Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hệ thống thoát nuớc khu đô thị mới văn phú, quận hà đông, hà nội...

Tài liệu Quản lý hệ thống thoát nuớc khu đô thị mới văn phú, quận hà đông, hà nội

.PDF
22
163
119

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- VŨ THANH HẢI QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC KHU ĐÔ THỊ MỚI VĂN PHÚ, QUẬN HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- VŨ THANH HẢI LỚP CAO HỌC CH2015QL3 KHÓA 2015 - 2017 QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC KHU ĐÔ THỊ MỚI VĂN PHÚ, QUẬN HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH MÃ SỐ: 60.01.06 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THANH SƠN HÀ NỘI – 2017 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập tại trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, với vốn kiến thức đã được trang bị, sự hiểu biết của bản thân, đến nay tác giả đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp theo đúng tiến độ quy định. Tác giả xin chân thành bày tỏ lời cám ơn tới PSG.TS. Trần Thanh Sơn, người thầy đã hướng dẫn tác giả bằng sự nhiệt tình, trách nhiệm, khoa học và hiệu quả; Khoa Sau đại học, các giảng viên thuộc Khoa và Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội đã giảng dạy, giúp tác giả tiếp thu những kiến thức quý báu chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình trong thời gian học tập tại Trường; UBND quận Hà Đông, Phòng Quản lý Đô thị quận, Công ty Cổ phần đầu tư Văn Phú – Invest cùng các chuyên viên thuộc Bộ Xây Dựng đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tài liệu phục vụ nghiên cứu để tác giả hoàn thành luận văn. Tá giả cũng trận trọng cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp, những người đã chia sẻ khó khăn, động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sỹ. Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng do điều kiện thời gian, phạm vi nghiên cứu rộng, kiến thức của bản thân còn hạn chế nên nội dung của Luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong được sự chia sẻ, thông cảm và đặc biệt là nhận được sự đóng góp bằng những ý kiến quý báu của Hội đồng Khoa học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cùng Thầy, Cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè. Tác giả mong mỏi được sự quan tâm sâu sắc của Thầy, Cô trực tiếp phản biện đối với Luận văn này để nội dung Luận văn được hoàn thiện hơn, nội dung nghiên cứu của tác giả có tính thực tiễn cao hơn, góp phần hoàn thiện công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị. Xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, tháng năm 2017 Tác giả luận văn Vũ Thanh Hải LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan về toàn bộ nội dung và kết quả nghiên cứu luận văn này là của riêng tôi tự tìm tòi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thanh Sơn, không sao chép mà trên cơ sở nhận thức về khoa học - kỹ thuật - xã hội, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tiễn quản lý, hoạt động nghề nghiệp. Luận văn là sản phẩm nghiên cứu ứng dụng tạo ra kết quả mang tính khả thi có thể áp dụng thực tiễn, đóng góp cho sự nghiệp quản lý đô thị. Hà Nội, tháng năm 2017 Tác giả luận văn Vũ Thanh Hải MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Nội dung nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 7. Những khái niệm và định nghĩa thuật ngữ sử dụng trong luận văn Chương 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC KHU ĐÔ THỊ MỚI VĂN PHÚ, QUẬN HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI 1.1. Khái quát về Khu ĐTM Văn Phú, quận Hà Đông 1.1.1. Giới thiệu về Dự án Khu ĐTM Văn Phú 1.1.2. Điều kiện tự nhiên 1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật Khu ĐTM Văn Phú, Hà Đông 1.2.1. Hiện trạng hệ thống giao thông 1.2.2. Hiện trạng nền xây dựng 1.2.3. Hiện trạng cấp nước 1.2.4. Hiện trạng cấp điện 1.2.5. Hiện trạng thoát nước mưa 1.2.6. Hiện trạng thoát nước thải 1.3. Thực trạng quản lý hệ thống thoát nước tại khu ĐTM Văn Phú, quận Hà Đông 1.3.1. Đánh giá về hiện trạng hệ thống thoát nước của Khu ĐTM Văn Phú, quận Hà Đông 1.3.2.Đánh giá về thực trạng quản lý hệ thống thoát nước của Khu ĐTM Văn Phú Trang 1 1 1 2 2 2 2 5 5 5 7 10 10 10 11 12 12 13 13 14 14 15 1.4. Thực trạng tổ chức quản lý hệ thống thoát nước khu ĐTM Văn Phú quận Hà Đông 1.4.1. Quản lý hệ thống thoát nước trên địa bàn quận Hà Đông 1.4.2. Thực trạng mô hình tổ chức Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội 1.4.3. Thực trạng mô hình tổ chức Ban quản lý dự án khu ĐTM Văn Phú 1.5. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước tại Khu ĐTM Văn Phú, quận Hà Đông 1.5.1. Tồn tại về quản lý kỹ thuật 1.5.2. Tồn tại về tổ chức quản lý 1.5.3. Những vấn đề cần nghiên cứu trong luận văn Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC KHU ĐÔ THỊ MỚI VĂN PHÚ, QUẬN HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Phân loại và chỉ tiêu chất lượng nước thải 2.1.2. Đặc tính của nước thải đô thị 2.1.3. Thu gom và xử lý nước thải đô thị 2.1.4. Tác hại của nước thải đối với vệ sinh môi trường 2.1.5. Các yêu cầu cơ bản trong tổ chức quản lý hệ thống thoát nước đô thị 2. 2. Cơ sở pháp lý 2.2.1. Các văn bản pháp lý về quản lý hệ thống thoát nước 2.2.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến thiết kế, thi công, nghiệm thu và quản lý hệ thống thoát nước 2.3. Quy hoạch thoát nước thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 2.3.1. Quan điểm quy hoạch 2.3.2. Nội dung quy hoạch 17 17 18 25 27 27 27 28 30 30 30 33 35 39 40 45 45 47 47 47 48 2.3.3. Khái toán kinh phí, nguồn vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư 2.3.4. Các dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn đến năm 2020 2.3.5. Đánh giá môi trường chiến lược 2.3.6. Tổ chức thực hiện 2.4. Bài học kinh nghiệm về quản lý hệ thống thoát nước 2.4.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về quản lý HTTN 2.4.2. Kinh nghiệm của các thành phố lớn trong nước về quản lý HTTN Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC KHU ĐÔ THỊ MỚI VĂN PHÚ, QUẬN HÀĐÔNG, HÀ NỘI 3.1. Quan điểm tổ chức quản lý HTTN Khu ĐTM Văn Phú quận Hà Đông 3.1.1. Mục tiêu tổ chức quản lý HTTN Khu ĐTM Văn Phú, quận Hà Đông 3.1.2. Yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản lý HTTN khu ĐTM Văn Phú, quận Hà Đông 3.1.3. Quản lý hệ thống thoát nước khu ĐTM Văn Phú, quận Hà Đông Đề xuất định hướng tiêu thoát nước quận hà đông giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 3.2.1. Vùng phía Đông sông Nhuệ 3.2.2. Vùng Bắc đường 6 – Tây sông Nhuệ 3.2.3. Vùng Nam đường 6 – Tây sông Nhuệ 3.2.4. Vùng bãi sông Đáy 3.3. Đề xuất quản lý kỹ thuật cao độ san nền khu đất xây dựng và HTTN khu ĐTM Văn Phú, quận Hà Đông 3.3.1. Quản lý thiết kế, thi công 3.3.2. Quản lý duy tu bảo dưỡng HTTN 3.3.3. Giải pháp thoát nước cho khu vực nằm ở hướng Đông Bắc của 56 56 57 58 59 59 67 74 74 74 75 75 76 76 77 78 80 81 81 86 khu Văn Phú, quận Hà Đông 3.4. Đề xuất đổi mới tổ chức quản lý HTTN Khu ĐTM Văn Phú, quận Hà Đông 3.4.1. Các mô hình tổ chức quản lý HTTN 3.4.2. Đề xuất lựa chọn mô hình tổ chức quản lý HTTN 3.5. Các giải pháp khác 3.5.1. Quy hoạch đi trước một bước để đầu tư phát triển hạ tầng 3.5.2. Nâng cao vai trò Nhà nước đối với quản lý HTTN 3.5.2. Tài chính cho công tác quản lý 3.5.3. Xã hội hóa công tác quản lý HTTN, huy động sự tham gia của cộng đồng 3.5.4. Xây dựng quy định quản lý phù hợp với mô hình tổ chức KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 88 90 90 91 92 92 92 93 96 102 107 107 108 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BQLDA: Ban quản lý dự án BXD: Bộ Xây dựng CĐT: Chủ đầu tư CPXD: Cổ phần xây dựng CTXD: Công trình xây dựng ĐTM: Đô thị mới ĐTXD: Đầu tư xây dựng GPMB: Giải phóng mặt bằng HTKT: Hạ tầng kỹ thuật HTTN: Hệ thống thoát nước MTV: Một thành viên NĐ – CP: Nghị định chính phủ NTBV: Nước thải bệnh viện NTCN: Nước thải công nghiệp NTSH: Nước thải sinh hoạt NXB: Nhà xuất bản QCXD: Quy chuẩn xây dựng QĐ: Quyếtđịnh QH: Quốc hội QHCT: Quy hoạch chi tiết QL: Quốc lộ QLDA: Quản lý dự án QLĐT: Quản lý đô thị SXKD: Sản xuất kinh doanh TCXDVN: Tiêu chuẩn xây dựng việt nam TNHH: Trách nhiệm hữu hạn UB: Uỷ ban UBND: Ủy ban nhân dân XD: Xây dựng XLNT: Xử lý nước thải DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên Nội dung Trang 1.1. Lưu lượng nước thải ngày trung bình của khu đô thị 14 2.1. Các tiêu chí chính trong quy hoạch thoát nước mưa Thủ đô Hà Nội 49 2.2. Dự kiến xây dựng công trình đầu mối chính tiêu thoát nước mưa cho Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 50 2.3. Tiêu chuẩn thoát nước thải 52 2.4. Dự báo tổng lượng nước thải thu gom và xử lý cho đô thịtrung tâm Thủ đô Hà Nội và các đô thị vệ tinh 52 2.5. Dự kiến xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tập trung chính cho các đô thị 54 3.1. Thông số hàm lượng COD cơ sở 95 DANH MỤC HÌNH VẼ Tên Nội dung Trang 1.1. Mặt bằng tổng thể Khu ĐTM Văn Phú, quận Hà Đông 6 1.2. Phối cảnh tổng thể Khu ĐTM Văn Phú, quận Hà Đông 6 1.3. Khu ĐTM Văn Phú ngập nặng sau trận mưa lớn tháng 5 năm 2016 16 1.4. Đường nội bộ Khu ĐTM Văn Phú ngập nặng sau trận mưa lớn tháng 5 năm 2016 16 1.5. Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH một thành viên thoát nước Hà Nội 21 1.6. Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest 26 2.1. Sơ đồ hệ thống thoát nước đô thị 35 2.2. Sơ đồ nguyên lý và các mức độ xử lý nước thải 38 2.3. Mạng lưới kênh đào và cống rãnh được hình thành rộng khắp tại Singapore 60 2.4. Một đường cống thoát nước đang được thi công tại đường phố Singapore 60 2.5. Một hệ thống thoát nước ngầm khổng lồ tại Nhật Bản, gồm 59 cột bê tông cốt thép, mỗi cột có thể đỡ được 500 tấn trọng lượng trần nhà 61 2.6. Sơ đồ hệ thống thoát nước: 5 trụ đứng có chức năng chia tảilượng nước, sau đó được đẩy qua bể kiểm soát áp suất rồi xả ra sông Edo 62 2.7. Hệ thống chắn nước Thames Barrier 63 2.8. Hệ thống thoát nước tại Michigan, Mỹ 64 2.9. Một nhà máy xử lý nước thải tại Australia 2.10. Công nhân Công ty thoát nước Hải Phòng nạo vét hệ thống cống thoát nước trên đường Hàng Kênh, quận Lê Chân 65 72 3.1. Bản đồ quy hoạch tiêu thoát nước quận Hà Đông 81 3.2. Bố trí đất cây xanh, mặt nước trong đô thị 84 3.3. Sơ đồ thoát nước khu vực(Hiện trạng thoát nước khu vực và phương án đề xuất) 89 3.4. Sơ đồ đề xuất cơ cấu tổ chức quản lý thoát nước đô thị Xí nghiệp thoát nước Hà Nội 91 3.5. Dùng robot có trang bị camera để kiểm tra HTTN - Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội 106 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây chính quyền thành phố Hà Nội đã quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng trong nội thành thành phố, các công tác về vệ sinh môi trường được quan tâm đúng mức vì vậy điều kiện vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên thành phố Hà Nội nói chung, khu đô thị mới Văn Phú nói riêng có địa hình tương đối bằng phẳng độ dốc dọc thoát nước gần như không có vì vậy việc tiêu thoát nước mặt sau mưa rất chậm. Mặt khác hệ thống thoát nước tại khu đô thị mới Văn Phú đang sử dụng được xây dựng chưa đồng bộ dẫn đến công tác duy tu nạo vét khó khăn vì vậy vào các thời điểm có mưa lớn thường có hiện tượng ngập úng kéo dài nhiều giờ đồng hồ sau mưa làm ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông của người dân và vệ sinh môi trường đô thị của cả thành phố. Do vậy nếu không có phương pháp quản lý hợp lý sẽ rất khó khăn cho công tác tiêu thoát nước, gây ô nhiễm môi trường thành phố, ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế chính trị của thành phố Hà Nội Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu “Quản lý hệ thống thoát nước Khu Đô thị mới Văn Phú, quận Hà Đông, Hà Nội” là cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp quản lý hệ thống thoát nước khu đô thị mới Văn Phú quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hệ thống thoát nước khu đô thị Văn Phú - Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị mới Văn Phú, quận Hà Đông giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2025. 2 4. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước Khu ĐTM Văn Phú, quận Hà Đông; Cơ sở lý luận phục vụ công tác quản lý hệ thống thoát nước. Đề xuất các giải pháp quản lý hệ thống thoát nước Khu ĐTM Văn Phú, quận Hà Đông. 5. Phương pháp nghiên cứu - Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu. - Hệ thống hoá và kế thừa các tư liệu đã có. - Phân tích, đánh giá, tiếp thu những kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước của một số đô thị ở Việt Nam và xu thế quản lý hệ thống thoát nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng của hệ thống thoát nước và các công trình hạ tầng kỹ thuật liên quan khác. 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Áp dụng các giải pháp để quản lý hệ thống thoát nước và các công trình hạ tầng kỹ thuật liên quan để nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng cũng như góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu đô thị mới Văn Phú nói riêng và quận Hà Đông nói chung. 7.Những khái niệm và định nghĩa thuật ngữ sử dụng trong luận văn 7.1. Khái niệm về hệ thống thoát nước 7.1.1. Khái niệm Hệ thống thoát nước là tổ hợp những công trình, thiết bị và các giải pháp kỹ thuật được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ thoát nước.[16] 7.1.2. Thành phần của hệ thống thoát nước - Mạng lưới đường ống, cống, mương, rãnh và các thiết bị thu nước thải từ các hộ gia đình, các công trình công cộng, các nhà máy, xí nghiệp, thu nước từ các mái nhà, đường phố, quảng trường, công viên. 3 - Tuyến đường cống, mương và các trạm bơm dẫn nước thu được từ mạng lưới thu nước về trạm xử lý (hoặc đổ thẳng vào ao, hồ, sông, biển...). - Trạm xử lý nước thải trước khi thải ra các ao, hồ, sông, biển.... 7.1.3. Nhiệm vụ của hệ thống thoát nước Thu gom, vận chuyển nhanh chóng mọi loại nước thải ra khỏi khu vực dân cư, cơ quan, xí nghiệp công nghiệp, đồng thời xử lý và khử trùng đạt yêu cầu vệ sinh trước khi xả vào nguồn tiếp nhận (ao, hồ, sông, biển...). 7.1.4. Điều kiện thu nhận nước thải vào mạng lưới thoát nước và vào nguồn tiếp nhận * Điều kiện tiếp nhận nước thải vào mạng lưới thoát nước: NTSH và NTCN bẩn không được xả vào mạng lưới thoát nước mưa. Nước thải từ các đài phun tạo cảnh, nước thấm và nước rửa đường thường xả vào mạng lưới thoát nước chung hoặc mạng lưới thoát nước mưa thành phố. - NTCN chứa các chất độc hại không được xả và xử lý chung. - NTCN chỉ được xả vào mạng lưới riêng hoặc chung khi đảm bảo không gây tác hại tới vật liệu làm cống và công trình xử lý cũng như không phá hoại chế độ làm việc bình thường của HTTN: không chứa những chất ăn mòn vật liệu; không chứa những chất làm tắc cống hoặc những chất khí tạo thành hỗn hợp dễ nổ và cháy; nhiệt độ không vượt quá 400C; không chứa những chất làm ảnh hưởng xấu đến quá trình xử lý sinh học nước thải; hỗn hợp NTSH và NTCN phải đảm bảo nồng độ kiềm pH = 6.5 - 8.5. - Các loại rác, thức ăn thừa trong gia đình, chỉ được xả vào mạng lưới thoát nước khi đã được nghiền nhỏ với kích thước 3-5 mm và pha loãng bằng nước với tỷ lệ 1 rác 8 nước (1/8). * Điều kiện xả thải nước thải vào nguồn tiếp nhận (sông, hồ, biển): Tính chất và nồng độ nhiễm bẩn của nước thải, nhất là các chất nhiễm bẩn hữu cơ có ảnh hưởng rất lớn tới sinh thái sông, hồ. Nếu như chất thải xả vào nguồn tiếp nhận ngày càng nhiều thì quá trình ôxy hóa diễn ra ngày một nhanh, lượng ôxy dự trữ trong nguồn nước chi phí cho quá trình ôxy hóa bị cạn kiệt dần và sau đó là quá trình kỵ khí xảy ra. Quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ chứa cacbon tạo thành CH4, CO2, các chất chứa lưu huỳnh tạo 4 thành H2S có mùi hôi và rất độc hại đối với sức khỏe của con người và các sinh vật. Ta nói nguồn nước đã bị nhiễm bẩn. Nguồn nước bị nhiễm bẩn, tức là đã làm mất đi cân bằng sinh thái tự nhiên ở đó. Để có sự cân bằng như ban đầu, trong nguồn nước xảy rạ một quá trình tái lập tự nhiên. Theo thời gian, qua nhiều sự biến đổi sinh hóa, hóa lý và hóa học xảy ra ở trong nguồn nước, chất nhiễm bẩn do nước thải mang vào tuần tự được giảm dần. Khả năng của nguồn nước tự giải phóng khỏi những chất nhiễm bẩn và biến đổi chúng theo quy luật ôxy hóa tự nhiên gọi là khả năng tự làm sạch của nguồn nước. Chúng ta có thể lợi dụng khả năng này để XLNT. Tuy nhiên, cũng như các công trình xử lý, khả năng tự làm sạch của nguồn nước là có giới hạn và phụ thuộc vào thành phần, tính chất, công suất nguồn nước, vào thành phần tính chất nước thải và quan hệ về vật chất giữa nước thải và nguồn nước. Như vậy nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải chỉ có thể tải được một lượng chất thải nhất định. Vượt quá giới hạn đó nguồn nước sẽ bị quá tải và nhiễm bẩn. 7.2. Khái niệm về quản lý Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên lý phá bỏ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống.[15] THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 111 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ * Kết luận: - Thành phố Hà Nội là đô thị đặc biệt có vị trí quan trọng phía Nam của đất nước được công nhận là thành phố vì hòa bình, đây là những mốc son phấn đấu vô cùng quan trọng của thủ đô Hà Nội và của đất nước Việt Nam tươi đẹp. - Trước tình hình phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và hạ tầng kỹ thuật của thành phố nói chung, Khu ĐTM Văn Phú nói riêng hiện tại chưa đáp ứng được nhiệm vụ đề ra. Công tác quản lý HTTN còn nhiều yếu kém, bộ máy quản lý còn nặng nề cơ chế bao cấp; phân công phân cấp còn chưa rõ ràng; thiếu cơ sở vật chất; thiếu chính sách hợp lý; phí thoát nước còn thấp. Cho nên hiệu quả quản lý chưa cao, lãng phí nguồn vốn. Mặt khác việc kiểm soát chất lượng nước xả thải vào HTTN bị buông lỏng, nước thải hầu như chưa được xử lý dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra, hiện tượng mưa nhiều gây úng ngập cục bộ diễn ra thường xuyên, nước thải sinh hoạt chưa được xử lý triệt để,… là những vấn đề cấp bách, nổi cộm cần giải quyết kịp thời để định hướng phát triển đô thị hiện đại theo như Nghị quyết của Thành phố đề ra. - Vậy việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý hệ thống thoát nước trước mắt giảm thiểu tối đa tình trạng ngập úng trong đô thị góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường và lâu dài hướng tới phát triển bền vững của thành phố Hà Nội. Các giải pháp đảm bảo cho thành phố có cái nhìn bao quát về công tác thoát nước, phù hợp với hiện tại quá trình phát triển của thành phố và phù hợp với tương lai lâu dài. - Một số các giải pháp kỹ thuật, có cả giải pháp áp dụng các công nghệ hiện đại cũng được luận văn đề xuất với mong muốn nâng cao được công tác quản lý hệ thống thoát nước của thành phố Hà Nội, phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương, chắc chắn triển khai sẽ mang lại hiệu quả cao. - Sự tham gia của cộng đồng cũng được Luận văn đề cập cần được tăng cường, vấn đề thoát nước liên quan trực tiếp tới cộng đồng, lại không được 112 cộng đồng biết và giám sát thì sẽ không hiệu quả, không bền vững. Sự tham gia của cộng đồng bằng nhiều cách khác nhau, có sự huy động vốn xã hội hoá vào công tác xây dựng, duy tu, bảo dưỡng hệ thống; có kế hoạch thông báo rộng rãi cho nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, cho nhân dân giám sát, theo dõi quá trình thực hiện vì lợi ích mang lại cho nhân dân. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để HTTN phát triển bền vững. * Kiến nghị: - Các bộ ngành trung ương, UBND Thành phố Hà Nội cần tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, định hướng vấn đề thoát nước cho quận Hà Đông, xây dựng cơ chế phát triển đồng bộ, phù hợp với hiện tại quá tŕnh phát triển và hướng tới tương lai sau này, tránh để tình trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật của thành phố (trong đó có HTTN) phải chạy theo các dự án đã triển khai, hay bị xuống cấp nghiêm trọng mới tính tới phương án sửa chữa, xây mới. - Thủ đô Hà Nội và quận Hà Đông nhanh có chủ trương, chính sách đặc biệt để huy động mọi nguồn vốn vào đầu tư phát triển và quản lý HTTN. Ưu tiên phát triển các dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao và mang lại vệ sinh môi trường. - Các sở, ban, ngành của thành phố Hà Nội tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý hệ thống thoát nước của quận Hà Đông. - Ngoài ra, các cấp, các ngành, chính quyền địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng về quản lý HTTN, giảm ô nhiễm môi trường, đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, chú trọng việc xử dụng công nghệ thông tin vào quản lý HTTN. - UBND quận Hà Đông, nhất là phòng quản lý đô thị cần tăng cường công tác quản lý về quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật, nhất là vấn đề cao độ của thành phố, ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề thoát nước đô thị sau này.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất