Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn chúc sơn, huyện chương mỹ, thành phố ...

Tài liệu Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn chúc sơn, huyện chương mỹ, thành phố hà nội

.PDF
24
126
148

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI HOÀNG MẠNH TUÂN QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN CHÚC SƠN HUYỆN CHƯƠNG MỸ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ HÀ NỘI, NĂM 2018 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI HOÀNG MẠNH TUÂN KHÓA: 2016 - 2018 QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN CHÚC SƠN HUYỆN CHƯƠNG MỸ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý đô thị LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ ANH HÀ NỘI, NĂM 2018 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình tới cô giáo - TS Vũ Anh - người đã tận tình hướng dẫn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Xin chân thành cảm ơn tới các Sở ban ngành của thành phố Hà Nội, UBND huyện Chương Mỹ, UBND thị trấn Chúc Sơn đã cung cấp số liệu, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi để tôi thực hiện hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển Kiến trúc Đô thị, đơn vị công tác, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp. Nhân dịp này, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, các thầy, cô giáo và cán bộ của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khoá học này. Xin trân Trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 03 năm 2018 Học viên Hoàng Mạnh Tuân LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi nghiên cứu. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn, các thông tin trích dẫn là trung thực và được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 03 năm 2018 TÁC GIẢ Hoàng Mạnh Tuân MỤC LỤC Nội dung Trang Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục các hình, sơ đồ PHẦN MỞ ĐẦU 01 Lý do chọn đề tài 01 Mục đích nghiên cứu 03 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 03 Nội dung nghiên cứu 03 Phương pháp nghiên cứu 03 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 04 Cấu trúc luận văn 04 Các Khái niệm và thuật ngữ dùng trong đề tài luận văn 04 NỘI DUNG 06 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN CHÚC SƠN, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 06 1.1. Khái quát công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật huyện Chương Mỹ 06 1.1.1. Giới thiệu chung về huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 06 1.1.2. Thực trạng HTKT huyện Chương Mỹ 12 1.2. Giới thiệu chung về thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 1.2.1. Vị trí địa lý 1.2.2. Điều kiện tự nhiên 1.2.3. Dân số và thành phần lao động 19 19 21 23 1.2.4. Đặc điểm kinh tế xã hội 1.3. Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 23 1.3.1. Thực trạng giao thông thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 26 1.3.2. Thực trạng cấp, thoát nước thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 22 1.3.3. Thực trạng thu gom rác thải tại thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 32 1.4. Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 34 1.4.1. Thực trạng quản lý hệ thống hạ tầng thị trấn Chúc Sơn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 34 1.4.2. Thực trạng tổ chức quản lý hệ thống hạ tầng thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 37 1.4.3. Thực trạng về sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 39 1.5. Đánh giá chung công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 39 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN CHÚC SƠN, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, T.P HÀ NỘI 42 26 2.1. Cơ sở lý luận quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị 42 2.1.1. Vai trò, đặc điểm hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị 42 2.1.2. Các yêu cầu cơ bản trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị 42 2.1.3. Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị 43 2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị 57 2.2.1. Các văn bản pháp luật hướng dẫn quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị do Nhà nước ban hành 57 2.2.2. Các văn bản quy phạm pháp luật do UBND huyện Chương Mỹ ban hành 59 2.2.3. Các văn bản quy phạm pháp luật do UBND thành phố Hà Nội ban hành 59 2.3. Kinh nghiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trên thế giới và Việt Nam. 60 2.3.1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên thế giới 60 2.3.2. Kinh nghiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật của một số địa phương ở Việt Nam 70 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN CHÚC SƠN, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 82 3.1. Đề xuất một số giải pháp quản lý kỹ thuật hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 82 3.1.1. Đối với hệ thống giao thông và đường giao thông nội bộ trong khu ở. 82 3.1.2. Đối với hệ thống thoát nước thải và nước mưa. 3.1.3. Đối với hệ thống cấp nước thị trấn Chúc Sơn. 83 86 3.1.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải và vệ sinh môi trường trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội theo mô hình phân rác tại nguồn 92 3.2. Đề xuất giải pháp đổi mới cơ chế chính sách quản lý và thu hút đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 95 3.2.1. Đề xuất bổ sung, điều chỉnh các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý và xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 95 3.3.2. Đề xuất cơ chế chính sách thu hút đầu tư xây dựng hệ thống HTKT thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 97 3.2.3. Đề xuất thành lập Ban giám sát hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 99 3.3. Giải pháp xã hội hoá và huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 101 3.3.1. Đầu tư xây dựng hệ thống đường nội bộ và hệ thống thoát nước trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành 101 phố Hà Nội bằng nguồn vốn xã hội hoá 3.3.2. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 3.3.3. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống HTKT thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 102 3.4. Giải pháp nâng cao trình độ, tăng cường trách nhiệm của cán bộ thực thi công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật. 105 3.4.1. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước của các cán bộ quản lý hành chính cấp thị trấn trong lĩnh vực quản lý hệ thống HTKT. 106 3.4.2. Tổ chức tập huấn cho lực lượng cán bộ chuyên trách và tăng cường quyền hạn cho cán bộ thuộc UBND thị trấn trong việc thực hiện giám sát xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật 106 3.4.3. Nâng cao trách nhiệm cho các cán bộ thị trấn thực hiện công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch 107 3.4.4. Nâng cao trách nhiệm cho các cán bộ thị trấn thực hiện công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật thông qua cơ chế tài chính 107 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105 108 Kết luận 108 Kiến Nghị 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ UBND Uỷ ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân HTKT Hạ tầng kỹ thuật QLDA Quản lý dự án T.P Thành phố NĐ-CP Nghị định Chính phủ NXB Nhà xuất bản QCXD Quy chuẩn xây dựng TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu bảng, biểu Tên bảng, biểu Trang Bảng 1.1 Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Chúc Sơn 24 Bảng 1.2. Các trạm cấp nước tập trung 28 Bảng 1.3. Tổng hợp loại hình sử dụng nước 29 Bảng 2.1. Quy định các loại đường trong đô thị 44 Bảng 2.2. Khu vực bảo vệ nguồn nước cấp cho đô thị. 47 Bảng 2.3. Độ sâu chôn ống cấp nước 48 Bảng 2.4 Khoảng cách của ống cấp nước tới công 49 trình và đường ống khác Bảng 3.1. Khoảng cách của đường ống cấp nước đến các đường ống và công trình khác 88 DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Số hiệu hình, sơ đồ Tên hình, sơ đồ Trang Hình 1.1. Vị trí và mối liên hệ vùng huyện Chương Mỹ 6 Hình 1.2. Bản đồ hành chính huyện Chương Mỹ, thành phố 7 Hà Nội Hình 1.3 Hình ảnh chùa Trầm và chùa Trăm gian huyện 12 Chương Mỹ, Hà Nội Hình 1.4. Mạng lưới giao thông huyện Chương Mỹ 13 Hình 1.5. Một tuyến đường ở thị trấn Xuân Mai 14 Hình 1.6. Đường nhánh thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương 14 Mỹ đang được mở Hình 1.7. Trạm cấp nước sạch xã Tiên Phương, huyện Chương 15 Mỹ Hình 1.8 Nước thải bao quanh nhà dân tại huyện 16 Chương Mỹ Hình 1.9. Bãi tập kết rác tạm thời bên tuyến huyện lộ thuộc 17 địa bàn thị trấn Chúc Sơn Hình 1.10. Hình ảnh hố tập kết rác tạm thời ở Chương Mỹ 19 Hình 1.11. Bản đồ địa chính thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương 20 Mỹ, Hà Nội Hình 1.12. Quy hoạch chung thị trấn Chúc Sơn huyện Chương Mỹ, Hà Nội 27 Hình 1.13. Quy hoạch giao thông thị trấn Chúc Sơn 28 Hình 1.14. Quy hoạch cấp nước thị trấn Chúc Sơn 30 Hình 1.15. Quy hoạch thoát nước thị trấn Chúc Sơn 31 Hình 1.16. Mô hình thu gom vận chuyển và xử lý rác thải 33 Hình 1.17. Bãi rác tự phát tại thị trấn Chúc Sơn 33 Hình 1.18. Công trình giao thông tại Thị trấn Chúc Sơn 34 Hình 1.19. Mô hình quản lý khai thác sử dụng hệ thống đường 38 trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn Hình 1.20. Mô hình quản lý môi trường môi trường và dịch 38 vụ đô thị thị trấn Chúc Sơn. Hình 2.1. Mặt cắt đường trong khu dân cư có chỉ giới đường đỏ 45 và chỉ giới đường xây dưng Hình 2.2. Một nhà máy sử lý nước thải tại Hàn Quốc 61 Hình 2.3. Thùng rác công cộng ở Nhật 66 Hình 2.4. Rác được phân loại cẩn thận trước khi đem đổ 67 Hình 2.5. Bên trong một nhà máy đốt rác bằng phương pháp 67 tầng sôi Hình 2.6. Chai lọ PET đựng nước ngọt rất phổ biến ở Nhật 68 Hình 2.7. Sân bay quốc tế Kansai xây trên đảo nhân tạo bồi 69 lấp từ rác Hình 2.8. Phân loại rác ở Đan Mạch 70 Hình 2.9. Quy hoạch chung về thoát nước, T.P Nha Trang 72 Hình 2.10. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Đà Nẵng 74 từng bước hoàn thiện khá đồng bộ nhưng vẫn tồn tại nhiều thách thức Hình 2.11 Giao thông đô thị tại Đà Nẵng 76 Hình 3.1. Đề xuất mặt cắt ngang đường nội bộ trong khu ở 82 Hình 3.2. Đề xuất đường ống thoát nước ở 1 bên đường với 85 các tuyến đường có chiều rộng phần xe chạy nhỏ hơn 10 m Hình 3.3. Đề xuất đặt đường ống thoát nước ở 2 bên đường với 85 các tuyến đường có chiều rộng phần xe chạy lớn hơn 10 m Hình 3.4. Mặt cắt ngang điển hình bố trí đường ống cấp 87 nước và thoát nước dưới lòng đường Hình 3.5. Mô hình tổ chức quản lý ban giám sát HTKT 99 Hình 3.6. Sơ đồ tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ 102 thống HTKT trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn. Hình 3.7. Mô hình tổ chức quản lý hệ thống HTKT trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Việt Anh (2010), Thoát nước đô thị bền vững, Tạp chí môi trường. 2. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội. 3. Nguyễn Thế Bá (2007), Giáo trình Lý luận thực tiễn Quy hoạch xây dựng đô thị ở trên thế giới và Việt Nam, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội. 4. Nguyễn Ngọc Châu (2001), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng, Hà nội. 5. Võ Kim Cương (2004), Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi, NXB Xây dựng, Hà Nội. 6. Lê Cường, (2011), “Mô hình quản lý chất thải rắn đô thị quận Hà Đông theo hướng xã hội hóa”, Tạp chí khoa học Kiến trúc - Xây dựng, (Số 6/2011). 7. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2009), Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội. 8. Phạm Ngọc Đăng (2004), Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, NXB Xây dựng, Hà Nội. 9. Nguyễn Viết Định, (2013), “Quản lý chất thải rắn tại các đô thị Việt Nam”, Tạp chí khoa học Kiến trúc - Xây dựng, (Số 12/2013). 10. Mai Liên Hương (2013), “Cơ cấu tổ chức và nhân sự quản lý hệ thống thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020”, Tạp chí khoa học Kiến trúc Xây dựng, (Số 10/2013). 11. Trần Thị Hường (2008), “Xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở nước ta. Thực trạng và giải pháp”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam – cơ hội và thách thức” 12. Hoàng Văn Huệ (2007), Mạng lưới cấp nước, NXB Xây dựng, Hà Nội 13. Nguyễn Tố Lăng (2016), Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội. 14. Phạm Trọng Mạnh (2002), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội. 15. Phạm Trọng Mạnh (2006), Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật, NXB Xây dựng, Hà Nội. 16. Nguyễn Thị Kim Sơn (2011), “Mô hình tổ chức quản lý hệ thống thoát nước tỉnh lỵ đồng bằng sông Hồng đến năm 2020”, Tạp chí khoa học Kiến trúc - Xây dựng, (Số 4/2011). 17. Nguyễn Quốc Thắng (2004), Quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội. 18. Nguyễn Hồng Tiến (2006), “Đô thị kiểu mẫu - Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật đô thị”, Tạp chí người xây dựng, (số 9). 19. Nguyễn Hồng Tiến (2010), “Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị - Thực trạng và đề xuất một số giải pháp”, Tạp chí khoa học kiến trúc - Xây dựng, (số 3/2010). 20. Nguyễn Hồng Tiến, Nguyễn Hoàng Lân (2004), Quản lý xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, Vụ Hạ tầng kỹ thuật đô thị, Bộ Xây dựng. 21. Vũ Thị Vinh (2001), “Hạ tầng kỹ thuật đô thị trong phát triển đô thị bền vững”, Tạp chí Xây dựng, (số 12), trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 22. Chính phủ (2016), Quyết định số 2502/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. 23. Chính phủ (2009), Quyết định số 1930/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. 24. Chính phủ (2009), Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. 25. Chính phủ (2016) Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/03/2016 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch giao thông vận tảithủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 26. Bộ Tài nguyên Môi trường, (2011), Báo cáo môi trường quốc gia 2011 Chất thải rắn, Công ty cổ phân in và thương mại Hưng Đạt. 27. Bộ Xây dựng (2006), Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình, Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 33:2006. 28. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCXDVN 01:2008/BXD. 29. Bộ Xây dựng (2016), QCVN 07:2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật 30. Bộ Xây dựng (2016), Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 104/2007 về đường đô thị - Yêu cầu thiết kế 31. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13. 32. Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12. 33. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13. 34. Bộ Xây dựng (2012), “Tìm giải pháp đa dạng hoá nguồn lực đầu tư và nâng cao hiệu quả quản lý đô thị” Tạp chí Quy hoạch Xây dựng, (số 60/2012). 35. Website Chính phủ Việt nam : www.chinhphu.gov.vn; 36. Website UBND Thành phố Hà nội : www.hanoi.gov.vn 37. Website Sở Xây dựng Hà nội www.soxaydung.hanoi.gov.vn 38. Website Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà nội 39. : www.qhkt.hanoi.gov.vn Website Sở Giao thông vận tải Hà nội : www.sogtvt.hanoi.gov.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tốc độ đô thị hóa tăng nhanh ở tất cả các tỉnh trong toàn quốc, hệ thống đô thị phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng góp phần rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội của đô thị và quốc gia. Cùng với sự phát triển đô thị đòi hỏi công tác quản lý đô thị phải được thay đổi phù hợp với xu thế và tốc độ phát triển. Đến nay, các đô thị Việt Nam đã và đang khẳng định vai trò là động lực phát triển kinh tế, là hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch kinh tế, cơ cấu lao động ở mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước. Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị được quan tâm đầu tư cải tạo, xây dựng mới, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư đô thị, tạo lập một nền tảng phát triển đô thị bền vững. Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, các ngành và các địa phương cùng với huy động các nguồn lực của xã hội nên nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật như hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, thu gom và sử lý chất thải rắn, nghĩa trang… đã dược đầu tư xây dựng tại các đô thị. Mặc dù vậy, những năm qua công tác quản lý đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị ở Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa được chú trọng, quan tâm một cách đúng mức, chưa đáp ứng là cơ sở, là động lực khai thác, sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đô thị. Chúc Sơn là thị trấn thuộc huyên Chương Mỹ thành phố Hà nội được mở rộng theo Nghị định số 23/2005/NĐ-CP ngày 02/03/2005 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính, mở rộng thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây cũ, trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thị trấn Chúc Sơn có vai trò là hạt nhân, là trung tâm phát triển kinh 2 tế quan trọng của huyện Chương Mỹ là cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội giữ vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế với các tỉnh khác của thủ đô Hà Nội. Là huyện được thành lập đã lâu nên tốc độ gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ sâu sắc dẫn đến nhu cầu về nâng cấp, mở rộng phát triển thị trấn và hình thành các khu dân cư mới trong đó có thị trấn Chúc Sơn đang được thành phố Hà Nội đầu tư xây dựng mở rộng với tổng diện tích 1800 ha. Gồm các khu chức năng: Khu trung tâm hành chính; trung tâm thương mại dịch vụ; trung tâm thể dục thể thao; giáo dục đào tạo, dịch vụ y tế , phát triển các khu đô thị mới, khu công viên cây xanh… Với các chức năng trên nhằm tạo lập hình ảnh một khu trung tâm phức hợp mới, hiện đại, đồng bộ đa chức năng. Do vậy việc yêu cầu quản lý xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật phải đồng bộ, hiện đại và đi trước một bước là tiền đề vật chất quan trọng để phát triển đô thị bền vững thời gian qua, tốc độ phát triển đô thị hoá ở Thành phố Hà Nội nói chung và khu vực huyện Chương Mỹ nói riêng hiện nay thị trấn Chúc Sơn đang ở giai đoạn quy hoạch xây dựng, trong đó việc quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Trúc Sơn đã đạt những kết quả nhất định, đóng góp cho quá trình nâng cấp, mở rộng và phát triển đô thị của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị Thị trấn Chúc Sơn vẫn còn có rất nhiều bất cập. Vì vậy tác giả chọn đề tài “ Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Chúc Sơn huyện Chương Mỹ Hà Nội” có ý nghĩa về lý thuyết cũng như thực tiễn nhằm góp phần làm tốt hơn công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn 3 Chúc Sơn huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội nói riêng, cho các khu đô thị tại thành phố Hà Nội nói chung. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng quản lý HTHTKT thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. - Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị - Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống giao thông; hệ thống cấp, thoát nước, thu gom, vận chuyển rác thải. + Phạm vi về không gian: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội + Phạm vi về thời gian: thời gian luận văn nghiên cứu theo định hướng phát triển đến năm 2030 Nội dung nghiên cứu - Đánh giá thực trạng quản lý hạ tầng kỹ thuật của thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. - Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, thu thập và xử lý thông tin; - Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống; - Phương pháp kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu; 4 - Phương pháp chuyên gia. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hoá lý luận về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu có thể làm bài học kinh nghiệm cho các thị trấn khác trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Cấu trúc luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương: - Chương 1: Thực trạng quản lý hạ tầng kỹ thuật của thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. - Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. - Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Các Khái niệm và thuật ngữ dùng trong đề tài luận văn Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua năm 2014, hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm: công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng cấp nước, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác. Cộng đồng Theo từ điển tiếng Việt “Cộng đồng là toàn thể những người sống thành một xã hội nói chung có những đặc điểm giống nhau, gắn bó thành một khối”.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất