Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hệ thống thoát nước thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc...

Tài liệu Quản lý hệ thống thoát nước thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc

.PDF
30
133
134

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI LỖ VĂN TẬP QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THỊ XÃ PHÚC YÊN – TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2018 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI LỖ VĂN TẬP KHÓA: 2016 - 2018 QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THỊ XÃ PHÚC YÊN – TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Quản Lý Đô Thị và Công Trình LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐOÀN THU HÀ HÀ NỘI, NĂM 2018 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Khoa Sau đại học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và sự tận tình giảng dạy của các thầy, cô trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS. Đoàn Thu Hà cô đã hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Phòng quản lý đô thị, Lãnh đạo Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Phúc Yên đã tạo điều kiện tốt nhất, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và các tài liệu liên quan để tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu luận văn. Hà Nội, tháng 02 năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lỗ Văn Tập LỜI CAM ĐOAN Luận văn này do chính tôi nghiên cứu. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên. Hà Nội, tháng 02 năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lỗ Văn Tập MỤC LỤC Nội dung Trang Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Dang mục các hình vẽ, sơ đồ, đồ thị PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1 Mục đích nghiên cứu 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu 4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5 Một số khái niệm 5 Cấu trúc của luận văn 7 PHẦN NỘI DUNG Chương 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THỊ XÃ PHÚC YÊN – TỈNH VĨNH PHÚC ………………………………………………………….. 8 1.1. Giới thiệu chung về thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc …... 8 1.1.1. Sự hình thành và phát triển ……………………………... 8 1.1.2. Vị trí địa lý và đặc điểm điều kiện tự nhiên…………….. 8 1.1.3. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội …………………….. 12 1.1.4. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị xã Phúc Yên …. 12 1.2. Hiện trạng hệ thống thoát nước thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc ……………………………………………………... 14 1.2.1.Các loại nước thải trên địa bàn thị xã Phúc Yên …........... 15 1.2.2. Hiện trạng mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải …… 15 1.2.3. Đánh giá về hiện trạng hệ thống thoát nước của thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc …………………………………….. 21 1.3. Thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước của thị xã Phúc Yên ………………………………………………………. 23 1.3.1.Thực trạng cơ cấu tổ chức và năng lực quản lý thoát nước …………………………………………………………… 23 1.3.2.Thực trạng cơ chế quản lý thoát nước …………………... 27 1.3.3.Thực trạng về công tác xã hội hóa trong quản lý hệ thống thoát nước thị xã Phúc Yên ……………………………………. 27 1.3.4. Đánh giá về thực trạng quản lý hệ thống thoát nước của thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc …………………………….. 28 1.4. Những vấn đề tồn tại cần giải quyết trong công tác quản lý hệ thống thoát nước đô thị …………………………………….. 30 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THỊ XÃ PHÚC YÊN – TỈNH VĨNH PHÚC …………………………………………………... 32 2.1. Cơ sở lý luận trong quản lý hệ thống thoát nước ……….… 32 2.1.1. Phân loại nước thải, chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải …………………………………………………………….. 32 2.1.2. Thành phần và đặc tính nước thải đô thị ……………….. 36 2.1.3. Các yêu cầu kỹ thuật trong công tác quản lý hệ thống thoát nước đô thị ……………………………………………… 38 2.1.4. Các nguyên tắc cơ bản trong công tác quản lý hệ thống thoát nước đô thị ……………………………….……………… 43 2.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý hệ thống thoát nước ………… 51 2.2.1. Các văn bản quản lý hệ thống thoát nước do Nhà nước ban hành ……………………………………………………….. 51 2.2.2. Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng về công tác thiết kế, xây dựng, nghiệm thu, vận hành hệ thống thoát nước ………… 53 2.2.3. Các văn bản về quản lý hệ thống thoát nước do địa phương ban hành ……………………………………………… 53 2.2.4. Định hướng quy hoạch thoát nước …………………....... 55 2.3. Cơ sở thực tiễn - Kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước trên thế giới và Việt Nam ……………………………………... 56 2.3.1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước đô thị trên thế giới ……………………………………………………………… 56 2.3.2. Kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước của một số địa phương ở Việt Nam …………………………………………… 65 Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THỊ XÃ PHÚC YÊN – TỈNH VĨNH PHÚC ………………………………………………………….. 70 3.1. Đề xuất giải pháp kỹ thuật quản lý hệ thống thoát nước thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc ………………………………….. 70 3.1.1. Đề xuất mô hình thoát nước ……………………………. 70 3.1.2. Đề xuất công nghệ xử lý nước thải ………………..….… 73 3.1.3. Kiến nghị bổ sung đầu tư cải tạo hệ thống thoát nước, duy trì nạo vét hệ thống thoát nước, hồ điều hòa ………..……. 76 3.1.4. Đề xuất giải pháp thoát nước cho những vị trí thường bị úng ngập cục bộ và tăng cường quản lý cos cao độ toàn thị xã... 77 3.2. Đề xuất giải pháp mô hình tổ chức quản lý hệ thống thoát nước thị xã Phúc Yên –tỉnh Vĩnh Phúc ……………………….. 3.2.1. Đề xuất giải pháp mô hình tổ chức quản lý hệ thống 81 thoát nước của thị xã Phúc Yên ……………………………….. 81 3.2.2. Đề xuất bổ sung, sửa đổi một số cơ chế chính sách trong công tác quản lý thoát nước …………………………………… 85 3.3. Giải pháp về tài chính và sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống thoát nước thị xã Phúc Yên ……….. 86 3.3.1. Giải pháp về tài chính trong công tác quản lý hệ thống thoát nước ……………………………………………………... 86 3.3.2. Giải pháp về huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống thoát nước …………………………. 91 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………… 93 KẾT LUẬN …………………………………………………… 93 KIẾN NGHỊ …………………………………………………… 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ BTCT Bê tông cốt thép HTX Hợp tác xã BVMT Bảo vệ môi trường KCN Khu công nghiệp CTR Chất thải rắn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TX Thị xã DVMT Dịch vụ môi trường HTKT Hạ tầng kỹ thuật TB Trạm bơm TXL Trạm xử lý KHKT Khoa học kỹ thuật UBND Ủy ban nhân dân MTĐT Môi trường đô thị XLNT Xử lý nước thải Sở TNMT Sở Tài nguyên Môi trường HG Hố ga VSMT Vệ sinh môi trường DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng, biểu Tên bảng, biểu Bảng 1.1 Tổng hợp các loại rãnh thoát nước thị xã Phúc Yên Bảng 1.2 Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm Bảng 2.1 Kích thước các loại chất rắn trong nước thải Bảng 2.2 Khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường tối thiểu DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ,.. Ký hiệu Tên hình Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc Hình 1.2 Bản đồ hành chính thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc Hình 1.3 ảnh hiện trạng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và nước mưa Hình 1.4 ảnh úng ngập tại ngã tư QL2 – Lạc Long Quân TX Phúc Yên Hình 1.5 Hình ảnh nước thải tại rãnh thoát nước thị xã Phúc Yên Hình 1.6 Hình ảnh hệ thống xử lý nước thải Công ty HonDa Việt Nam Hình 1.7 Biểu đồ diễn biến COD Đầm Rượu Hình 1.8 Biểu đồ biều diễn BOD sông Cà Lồ Hình 1.9 Hình ảnh Công ty CPMôi trường và công trình đô thị Phúc Yên Hình 1.10 Sơ đồ tổ chức Công ty CP MT và công trình đô thị Phúc Yên Hình 2.1 Sơ đồ tuyến SMART MOTORWAY Hình 2.2 Các chế độ hoạt động tuyến SMART Hình 2.3 Hình ảnh nhà máy xử lý nước thải TX Phúc Yên Hình 3.1 Sơ đồ phân lưu vực tiêu thoát nước khu vực TT thị xã Phúc Yên Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải hồ sinh học Hình 3.3 Phạm vi xây dựng trạm xử lý nước thải Hình 3.4 Mô hình tổ chức Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Hình 3.5 Phúc Yên giai đoạn trước năm 2025 Mô hình tổ chức Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Phúc Yên giai đoạn sau năm 2025 1 PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài: Đất nước ta đang tích cực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội và nâng cao thu nhập cho người lao động. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang tạo nên một sức ép lớn đối với môi trường. Trong sự phát triển kinh tế xã hội, tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng. Để góp phần đảm bảo cho môi trường không bị suy thoái và phát triển một cách bền vững thì phải chú ý giải quyết vấn đề cung cấp nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải vệ sinh môi trường một cách hợp lý nhất. Một trong các biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ nguồn nước, tránh không bị ô nhiễm bởi các chất thải do hoạt động sống và làm việc của con người gây ra là việc quản lý hệ thống thoát nước thải, xử lý nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận, đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường hiện hành. Nét đặc trưng của đô thị nước ta là sự phát triển gắn liền với việc khai thác và sử dụng các nguồn nước mặt (sông, biển...). Hệ thống thoát nước đô thị cũng liên quan mật thiết đến chế độ thuỷ văn của hệ thống sông, hồ. Thông thường về mặt tự nhiên, các sông, hồ thường kết với nhau thành dạng chuỗi thông qua các kênh mương thoát nước hở, tạo thành các trục tiêu thoát nước chính. sông về mùa mưa rất lớn chiếm đến 70 - 90% tổng lượng nước cả năm. Những năm gần đây, việc đầu tư vào hệ thống thoát nước đô thị được cải thiện đáng kể. Một số dự án đã và đang được triển khai bằng nguồn vốn vay ODA tại các thành phố như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vinh,... Nguồn vốn đầu tư này tuy đã lên tới tỉ USD, tuy nhiên nó cũng chỉ đáp ứng tỷ lệ nhỏ (khoảng 1/6) so với yêu cầu hiện nay. 2 Hầu hết các đô thị đã có quy hoạch phát triển tổng thể đến năm 2020, nhưng quy hoạch chuyên ngành, hạ tầng cơ sở chưa được thực thi đầy đủ, đồng bộ nhất là đối với ngành cấp thoát nước đô thị. Hiện nay, hệ thống thoát nước phổ biến nhất ở các đô thị của Việt Nam là hệ thống thoát nước chung. Phần lớn những hệ thống này được xây dựng cách đây khoảng 100 năm, chủ yếu để thoát nước mưa, ít khi được sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng nên đã xuống cấp nhiều. Việc xây dựng bổ sung được thực hiện một cách chắp vá, không theo quy hoạch lâu dài, không đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị. Các dự án thoát nước đô thị sử dụng vốn ODA (cho khoảng 10 đô thị) đã và đang được triển khai thực hiện thường áp dụng kiểu hệ thống chung trên cơ sở cải tạo nâng cấp hệ thống hiện có. Tuy nhiên, cá biệt như thành phố Huế áp dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn. Vĩnh Phúc thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng Thủ đô, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội. Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2, đường sắt Hà Nội – Lào Cai và đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai – Vân Nam (Trung Quốc), là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội, liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Những lợi thế về vị trí địa lý kinh tế đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Thị xã Phúc Yên là một trong các đô thị lâu đời và phát triển nhanh nhất của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và của vùng thủ đô Hà Nội nói chung, là nơi tập trung các dịch vụ đô thị, du lịch, thương mại… hỗ trợ trực tiếp cho Hà Nội. 3 Những năm gần đây, thị xã có sự thay đổi lớn về diện mạo, đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng hướng tới mục tiêu xây dựng thị xã thành thành phố trở thành trung tâm, động lực, cửa ngõ vùng kinh tế phía bắc. Tháng 01/2013, thị xã được công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc theo Quyết định số 93/QĐ-BXD ngày 21/01/2013 của Bộ Xây dựng, đến đầu năm 2018 được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh. Từ đó đến nay, nhiều nguồn lực đầu tư, giải pháp triển khai đã và đang mang lại diện mạo mới cho thị xã. Hàng nghìn tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, tỉnh và công tác xã hội hóa, thu hút đầu tư tạo nên sự bứt phá về cơ sở hạ tầng của thị xã nói chung và hệ thống thoát nước nói riêng. Sự phát triển này mới phản ánh kết quả về lượng, chưa phản ánh được về chất mà nguyên nhân chính của vấn đề này đó là công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị nói chung và hệ thống thoát nước đô thị nói riêng. Đối với các đô thị phát triển hiện nay đã có nhiều đề tài và công trình nghiên cứu về quản lý hệ thống thoát nước đã được công bố và ứng dụng, nhưng đối với một đô thị như thị xã Phúc Yên, việc nghiên cứu, xây dựng phương pháp quản lý hệ thống thoát nước phù hợp với điều kiện riêng của thị xã là nhu cầu cấp thiết. Hệ thống thoát nước thị xã Phúc Yên hiện nay đã được các cơ quan chức năng quan tâm đầu tư xây dựng mới cũng như nâng cấp, cải tạo hệ thống đã có nhằm mục tiêu thoát nước đảm bảo yêu cầu, giảm bớt các điểm ngập lụt trong mùa mưa lũ cũng như hạn chế một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường từ nguồn nước thải. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống thoát nước trên địa bàn thị xã chưa đồng bộ, kích thước cống thoát nước trên nhiều tuyến nhỏ, hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt chung, do vậy chưa đáp ứng việc thoát nước, vẫn xảy ra hiện tượng ngập úng khi có mưa to và nước thải sinh hoạt hiện chưa 4 được xử lý do chưa có nhà máy xử lý nước thải, ảnh hưởng đến môi trường. Mặt khác hiện nay hệ thống thoát nước trên địa bàn UBND tỉnh giao nhiều đơn vị quản lý, tạo nên nhiều bất cập trong việc quản lý, duy tu nạo vét,… Chính vì vậy, luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề tài “ Quản lý hệ thống thoát nước thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc” là thực sự cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. * Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc, từ cơ sở lý luận và thực tiễn để đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống thoát nước thị xã, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nguồn nước thải gây ra, cụ thể: - Đề xuất giải pháp quản lý kỹ thuật áp dụng cho hệ thống thoát thị xã, kiến nghị bổ sung cơ chế cải tạo hệ thống thoát nước, duy trì nạo vét hệ thống thoát nước, hồ điều hòa, đề xuất giải pháp thoát nước cho nhũng vị trí thường bị úng ngập cục bộ trên địa bàn thị xã. - Đề xuất một số giải pháp về mô hình tổ chức quản lý hệ thống thoát nước; Về cơ chế chính sách trong quản lý hệ thống thoát nước; Về giải pháp quản lý thoát nước của thị xã theo hướng xã hội hóa các dịch vụ thoát nước có sự tham gia của cộng đồng * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống thoát nước thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc - Phạm vi nghiên cứu: Thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc; diện tích nghiên cứu 12.029,55ha; dân số khoảng 102.218 người. - Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2030, tầm nhìn 2050. * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin; 5 - Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống; - Kế thừa các kết quả đã nghiên cứu; - Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: - Ý nghĩa khoa học: Đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc để đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả cho thị xã Phúc Yên và cả các đô thị khác. - Ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả việc quản lý hệ thống thoát nước thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc, nhằm đảm bảo yêu cầu thoát nước, giảm ngập úng, ô nhiễm do nước thải của thị xã, đồng thời có thể áp dụng cho những đô thị có điều kiện tương đồng. * Một số khái niệm: Khái niệm về hệ thống thoát nước - Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước gồm mạng lưới thoát nước (đường ống, cống, kênh, mương, hồ điều hòa...), các trạm bơm thoát nước mưa, nước thải, các công trình xử lý nước thải và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, chuyển tải, tiêu thoát nước mưa, nước thải, chống ngập úng và xử lý nước thải. Hệ thống thoát nước được chia làm các loại sau đây: + Hệ thống thoát nước chung là hệ thống trong đó nước thải, nước mưa được thu gom trong cùng một hệ thống. + Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt. + Hệ thống thoát nước nửa riêng là hệ thống thoát nước chung có tuyến cống bao để tách nước thải đưa về nhà máy xử lý [10]. - Hệ thống thoát nước mưa bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hòa, các trạm bơm nước mưa, cửa thu, giếng thu 6 nước mưa, cửa xả và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom và tiêu thoát nước mưa. - Hệ thống thoát nước thải bao gồm mạng lưới cống, giếng tách dòng, đường ống thu gom và chuyển tải nước thải, trạm bơm nước thải, nhà máy xử lý nước thải, cửa xả,... và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, tiêu thoát và xử lý nước thải. - Hồ điều hòa là các hồ tự nhiên hoặc nhân tạo có chức năng tiếp nhận nước mưa và điều hòa tiêu thoát nước cho hệ thống thoát nước. - Khái niệm nước thải: Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường. - Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân... - Nước thải khác là nước đã qua sử dụng mà không phải là nước thải sinh hoạt [10] - Thành phần của hệ thống thoát nước bao gồm: + Mạng lưới đường ống, cống, mương, rãnh và các thiết bị thu nước thải từ các hộ gia đình, các công trình công cộng, các nhà máy, xí nghiệp, thu nước từ các mái nhà, đường phố, quảng trường, công viên. + Tuyến đường cống, mương và các trạm bơm dẫn nước thu được từ mạng lưới thu nước về trạm xử lý (hoặc đổ thẳng vào ao, hồ, sông,...). + Trạm xử lý nước thải trước khi thải ra các ao, hồ, sông, .... - Xử lý phân tán là trường hợp nước thải được xử lý trong từng hộ gia đình hay nhóm hộ gia đình và đủ điều kiện để xả vào môi trường tự nhiên. - Xử lý tập trung là trạm xử lý nước thải phục vụ chung cho một khu vực đô thị hay toàn đô thị. - Xử lý thích hợp là một khái niệm động phụ thuộc vào bối cảnh và sự 7 phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. * Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nôi dung chính của luận văn có cấu trúc 3 chương: Chương I: Thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc. Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hệ thống thoát nước thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc. Chương III: Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống thoát nước thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 93 những hình thức xử lý thích đáng đối với các đối tượng vi phạm. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Hệ thống thoát nước trên địa bàn thị xã Phúc Yên được đầu tư xây dựng đã lâu, xây dựng không đồng bộ, vật liệu không đồng nhất, chủ yếu được xây bằng gạch, đá, nắp đạy bằng tấm đan BTCT, chất lượng kém, nhiều tuyến xuống cấp ảnh hưởng đến việc tiêu thoát. Một số tuyến rãnh thoát nước khu vực nội thị và một số tuyến khu vực nông thôn vẫn là mương đất. Hiện nay một số tuyến đường được đầu tư xây dựng mới và cải tạo lại mặt đường, cũng như hệ thống thoát nước như đường 301 Trần Phú, đường Nguyễn Tất Thành, đường Nguyễn Trãi,... thì hệ thống các công trình thoát nước này được xây dựng bằng gạch BT, BTCT (cống hộp) chất lượng tốt, tuy nhiên về cơ bản chưa đồng bộ, vẫn chỉ cục bộ và theo quy hoạch nước thải sinh hoạt chưa được thu gom bằng đường ống thoát nước riêng. Thị xã chưa đầu tư xây dựng được các trạm xử lý nước thải tập trung, do công tác thực hiện quy hoạch thoát nước còn chưa được quan tâm đúng mức nên công tác thực hiện chuẩn bị đầu tư các dự án về thoát nước còn gặp nhiều khó khăn, thực hiện chậm, chưa đảm bảo tiến độ. Công ty cổ phần Môi trường và công trình đô thị Phúc Yên thực hiện quản lý tổng hợp nhiều nhiệm vụ khác nhau và quản lý hệ thống thoát nước chỉ là nhiệm vụ trong chức năng hoạt động của Công ty, nên hiệu quả quản lý hệ thống thoát nước còn nhiều hạn chế. Luận văn đã đưa ra mô hình hoạt động, quản lý hệ thống thoát nước phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của thị xã và tiến tới tách riêng đội thoát nước thành Công ty TNHH MTV thoát nước thị xã Phúc Yên. Kinh phí cấp cho quản lý hệ thống thoát nước còn ít nên công việc chủ yếu của Công ty là giải quyết sự có tắc nghẽn, úng ngập và một phần cũng 94 do cơ sở vật chất, máy móc thiết bị còn thiếu thốn, trình độ chuyên môn của công nhân chưa đáp ứng được với công việc đặc thù của hệ thống thoát nước. Sự tham gia của cộng đồng cũng được Luận văn đề cập cần được tăng cường. Sự tham gia của công đồng bằng nhiều hình thức, có sự huy động vốn xã hội hóa trong xây dựng, duy tu hệ thống; tham gia giám sát xây dựng và bảo vệ hệ thống thoát nước. Luận văn đã nêu ra được một số biện pháp nhằm xử lý các điểm thường xuyên bị úng ngập cục bộ và chú trọng vào công tác quản lý cốt cao độ và công tác nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng các công trình thoát nước mà hiện nay chưa được quan tâm đúng mức Luận văn đã đưa ra một số giải pháp về cơ chế chính sách, giải pháp quản lý kỹ thuật, giải pháp về tài chính, cũng như giải pháp xã hội hoá công tác đầu tư quản lý hệ thông thoát nước, nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống thoát nước. KIẾN NGHỊ Với mục đích nghiên cứu là đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống thoát nước thị xã Phúc Yên luận văn xin có một số kiến nghị như sau: Nhà nước cần nghiên cứu ban hành các chính sách cụ thể hơn tạo hành lang pháp lý thông thoáng kêu gọi được xã hội hoá trong công tác đầu tư, quản lý hệ thống thoát nước. Các cơ quan ban ngành của địa phương có nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác quản lý thoát nước đô thị cần thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, phối hợp chặt chẽ trong quản lý quy hoạch, quản lý cấp phép và quản lý công tác nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Xây dựng cơ chế chính sách về tài chính trong công tác thoát nước,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất