Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị “thành phố giao lưu” thành phố hà n...

Tài liệu Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị “thành phố giao lưu” thành phố hà nội (tt)

.PDF
22
149
141

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ************* MẠC VĂN CƯỜNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ “THÀNH PHỐ GIAO LƯU” - THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội, năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI MẠC VĂN CƯỜNG KHÓA: 2011-2013 QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ “THÀNH PHỐ GIAO LƯU” THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Mã số: Quản lý đô thị và công trình 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG TIẾN Hà Nội, năm 2013 LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn tới Thầy PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến – Người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ cùng toàn thể các thầy cô giáo của khoa Sau Đại học cũng như của trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Xin chân thành cảm ơn Viện Quy hoạch Xây dựng Hà nội đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tài liệu phục vụ nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình. Cảm ơn gia đình, bạn bè cùng đồng nghiệp, những người đã chia sẻ khó khăn, động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình. Xin trân trọng cảm ơn! Hà nội, ngày …. tháng ….năm 2013 Tác giả luận văn: MẠC VĂN CƯỜNG LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan về toàn bộ nội dung và kết quả nghiên cứu là của bản thân tự tìm tòi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến, không sao chép, mà trên cơ sở nhận thức về khoa học kỹ thuật và xã hội, kết hợp kinh nghiệm trong thực tiễn quản lý, hoạt động nghề nghiệp để nghiên cứu với phương pháp luận, cấu trúc luận nội dung đồng bộ, toàn diện và sâu sắc. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà nội, ngày …. tháng … năm 2013 Tác giả luân văn: MẠC VĂN CƯỜNG MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Danh mục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 Lý do chọn đề tài. ..........................................................................................................1 Mục đích nghiên cứu. ....................................................................................................2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................................2 Phƣơng pháp nghiên cứu. ..............................................................................................3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. .....................................................................3 Cấ u trúc luâ ̣n văn. ..........................................................................................................3 NỘI DUNG CHƢƠNG I: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT TẠI KHU ĐÔ THỊ “THÀNH PHỐ GIAO LƢU”- THÀNH PHỐ HÀ NỘI. ...............4 1.1 Mô ̣t số khái niê ̣m cơ bản. ........................................................................................4 1.1.1 Khu đô thi mới ...............................................................................................4 1.1.2 Khu vƣ̣c phát triể n đô thị mới .........................................................................5 1.1.3 Thành phố giao lƣu..........................................................................................5 1.1.4 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị: ....................................................................6 1.1.5 Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị: .......................................................7 1.2 Thực trạng quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong các khu đô thị mới tại Hà Nội .......................................................................................................................................9 1.2.1 Tổng quan về phát triển các khu đô thị mới tại Hà Nội. .................................9 1.2.2 Thƣ̣c trạng hê ̣ thố ng hạ tầng kỹ thuật tại một số khu đô thị mới tại Hà Nội.10 1.2.3 Thƣ̣c tra ̣ng công tác quản lý hê ̣ thố ng ha ̣ tầ ng kỹ thuâ ̣t tại một số khu đô thị mới của Hà Nội ...........................................................................................................16 1.3 Giới thiệu về „Thành phố giao lƣu”- Thành phố Hà Nội......................................21 1.3.1 Vị trí địa lý ....................................................................................................21 1.3.2 Đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên ..........................................................23 1.3.3 Đánh giá tổng hợp hiện trạng ........................................................................24 1.4 Thực trạng về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị “Thành phố giao lƣu”- Thành phố Hà Nội ..............................................................................................30 1.4.1 Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị “Thành phố giao lƣu”Thành phố Hà Nội. ......................................................................................................30 1.4.2 Thực trạng về công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu dô thị “Thành phố giao lƣu”-Thành phố Hà Nội ................................................................................37 1.5 Đánh giá chung ..................................................................................................39 CHƢƠNG II: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ “THÀNH PHỐ GIAO LƢU”-THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........40 2.1 Một số nguyên tắc cơ bản trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị “Thành phố giao lƣu”-Thành phố Hà Nội ...................................................................40 2.1.1 Quản lý theo quy hoạch ...............................................................................40 2.1.2 Quản lý xây dựng đồng bộ ..........................................................................41 2.1.3 Tổ chức quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị ........................................43 2.1.4 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị ...............47 2.1.5 Trách nhiệm của nhà nƣớc trong quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị ................48 2.2 Một số yêu cầu cơ bản đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị “Thành phố giao lƣu”-Thành phố Hà Nội ...............................................................................................51 2.2.1 Đối với mạng lƣới đƣờng giao thông ...........................................................51 2.2.2 Đối với hệ thống cấp nƣớc ...........................................................................54 2.2.3 Đối với hệ thống thoát nƣớc đô thị ..............................................................55 2.2.4 Đối với hệ thống điện và chiếu sáng đô thị ..................................................57 2.2.5 Đối với việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ....................................58 2.3 Cơ sở pháp lý về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật .............................................59 2.3.1 Hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến hạ tầng kỹ thuật .......................59 2.3.2 Hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến Khu đô thị “Thành phố giao lƣu”-Thành phố Hà Nội ...............................................................................................61 2.3.3 Khái quát về quy hoạch chi tiết Khu đô thị “Thành phố giao lƣu”-Thành phố Hà Nội ..................................................................................................................65 2.4 Kinh nghiệm trong nƣớc và nƣớc ngoài về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các khu đô thị mới - Thành phố giao lƣu ....................................................................77 2.4.1 Kinh nghiệm quản lý hệ thống HTKT và mô hình quản lý của một số đô thị trong nƣớc....................................................................................................................77 2.5.2. Kinh nghiệm quản lý hệ thống HTKT và mô hình quản lý của một số khu đô thị mới trên thế giới ................................................................................................81 CHƢƠNGIII: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ “THÀNH PHỐ GIAO LƢU”-THÀNH PHỐ HÀ NỘI 86 3.1. Đề xuất giải pháp về quản lý kỹ thuật .................................................................86 3.1.1 Rà soát cốt cao độ, tọa độ các công trình hạ tầng kỹ thuật khu đô thị ........86 3.1.2 Rà soát chỉ giới xây dựng, chỉ giới đƣờng đỏ và việc định vị các tuyết đƣờng trong khu đô thị ............................................................................................................86 3.1.3 Rà soát việc đấu nối các công trình hạ tầng kỹ thuật khu đô thị .......................88 3.1.4 Lập hồ sơ hoàn công ....................................................................................90 3.2 Đề xuất giải pháp về nâng cao năng lực quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị “Thành phố giao lƣu”- Thành phố Hà Nội. ...........................................................91 3.2.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý.................................................................91 3.2.2 Đào tạo nâng cao năng lực về quản lý .............................................................94 3.2.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý..................................................................96 3.2.4 Mua sắm trang thiết bị phục vụ cho quản lý ....................................................98 3.3 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới ...............................................................................................................................98 3.3.1 Vai trò giám sát cộng đồng trong quá trình quản lý .........................................98 3.3.2 Tăng cƣờng mối quan hệ giữa: Chính quyền địa phƣơng - Chủ đầu tƣ – Cộng đồng dân cƣ. ...............................................................................................................103 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................107 Kết luận .....................................................................................................................107 Kiến nghị ...................................................................................................................111 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu. Phụ lục 2: Quy hoạch chi tiết khu đô thị “Thành phố giao lƣu” tỷ lệ 1/500. 1 MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Để thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 Quyết định số 1259/QĐ-TTg/2011 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, trong những năm qua, việc thiết kế quy hoạch xây dựng trên địa bàn Hà Nội đƣợc đẩy mạnh cả chiều rộng và chiều sâu. Quy hoạch phân khu các Quận, Huyện đƣợc đồng loạt triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị của Thành phố cũng nhƣ đáp ứng việc quản lý đô thị trên từng địa bàn. Các khu vực dân cƣ mới xây dựng tập trung đồng bộ xuất hiện. Đất đai thuộc các huyện ngoại thành dần dần đƣợc đô thị hoá, thêm vào đó là sự gia tăng dân số, biến chuyển về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của cả đất nƣớc .v.v.. Để phục vụ cho việc phát triển đô thị, cụ thể hoá quy hoạch phân khu các quận huyện đã đƣợc duyệt, khu vực xã Cổ nhuế, thị trấn Cầu Diễn thuộc huyện Từ Liêm và phƣờng Mai Dịch thuộc quận Cầu Giấy đã đƣợc xây dựng thành Khu đô thị “Thành phố giao lƣu”. “Thành phố Giao lƣu” là một khu vực phát triển đô thị nằm trong khu vực phát triển đô thị mạnh về phía Tây của thành phố Hà Nội. Với mục đích nhanh chóng hình thành một khu vực phát triển đô thị mới văn minh, hiện đại, đồng bộ cả kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và phù hợp với quy hoạch chung của Thành phố. Việc hình thành khu đô thị mới này đáp ứng chƣơng trình phát triển nhà ở của Thành uỷ và Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội trong những năm tới, phục vụ cho các nhu cầu nhà ở của mọi tầng lớp nhân dân cũng nhƣ tạo ra một khu vực có tính đặc thù, là nơi giao lƣu và tiếp nhận trình độ khoa học công nghệ cao của Thế giới về một số lĩnh vực... và thu hút các nhà đầu tƣ Quốc tế, các khách du lịch hƣớng tới Hà Nội - Việt nam "là điểm đến của thiên niên kỷ mới". 2 Ý tƣởng của dự án là xây dựng một khu đô thị mới mang tính chất giao lƣu và hội nhập quốc tế bao gồm các khu nhà ở cao tầng, thấp tầng, các khu văn phòng, trung tâm thƣơng mại, giao dịch quốc tế, trung tâm tài chính, khách sạn, trung tâm hội thảo, nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ.... “Thành phố Giao lƣu” với nội dung là một khu đô thị mới khang trang, hiện đại đƣợc xây dựng không chỉ về cảnh quan, kiến trúc công trình mà phải xây dựng đồng bộ, hiện đại về hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững tạo lập một môi trƣờng sống ổn định cho cộng đồng sống và làm việc tại thành phố này. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Thành phố giao lưu”- Thành phố Hà nội làm luận văn cao học là sự cần thiết nhằm góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại và mang nét đặc trƣng cho dự án trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu Đô thị “Thành phố giao lƣu”. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu Đô thị “Thành phố giao lƣu” - Thành phố Hà Nội. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị “Thành phố giao lƣu” xã Cổ Nhuế, thị trấn Cầu Diễn - huyện Từ Liêm; Phƣờng Mai Dịch - quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội với quy mô diện tích là 95,3ha. Quản lý hạ tầng kỹ thuật trong quá trình xây dựng theo quy hoạch. 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả sử dụng các phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp điều tra, khảo sát hiện trạng, thu thập tài liệu. - Phƣơng pháp phân tích,đánh giá. - Phƣơng pháp tổng hợp, so sánh. - Phƣơng pháp chuyên gia. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: Các giải pháp đề xuất trong luận văn góp phần làm cơ sở cho việc quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị “Thành phố giao lƣu” nói riêng và các khu vực phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung, nhằm xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật một cách liên hoàn, đồng bộ có lộ trình và phân kỳ đầu tƣ hợp lý. CẤU TRÚC LUẬN VĂN: Ngoài chƣơng mở đầu và kết luận, luận văn chia làm 3 chƣơng chính: CHƢƠNG 1: Thực trạng về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại khu đô thị “Thành phố giao lƣu”- Thành phố Hà Nội. CHƢƠNG 2: Cơ sở nghiên cứu về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị “Thành phố giao lƣu” - Thành phố Hà Nội. CHƢƠNG 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị “Thành phố giao lƣu” - Thành phố Hà Nội. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 107 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN: “Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Thành phố giao lƣu, thành phố Hà Nội” là một đề tài mang tính khoa học và tính thực tiễn cao. Khu đô thị “Thành phố giao lƣu” là một dự án lớn mang tính chất giao lƣu và hội nhập quốc tế: là một khu đô thị đồng bộ từ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đến các công trình kiến trúc. Khai thác triệt để quỹ đất hiện có, đáp ứng đƣợc nhu cầu của mọi đối tƣợng, huy động đƣợc nhiều nguồn vốn cùng tham gia đầu tƣ xây dựng. Tạo đƣợc một khu đô thị khang trang, hiện đại, giải quyết kịp thời các nhu cầu bức bách về nhà ở cho ngƣời dân Thủ đô. - Đề tài đã đề cập đến các vấn đề: thực trạng công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị Hà Nội, thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong các khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Hà Nội và khu đô thị “Thành phố giao lƣu”-Thành phố Hà Nội; cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị; đề xuất các giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị “Thành phố giao lƣu”– thành phố Hà Nội. - Qua nghiên cứu đề tài, rút ra một số nhận định sau: + Công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới mang tính đặc thù, đa ngành và phức tạp. Để quản lý tốt hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, trƣớc hết đòi hỏi mỗi đối tƣợng liên quan từ giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ cần nhận thức rõ vai trò trách nhiệm, tận tâm trong công việc, phối kết hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện, luôn phấn đấu vì lợi ích chung cho cộng đồng, và cho toàn xã hội. Đơn vị tư vấn thiết kế, cần: tuân thủ đúng tiêu chuẩn quy phạm trong nƣớc đảm bảo công trình có quy mô, công suất phù hợp, an toàn công trình; có tầm nhìn trong tƣơng lai (đặc biệt đối với quy hoạch xây dựng); vận dụng linh hoạt những phƣơng pháp, vật liệu xây dựng mới, tiêu chuẩn thiết kế mới 108 tiên tiến của các nƣớc phát triển đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đem lại lợi ích kinh tế nhất, phù hợp với điều kiện kinh tế - kỹ thuật ở Việt Nam. Đơn vị thi công xây dựng, cần: tuân thủ đúng thiết kế, tiêu chuẩn quy phạm trong nƣớc đảm bảo kỹ thuật, chất lƣợng công trình; vận dụng những biện pháp thi công tiên tiến trên thế giới phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam nhằm nâng cao chất lƣợng công trình xây dựng. Chủ đầu tư khu đô thị mới và các đơn vị quản lý chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị, cần: nâng cao trách nhiệm và vai trò trong quản lý, đặc biệt là trong công tác kiểm soát, điều tiết và dự báo; tuân thủ quy hoạch chi tiết, thiết kế đã đƣợc duyệt; thể hiện tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa cao trong quản lý để đáp ứng yêu cầu chính sách xã hội hóa của Nhà nƣớc trong quản lý khai thác dịch vụ hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; cùng chia sẻ nguồn vốn đầu tƣ và lợi ích kinh tế với Nhà nƣớc, đầu tƣ kinh doanh phải lấy mục tiêu hàng đầu là phục vụ nhu cầu xã hội, lợi ích cộng đồng, từ đó nâng cao thƣơng hiệu, phát triển bền vững Chính quyền đô thị, cần: huy động tối đa các nguồn lực kinh tế - xã hội về tài chính, con ngƣời; nâng cao chất lƣợng bộ máy quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị; hoàn thiện văn bản luật; có cơ chế chính sách linh hoạt, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong đầu tƣ, xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; thực hiện đấu thầu để lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ hạ tầng kỹ thuật đô thị; tinh giản thủ tục hành chính, cân đối hài hòa giữa lợi ích kinh tế và phục vụ nhu cầu ngƣời dân trong phát triển, xây dựng đồng bộ hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật chính của đô thị; công bố, tuyên truyền những chính sách mới đến với mọi thành phần tổ chức, cá nhân trong xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tƣ, ngƣời dân đô thị cùng tham gia vào công tác quản lý xã hội. 109 Người dân đô thị, cần: hiểu biết chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc để tham gia tích cực vào công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ chính đáng của mình. Đồng thời, ngƣời dân đô thị phải biết chia sẻ những khó khăn với chính quyền đô thị, chủ đầu tƣ để cùng nhau tham gia quản lý xã hội + Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị cần có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống kinh tế - chính trị của nhân dân và phát triển kinh tế vĩ mô, cũng nhƣ trong phân loại cấp bậc đô thị + Thiếu ý thức, trách nhiệm của các đối tƣợng liên quan đến công tác quản lý: đơn vị tƣ vấn thiết kế, đơn vị thi công, chủ đầu tƣ, ngƣời dân đô thị và công tác quy hoạch xây dựng manh mún, mạng lƣới hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị Hà Nội chƣa hoàn chỉnh là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lƣợng hạ tầng kỹ thuật yếu kém, gây khó khăn trong công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật + Do điều kiện kinh tế và một phần yếu kém trong công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, Nhà nƣớc chƣa có công cụ quản lý đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Thiếu về chất lƣợng và yếu về chất lƣợng của bộ máy tổ chức quản lý. Thiếu về: quy hoạch xây dựng, kiểm soát đánh giá, văn bản luật và dƣới luật. Nguồn vốn đầu tƣ đối với lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị còn nhiều hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn ngoài ngân sách, chƣa có cơ chế chính sách phù hợp để huy động nguồn vốn đầu tƣ từ bên ngoài, chƣa phát huy đƣợc vai trò tích cực của xã hội hóa trong quản lý đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị. Trong công tác quản lý Nhà nƣớc còn thiếu phân cấp ủy quyền quản lý cho cấp cơ sở, chƣa thực sự lôi kéo nhân dân cùng tham gia công tác quản lý xã hội, đặc biệt là vai trò tự quản của ngƣời dân đô thị trong quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới. Đây cũng là những thách 110 thức đối với Đảng, Nhà nƣớc, chính quyền đô thị các cấp ở Việt Nam trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị giai đoạn hiện nay Và một số vấn đề khác: + UBND thành phố Hà Nội thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các Sở: Quy hoạch kiến trúc, Kế hoạch đầu tƣ, Giao thông vận tải, Tài nguyên Môi trƣờng, Tài chính, Công thƣơng, Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Thông tin & Truyền thông khẩn trƣơng kiểm tra, rà soát các khu đô thị mới trên địa bàn để đánh giá chất lƣợng quy hoạch xây dựng, dự án đầu tƣ và hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công để có những giải pháp xử lý kịp thời những bất cập trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Lập danh sách, hƣớng xử lý báo cáo UBND thành phố. + Quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết 1/2000 thành phố Hà Nội phải khẩn trƣơng hoàn thiện, sớm thẩm duyệt làm cơ sở để xây dựng và phát triển các khu đô thị mới trên địa bàn. Đảm bảo mục tiêu “quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch”. + Xây dựng cơ chế chính sách xã hội hóa hợp lý, theo hình thức cùng chia sẻ lợi ích – trách nhiệm, để huy động tối đa nguồn vốn đầu tƣ từ xã hội (kể cả vốn ODA, FDI, huy động nguồn vốn tƣ nhân trong nƣớc) trƣớc mắt đầu tƣ xây dựng mạng lƣới các trục, tuyến chính hạ tầng kỹ thuật đô thị làm cơ sở để thực hiện đấu nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào dự án các khu đô thị mới. Tiếp đến đầu tƣ xây dựng các khu đô thị mới đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh + Xây dựng bộ máy tổ chức quản lý hiệu quả từ Thành phố đến cơ sở đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, ngƣời dân đô thị cùng tham gia với chính quyền đô thị thực hiện công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Tăng cƣờng phối kết hợp trong quá trình thực hiện và quản lý sau đầu tƣ giữa ba chủ thể: Chính 111 quyền đô thị - Chủ đầu tƣ - Ngƣời dân đô thị, nhằm cân đối hài hòa giữa ba thách thức là: trách nhiệm - lợi ích - nhu cầu, cùng hƣớng tới mục tiêu chung là phát triển đô thị bền vững. + Cần sử dụng các kết quả lý luận và thực tiễn của các nhà nghiên cứu, nhà hoạt động quản lý thực tiễn trong nƣớc và thế giới về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuạt đô thị. Và coi những kết quả này nhƣ là các tài liệu khoa học để nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuạt đô thị trên địa bàn thành phố. Do đó, cần tích cực chủ động tổ chức các Hội thảo khoa học mở rộng với tiêu đề “Giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới tại Hà Nội - Việt Nam”. Đồng thời thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền sâu rộng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về kiến thức chuyên môn, phƣơng thức quản lý khoa học đến các đối tƣợng tham gia quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị đang làm việc trong cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các tổ chức, ngƣời dân đô thị. Nhƣ thế, cơ chế chính sách mới thực sự đi vào đời sống nhân dân, kinh tế - xã hội ổn định và phát triển bền vững, đẩy nhanh công cuộc hiện đại hóa đất nƣớc. KIẾN NGHỊ: - Các giải pháp về kỹ thuật, đổi mới tổ chức quản lý và nguồn vốn đầu tƣ phát sinh đã đƣợc học viên đề xuất trong Chƣơng III của Luận văn này sẽ đƣợc áp dụng vào thực tiễn công tác quản lý Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị “Thành phố giao lƣu” - Thành phố Hà Nội. Các giải pháp đƣợc tác giả đƣa ra, chủ đầu tƣ hoàn toàn vận dụng thực hiện ngay để công tác quản lý, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị đƣợc tốt hơn, hiệu quả hơn. Thực hiện tốt các giải pháp này sẽ làm tiền đề quan trọng cho việc thực hiện bàn giao, đƣa công trình hạ tầng kỹ thuật vào khai thác sử dụng đƣợc thuận tiện, dễ dàng. - Các giải pháp tác giả đƣa ra trong luận văn này đƣợc kiến nghị áp dụng cho không chỉ riêng khu đô thị “Thành phố giao lƣu” mà có thể cho các khu 112 đô thị mới khác trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng, đặc biệt tốt cho các khu đô thị mới có vị trí nằm xen kẹp, liền kề với các khu làng xóm cũ. - Trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị “Thành phố giao lƣu” - Thành phố Hà Nội, với hạn chế về thời gian của một luận văn Thạc sĩ hiện nay, tác giả chƣa có điều kiện nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả toàn bộ hoặc từng công trình hạ tầng kỹ thuật thành phần trong hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị “Thành phố giao lƣu” trong giai đoạn hoàn thành, đƣa vào khai thác dịch vụ hạ tầng kỹ thuật đô thị. Đề tài đang còn mở này có thể đƣợc lựa chọn làm một đề tài luận văn cao học chuyên ngành Quản lý đô thị trong thời gian tới. - Đối với khu đô thị “Thành phố giao lƣu”-Thành phố Hà Nội, còn có thể nghiên cứu chuyên sâu và đề xuất tiếp các giải pháp về thực hiện đấu nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình kiến trúc của khu đô thị mới. Hoặc nghiên cứu chuyên sâu về các chính sách (giải pháp về nguồn lực) để thực hiện đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của các khu làng xóng cũ liền kề. Hay nghiên cứu về quản lý xây dựng và phát triển toàn bộ hoặc riêng lẻ từng công trình hạ tầng kỹ thuật thành phần trong hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật của các làng xóm cũ liền kê (xã Xuân Đỉnh và xã Cổ Nhuế - huyện Từ Liêm). - Ngoài ra, không chỉ đối với Khu đô thị “Thành phố giao lƣu” mà đối với các khu đô thị mới, cần nghiên cứu nguyên tắc: “Nguyên tắc “ Cân đối hài hòa lợi ích giữa ba chủ thể Chính quyền đô thị - Chủ đầu tƣ - Ngƣời dân khu đô thị mới” để huy động các doanh nghiệp tƣ nhân tham gia quản lý khai thác dịch vụ hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội. 2. Nguyễn Thế Bá (2007), Giáo trình lý luận thực tiễn Quy hoạch xây dựng đô thị ở trên thế giới và Việt Nam, trường ĐH Kiến Trúc Hà Nội. 3. Bộ Giao thông vận tải (2001), Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01, Hà Nội. 4. Bộ Xây dựng (2007), Số 1394 /BXD-PC Hướng dẫn về tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình . 5. Bộ Xây dựng (1984), Thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình 20TCN 51-84, Hà Nội. 6. Bộ Xây dựng (1987), Quy hoạch xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4449:1987, Hà Nội. 7. Bộ Xây dựng (2001), Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị TCXDVN 259:2001, Hà Nội. 8. Bộ Xây dựng (2006), Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 33:2006, Hà Nội. 9. Bộ Xây dựng (2006), Thông tư số 04/2006/TT-BXD ngày 18/8/2006 hướng dẫn thực hiện Quy chế khu đô thị mới ban hành kèm theo Nghị định 02/2006/NĐ-CP, Hà Nội. 10. Bộ Xây dựng (2008), Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 22/02/2008, Hướng dẫn quản lý đường đô thị, Hà Nội. 11. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tập 1, Hà Nội. 12. Bộ Xây dựng (2008), Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế TCXDVN 104:2007, Hà Nội. 13. Bộ Xây dựng (2008), Thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 31/12/2008 về ban hành Quy chế đảm bảo an toàn cấp nước, Hà Nội. 14. Nguyễn Ngọc Châu (2001), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội. 15. Chính phủ (2004), Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 về Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Hà Nội. 16. Chính phủ (2005), Quyết định số 80/2005/NĐ-CP ngày 18/04/2005 về ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng, Hà Nội. 17. Chính phủ (2005), Nghị định số 106/NĐ-CP ngày 17/08/2005 về Quy định hành lang bảo vệ an toàn đường cáp ngầm, Hà Nội. 18. Chính phủ (2006), Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/11/2006 về ban hành Quy chế khu đô thị mới, Hà Nội. 19. Chính phủ (2007), Nghị định số 41/2007/NĐ-CP ngày 22/3/2007 về xây dựng ngầm đô thị, Hà Nội. 20. Chính phủ (2007), Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn, Hà Nội. 21. Chính phủ (2007), Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 về thoát nước đô thị và khu công nghiệp, Hà Nội. 22. Chính phủ (2008), Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội. 23. Chính phủ (2008), Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Hà Nội. 24. Chính phủ (2013), Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 Quản lý đầu tư phát triển đô thị. 25. Trần Trọng Hanh (2007), Công tác thực hiện Quy hoạch xây dựng đô thị, Dự án nâng cao năng lực Quy hoạch và quản lý môi trường đô thị DANIDA, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội. 26. Học viện hành chính Quốc gia (2001), Giáo trình quản lý học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội. 27. Hoàng Văn Huệ (2007), Mạng lưới cấp nước, NXB Xây dựng, Hà Nội. 28. Trần Hùng (1997), Chung cư Singapore phát triển từ chất đến lượng, Tạp chí kiến trúc tháng 5, Hà Nội. 29. Trần Quốc Hương (2001), Các giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật tại khu đô thị mới Trung Yên – Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học Quản lý đô thị, Trường ĐH Kiến túc Hà Nội, Hà Nội. 30. Trần Thị Hường, Nguyễn Lâm Quảng, Nguyễn Quốc Hùng, Bùi Khắc Toàn, Cù Huy Đấu (2009), Hoàn thiện kỹ thuật Khu đất xây dựng đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội. 31. Đặng Xuân Kiên (2001), Một số vấn đề về quản lý phát triển trong các khu đô thị mới tại Hà nội, ví dụ cụ thể cho khu du lịch dịch vụ tổng hợp và nhà ở Hồ Linh Đàm, Luận văn thạc sĩ khoa học Quản lý đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội. 32. Nguyễn Tố Lăng (1999), “Phát triển đô thị bền vững – mục tiêu và mơ ước”, Tạp chí kiến trúc, Hà Nội. 33. Luật Quy hoạch Đô thị, 2009. 34. Phạm Trọng Mạnh (2006), Quản lý hạ tầng kỹ thuật, NXB Xây dựng, Hà Nội. 35. Nguyễn Thanh Nhã (2001), Giải pháp “Huy động nguồn lực doanh nghiệp trong nước” tham gia đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, Luận văn Thạc sĩ khoa học Quản lý đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội. 36. Phân viện báo chí và tuyên truyền - Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2009), Giáo trình khoa học quản lý, Hà Nội.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất