Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hệ thống thoát nước tp. cao bằng tỉnh cao bằng (tt)...

Tài liệu Quản lý hệ thống thoát nước tp. cao bằng tỉnh cao bằng (tt)

.PDF
16
32
56

Mô tả:

/BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI VŨ VĂN QUYỀN TÊN ĐỀ TÀI QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC TP. CAO BẰNG TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà nội, Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI VŨ VĂN QUYỀN KHÓA: 2011 – 2013 TÊN ĐỀ TÀI QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ CAO BẰNG - TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ VĂN HIỂU Hà nội - Năm 2013 LỜI CẢM ƠN! Tôi xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc của mình tới P.GS TS Vũ Văn Hiểu – Người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành cuốn luận văn thạc sĩ này. Xin chân thành cảm ơn các giáo sư, P. Giáo sư, Tiến sĩ cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa sau Đại học trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cùng toàn thể nhà trường đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập, nghiên cứ và thực hiện luận văn tốt nghiệp tại trường. Chân thành cảm ơn đến các cơ quan, tổ chức và cá nhân đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập, tổng hợp các văn bản, tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài khoa học của mình. Chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tác giả luận văn Vũ Văn Quyền. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học là, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực với nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Vũ Văn Quyền. MỤC LỤC Lời cảm ơn. Lời cam đoan. Mục lục. Danh mục các từ viết tắt. Danh mục các bảng biểu. Danh mục các hình vẽ. Phần Mở đầu CHƯƠNG 1 – THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HTTN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG. ........... 4 1.1. Một số khái niệm cơ bản. ................................................................................... 4 1.1.1. Các thành phần của hệ thống thoát nước .......................................................... 4 1.1.2. Giải thích một số thuật ngữ .................................................................................. 4 1.1.3. Một số khái niệm khác có liên quan ................................................................ 7 1.2. Giới thiệu một số đặc điểm về Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. ...................... 8 1.2.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 8 1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................... 11 1.2.3. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố. .............................................. 14 1.3. Hiện trạng hệ thống thoát nước tỉnh Cao Bằng.................................................... 16 1.3.1. Hiện trạng hệ thống thoát nước thành phố Cao Bằng ....................................... 16 1.3.2. Hiện trạng về vệ sinh môi trường nước. ......................................................... 24 1.3.3. Tình hình một số dự án liên quan đến thoát nước tại tỉnh Cao Bằng .................. 28 1.3.4. Đánh giá chung về hiện trạng kỹ thuật HTTN thành phố ................................. 28 1.4. Thực trạng công tác quản lý HTTN một số đô thị tại Việt Nam và trên địa bàn thành phố Cao Bằng................................................................................................ 29 1.4.1. Tại một số đô thị ở Việt Nam ....................................................................... 29 1.4.2. Tại Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng ....................................................... 32 1.4.3. Thực trạng công tác xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng trong lý hệ thống thoát nước thành phố Cao Bằng. .................................................................. 36 CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ HTTN, THÀNH PHỐ CAO BẰNG TỈNH CAO BẰNG.............................................. 37 2.1. Cơ sở pháp lý trong công tác quản lý hệ thống thoát nước cho đô thị. ................... 37 2.1.1. Hệ thống văn bản pháp quy và tiểu chuẩn, quy chuẩn hiện hành ....................... 37 2.1.2. Định hướng và chiến lược quốc gia và địa phương đối với công tác thoát nước. . 38 2.1.3. Hệ thống quản lý nhà nước về thoát nước và vệ sinh môi trường. ..................... 45 2.1.4. Chính sách về cơ cấu giá thoát nước và tỷ lệ dịch vụ. ...................................... 46 2.2. Cơ sở lý thuyết và khoa học trong công tác Quản lý HTTN đô thị......................... 49 2.2.1. Tổ chức thoát nước đô thị............................................................................. 49 2.2.2. Quản lý về kỹ thuật đối với hệ thống thoát nước. ............................................ 52 2.2.3. Quản lý về công tác nhân sự. ........................................................................ 60 2.3. Vai trò của cộng đồng và xu thế xã hội hóa đầu tư trong quản lý thoát nước đô thị. 62 2.3.1. Sự tham gia của cộng đồng........................................................................... 62 2.3.2. Xu hướng hội hóa đầu tư trong hoạt động thoát nước ...................................... 64 2.4. Kinh nghiệm về Quản lý hệ thống thoát nước đô thị của một số nước trên thế giới và một số đô thị ở Việt Nam ............................................................................... 66 2.4.1. Kinh nghiệm của thế giới ............................................................................. 66 2.4.2. Kinh nghiệm của một số đô thị ở Việt Nam.................................................... 69 CHƯƠNG 3 – ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ HTTN THÀNH PHỐ CAO BẰNG – TỈNH CAO BẰNG. ............... 76 3.1. Đề xuất về Phân cấp quản lý và mô hình tổ chức quản lý HTTN Thành phố Cao Bằng - tỉnh Cao Bằng. ................................................................................... 76 3.1.1. Về Phân cấp quản lý. ................................................................................... 76 3.1.2. Đề xuất cơ cấu tổ chức của đơn vị quản lý vận hành ....................................... 79 3.2. Đề xuất giải pháp thực hiện nhằm đảm bảo công tác quản lý HTTN thành phố một cách hiệu quả. ............................................................................................... 82 3.2.1. Đề xuất về tổ chức thoát nước cho Thành phố Cao Bằng ................................. 82 3.2.2. Đề xuất giải pháp trong quá trình triển khai xây dựng HTTN ........................... 83 3.2.3. Đề xuất một số giải pháp trong quản lý khai thác, vận hành HTTN Thành phố Cao Bằng ................................................................................................................. 86 3.2.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò tham gia của cộng đồng và thực hiện xã hội hóa đầu tư trong quản lý HTTN. ....................................................................... 89 3.3. Đề xuất về việc thu phí dịch vụ thoát nước. ........................................................ 92 3.3.1. Đề xuất về việc thu phí thoát nước thải: ............................................................. 93 3.3.2. Đề xuất về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải .............................. 94 3.4. Đề xuất về việc nâng cao năng lực cho công tác quản lý hệ thống thoát nước Thành phố Cao Bằng................................................................................................ 95 3.4.1. Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên ngành................................ 95 3.4.2. Tăng cường năng lực cho đơn vị quản lý vận hành.......................................... 96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận. Kiến nghị. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC Tài liệu tham khảo. Phụ lục 1 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài. Thành phố Cao Bằng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của Tỉnh Cao Bằng với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 5.500 ha. Thành phố gồm 8 phường bao gồm: Hợp Giang, Sông Bằng, Sông Hiến, Tân Giang Đề Thám, Ngọc Xuân, Hoà Chung và Duyệt Trung cùng 3 xã mới được mở rộng gồm: Vĩnh Quang, Hưng Đạo và Chu Trinh Thành phố Cao Bằng ở vị trí 22o39’ đến 22o42’ độ vĩ Bắc và 106o11’ đến 106o18’ độ kinh Đông. So với địa giới hành chính của toàn tỉnh, thành phố nằm ở phía Đông, cách Hà Nội 286 km theo đường Quốc lộ số 3 và cách Thành phố Lạng Sơn 120 km theo Quốc lộ 4A. Thành phố có Quốc lộ 3 đi qua nối với các tỉnh Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng - Trung Quốc; Quốc lộ 4A đi qua nối các tỉnh Cao Bằng - Lạng Sơn. Đây là trục quốc lộ quan trọng nhất của cả vùng đông Bắc nói chung và của thành phố Cao Bằng nói riêng. Ngoài ra còn có các tỉnh lộ 203 đi thị trấn Hoà An - Pắc Bó góp phần không nhỏ cho sự phát triển của thành phố. Cao Bằng là một đô thị loại 3 mới được nâng cấp lên Thành phố từ ngày 1/10/2012. Phần lớn hệ thống hạ tầng kỹ thuật nói chung và hệ thống thoát nước đô thị nói riêng đã có từ rất lâu, hệ thống đã bị xuống cấp và hư hỏng nhiều, quy mô và công suất của hệ thống nhỏ không còn đáp ứng được yêu cầu thoát nước so với tốc độ phát triển của đô thị. Thực tế hiện nay đã xuất hiện hiện tượng ngập úng cục bộ ở một số điểm dân cư và khu vực ven sông suối, công tác quản lý và thoát nước đô thị khi ngập úng gặp rất nhiều khó khăn và diễn ra chậm cho nên việc đầu tư xây dựng một hệ thống thoát nước cho thành phố và hệ thống quản lý khai thác vận hành cho nó mang tính cấp thiết cao. Trước tình hình đó, với sự hợp tác hỗ trợ giữa hai chính phủ Đan Mạch và Việt Nam thông qua nguồn vốn vay (ODA) vàvốn đối ứng của địa phương, Dự án Xây dựng Hệ thống Thoát nước và Xử lý nước thải thành phố Cao Bằng - tỉnh Cao Bằng đã được phê duyệt theo Quyết định số: 663/QĐ-UBND, ngày 2 12/6/2012 với tổng mức đầu tư 250.735.000.000 VNĐ. Giai đoạn đầu đư xây lắp sẽ được tiến hành trong quý IV/2013 và kết thúc vào năm 2015. Do vậy việc nghiên cứu giải pháp cho công tác quản lý hệ thống thoát nước Thành phố Cao Bằng là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo hệ thống được quản lý vận hành một cách trơn tru và hiệu quả sau khi hoàn thành giai đoạn đầu tư xây dựng. Mục đích nghiên cứu. - Đánh giá tổng quan về hệ thống thoát nước (HTTN) thành phố Cao Bằng. - Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và công tác quản lý HTTN. - Xây dựng giải pháp quản lý cho hệ thống thoát nước Thành phố dựa trên các đặc điểm cơ bản của Dự án đầu tư xây dựng, đặc điểm đặc chưng, nguồn lực và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương. - Phân tích các rủi ro tiềm ẩn và giải pháp đối với giải pháp quản lý hệ thống thoát nước của đô thị miền núi. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống thoát nước thải thành phố Cao Bằng - Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Cao Bằng (5 phường), tỉnh Cao Bằng, trong giai đoạn từ 2015 đến 2020 tầm nhìn đến 2025. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng hạ tầng kỹ thuật. - Nghiên cứu tổng quan về công tác quản lý HTTN. - Nghiên cứu các cơ sở pháp lý, cơ sở lý thuyết và khoa học công nghệ trong quản lý HTTN đô thị. - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý HTTN. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện luận văn em đã vận dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu khoa học như sau: - Điều tra, phỏng vấn, khảo sát, thu thập các tài liệu và số liệu thực tế. 3 - Nghiên cứu phân tích, chọn lọc và xử lý các thông tin, tài liệu và số liệu đã thu thập được. - Nghiên cứu các bài viết có liên quan được đăng tải trên báo chí và các tạp chí khoa học. Tham khảo và thừa hưởng lý thuyết và kinh nghiệm từ các đề tài nghiên cứu khoa học đã thực hiện; các dự án tương tự đã triển khai ở các địa phương khác và trên thế giới - Tổng kết kinh nghiệm, đánh giá kết quả phân tích và đề xuất các giải pháp thực tiễn. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: luận văn được nghiên cứu trên cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tế ở VN và trên thế giới về quản lý HTTN - Ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra được một số giải pháp cho công tác quản lý hệ thống thoát nước cho thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng từ đó có thể chia sẻ với các tỉnh miền núi phía bắc khác trên lãnh thổ Việt nam mà có cùng những điều điện tương tự để tham khảo, áp dụng. Cấu trúc luận văn: Mở đầu Nội dung: Chương 1 – Tổng quan về hệ thống thoát nước và công tác quản lý hệ thống thoát nước Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao bằng Chương 2 – Cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác quản lý hệ thống thoát nước, Thành phố Cao Bằng tỉnh Cao Bằng. Chương 3 – Đề xuất giải pháp và tổ chức thực hiện cho công tác quản lý hệ thống thoát nước, Thành phố Cao Bằng – tỉnh Cao Bằng. Kết luận và kiến nghị Tài liệu thâm khảo và phụ lục kèm theo. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 99 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận: Trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị, HTTN giữ một vai trò quan trọng trong kết cấu hạ tầng đô thị. Công tác thoát nước cho đô thị là một trong những yêu tố chính cấu thành hoạt động của một đô thị, nó cũng thể hiện rõ bộ mặt và tình hình phát triển của một đô thị. Việc thực hiện tốt công tác quản lý thoát nước cho đô thị là yếu tố quan trọng trong mục tiêu phát triển đô thị một cách bền vững đó là phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sống. Công tác quản lý hệ thống thoát nước đô thị nói chung và Thành phố Cao Bằng nói riêng bao gồm nhiều hạng mục như đầu mối xử lý, mạng lưới đường ống, các điểm đấu nối... là một công việc khó khăn, phức tạp nó đòi hỏi phải kết hợp nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn vốn, công nghệ, bộ máy quản lý, vận hành, sự tham gia của cộng đồng....Qua quá trình nghiên cứu tác giả luận văn xin đưa ra một số kết luận cơ bản như sau: - Phương thức quản lý HTTN đô thị hiện hành đang thiên về quản lý cơ sở vật chất của hệ thống thoát nước. Phương thức quản lý đó rõ ràng đã trở nên lạc hậu, không phù hợp với tư duy phát triển đô thị hiện đại coi trọng tính bền vững và công bằng xã hội, gây trở ngại cho sự phát triển thoát nước đô thị nước ta trong tương lai theo các xu hướng tiên tiến trên thế giới. Do vậy chính quyền thành phố cần chuyển dần sang hình thức quản lý cung ứng dịch vụ, từ đó mở đường cho việc áp dụng hợp tác tư nhân trong ngành thoát nước đô thị. - Hiện tại việc triển khai xây dựng hệ thống thoát nước cho Thành phố Cao Bằng mới đang ở bước đầu của giai đoạn thực hiện đầu tư (thẩm định và phê duyệt dự án) và được triển khai tương đối chậm. Trong khi Hệ thống thoát nước hiện tại của Thành phố vẫn là hệ thống thoát nước chung, đã xuống cấp và hư hỏng nhiều hoặc không đáp ứng được năng lực thoát nước cho thành phố, cá biệt nhiều điểm dân cư chưa có hệ thống cống chung di qua mà xả thải trực tiếp ra sông suối ao, hồ...Do vậy việc hoàn thành thi giai đoạn công xây dựng hệ thống thoát nước đúng tiến độ chất lượng để đưa vào khai thác sử dụng là một nhu cầu hết sức cấp thiết của Thành phố. 100 - Chủ đầu tư (UBND thành phố) giao nhiệm vụ cho Công ty Đầu tư phát triển và Môi trường Cao Bằng (URENCO) quản lý vận hành sau khi kết thúc đầu tư xây dựng là một phương án hợp lý vì đây là đơn vị đã có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý vận hành hệ thống thoát nước cũ và thực hiện các dịch vụ công ích khác về môi trường và hạ tầng của thành phố. Tuy nhiên năng lực của đơn vị vẫn còn yếu kém chưa thể đáp ứng ngay được vai trò quản lý, vận hành tốt một hệ thống thoát nước với quy mô lớn và hiện đại mà cần phải từng bước nâng cao năng lực cho đơn vị cả về con người và thiết bị, phương tiện. - Quản lý hệ thống thoát nước đô thị liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và tuân thủ theo những yêu cầu kỹ thuật, quy chuẩn, tiêu chuẩn bắt buộc đòi hỏi cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, sở ban ngành, các đơn vị liên quan và cộng đồng dân cư. Thực tại Thành phố vẫn chưa ban hành một quy định cụ thể trong việc phân cấp quản lý hệ thống thoát nước thành phố để quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm và sự phối kết hợp của các bên liên quan. Vai trò tham gia của cộng đồng trong tổ chức, quản lý gần như chưa có hoặc chỉ mang tính hình thức, không có sự kết nối giữa các bên do vậy không phát huy được nội lực của cộng đồng dân cư. - Mức thu phí thoát nước trên địa bàn thành phố Cao Bằng là rất thấp (7%). Cho dù tính đến thời điểm 2015 khi hệ thống thoát nước thành phố đi vào hoạt động với giá thu phí nước thải là 15% thì giá này vẫn thấp hơn nhiều so với chi phí để xử lý một 1m3 nước thải theo tính toán thực tế. Do vậy thành phố vẫn sẽ phải sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước để bù đắp cho khoản chênh lệch. Khi đó việc đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống thoát nước cũng sẽ phải lấy từ ngân sách địa phương hoặc huy động từ các nguồn vốn đầu tư khác Trên đây là những vấn đề bất cập trong công tác thoát nước của thành phố Cao Bằng, nếu không được quan tâm giải quyết đúng mức thì sẽ dẫn đến những sai xót và lúng túng trong quá trình quản lý và vận hành sử dụng sau này. Điều này đòi hỏi chính quyền các cấp, các sở ban ngành, đơn vị quản lý, vận hành cần xem xét, bàn bạc để đưa ra những nội dung, quy định và biện pháp cụ thể trong công tác quản lý hệ thống thoát nước một cách hiệu quả nhất. 101 Kiến Nghị: UBND tỉnh, Thành phố cần đưa ra những giải pháp cụ thể và tiến hành các thủ tục cần thiết để sử dụng nguồn vốn ODA do Chính phủ Đan Mạch tài trợ cũng như đáp ứng được các yêu cầu của nhà tài trợ về vốn nguồn vối đối ứng của địa phương nhằm đảm bảo việc thực hiện dự án xây dựng HTTN Thành phố đúng tiến độ và chất lượng đã đặt ra. Trong quá trình xây dựng hệ thống mạng lưới đường ống trên các tuyến phố cần rà soát một cách kỹ lưỡng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác như đường ống cấp nước, cáp điện, thông tin, chiếu sáng... để thực hiện đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng mới một cách đồng bộ, thuận tiện, không trồng chéo, tránh đào lên lấp xuống nhiều lần cũng như đảm bảo an toàn cho các hệ thống hạ tầng sẵn có trong quá trình thi công xây dựng. Chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng nhanh chóng nghiên cứu và ban hành các quy định, cơ chế, chính sách cụ thể về việc phân cấp, quản lý HTTN trong đó quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các bên liên quan đồng thời tăng cường sự phối hợp các ngành trong công tác quản lý. Tính toán và ban hành quy định về việc thu phí thoát nước thải một cách hợp lý nhất, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. UBND thành phố cần có kế hoạch thực hiện ngay việc nâng cao năng lực cho đội ngũ ban quản lý dự án. Đơn vị quản lý vận hành (URENCO Cao Bằng) cũng cần xây dựng ngay chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, trình độ chuyên môn để sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu về năng lực trong công tác quản lý, vận hành sau khi HTTN Thành phố được đưa vào khai thác sử dụng. UBND tỉnh, Tp cần xây dựng những cơ chế, chính sách xã hội hóa đầu tư có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đặc biệt là khối kinh tế tư nhân trong việc xây dựng các HTTN của đô thị nhằm giảm tải cho gánh nặng đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Đồng thời khuyến khích và huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng dân cư trong tất cả các khâu từ quản lý quy hoạch, triển khai dự án, khai thác vận hành, duy tu bảo dưỡng... HTTN nhằm nâng cao sự đoàn kết, nhất trí và ý thức của cộng đồng đối với các công trình mà mình hưởng lợi. 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC Tài liệu tham khảo: Tiếng Việt [1] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam (2006), Thông tư liên tịch 04/2006TTLT-KHĐT-UBTWMTTQVN-TC hướng hẫn thực hiện Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg, ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế giám sát cộng đồng. [2] Bộ Khoa học và Công nghệ (1985), Thoát nước. Thuật ngữ và Định nghĩa TCVN 4038:1985 [3] Bộ Khoa học và Công nghệ (1991), Hệ thống cấp thoát nước. Quy phạm quản lý kỹ thuật TCVN 5576:1991 [4] Bộ xây dựng (2005), hệ thống văn bản pháp quy về kiến trúc quy hoạch phát triển đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng, NXB xây dựng, Hà Nội. [5] Bộ xây dựng (2010), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN07:2010/BXD, Hà Nội [6] Chính phủ (2007), Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp, Hà Nội. [7] Chính phủ (2010), Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm, Hà Nội. [8] Công ty Đầu tư phát triển và Môi trường (2012), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012. Phương hướng nhiệm vụ năm 2013 [9] Hoàng Văn Huệ (1995), Giáo trình cấp thoát nước, nhà xuất bản Xây Dựng. [10]Hoàng Văn Huệ (2003) Công nghệ môi trường, Tập 1, xử lý nước thải, NXB khoa học kỹ thuật. [11]Lê Thị Thúy (2012), Quản lý hệ thống thoát nước đô thị khu Trung Văn Hà Nội, Luận văn thạc sỹ quản lý đô thị và công trình. [12]Liên danh: Viện Kiến trúc quy hoạch đô thị nông thôn, BXD và Công ty Arep Ville(2013), Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012-2030, tầm nhìn 2050. [13] Nguyễn Thị Ngọc Dung, Bài giảng Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, Trường Đại học Kiế trúc Hà Nội – 2012. [14] Nguyễn Tố Lăng (2005), Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển, Bài giảng học viên cao học Quản lý đô thị, Trường Đại học Kiến trúc Hà nội. 103 [15] Nguyễn Văn Cầm (2003), Đề xuất phương án , sơ đồ tổ chức thoát nước cho các đô thị. Tham luận tại hội thảo Thoát nước đô thị bền vững. Trung tâm KTMT ĐT&ĐTKCN (CEETIA), Trường Đại học Xây dựng - Trung tâm Kỹ thuật Nước và Phát triển (WEDC), Đại học tổng hợp Loughborough. [16] Nguyễn Lâm Quảng, Bài giảng môn Khoa học quản lý cho học viên các lớp cao học quản lý đô thị, Trường đại học kiến trúc Hà Nội – 2012. [17] Nguyễn Việt Anh (2003), Thoát nước đô thị bền vững và khả năng áp dụng tại Việt Nam. Tham luận tại Hội thảo thoát nước đô thị bền vững. Trung tâm KTMT ĐT&ĐTKCN (CEETIA), Trường Đại học Xây dựng - Trung tâm Kỹ thuật Nước và Phát triển (WEDC), Đại học tổng hợp Loughborough. [18] Nguyễn Việt Anh (2003-2004), Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất lựa chọn các giải pháp thoát nước và xử lý nước thải chi phí thấp trong điều kiện Việt Nam. [19] Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Đức Hạ, Chất lượng nước sông hồ và bảo vệ môi trường nước, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật – 2004. [20] Phạm Hùng (2006), Bà Rịa – Vũng Tàu: Chống ngập úng bằng công nghệ mới, Bài đăng trên trang web Vietbao.com. [21] Phạm Sỹ Liêm (2011), Quản lý thoát nước đô thị: Từ Quản trị tài sản sang cung ứng dịch vụ. [22]Phạm Sỹ Liêm (2011), Tổng quan về xã hội hóa đầu tư phát triển dịch vụ công tại các đô thị trên thế giới [23] Phạm Trọng Mạnh (2002), Quản lý hạ tầng kỹ thuật, nhà xuất bản XD. [24] Pöyry (2008), Nghiên cứu khả thi – Chương trình miền Bắc Việt Nam 2: Quản lý nước thải ở thị xã Hưng Yên. [25] Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Xây dựng, Hà Nội. [26] Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật về bảo vệ môi trường, Hà Nội. [27] Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Quy hoạch đô thị, Hà Nội. [28] Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg, ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế giám sát cộng đồng. 104 [29]Thủ tướng Chính phủ (2009), ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050 [30] Trần Đức Hạ, Xử lý nước thải đô thị, Nhà xuất bản KHKT – 2004. [31] Trần Hiểu Nhuệ, Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật – 2005. [32]Ủy ban nhân dân Thành phố Cao Bằng (2012), Báo cáo về hiện trạng môi trường năm 2012 [33]Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2012), Quyết định số 2142/QĐ-UBND, ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2020. [34] Vincen (2011), Dự án thoát nước và xử lý nước thải Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. [35] Vũ Cao Đàm, Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học cho học viên lớp cao học quản lý đô thị, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội – 2012. [36] Vũ Thị Vinh, Hạ tầng kỹ thuật đô thị trong phát triển đô thị bền vững, Tạp chí xây dựng số 12 năm 2001. [37] Website cổng thông tin điện tử một số cơ quan, đơn vị: Chính phủ Việt Nam: WWW.Chinhphu.gov.vn. Công ty Cấp thoát nước Bắc Ninh: http://capthoatnuocbacninh.vn Công ty Thoát nước tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: www.busadco.com.vn Sở Xây dựng Cao Bằng: www.soxaydung.caobang.gov.vn Tổng cục môi trường Việt Nam: http://vea.gov.vn UBND tỉnh Cao Bằng: WWW.Caobang.gov.vn Và một số website khác. Tiếng Nước ngoài [38]Ciria (2011), Sustainable drainage management. CIRIA – Construction industry Reseach and infomation Association, accessed 14/01/2001. [39] Worldbank (2011), To The socialist Republich of Viet Nam for the Urban Water supply and Wastewater Project. [39] Г. И. Волник идр. Техническая эсплуатация коммунальных систем водоснабжения и водоотведения. Изд - Во ДВГУПС, Хабаровск 2008) Phụ lục tham khảo. Phụ lục : Một số hình ảnh minh họa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất