Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn hà trung huyện hà trung thanh hóa...

Tài liệu Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn hà trung huyện hà trung thanh hóa

.PDF
27
152
122

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI HOÀNG MINH NGUYỆT QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN HÀ TRUNG – HUYỆN HÀ TRUNG – THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- HOÀNG MINH NGUYỆT Khóa: 2015-2018 QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN HÀ TRUNG - HUYỆN HÀ TRUNG - THANH HÓA Chuyên ngành: Quản lý Đô thị và Công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS: MAI THỊ LIÊN HƯƠNG Hà Nội – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- HOÀNG MINH NGUYỆT Khóa: 2015-2018 QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN HÀ TRUNG - HUYỆN HÀ TRUNG - THANH HÓA Chuyên ngành: Quản lý Đô thị và Công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS: MAI THỊ LIÊN HƯƠNG XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS: TRẦN THANH SƠN Hà Nội – 2018 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập tại trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, với vốn kiến thức đã được trang bị, sự hiểu biết của bản thân đến nay tác giả đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Nhân dịp này tác giả xin trân trọng bày tỏ lời cám ơn tới: PSG.TS Mai Thị Liên Hương là người hướng dẫn khoa học đã hướng dẫn tận tình, trách nhiệm, khoa học và hiệu quả. Thầy, Cô giáo giảng viên khoa SĐH – trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã giảng dạy, giúp tác giả tiếp thu những kiến thức quý báu, nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành tốt khóa học và Luận văn Thạc sỹ. UBND thị trấn Hà Trung, đặc biệt phòng quản lý Đô thị trấn Hà Trung, đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tài liệu phục vụ nghiên cứu để tác giả hoàn thành luận văn Thạc sỹ. Gia đình của tác giả, cùng bạn bè đồng nghiệp những người đã chia sẻ khó khăn, động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sỹ. Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng do điều kiện thời gian, kiến thức của bản thân còn hạn chế nên nội dung của Luận văn cũng không tránh khỏi còn những thiếu sót. Tác giả rất mong được sự chia sẻ, thông cảm và đặc biệt sự đóng góp những ý kiến quý báu của hội đồng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cùng các Nhà khoa học, Thầy Cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè. Xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Hoàng Minh Nguyệt LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan về toàn bộ nội dung và kết quả nghiên cứu luận văn này là của riêng tôi tự tìm tòi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Mai Thị Liên Hương, không sao chép mà trên cơ sở nhận thức về khoa học - kỹ thuật xã hội, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tiễn quản lý, hoạt động nghề nghiệp. Luận văn là sản phẩm nghiên cứu ứng dụng tạo ra kết quả mang tính khả thi có thể áp dụng thực tiễn, đóng góp cho sự nghiệp quản lý đô thị. Hà Nội, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Hoàng Minh Nguyệt MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4 6. Các khái niệm cơ bản quản lý HTKT đô thị 5 7. Cấu trúc luận văn 9 Phần 2. NỘI DUNG 10 Chương I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG 10 HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN HÀ TRUNG - HUYỆN HÀ TRUNG - THANH HÓA 1.1. Giới thiệu chung về Thị trấn Hà Trung - huyện Hà 10 Trung - Thanh Hóa 1.1.1. Vị trí địa lý 10 1.1.2. Điều kiện tự nhiên 11 1.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội thị trấn Hà 14 Trung 1.2. Hiện trạng hệ thống HTKT Thị trấn Hà Trung - huyện 18 Hà Trung - Thanh Hóa 1.2.1. Giao thông 18 1.2.2. Thoát nước 20 1.2.3. Cấp nước 21 1.2.4. Các công trình KTKT khác 22 1.3. Thực trạng quản lý hệ thống HTKT của Thị trấn Hà 24 Trung - huyện Hà Trung - Thanh Hóa 1.3.1. Thực trạng công tác tổ chức quản lý hệ thống HTKT 24 Thị trấn Hà Trung - huyện Hà Trung - Thanh Hóa 1.3.2. Thực trạng về cơ chế chính sách, xã hội hóa và sự 27 tham gia của công đồng trong công tác quản lý HTKT Thị trấn Hà Trung - huyện Hà Trung - Thanh Hóa 1.3.3. Thực trạng công tác quản lý theo quy hoạch 1.4. Đánh giá hệ thống HTKT Thị trấn Hà Trung - huyện Hà 29 29 Trung - Thanh Hóa 1.4.1. Đánh giá về thực trạng hệ thống HTKT 29 1.4.2. Đánh giá về quản lý hệ thống HTKT 30 1.5. Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến HTKT thị trấn 31 Hà Trung, huyện Hà Trung, Thanh Hóa. Chương II. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ 33 TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN HÀ TRUNG - HUYỆN HÀ TRUNG - THANH HÓA 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý hệ thống HTKT 33 2.1.1.Vai trò và đặc điểm của hệ thống HTKT đô thị 33 2.1.2. Các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật trong quản lý hệ 35 thống HTKT đô thị 2.1.3. Các yêu cầu, nguyên tắc và hình thức thiết lập cơ 45 cấu tổ chức quản lý HTKT 2.1.4. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý 50 HT HTKT 2.1.5. Hệ thống thông tin địa lí (GIS) trong quản lý HT 53 HTKT đô thị 2. 2. Cơ sở pháp lý trong quản lý hệ thống HTKT đô thị 2.2.1. Hệ thống Luật và các văn bản pháp lý quản lý hệ 55 55 thống HTKT đô thị do cấp Bộ ban hành 2.2.2. Hệ thống các văn bản của tỉnh Thanh Hóa về quản 59 lý hệ thống HTKT đô thị 2.3. Thực tiễn quản lý hệ thống HTKT đô thị trên thế giới và 60 Việt Nam 2.3.1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống HTKT trên thế giới 60 2.3.2. Kinh nghiệm quản lý hệ thống HTKT của một số 63 địa phương ở Việt Nam Chương III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ 66 TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN HÀ TRUNG - HUYỆN HÀ TRUNG - THANH HÓA 3.1. Giải pháp quản lý quy hoạch hệ thống HTKT Thị trấn 66 Hà Trung - huyện Hà Trung - Thanh Hóa 3.1.1.Quản lý theo quy hoạch hệ thống HTKT 66 3.1.2. Khớp nối đồng bộ HTKT giữa khu vực cũ và khu 67 vực mới 3.1.3. Hoàn thiện bản vẽ tổng hợp các đường dây, đường 68 ống KT 3.2. Giải pháp quản lý kỹ thuật HTKT Thị trấn Hà Trung - 69 huyện Hà Trung - Thanh Hóa 3.2.1. Giải pháp quản lý hệ thống giao thông Thị trấn Hà 69 Trung - huyện Hà Trung - Thanh Hóa 3.2.2. Giải pháp quản lý tổ chức hệ thống cấp thoát nước 73 Thị trấn Hà Trung - huyện Hà Trung - Thanh Hóa 3.2.3. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS trong quản 81 lý. 3.3. Giải pháp quản lý tổ chức hệ thống HTKT Thị trấn Hà 84 Trung - huyện Hà Trung - Thanh Hóa 3.3.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực 84 quản lý hệ thống HTKT Thị trấn Hà Trung - huyện Hà Trung - Thanh Hóa 3.3.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý hệ thống 91 HTKT Thị trấn Hà Trung - huyện Hà Trung - Thanh Hóa 3.3.3. Tăng cường xã hội hóa và sự tham gia của cộng 93 đồng trong công tác quản lý hệ thống HTKT Thị trấn Hà Trung - huyện Hà Trung - Thanh Hóa KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98 1. Kết luận 98 2. Kiến nghị 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Cụm từ viết tắt BXD Bộ xây dựng CCN Cụm công nghiệp CTR Chất thải rắn CSDL Cơ sở dữ liệu ĐTM Đô thị mới ĐTXD Đầu tư xây dựng HTKT Hạ tầng kỹ thuật KCN Khu công nghiệp QLĐT Quản lý đô thị QLDA Quản lý dự án QL Quản lý QCVN Quy chuẩn Việt Nam QCXDVN Quy chuẩn xây dựng Việt Nam SVĐ Sân vận động TP Thành phố TTCN Tiểu thủ công nghiệp TDTT Thể dục thể thao TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC SƠ ĐỒ Tên Nội dung Sơ đồ 1.1. Quan hệ giữa chủ thể - đối tượng – mục tiêu quản lý Sơ đồ 1.2. Dây chuyền công nghệ cấp nước của HTCN thị trấn Hà Trung Sơ đồ 1.3. Cơ cấu tổ chức hệ thống HTKT thị trấn Hà Trung Sơ đồ 3.1. Đề xuất sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý HT HTKT Thị trấn Hà Trung Sơ đồ 3.2. Đề xuất cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án phát triển đô thị DANH MỤC HÌNH VẼ Tên Nội dung Hình 1.1. Bản đổ hành chính huyện Hà Trung Hình 1.2. Đền rồng thị trấn Hà Trung Hình 1.3. Quốc lộ 1 đoạn đi qua thị trấn Hà Trung Hình 2.1. Phường Hưng Dũng, Thành phố Vinh Hình 3.1. Sự tham gia của cộng đồng trong QH, QL đô thị DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên Nội dung Bảng 1.1 Dân số thị trấn theo đơn vị hành chính (2016) Bảng 1.2 Hiện trạng sử dụng đất Bảng 2.1 Quy định kích thước tối thiểu mặt cắt ngang đường đô thị Bảng 3.1 Cấu trúc nhóm và lớp dữ liệu trong CSDLGIS và QL HTKT DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Xây dựng (2008), Kỷ yếu hội thảo “Ứng dụng hệ thông tin địa lí (GIS) trong phát triển đô thị”, Hà Nội. 2. Bộ Xây dựng (2008), QCXDVN 01:2008/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng, Hà Nội. 3. Bộ Xây dựng. Phát triển đô thị giai đoạn 1999-2009. Báo cáo - Tham luận tại Hội nghị đô thị toàn quốc, Hà Nội ngày 06 tháng 11 năm 2009; 4. Bộ Xây dựng, UBND thành phố Hà Nội, Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam và Hiệp Hội các Đô thị Việt Nam. Đô thị Việt Nam, Quy hoạch và Quản lý phát triển bền vững. Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội ngày 07 tháng 11 năm 2009; 5. Vũ Cao Đàm (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học, tài liệu giảng dạy Sau đại học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 6. Nguyễn Ngọc Dung (2012), Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, tài liệu giảng dạy Sau đại học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 7. Đỗ Hậu, QHXD đô thị với sự tham gia của cộng đồng, NXB Xây dựng 2015 8. Nguyễn Đình Hương, Nguyễn Hữu Đoàn (2003), Giáo trình quản lý đô thị, NXB Thống kê, Hà Nội. 9. Phân viện báo chí và tuyên truyền - Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2009), Giáo trình khoa học quản lý, Hà Nội. 10. Phạm Trọng Mạnh (2006), Quản lý hạ tầng kỹ thuật, NXB Xây dựng, Hà Nội. 11. Phạm Trọng Mạnh (2010), Quản lý đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội. 12. Nguyễn Tố Lăng (2008), Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 13. Nguyễn Tố Lăng, Quản lý phát triển đô thị bền vững – Một số bài học kinh nghiệm. báo điện tử Ashui.com ngày 22/9/20110. 14. Học viện hành chính Quốc gia (2001), Giáo trình quản lý học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội. 15. Nguyễn Lâm Quảng (2011), Khoa học quản lý, tài liệu giảng dạy Sau đại học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 16. Nguyễn Hồng Tiến, Nguyễn Hoàng Lân (2004), Quản lý xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, Cục hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng. 17. Nguyễn Hồng Tiến (2012), Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, góp phần phát triển đô thị Việt Nam bền vững. Báo nhân dân số 20656 ngày 30/03/2012, Hà Nội. 18. Nguyễn Hồng Tiến (2011), Quy hoạch xây dựng công trình ngầm đô thị, Nhà Xuất bản Xây dựng. 19. Nguyễn Hồng Tiến (2012), Cơ sở xây dựng chính sách quản lý và phát triển đô thị, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 20. Nguyễn Hồng Tiến (2012), Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, góp phần phát triển đô thị Việt Nam bền vững. Báo nhân dân số 20656 ngày 30/03/2012, Hà Nội. 21. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình (2014-2015). 22. Quốc hội khóa XIII (2014), Luật Xây dựng, Hà Nội. 23. Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị, Hà Nội. 24. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội. 25. Quốc hội (2014), Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 26. Quốc hội (2008), Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 27. UBND tỉnh Thanh Hóa (2010), Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. 28. UBND huyện Hà Trung (2017), Thuyết minh đề án Đề án Đề nghị công nhận thị trấn Hà Trung và khu vực mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại V. 29. Wichai Saenghirunwattana – Tổng Giám đốc ESRI Vietnam (2008), Công nghệ GIS dùng cho phát triển đô thị, tài liệu sử dụng tại Hội thảo “Ứng dụng hệ thông tin địa lí (GIS) trong phát triển đô thị”, Hà Nội. Website cổng thông tin điện tử của một số cơ quan, đơn vị: Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam: http://www.ashui.com Cổng giao tiếp điện tử huyện Hà Trung: http://hatrung.thanhhoa.gov.vn Cổng thông tin điện tử Chính phủ: http://chinhphu.vn Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Thanh Hóa: http://www.thanhhoa.gov.vn Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng: http://www.xaydung.gov.vn Bách khoa toàn thư mở: http://vi.wikipedia.org 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Thị trấn Hà Trung hiện có diện tích 201,43 ha, dân số trên 8000 người, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 25km về phía Bắc, cách thị xã công nghiệp Bỉm Sơn 10 km về phía Nam, là đô thị có quá trình hình thành và phát triển với vai trò lịch sử là đô thị trung tâm huyện lị: Hành chính, chính trị, văn hoá xã hội, thương mại dịch vụ của huyện Hà Trung – tỉnh Thanh Hoá. Thị trấn Hà Trung có vị trí hết sức thuận lợi trong quan hệ chiến lược phát triển Kinh tế-Xã hội của tỉnh, huyện và là đô thị cửa ngõ của phía Bắc của thành phố Thanh Hoá. Nằm trong vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh, với nhiều lợi thế như: có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất và đời sống. Có quỹ đất để phát triển sản xuất và mở rộng đô thị... Trên cơ sở khai thác tiềm năng và xây dựng cơ sở hạ tầng vùng, đặc biệt là khả năng hình thành phát triển công nghiệp dựa trên hệ thống giao thông sắt bộ và đường thuỷ, cảng sông vô cùng thuận lợi. Thị trấn Hà Trung đang chuyển dịch nhanh về cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng về công nghiệp, dịch vụ du lịch, là nhân tố tạo động lực và cơ hội để thị trấn Hà Trung phát triển nhanh về Kinh tế-Văn hóa-Xã hội, thành một trong những đô thị hiện đại và bền vững của tỉnh Thanh Hoá trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hà Trung là vùng đất địa linh nhân kiệt, từ mảnh đất này là nơi phát tích của triều đại nhà Nguyễn, trải qua các thời kì lịch sử cho đến thời kì cách mạng và qua 2 cuộc khánh chiến thần thánh của dân tộc, mảnh đất Hà Trung đã đã để lại nhiều dấu ấn của lịch sử gắn liền với quá trình phát triển đô thị Hà Trung từ xưa đến nay. Từ một mảnh đất thuần nông, đến nay thị trấn Hà Trung là khu vực có tốc độ đô thị hoá cao, với mức tăng dân số hàng năm xấp xỉ 4%, mức tăng 2 trưởng bình quân năm trên 12% , tỉ trọng cơ cấu kinh tế tăng nhanh về công nghiệp, dịch vụ đã tạo cho đô thị Hà trung các bước tăng trưởng nhẩy vọt về kinh tế xã hội cũng như phát triển đô thị về kiến trúc và hạ tầng, nâng cao đời sống nhân dân và tiện nghi đô thị. Với sự phát triển như hiện nay, thị trấn Hà Trung đang hướng tới phấn đấu theo các tiêu chí của đô thị loại 4 trong tương lai gần. Thị trấn với vị trí nằm giữa hai đô thị là thành phố Thanh Hóa và thị xã công nghiệp Bỉm Sơn, và đô thị Ngã Ba Bông theo đường 217, đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển ngành dịch vụ, thương mại. Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của huyện và thị trấn đã có những bước phát triển khá toàn diện. Hiện nay Thị trấn phát triển kinh tế trong nhiều lĩnh vực: Động lực chính để phát triển đô thị là công nghiệp cảng sông, công nghiệp khai khoáng và sản xuất nguyên vật liệu xây dựng. Theo quy hoạch sử dụng đất thị trấn Hà Trung đến năm 2010 quy hoạch sẽ đưa 159 ha vào xây dựng các cụm công nghiệp, TTCN tập trung tạo ra vùng kinh tế động lực của huyện như phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội đã đề ra, trên cơ sở khai thác các tiềm năng dồi dào sẵn có, cải tạo nâng cấp phát triển hệ thống hạ tầng kĩ thuật, nâng cao lối sống và tiện nghi đô thị, bảo vệ cảnh quan và môi trường. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bước tăng trưởng mạnh mẽ, đã thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất trên địa bàn, đã hình thành các cụm công nghiệp Hà Phong, Hà Ninh, Hà Bình, Hà Tân với các cơ sở sản xuất đá, đồ gỗ…Tuy nhiên việc phát triển các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Ngày 16/11/2010, UBND tỉnh Thanh Hóa có quyết định số 4072/QĐUBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Hà Trung, 3 huyện Hà Trung đến năm 2020, tầm nhìn sau năm 2020 với diện tích gần 2.000ha. Trong những năm qua, UBND thị trấn Hà Trung cùng phối hợp với UBND huyện và các đơn vị liên quan làm công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật, trật tự xây dựng và trật tự đô thị cũng như công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống lấn chiếm vỉa hè lòng đường, vệ sinh môi trường. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thị trấn vẫn còn nhiều bất cập, đường xá, cầu cống ngập úng, đường xuống cấp nhanh, đường ngang lối tắt nhiều, nhà ở vi phạm hành lang an toàn giao thong, khu dân cư bám đường Quốc lộ gây cản trở giao thông. Việc cải tạo chấp vá và chưa đồng bộ; Hệ thống cấp nước mới chỉ quan tâm phần trạm và nhà máy, việc mở rộng mạng mới chưa được quan tâm đầy đủ nên công suất khai thác chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân; hệ thống thoát nước thải nhiều nơi chưa có, hệ thống thoát nước thải và nước mặt còn đang xử dụng chung và chưa được xử lý trước khi đổ ra môi trường. Để góp phần cho việc quản lý hệ thống HTKT đô thị tốt hơn, đòi hỏi các cấp chính quyền của tỉnh Thanh Hóa nói chung và Thị trấn Hà Trung nói riêng cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung và hoàn chỉnh các công cụ quản lý liên quan đến HTKT đô thị. Phát huy hiệu quả quản lý, góp phần xây dựng và phát triển Thị trấn Hà Trung theo hướng văn minh, hiện đại, phát triển bền vững là vùng kinh tế động lực phát triển vùng phía Bắc tỉnh Thanh Hóa. Định hướng phát triển HTKT hiệu quả tạo môi trường sống xanh sạch và an toàn, là điển hình nhân rộng ra các vùng đô thị lân cận có cả nông thôn và thành thị. Do đó, đề tài luận văn “Quản lý hệ thống HTKT Thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa” là rất cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu: đánh giá thực trạng và đề xuất 1 số giải pháp quản lý hệ thống 4 hạ tầng kỹ thuật Thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hệ thống hệ thống giao thông, quản lý hệ thống cấp nước, quản lý hệ thống thoát nước. - Phạm vi nghiên cứu về hành chính: Thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: nghiên cứu đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu; - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin; - Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống; - Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Các giải pháp quản lý được đề xuất trên cơ sở phân tích khoa học các kết quả đánh giá thực trạng quản lý hạ tầng kỹ thuật, các văn bản pháp quy, cơ chế chính sách hiện hành và kinh nghiệm trong quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị tại Việt Nam và 1 số đô thị thế giới tương đương. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư xây dựng HTHTKT; đề xuất mô hình quản lý HTHTKT; đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách quản lý HTHTKT nhằm quản lý HTHTKT Thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa được hiệu quả. - Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp quản lý HTHTKT Thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa giúp có tính khả thi cao, giúp cho chính quyền địa phương cũng như đơn vị chủ đầu tư quản lý hiệu quả HTHTKT đô thị có thể làm cơ sở áp dụng và triển khai thực hiện đối với các đô thị quy mô tương tự khác trên địa bàn tỉnh cũng như vùng phụ cận; góp phần xây dựng 5 thị trấn là một đô thị giàu bản sắc nhưng vẫn hài hòa với thiên nhiên và môi trường, HTHTKT đồng bộ và hiện đại, mang đặc thù riêng cho khu vực, đem lại cho cư dân thị trấn cuộc sống tiện nghi và thoải mái, tạo ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống của dân cư khu vực lân cận. Các khái niệm có liên quan đến luận văn Khái niệm Hệ thống HTKT đô thị Theo Luật Xây dựng thì: Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác. Các công trình giao thông đô thị chủ yếu gồm: Mạng lưới đường, cầu, hầm, quảng trường, bến bãi, sông ngòi, kênh rạch, các công trình đầu mối HTKT như cảng hàng không, nhà ga, bến cảng… Các công trình của hệ thống cấp nước đô thị chủ yếu gồm: Các công trình thu mặt nước, nước ngầm, các công trình xử lý nước, hệ thống phân phối nước như đường ống, tăng áp, điều hòa. Các công trình của hệ thống thoát nước đô thị chủ yếu: các sông, hồ điều hòa, đê, đập, mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy xử lý, cửa xả) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, vận chuyển, tiêu thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải. Các công trình của hệ thống cấp điện và chiếu sáng công cộng đô thị chủ yếu gồm: các nhà máy phát điện, các trạm biến áp, tủ phân phối điện, hệ thống đường dây dẫn điện, cột và đèn chiếu sáng… Các công trình quản lý và xử lý các chất thải rắn chủ yếu gồm: trạm trung chuyển chất thải rắn, khu xử lý chất thải rắn. Các công trình của hệ thống thông tin liên lạc đô thị chủ yếu gồm: các tổng đài điện thoại, mạng lưới cáp điện thoại công cộng, các hộp đầu cáp, đầu dây. 6 Đô thị càng phát triển thì hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở đô thị càng có ý nghĩa quan trọng, sự phát triển của các ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền sản xuất, với chức năng làm cầu nối giữa sản xuất với sản xuất, giữa sản xuất với tiêu dùng kết cấu hạ tầng đô thị còn tạo nên mối quan hệ chặt chẽ giữa sản xuất và lưu thông, mở rộng thị trường, mở rộng mối quan hệ giao lưu giữa các vùng lãnh thổ trong nước và quốc tế. Hạ tầng là cơ sở để phát triển đô thị nhưng xây dựng hạ tầng đồng thời cũng sử dụng nguồn tài chính lớn của đô thị để phát triển. Vì vậy phát triển hạ tầng sao cho có hiệu quả, sử dụng ít nhất tài nguyên và nguồn lực tài chính. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật với đặc điểm cố định và kinh phí đầu tu lớn còn được coi là bộ xương cứng của đô thị. Giá trị của cơ sở HTKT thường chiếm đến 1/2 tổng giá trị các công trình trong đô thị. Số liệu này được rút ra từ thực tế tái thiết thành phố Dresden của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai bị bom đạn phá hủy hoàn toàn các công trình trên mặt đất. Nhờ hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp thoát nước …) không bị phá hủy nên kinh phí xây dựng lại thành phố giảm được 1/2. Khái niệm Quản lý hệ thống HTKT đô thị Quản lý hệ thống tầng kỹ thuật đô thị có nội dung rộng lớn bao quát từ quy hoạch phát triển, kế hoạch hóa việc đầu tư thiết kế, xây dựng đến vận hành, duy tu sửa chữa, cải tạo nâng cấp và theo dõi thu thập số liệu để thống kê, đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống HTKT đô thị [12]. Việc xây dựng và vận hành hệ thống HTKT đô thị đòi hỏi những chi phí rất lớn nhưng nếu việc quản lý kém hiệu quả thì sẽ đem lại gánh nặng cho nền kinh tế, tạo ra những món nợ khó trang trải cho Ngân sách, gây ra những tác động nguy hại đối với môi trường. Vấn đề nâng cao hiệu quả hệ thống HTKT đô thị không chỉ xảy ra đối với các nước đang phát triển mà cũng thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, nhà kinh tế và chính phủ các nước đang phát triển.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất