Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý khai thác sử dụng khu nhà ở thu nhập thấp bắc cổ nhuế chèm, từ liêm, hà...

Tài liệu Quản lý khai thác sử dụng khu nhà ở thu nhập thấp bắc cổ nhuế chèm, từ liêm, hà nội

.PDF
29
106
69

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN ĐỨC VINH QUẢN LÝ KHAI THÁC SỬ DỤNG KHU NHÀ Ở THU NHẬP THẤP BẮC CỔ NHUẾ - CHÈM, TỪ LIÊM, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH Hà Nội – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ----------------------- NGUYỄN ĐỨC VINH KHÓA: 2013- 2015 QUẢN LÝ KHAI THÁC SỬ DỤNG KHU NHÀ Ở THU NHẬP THẤP BẮC CỔ NHUẾ -CHÈM, TỪ LIÊM, HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý đô thị & công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HUY DẦN Hà Nội - 2015 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo: TS. Nguyễn Huy Dần, người đã tận tình hướng dẫn và khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cám ơn Khoa sau đại học, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Sau cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến ban lãnh đạo và cán bộ Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản là nơi tôi công tác đã ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Đức Vinh MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình minh họa A. MỞ ĐẦU Sự cần thiết lý do lựa chọn đề tài 1 Mục đích nghiên cứu 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 Nội dung nghiên cứu 3 Phương pháp nghiên cứu 4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5 Các khái niệm, thuật ngữ trong luận văn 5 B. NỘI DUNG Chương 1 THỰC TRẠNG VỀ NHÀ Ở XÃ HỘI CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG THU NHẬP THẤP 9 1.1 Thực trạng về nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập thấp trên địa bàn cả nước 9 1.2 Quá trình phát triển và thực trạng về nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hà Nội 13 1.3 Dự án khu nhà ở thu nhập thấp Bắc Cổ Nhuế - Chèm 25 1.3.1 Thực trạng dự án khu nhà ở cho người thu nhập thấp Bắc Cổ Nhuế - Chèm, Từ Liêm, Hà Nội. 25 1.3.2 Tình hình quản lý khai thác sử dự án khu nhà ở cho người thu nhập thấp Bắc Cổ Nhuế - Chèm 30 1.4 Các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết 32 1.4.1 Việc xét duyệt đối tượng mua dự án khu nhà ở thu nhập thấp Bắc Cổ Nhuế - Chèm 32 1.4.2 Việc sở hữu, chuyển nhượng đối với dự án khu nhà ở thu nhập thấp Bắc Cổ Nhuế - Chèm 33 1.4.3 Việc xây dựng hệ thống bộ máy tổ chức khu nhà ở thu nhập thấp Bắc Cổ Nhuế - Chèm 35 1.4.4 Việc xây dựng hệ thống quản lý duy tu bảo trì dự án khu nhà ở thu nhập thấp Bắc Cổ Nhuế - Chèm 35 Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC ÁP DỤNG QUẢN LÝ KHAI THÁC SỬ DỤNG NHÀ Ở XÃ HỘI CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG THU NHẬP THẤP 37 2.1 Cơ sở lý thuyết 37 2.2 Cơ sở pháp lý 40 2.2.1 Quá trình điều chỉnh về chính sách nhà ở xã hội tại Việt Nam 43 2.2.2 Các cơ sở pháp lý liên quan đến đối tượng thụ hưởng và điều kiện tiếp cận nhà ở xã hội tại Việt Nam 47 2.3 Các yếu tố tác động đến công tác quản lý nhà ở xã hôi cho các đối tượng thu nhập thấp tại Hà Nội 52 2.3.1 Yếu tố chính sách 52 2.3.1 Yếu tố kinh tế 55 2.4 Các quy định và yêu cầu trong việc xây dựng giải pháp quản lý khai thác sử dụng khu nhà ở thu nhập thấp Bắc Cổ Nhuế - Chèm, Từ Liêm, Hà Nội. 56 2.4.1 Quy định trong việc xây dựng giải pháp quản lý khai thác sử dụng khu nhà ở thu nhập thấp Bắc Cổ Nhuế - Chèm 56 2.4.2 Yêu cầu trong việc xây dựng giải pháp quản lý khai thác sử dụng khu nhà ở thu nhập thấp Bắc Cổ Nhuế - Chèm 57 2.5 Bài học kinh nghiệm 58 2.5.1 Các bài học kinh nghiệm một số nước trên thế giới 58 2.5.2 Bài học kinh nghiệm tại Việt Nam 64 Chương 3. QUẢN LÝ KHU NHÀ Ở THU NHẬP THẤP BẮC CỔ NHUẾ - CHÈM, TỪ LIÊM, HÀ NỘI 67 3.1 Quan điểm và mục tiêu xây dựng giải pháp quản lý khai thác sử dụng khu nhà ở thu nhập thấp Bắc Cổ Nhuế - Chèm. 67 3.1.1 Quan điểm xây dựng giải pháp quản lý khai thác sử dụng khu nhà ở thu nhập thấp Bắc Cổ Nhuế - Chèm, Từ Liêm, Hà Nội 67 3.1.2 Mục tiêu xây dựng giải pháp quản lý khai thác sử dụng khu nhà ở thu nhập thấp Bắc Cổ Nhuế - Chèm, Từ Liêm, Hà Nội 68 3.2 Giải pháp quản lý khai thác sử dụng khu nhà ở thu nhập thấp Bắc Cổ Nhuế - Chèm, Từ Liêm, Hà Nội 69 3.2.1 Giải pháp về việc xét duyệt đối tượng mua dự án khu nhà ở thu nhập thấp Bắc Cổ Nhuế - Chèm 70 3.2.2 Giải pháp về việc sở hữu, chuyển nhượng đối với dự án khu nhà ở thu nhập thấp Bắc Cổ Nhuế - Chèm 74 3.2.3 Giải pháp về việc xây dựng hệ thống bộ máy tổ chức khu nhà ở thu nhập thấp Bắc Cổ Nhuế - Chèm 77 3.2.4 Giải pháp về việc xây dựng hệ thống quản lý duy tu bảo trì dự án khu nhà ở thu nhập thấp Bắc Cổ Nhuế - Chèm 80 C. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Kết luận 94 Kiến nghị 96 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO E. PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Cụm từ viết tắt BXD Bộ Xây dựng ĐKTN Điều kiện tự nhiên ĐT Đô thị KTSD Khai thác sử dụng NQ-CP Nghị quyết Chính phủ QĐ-TTg Quyết định Thủ tướng QĐ-UBND Quyết định Ủy ban nhân dân NƠXH Nhà ở xã hội TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC HÌNH MINH HỌA Số hiệu hình Tên hình Hình 1.1 Dự án nhà ở xã hội tại phường Mân Thái - Trang 9 TP Đà Nãng Hình 1.2 Tập thể được phân cho cán bộ nhà nước 13 trước năm 1990 Hình 1.3 Dự án NOXH Sài Đồng - Long Biên được 17 bàn giao trong năm 2013 Hình 1.4 Vị trí dự án Bắc Cổ Nhuế - Chèm 25 Hình 1.5 Hiện trạng khu đô thị Bắc Cổ nhuế- Chèm 26 Hình 1.6 Tổng thể dự án Bắc Cổ Nhuế - Chèm 27 Hình 1.7 Mặt bằng căn hộ điển hình 56 m2 28 Hình 1.8 Các dịch vụ tiện ích trong dự án 30 Hình 2.1 Dự án nhà ở xã hội tại Đà Nẵng 46 Hình 2.2 Nhà ở xã hội tại Hàn Quốc 59 DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng, biẻu Trang bảng, biểu Bảng 1.1 Các dự án nhà ở XH cho các đối tượng TNT 18 trên địa bàn Hà Nội Bảng 1.2 Số liệu tổng hợp khu nhà ở cho người thu 29 nhập thấp Bảng 2.1 Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến Nhà 41 ở xã hội Bảng 2.2 Những thay đổi về đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội và điều kiện tiếp cận 49 DANH MỤC SƠ ĐỒ Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ Sơ đồ 3.1 Quản lý nhà ở cho người thu nhập thấpBắc Trang 70 Cổ Nhuế - Chèm Sơ đồ 3.2 Quản lý về đối tượng sử dụng khu nhà ở 71 người thu nhập thấp Sơ đồ 3.3 Quản lý xác định đối tượng sử dụng nhà ở 72 cho người thu nhập thấp Sơ đồ 3.4 Quản lý đối tượng sử dụng khu nhà ởkhu nhà 73 ở thu nhập thấp Bắc Cổ Nhuế - Chèm Sơ đồ 3.5 Quản lý vấn đề sở hữu, chuyển nhượng nhà 74 ở thu nhập thấp Sơ đồ 3.6 Quản lý vấn đề sở hữu nhà ở thu nhập 75 thấptại Bắc Cổ Nhuế - Chèm Sơ đồ 3.7 Quản lý vấn đề chuyển nhượng nhà ở thu 76 nhập thấptại Bắc Cổ Nhuế - Chèm. Sơ đồ 3.8 Tổ chức Ban quản trị nhà ở cho người thu 78 nhập thấp Bắc Cổ Nhuế - Chèm Sơ đồ 3.9 Quản lý kỹ thuật khu nhà ở thu nhập thấp 81 Sơ đồ 3.10 Đội quản lý nhà ở 82 Sơ đồ 3.11 Đội quản lý Công trình công cộng 85 Sơ đồ 3.12 Đội quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật 87 Sơ đồ 3.13 Đội quản lý môi trường 90 Sơ đồ 3.14 Đội quản lý an ninh, trật tự 92 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU Sự cần thiết lý do chọn đề tài. Nhà ở là một trong những nhu cầu cơ bản không thể thiếu đối với mỗi người, mỗi gia đình vừa là tài sản có giá trị lớn của mỗi người dân, là nơi tái sản xuất sức lao động và là nơi phát triển nguồn lực con người. Nhà ở còn là tài sản có giá trị lớn nhất trong tổng tài sản của mỗi gia đình và chiếm tỷ trọng lớn tài sản quốc gia. Dưới góc độ xã hội, quy mô và giá trị của ngôi nhà ở còn thể hiện năng lực tài chính của mỗi cá nhân trong xã hội. Nhu cầu nhà ở luôn là vấn đề của tầng lớp nhân dân từ đô thị đến nông thôn, đặc biệt là nhu cầu cải thiện chỗ ở của các đối tượng có thu nhập thấp, người có công với cách mạng, công nhân làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà ở của sinh viên, người nghèo ở các đô thị. Vì vậy, giải quyết tốt vấn đề nhà ở là góp phần phát triển và ổn định nhiều mặt của xã hội. Trong thời gian qua nhìn chung các cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị đã từng bước đáp ứng nhu cầu của các đối tượng gặp khó khăn về chỗ ở. Đồng thời, chủ trương phát triển nhà ở xã hội đã nhận được được sự đồng thuận cao của các tổ chức, cơ quan Trung ương và chính quyền các địa phương cũng như các tầng lớp dân cư trong xã hội. Tuy nhiên, hiện chính sách này đang gặp một số vướng mắc khó khăn dù Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách điều chỉnh và hỗ trợ. Một nguyên nhân được nhiều DN, nhà đầu tư nói nhiều đến là chính sách của Nhà nước về nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp còn nhiều bất cập, đặc biệt là về thủ tục hành chính. Trong lúc giá vật liệu xây dựng, giá đất, giá nhân công ngày càng tăng cao, các DN muốn đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án BĐS để hạ giá thành sản 2 phẩm, giúp người dân mua được nhà với giá rẻ nhất. Tuy nhiên, các thủ tục về hành chính lại mất rất nhiều thời gian, từ việc chấp thuận chủ trương dự án, đền bù, giải phóng mặt bằng, cấp giấy phép xây dựng cho đến việc cấp sổ cho người mua nhà là cả một quá trình rất dài. Do đó, các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho người có thu nhập thấp thực hiện càng lâu thì giá cả càng tăng lên. Một nguyên nhân khác đó là theo quy định của pháp luật, đối tượng hướng đến của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp là những người có thu nhập thấp với hình thức chủ yếu là thuê và thuê mua. Nhưng nếu cho thuê thì số tiền mà nhà đầu tư thu được để quay vòng vốn rất nhỏ giọt, giá thuê chủ đầu tư cũng không được quyết định cho phù hợp với số tiền mà họ đã bỏ ra. Do vậy, rất ít DN có khả năng bỏ ra một số vốn khá lớn phát triển các dự án để rồi thu lại một cách nhỏ giọt như vậy. Bên cạnh đó, tỉ lệ lợi nhuận định mức đối với nhà ở thuộc diện này theo quy định của nhà nước cũng không hợp lý. Bởi nếu đầu tư một số vốn lớn như vậy trong vòng 20 năm mà chỉ thu về 10% lợi nhuận là quá ít. Dự án khu nhà ở cho người thu nhập thấp Bắc Cổ Nhuế - Chèm là một trong những dự án điển hình tại Hà Nội, dự án đã hoàn thành giai đoạn 1với quy mô 900 căn hộ và đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2 với số lượng 600 căn. Để có thể quản lý khai thác sử dụng tốt khu nhà ở cho người thu nhập thấp đúng với các tiêu chí, yêu cầu trong công tác quản lý sử dụng nhà ở thu nhập thấp đồng thời đáp ứng việc khai thác sử dụng khu nhà ở sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng về mặt hành chính và sử dụng của khu nhà ở, việc xây dựng đề xuất ra giải pháp quản lý khu nhà ở cho người thu nhập thấp Bắc Cổ Nhuế - Chèm là thực sự cần thiết và có ý nghĩa thực tiến. Ngoài ra đề tài nghiên cứu giải pháp quản lý khai thác sử dụng đối với các Dự án nhà ở cho người thu nhập thấp không chỉ có ý nghĩa cấp bách, cần thiết nhằm nâng cao hơn chất lượng phục vụ người dân của khu nhà ở cho người thu nhập thấp 3 Bắc Cổ Nhuế - Chèm nói riêng và tại các khu nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị trên địa bàn Thành phố nói chung mà còn đưa ra được những giải pháp giúp các cơ quan Nhà nước, cơ quan quản lý tại các địa phương có thể áp dụng nghiên cứu này trong công tác quản lý Nhà nước đối với các dự án phát triển nhà ở dành cho người có thu nhập thấp. Mục đích nghiên cứu: - Đánh giá công tác quản lý khai thác sử dụng nhà ở cho người thu nhập thấp tại Thành phố Hà Nội và một số Thành phố lớn trong cả nước. - Đề xuất giải pháp quản lý khai thác sử dụng khu nhà ở cho người thu nhập thấp Bắc Cổ Nhuế- Chèm, Từ Liêm, Hà Nội. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý khai thác sử dụng khu nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị. - Phạm vi nghiên cứu: tại Dự án nhà ở cho người thu nhập thấp Bắc Cổ Nhuế Chèm, Từ Liêm, Hà Nội. Nội dung nghiên cứu: - Đánh giá thực trạng công tác quản lý khai thác sử dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại Hà Nội và một số thành phố khác trong cả nước. - Nghiên cúu mô hình và qui chế khai thác sử dụng tại các khu nhà ở cho người có thu nhập thấp. - Nghiên cứu cơ sở khoa học và các giải pháp mô hình quản lý khai thác sử dụng nhà ở dành cho người có thu nhập thấp. 4 - Đề xuất giải pháp quản lý khu nhà ở cho người thu nhập thấp Bắc Cổ Nhuế Chèm, Từ Liêm, Hà Nội. - Đề xuất phạm vi ứng dụng. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp thu thập thông tin: Tiến hành thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến công tác quản lý nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập thấp tại Việt Nam và một số nước trên thế giới. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó. - Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của các chuyên gia về chính sách nhà ở theo những mẫu câu hỏi được in sẵn sau đó thu thập tổng hợp kết quả để có những câu trả lời thiết thực. - Phương pháp kế thừa: Hệ thống hóa và tiếp thu những kinh nghiệm ở một số mô hình quản lý khai thác sử dụng nhà ở cho người thu nhập thấp đã áp dụng trong nước và nước ngoài. Phương pháp điều tra cộng đồng: Thu thập ý kiến của các hộ gia đình tại một số dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội và tổng hợp kết quả để có những câu trả lời thiết thực. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Ý nghĩa khoa học: Xác định rõ loại hình và đối tượng nhà ở cho người có thu nhập thấp từ đó đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học nhằm quản lý khai thác sử 5 dụng sau đầu tư một cách khoa học nhất đối với cáckhu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Ý nghĩa thực tiễn: Xây dựng giải pháp quản lý khai thác sử dụng khu nhà ở cho người thu nhập thấp Bắc Cổ Nhuế - Chèm, Từ Liêm, Hà Nội Các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập thấp. 1. Đối tượng thu nhập thấp: Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội quy định nhà ở xã hội được dành để giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho những đối tượng sau đây: - Người có công với cách mạng quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng; - Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng và đoàn thể hưởng lương từ ngân sách nhà nước; - Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp (bao gồm sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ là quân nhân chuyên nghiệp) thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước; người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân được hưởng các chế độ, chính sách như đối với quân nhân theo quy định của pháp luật về cơ yếu; - Công nhân, người lao động thuộc các thành phần kinh tế làm việc tại các khu công nghiệp, gồm: Công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các cơ 6 sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp (kể cả các cơ sở khai thác, chế biến) của tất cả các ngành, nghề; - Người có thu nhập thấp và người thuộc diện hộ gia đình nghèo tại khu vực đô thị; - Đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; người cao tuổi độc thân, cô đơn không nơi nương tựa; - Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ khi hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ; - Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trường dạy nghề cho công nhân, không phân biệt công lập hay ngoài công lập; - Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư mà chưa được bố trí đất ở hoặc nhà ở tái định cư. 2. Nhà ở xã hội cho các đối tượng có thu nhập thấp Theo Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014, Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ, Thông tư 08/2014/TT-BXD ngày 23/5/2014 của Bộ Xây dựng quy định: - Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này. - Nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại các đô thị thì tiêu chuẩn thiết kế nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở; tại khu vực khác thì có thể xây dựng nhà ở liền kề thấp tầng. 7 - Nhà ở xã hội theo dự án bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước là nhà chung cư thì tiêu chuẩn thiết kế mỗi căn hộ tối thiểu là 30 m2, tối đa không quá 70 m2, không khống chế số tầng nhưng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; chủ đầu tư dự án được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên 1,5 lần so với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầng thì tiêu chuẩn diện tích đất xây dựng của mỗi căn nhà không vượt quá 70 m2, bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 3. Quản lý khai thác sử dụng nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập thấp. Quản lý khai thác sử dụng nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập thấp là quản lý việc sử dụng khu nhà ở sau khi công trình hoàn thành và được đưa vào khai thác sử dụng. Đó là những mối quan hệ giữa người sử dụng, người tổ chức sử dụng, chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan trong việc sử dụng khu nhà ở liên quan đến khai thác, sử dụng, tranh chấp...theo một quy định nhẳm đảm bảo việc quản lý khai thác sử dụng một cách khoa học, chấp hành theo đúng các quy định của pháp luật ban hành đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân sinh sống trong khu nhà ở đó.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất