Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý duy tu bảo dưỡng tuyến đường vành đai 3 đoạn từ cầu dậu đến ...

Tài liệu Quản lý duy tu bảo dưỡng tuyến đường vành đai 3 đoạn từ cầu dậu đến cầu phù đổng (tt)

.PDF
15
32
130

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN QUANG MINH QUẢN LÝ DUY TU BẢO DƯỠNG TUYẾN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3 ĐOẠN TỪ CẦU DẬU ĐẾN CẦU PHÙ ĐỔNG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội - 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN QUANG MINH KHÓA: 2011 - 2013 QUẢN LÝ DUY TU BẢO DƯỠNG TUYẾN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3 ĐOẠN TỪ CẦU DẬU ĐẾN CẦU PHÙ ĐỔNG Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.PHẠM TRỌNG MẠNH Hà Nội - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Quang Minh LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sỹ này, học viên xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy - cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè. Đặc biệt, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Trọng Mạnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, có nhiều chỉ dẫn cụ thể có giá trị khoa học cho các nội dung nghiên cứu, tạo điều kiện thuận lợi cho học viên hoàn thành các nhiệm vụ luận văn đề ra. Học viên xin chân thành cảm ơn các thầy – cô trong Khoa Quản lý đô thị và công trình, Phòng Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã có những nhận xét quý báu và tạo điều kiện cho học viên hoàn thành luận văn này. Một lần nữa học viên xin được trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2013 Tác giả Nguyễn Quang Minh MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 3 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DUY TU BẢO DƯỠNG TUYẾN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3 ĐOẠN TỪ CẦU DẬU ĐẾN CẦU PHÙ ĐỔNG ........................................................................................................... 4 1.1. Thực trạng quản lý duy tu bảo dưỡng đường đô thị ................................. 4 1.1.1 Giới thiệu về tuyến đường vành đai 3 đoạn từ cầu Dậu đến cầu Phù Đổng ............................................................................................. 4 1.1.2 Thực trạng quản lý duy tu bảo dưỡng hệ thống đường bộ tại một số khu vực trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................... 11 1.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý duy tu bảo dưỡng............................. 17 1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức .................................................................. 17 1.2.2 Chức năng nhiệm vụ các đơn vị ................................................. 18 1.3. Thực trạng quản lý kỹ thuật. .................................................................. 22 1.3.1 Duy tu bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ .............................. 22 1.3.2 Duy tu bảo dưỡng sửa chữa và duy tu bảo dưỡng dự phòng....... 23 1.4. Thực trạng nguồn vốn dành cho công tác duy tu bảo dưỡng đường. ...... 23 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DUY TU BẢO DƯỠNG ĐƯỜNG BỘ ................................................ 29 2.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng, sự cần thiết của công tác duy tu bảo dưỡng đường ........................................................................................................... 29 2.1.1 Khái niệm duy tu bảo dưỡng sửa chữa đường ............................ 29 2.1.2 Ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác duy tu bảo dưỡng sửa chữa đường......................................................................................... 29 2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý .......................................................................... 31 2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức cơ bản ...................................................... 31 2.2.2 Nguyên tắc cơ bản của tổ chức quản lý ...................................... 32 2.2.3 Phương pháp phân chia bộ phận cơ cấu tổ chức ......................... 36 2.2.4 Các hình thức tổ chức quản lý.................................................... 43 2.3. Một số yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với công tác duy tu sửa chữa đường bộ ...................................................................................................... 49 2.3.1 Công tác thi công nền đường ..................................................... 49 2.3.2 Công tác thi công móng đường .................................................. 53 2.3.3 Công tác thi công bê tông nhựa.................................................. 55 2.3.4 Công tác thi công bó vỉa, đan rãnh, vỉa hè ................................. 57 2.4. Định hướng thực hiện cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư .................. 58 2.4.1 Tổng quan về định hướng triển khai thực hiện cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư ....................................................................... 58 2.4.2 Nhu cầu về vốn .......................................................................... 60 2.5 Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý duy tu bảo dưỡng đường bộ ... 65 2.5.1 Kinh nghiệm quản lý của các nước trên thế giới ........................ 65 2.5.2 Kinh nghiệm quản lý trong nước ............................................... 69 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ QUẢN LÝ DUY TU BẢO DƯỠNG TUYẾN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3 ĐOẠN TỪ CẦU DẬU ĐẾN CẦU PHÙ ĐỔNG .................................................................... 78 3.1 Các giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý duy tu bảo dưỡng đường ........... 78 3.1.1 Bộ máy tổ chức thực hiện quản lý dự án .................................... 78 3.1.2 Các giải pháp về cơ cấu tổ chức thực hiện dự án....................... 79 3.2 Các giải pháp về mặt kỹ thuật của duy tu bảo dưỡng tuyến đường vành đai 3 đoạn từ cầu Dậu đến cầu Phù Đổng ..................................................... 81 3.2.1 Duy tu bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ .............................. 81 3.2.2. Duy tu bảo dưỡng sửa chữa và duy tu dự phòng ....................... 83 3.3 Đề xuất giải pháp thu hút vốn đầu tư cho công tác duy tu bảo dưỡng đường........................................................................................................... 83 3.3.1 Các giải pháp, chính sách huy động vốn .................................... 83 3.3.2 Giải pháp huy động vốn duy tu bảo dưỡng ................................ 96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh trong nửa thế kỷ gần đây. Vào thời điểm năm 1954, khi quân đội Việt Minh tiếp quản Hà Nội, thành phố có 53 nghìn dân, trên một diện tích 152 km². Đến năm 1961, thành phố được mở rộng, diện tích lên tới 584 km², dân số 91.000 người. Năm 1978, Quốc hội quyết định mở rộng thủ đô lần thứ hai với diện tích đất tự nhiên 2.136 km², dân số 2,5 triệu người. Tới năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi, chỉ còn 924 km², nhưng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu người. Trong suốt thập niên 1990, cùng việc các khu vực ngoại ô dần được đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số 2.672.122 người vào năm 1999. Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân và nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.451.909 người. Và dân số Hà Nội hiện nay là trên 7triệu người. Với số dân lớn như trên, nhu cầu đi lại của người dân là rất lớn. Do đó, giao thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của thủ đô. Song song với việc phát triển các con đường mới thì việc duy trì thường xuyên, sửa chữa định kỳ mạng lưới đường vừa có ý nghĩa giảm bớt chi phí xây dựng, tăng mức độ an toàn giao thông, đảm bảo sự êm thuận trong giao thông, rút ngắn thời gian đi lại, giảm chi phí cho người và phương tiện tham gia giao thông... Duy tu hạ tầng giao thông có vai trò đặc biệt quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá của thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, công tác duy tu hiện nay còn gặp nhiều khó khăn trong cơ cấu tổ chức quản lý, những vấn đề về kỹ thuật và cơ chế thu hút nguồn vốn … Do tính đặc thù mà công tác duy tu hạ tầng giao thông đòi hỏi một phương thức quản lý đặc biệt để công việc 2 được tiến hành một cách thuận lợi và đảm bảo chất lượng nhất. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý duy tu bảo dưỡng tuyến đường vành đai 3 đoạn từ cầu Dậu đến cầu Phù Đổng” làm luận văn cao học là sự cần thiết nhằm xây dựng hệ thống giao thông thuận tiện, an toàn cho người và các phương tiện tham gia giao thông và tăng tính thẩm mỹ cho công trình, góp phần làm đẹp bộ mặt thành phố. 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích đánh giá thực trạng quản lý duy tu bảo dưỡng tuyến đường vành đai 3 đoạn từ cầu Dậu đến cầu Phù Đổng trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành cũng như phù hợp với nhu cầu chung của giao thông trong khu vực. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý duy tu bảo dưỡng tuyến đường vành đai 3 đoạn từ cầu Dậu đến cầu Phù Đổng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu: Quản lý duy tu bảo dưỡng. b) Phạm vi nghiên cứu: Tuyến đường vành đai 3 đoạn từ cầu Dậu đến cầu Phù Đổng, Thành phố Hà Nội với chiều dài 44 km. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích và tổng hợp, phân tích và so sánh, hệ thống hóa lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra khảo sát thực địa, phân tích thực trạng quản lý duy tu bảo dưỡng tuyến đường vành đai 3 đoạn từ cầu Dậu đến cầu Phù Đổng và một số tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phương pháp chuyên gia, học hỏi các kinh nghiệm trong và ngoài nước. 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Các giải pháp đề xuất trong luận văn góp phần làm cơ sở cho việc quản lý công tác duy tu bảo dưỡng tuyến đường vành đai 3 đoạn từ cầu Dậu đến cầu Phù Đổng nói riêng và các tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung, nhằm xây dựng hệ thống giao thông thuận tiện, an toàn cho người và các phương tiện tham gia giao thông, tăng tính thẩm mỹ cho công trình, làm đẹp bộ mặt thành phố . THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 116 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ * Kết luận: Qua trình bày luận văn ở trên chúng ta thấy việc duy trì bảo dưỡng đường vành đai 3 đoạn từ cầu Dậu đến cầu Phù Đổng là một việc rất quan trọng và phức tạp. Luận văn đã nêu ra ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác duy tu, bảo dưỡng đường vành đai 3 đoạn từ cầu Dậu đến cầu Phù Đổng nói riêng và đường đô thị Hà Nội nói chung. Trong quá trình nghiên cứu luận văn đã phân tích thực trạng đường vành đai 3 đoạn từ cầu Dậu đến cầu Phù Đổng nói riêng và đường đô thị Hà Nội nói chung hiện nay đồng thời đưa ra các loại hình duy tu bảo dưỡng đường đang được áp dụng cho Hà Nội và định hướng phát triển giao thông Hà Nội tầm nhìn đến năm 2025. Luận văn đã đưa ra các giải pháp về cơ cấu tổ chức, giải pháp kỹ thuật và các chính sách, khả năng huy động các nguồn vốn khác nhau cho công tác duy tu đường vành đai 3 đoạn từ cầu Dậu đến cầu Phù Đổng nói riêng và đường đô thị Hà Nội nói chung. Trong đó đưa ra cách tổ chức cán bộ, các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp nhất và khả năng áp dụng mô hình PPP cho việc thu hút vốn đầu tư cho công tác duy tu đường. Luận văn:" Quản lý duy tu bảo dưỡng tuyến đường vành đai 3 đoạn từ cầu Dậu đến cầu Phù Đổng " đã phân tích cơ cấu tổ chức, kỹ thuật, nguồn vốn, kinh phí hiện tại của Hà Nội dành cho duy tu đường vành đai 3 đoạn từ cầu Dậu đến cầu Phù Đổng nói riêng và đường đô thị Hà Nội nói chung. Số liệu luận văn đưa ra được tổng hợp từ số liệu quản lý của Ban quản lý dự án duy tu hạ tầng giao thông - Sở Giao thông vận tải Hà Nội và các trang web của Cơ quan nhà nước, Cổng thông tin Chính phủ,...nên kết quả đưa ra trong luận văn là chính xác. 117 * Kiến nghị: Xây dựng hoàn chỉnh quy chế đấu thầu công tác đặt hàng,duy tu bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ để các doanh nghiệp trong cả nước có thể tham gia bảo trì kết cấu đường bộ của Hà Nội nói chung và đường đô thị Hà Nội nói riêng. Tổng hợp số liệu, phân tích cơ cấu tổ chức, kỹ thuật, cơ cấu nguồn vốn cho duy tu đường vành đai 3 đoạn từ cầu Dậu đến cầu Phù Đổng nói riêng và đường đô thị Hà Nội nói chung để từ đó tìm ra giải pháp về cơ cấu tổ chức, kỹ thuật, hướng thu hút nguồn vốn duy tu có hiệu quả. Tiếp tục nghiên cứu các cách tổ chức cán bộ, các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp nhất, áp dụng mô hình PPP vào công tác duy tu đường vành đai 3 đoạn từ cầu Dậu đến cầu Phù Đổng để từ đó đánh giá hiệu quả dự án làm cơ sở để triển khai nhân rộng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thế Bá(1998), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB Xây Dựng. 2. Nguyễn Sỹ Bảo(1998), Báo cáo nghiên cứu các biện pháp tổ chức quản lý trong duy trì và sửa chữa đường bộ thủ đô Hà Nội. 3. Bộ Giao thông vận tải – Bộ Tài chính (2011), Thông tư liên tịch số 75/2011/TTLT-BTC-BGTVT liên Bộ Tài chính – Bộ Giao thông vận tải về hướng dẫn lập và quản lý giá sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa thực hiện theo phương thức đặt hàng, giao kế hoạch sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. 4. Bộ GTVT (2003), Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ ban hành theo quyết định số 1527/2003/QĐ-BGTVT. 5. Bộ GTVT(2013), Đề án phân cấp, xã hội hóa công tác duy tu bảo dưỡng kết cấu hang hải. 6. Bộ trưởng Bộ GTVT (2001), Quyết định số 3479/2001/QĐ-BGTVT về việc ban hành định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ. 7. Bộ xây dựng(2003), Sổ tay bảo dưỡng đường ôtô, NXB Xây Dựng. 8. Bùi Xuân Cậy (2008), Đường đô thị và tổ chức giao thông. 9. Chính phủ (2005), Nghị định 31/2005/NĐ-CP về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích. 10. Chính phủ (2005), Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 11. Công ty CP Công trình giao thông I – Công ty CP Công trình giao thông II Hà Nội – Công ty TNHH MTV Công trình giao thông Hà Nội(2013), Báo cáo số liệu quản lý các tuyến đường, tuyến phố Hà Nội. 12. Cục Đường bộ Việt Nam(2002), Thuyết minh Dự án nâng cấp cải tạo Quốc lộ 6 đoạn Hòa Bình – Sơn La. 13. Cục thống kê nước ngoài(2010), Thống kê vốn đầu tư cơ sở hạ tầng. 14. Nguyễn Khải (2006), Đường và giao thông đô thị, NXB GTVT. 15. Phạm Trọng Mạnh (2006), Quản lý hạ tầng kỹ thuật, NXB Xây Dựng. 16. Quốc hội (2003), Luật xây dựng số 16/2003/QH11 về hoạt động xây dựng. 17. Sở Giao thông vận tải Hà Nội(2013), Thống kê của phòng giao thông đô thị, phòng tài chính, phòng kế hoạch. 18. Thủ tướng Chính phủ (2010), Nghị định số 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. 19. Viện khoa học và công nghệ GTVT(2010), Tạp chí Giao thông vận tải 20. World Bank(2011), Thống kê số liệu tài chính toàn cầu của World Bank and PPIAF, PPO Project database) 21. Anderson J.R (1985), The Ralative Inefficency of Quota. The Cheese cace, American Economic Riview, 75(1), phương pháp.178-190. 22. Boulding K.E (1995), Economics Analysis, Hamish hamilton, London. 23. Burton G.W (1998), “Cyuophasmic male-sterility in pearl millet” (pennisetum glaucum L...)”, Agronomic Journal 50, phương pháp.230-231. 24. Cerntal Satistical oraganastion (1995), Statitical year Book, BeiJing. 25. http://www.chinhphu.vn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 26. http://www.gso.gov.vn: Tổng cục thống kê 27. http://www.thudo.gov.vn: Cổng thông tin điều hành UBND Thành phố Hà nội 28. http://www.sogtvt.hanoi.gov.vn: Sở Giao thông vận tải Hà nội 29. http://www.xaydung.gov.vn: Bộ xây dựng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất