58 2.5.2. Các đặc trưng để quản lý kiến trúc cảnh quan của khu vực. ................. 58 2.5.3. Cơ chế quản lý, khai thác và sử dụng................................................... 59 2.5.4. Vai trò của cộng đồng.......................................................................... 59 2.6. Kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý kiến trúc cảnh quan các khu đô thị của một số nước trên thế giới và ở Việt Nam............................... 60 2.6.1. Kinh nghiệm ở Việt Nam..................................................................... 60 2.6.2. Kinh nghiệm nước ngoài ..................................................................... 63 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU BIỆT THỰ THUỘC DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ THƯƠNG MẠI, DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ PHƯỜNG ĐẠI YÊN, THÀNH PHỐ HẠ LONG ............................................................................... 65 3.1. Các nguyên tắc và mục tiêu của giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan................................................................................................. 65 3.1.1. Nguyên tắc .......................................................................................... 65 3.1.2. Các mục tiêu chính của giải pháp ........................................................ 66 3.2. Xác định những nhóm đối tượng kiến trúc tại khu biệt thực thuộc dự án khu đô thị thương mại, du lịch và dịch vụ phường Đại Yên, thành phố Hạ Long ......................................................................................... 67 3.2.1. Đối tượng 1: Các công trình đặc biệt ................................................... 67 3.2.2. Đối tượng 2: Nhóm các công trình công cộng...................................... 68 3.2.3. Đối tượng 3: Nhóm các công trình nhà ở ............................................. 68 3.2.4. Đối tượng 4: Không gian mở của đô thị ............................................... 69 3.3. Đề xuất giải pháp quản lý chung cho các đối tượng trên ....................... 69 3.3.1. Nhóm công trình đặc biệt .................................................................... 69 3.3.2. Nhóm các công trình công cộng .......................................................... 71 3.3.3. Nhóm các công trình nhà ở .................................................................. 72 3.3.4. Nhóm đối tượng tại không gian mở của đô thị ..................................... 72 3.4. Đề xuất quy định quản lý kiến trúc cảnh quan cụ thể cho khu vực nghiên cứu ....................................................................................................... 73 3.4.1. Quy định quản lý đối với công trình kiến trúc...................................... 73 3.4.2. Quy định quản lý đối với khu vực cảnh quan cây xanh, quảng trường. ........ 79 3.4.3. Các công trình tiện ích đường phố, kiến trúc nhỏ, trang thiết bị đô thị ......... 80 3.5. Định hướng quy chế quản lý cơ bản cho công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tại khu biệt thự thuộc dự án khu đô thị thương mại, du lịch và dịch vụ phường Đại Yên, thành phố Hạ Long ........ 83 3.5.1. Đối với dự án công trình, cụm công trình cao tầng .............................. 84 3.5.2. Công trình cao tầng chuyển đổi chức năng từ đất thấp tầng ................. 85 3.5.3. Quản lý hệ số sử dụng đất .................................................................... 85 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận ......................................................................................................... 87 2. Kiến nghị....................................................................................................... 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt T ên đầy đủ BQLDA Ban quản lý dự án CĐT Chủ đầu tư ĐVTV Đơn vị tư vấn CTXD Công trình xây dựng DA Dự án DN Doanh nghiệp GPMB Giải phóng mặt bằng HĐ Hợp đồng KTXH Kinh tế xã hội NN Nhà nước QLDA Quản lý dự án TVTK Tư vấn thiết kế UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1.1 Vị trí thành phố Hạ Long trong liên hệ vùng tỉnh Quảng Ninh 9 Hình 1.2 Sơ đồ đánh giá địa hình, địa mạo thành phố Hạ Long 10 Hình 1.3 Hình ảnh về địa hình và cảnh quan thành phố Hạ Long 11 Hình 1.4 Sơ đồ đánh giá khí hậu thủy văn thành phố Hạ Long 13 Hình 1.5. Thành phố Hạ Long trong chiến lược phát triển KTXH 16 Hình 1.6 Công trình Khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh 19 Hình 1.7 Các công trình cao tầng tại phường Bãi Cháy, TP Hạ Long 19 Hình 1.8 Công trình Chung cư New Life Tower thuộc khu đô thị mới Cái Dăm 20 Hình 1.9 Khu nhà liên kế thuộc khu đô thị Cienco 5, TP Hạ Long 21 Hình 1.10 Cảnh quan khu đô thị Cienco 5, TP Hạ Long 21 Hình 1.11 Cảnh quan khu dân cư phường Hà Tu, TP Hạ Long 22 Hình 1.12 Hiện trạng nhà ở thấp tầng khu đô thị phường Đại Yên, TP Hạ Long 26 Hình 1.13 Hiện trạng cảnh quan khu đô thị phường Đại Yên, TP Hạ Long 27 Hình 2.1 Hát Then- một nét văn hoá đặc trưng của người dân tộc Tày ở huyện Bình Liêu 53 Hình 3.1 Hệ thống xe bus điện tại một khu đô thị 81 Hình 3.2 Nhà vệ sinh công cộng 82 Hình 3.3 Hệ thống máy rút tiền tự động 82 Hình 3.4 Khu công viên công cộng 83 1 MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài: Có thể nói, trong khoảng mười năm trở lại đây, tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng đã có những bước chuyển mình rõ rệt.Với mục tiêu xây dựng và phát triển thành phố Hạ Long trở thành thành phố trung tâm du lịch Quốc gia - Quốc tế, ngang tầm với các nước trong khu vực châu Á, lấy trung tâm dịch vụ thương mại làm động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Ngoài ra, với mục đích phát triển kinh tế xanh (sinh thái ven biển) gắn với việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di sản - Kỳ quan thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh hiện nay đã và đang rà soát tổng thể lại toàn bộ các quy hoạch và thực hiện việc lập mới, điều chỉnh các quy hoạch, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ không gian kiến trúc cảnh quan khu vực ven biển, tao dựng cảnh quan đô thị đặc trưng, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Do có vị trí thuận lợi giao lưu kinh tế mà trong những năm qua thành phố Hạ Long là một trong những đô thị có nền kinh tế phát triển, các khu đô thị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được đầu tư, nâng cấp mạnh. Khu đô thị phường Đại Yên, thành phố Hạ Long là một trong những khu đô thị cửa ngõ được chú trọng phát triển, tuy nhiên cùng với sự phát triển nhanh đó là những vấn đề bất cập như: Các khu nhà ở đã tồn tại từ lâu, đa phần là nhà cấp 4, 1 tầng, mang tính làng xã, nay các hộ dân xây dựng tự phát, manh mún nên hình thức kiến trúc không đóng góp nhiều cho cảnh quan chung. Những khu ở vị trí thuận lợi gắn với các đường giao thông nên đã có việc mua bán, chuyển nhượng tùy tiện đặc biệt việc xây dựng tự phát với tốc độ chóng mặt gây ảnh hưởng không 2 nhỏ tới việc thực hiện theo quy hoạch sau này. Tại các khu vực làng xóm hiện có, nhà ở đa phần xây dựng tự phát, không xin phép xây dựng hoặc xây dựng sai phép nên làm xấu cảnh quan chung. Đặc biệt, hòa với nhịp điệu đô thị hóa, với tính chất ban đầu là nhà ở làng xóm với diện tích rộng (trên 200m2) nhiều hộ gia đình chuyển nhượng đất một phần, lấy tiền xây nhà trên phần đất còn lại, trong khi đó hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong khu vực không theo kịp sự chuyển mình của đô thị nên dẫn tới tình trạng quá tải của các hệ thống phục vụ gây lên sự mất cân đối chung. Về không gian, kiến trúc, cảnh quan: Trong khu vực nghiên cứu hiện tại chưa có các công trình kiến trúc tiêu biểu tạo điểm nhấn cho khu đô thị phường Đại Yên thành phố Hạ Long, các công trình công cộng, cơ quan, nhà ở ....hiện đang xuống cấp mặc dù đã được cải tạo sửa chữa, xong chưa đáp ứng được các yêu cầu khi khu vực này trở thành khu đô thị cửa ngõ của thành phố Hạ Long. Không gian kiến trúc cảnh quan vẫn chưa hoàn thiện, cây xanh mặt nước chưa được quan tâm, đặc biệt là hệ thống kênh mương. Các tiện ích đô thị đã được quan tâm như gần tuyến đường quốc lộ18 nhưng từng đó vẫn chưa đảm bảo cho một khu đô thị thương mại, du lịch sinh thái tại phường Đại Yên, thành phố Hạ Long trong tương lai. Sự phát triển quá nóng dẫn đến sự lộn xộn và thiếu kiểm soát của chính quyền sở tại và cộng đồng sinh sống trong các khu đô thị. Người dân thiếu tự giác trong việc chấp hành các quy định xây dựng, quy định thiết kế kiến trúc cảnh quan của nhà nước và của đô thị. Cùng với sự thay đổi diện mạo kiến trúc đô thị là sự phát triển các loại hình dịch vụ thuộc thành phần kinh tế không chính quy, gây ra nhiều vấn đề về quản lý đô thị vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị, an toàn giao thông và trật tự an ninh. Bộ mặt đô thị đặc biệt là kiến trúc cảnh quan bị ảnh hưởng xấu . Các cấp chính quyền giải quyết riêng lẻ, chưa đồng bộ và thiếu kiên quyết. Đặc biệt sự tham gia của cộng đồng còn 3 ít và chưa có hiệu quả cao, chưa có huy động nguồn lực của cộng đồng trong việc quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị. Vì vậy công tác quản lý kiến trúc, cảnh quan cần được quan tâm và đổi mới đặc biệt là quan tâm đến sự tham gia của cộng đồng. Cần phải có cái nhìn sâu hơn, cụ thể hơn về cộng đồng dân cư đô thị để đưa ra những giải pháp hiệu quả trong công cuộc xây dựng đô thị văn minh giàu đẹp. Việc nghiên cứu thực hiên đề tài: "Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị thương mại, du lịch sinh thái phường Đại Yên, thành phố Hạ Long" góp phần hoàn thiện kiến trúc cảnh quan của dự án tuân thủ theo yêu cầu quy hoạch được phê duyệt và tạo bộ mặt kiến trúc khang trang, hiện đại. Đồng thời giúp chủ đầu tư hoàn thiện trong công tác quản lý dự án khu đô thị thương mại, du lịch sinh thái phường Đại Yên, thành phố Hạ Long. * Mục đích nghiên cứu: - Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan của thành phố Hạ Long; nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn quản lý không gian kiến trúc cảnh quan các khu đô thị ở Việt Nam và thành phố Hạ Long và đề xuất các giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị thương mại, du lịch sinh thái phường Đại Yên, thành phố Hạ Long. - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: + Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị thương mại, du lịch sinh thái phường Đại Yên, thành phố Hạ Long. 4 + Phạm vi: Khu biệt thự có diện tích 257, 987 m2 thuộc dự án khu đô thị thương mại, du lịch sinh thái phường Đại Yên, thành phố Hạ Long. Vị trí tại khu đồi phía Bắc Trạm cân tại phường Đại Yên. - Thời gian: Đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập thông tin, khảo sát điều tra, tổng hợp, phân tích đánh giá thực trạng. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân chia đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn để nghiên cứu, phát triển ra thành từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy sau đó tổng hợp lại quá trình ngược với quá trình phân tích để tìm ra cái chung và khái quát. - Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Tạo ra kiến thức mới và được chứng minh bởi dữ liệu trực tiếp hoặc gián tiếp. - Phương pháp cộng đồng: Lấy ý kiến từ cộng đồng nhằm đảm bảo cho những người chịu ảnh hưởng của dự án được tham gia vào việc quyết định dự án. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: - Ý nghĩa khoa học: Xây dựng cơ sở khoa học, làm rõ một số vấn đề tồn tại, bất cập cần giải quyết và nêu những quy định mới nhất của nhà nước trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tại các đô thị địa bàn tỉnh Quảng Ninh. - Ý nghĩa thực tiễn: Giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị thương mại, du lịch sinh thái phường Đại Yên, thành phố Hạ Long. 5 * Các khái niệm cơ bản: - Cảnh quan: Tùy theo mỗi ngành có một cách quan niệm khác nhau về cảnh quan. Theo các nhà kiến trúc cảnh quan: Phong cảnh là một không gian hạn chế, mở ra những điểm nhất định. Đó là những thành phần thiên nhiên và nhân tạo mang đến cho con người những cảm xúc có thể khác nhau, nhưng tạo nên một biểu tượng thống nhất về đặc điểm thiên nhiên chung của địa phương. Con người chịu tác động của môi trường cảnh quan thông qua tất cả các giác quan (Chủ yếu là thị giác). Môi trường này được hình thành do hệ quả tác động tương hỗ của các thành phần cảnh quan. Hệ thống mối quan hệ này đã tạo nên nét đặc trưng cho mỗi vùng với kiểu cảnh quan khác nhau. Tùy theo cách phân loại mà ta có các loại cảnh quan như: Cảnh quan đô thị, cảnh quan nông thôn hay cảnh quan biển, cảnh quan núi, đồng bằng [3]. - Kiến trúc cảnh quan: Là hoạt động định hướng của con người tác động vào môi trường nhân tạo để làm cân bằng mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo, tạo nên sự tổng hòa giữa chúng. Kiến trúc cảnh quan là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau (Quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật , kiến trúc công trình, điêu khắc hội họa) nhằm đáp ứng các yêu cầu về công năng, thẩm mỹ, môi trường của con người [3]. - “Sự tham gia của cộng đồng” là quá trình trong đó các nhóm dân cư của cộng đồng tác động vào quá trình quy hoạch, thực hiện, quản lý sử dụng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt động. Các hoạt động cá nhân không có tổ chức sẽ không được coi là sự tham gia của cộng đồng [3]. - Khu đô thị là khu xây dựng tập trung phát triển hoàn chỉnh, đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhà ở và các công trình khác để sử dụng vào mục đích kinh doanh hoặc không kinh doanh, được bố trí gắn với một đô thị hiện có hoặc với một đô thị mới đang hình thành, có ranh giới chức năng xác định, 6 phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt [20]. - Kiến trúc đô thị là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị [20]. - Không gian đô thị là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị [20]. - Cảnh quan đô thị là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, vỉa hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, dải đất ven biển, mặt hồ, mặt sông, kênh rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị [18]. - Phân loại kiến trúc cảnh quan [18] Theo chức năng sử dụng: + Kiến trúc cảnh quan khu ở (Khu lưu trú, khu cây xanh sân vườn, đường phố) + Kiến trúc cảnh quan khu công cộng + Kiến trúc cảnh quan khu sản xuất + Kiến trúc cảnh quan khu dịch vụ,vui chơi, giải trí Theo thành phần tạo cảnh quan: + Công trình kiến trúc + Mặt đất + Mặt nước + Cây xanh 7 * Cấu trúc luận văn: Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Kiến nghị, phần Phụ lục; luận văn gồm 3 chương: - Chương 1. Thực trạng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị thương mại, du lịch sinh thái phường Đại Yên, thành phố Hạ Long. - Chương 2. Cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị thương mại, du lịch sinh thái phường Đại Yên, thành phố Hạ Long. - Chương 3. Giải pháp trong quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị thương mại, du lịch sinh thái phường Đại Yên, thành phố Hạ Long. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất