Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại tổng công ty đầu tư và phá triển nh...

Tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại tổng công ty đầu tư và phá triển nhà hà nội.

.PDF
109
48
92

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- TRỊNH BẢO KHIÊM QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- TRỊNH BẢO KHIÊM KHÓA: 2014-2016 QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý đô thị & công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VĂN BỘ HÀ NỘI – 2016 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn các cán bộ, giảng viên trường Đại học Kiến Trúc, nhất là các cán bộ, giảng viên Khoa Đào tạo Sau đại học đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành bản luận văn. Đặc biệt tác giả xin trân trọng cảm ơn thầy giáo TS Phạm Văn Bộ là người đã hướng dẫn trực tiếp, thầy giáo PGS.TS Lê Anh Dũng là người đã định hướng đề tài nghiên cứu và các thầy cô trong hội đồng đã góp ý để em chỉnh sửa và hoàn thiện đề tài. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo cùng các đồng nghiệp trong Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội và Ban quản lý dự án đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong việc thu thập thông tin, tài liệu trong quá trình thực hiện luận văn. Chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ , chia sẻ khó khăn và động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Học viên Trịnh Bảo Khiêm LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trịnh Bảo Khiêm MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài...................................................................................................... 1 Mục đích nghiên cứu. .............................................................................................. 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................. 3 Cấu trúc luận văn ..................................................................................................... 4 NỘI DUNG Chương 1: Thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình của Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội. ......................................................................... 5 1.1. Tổng quan về công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình ở Việt Nam ........ 5 1.2. Khái quát về Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội .......................... 7 1.2.1.Quá trình hình thành, phát triển ..................................................................... 7 1.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ ......................................................... 9 1.2.3. Các lĩnh vực hoạt động ................................................................................. 11 1.2.4. Mục tiêu chiến lược và kết quả kinh doanh ................................................... 13 1.3. Thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình của Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội ....................................................................................... 15 1.3.1. Hình thức, mô hình tổ chức bộ máy quản lý dự án....................................... 15 1.3.2. Thực trạng QLDA đầu tư xây dựng công trình ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư của Tổng công ty...................................................................................................... 18 1.3.3. Thực trạng QLDA một số dự án của Tổng công ty đã và đang thực hiện từ năm 2005-2015 ........................................................................................................ 20 1.4. Đánh giá công tác QLDA đầu tư xây dựng công trình tại TCT đầu tư và phát triển nhà Hà Nội ...................................................................................................... 35 1.4.1. Những kết quả đạt được trong quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội ......................................................................................... 35 1.4.2. Những hạn chế, yếu kém trong quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội ......................................................................................... 36 Chương 2: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình .......................................................................................................................... 39 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ............................ 39 2.1.1. Các khái niệm liên quan................................................................................. 39 2.1.2. Đặc điểm của một dự án đầu tư xây dựng công trình .................................... 40 2.1.3. Các nguyên tắc của quản lý dự án xây dựng công trình ................................ 45 2.1.4. Các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ............... 46 2.1.5. Các nội dung của quản lý dự án đầu tư xây dựng.......................................... 50 2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ................................................................................................................. 55 2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ........................... 59 2.2.1. Các văn bản luật liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ... 59 2.2.2. Các văn bản dưới luật liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình .......................................................................................................................... 62 2.2.3. Các văn bản của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình . ........................................................................................... 64 Chương 3: Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý có hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng công trình của Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội................ 65 3.1. Định hướng phát triển của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội từ nay cho đến 2020 ......................................................................................................... 65 3.2. Các giải pháp tăng cường công tác quản lý có hiệu quả các dự đầu tư xây dựng công trình của Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội ................................ . 66 3.2.1. Giải pháp về mặt tổ chức bộ máy và năng lực đội ngũ nhân sự Ban quản lý dự án ............................................................................................................................. 66 3.2.2. Giải pháp liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình ..................................................................................................................... ......... 71 3.2.3. Giải pháp liên quan đến công tác thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình .............................................................................................................................. ......... 75 3.2.4. Giải pháp liên quan đến công tác nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ công nghệ và xử lý thông tin ..................................................................................... .......... 85 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận ...……………………………………………………..……………..... 90 Kiến nghị ……………….………………………………………………….….. 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CĐT Chủ đầu tư DAĐT Dự án đầu tư ĐTPT Đầu tư phát triển GPMB Giải phóng mặt bằng KĐTM Khu đô thị mới QLDA Quản lý dự án QHKT Quy hoạch kiến trúc XDCB Xây dựng cơ bản TCT Tổng công ty TKBVTC-DT Thiết kế bản vẽ thi công-Dự toán TKKT-TDT Thiết kế kỹ thuật-Tổng dự toán TMĐT Tổng mức đầu tư UBND Ủy ban Nhân dân PAKT Phương án kỹ thuật SXKD Sản xuất kinh doanh DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Tên bảng, biểu Trang Biểu đồ 1.1 : Tổng sản lượng, doanh thu hàng năm 14 Biểu đồ 1.2 : Nộp ngân sách, lơi nhuận hàng năm 14 Biểu đồ 1.3 : Thu nhập bình quân người/tháng hàng năm 15 Bảng 1.1 : Quy trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 18 Bảng 1.2 : Tiến độ thực hiện các gói thầu đã thực hiện -Công trình: Trụ sở TCT đầu tư và phát triển nhà Hà Nội Bảng 1.3 : Tổng hợp giá trị phát sinh-Công trình: Trụ sở TCT đầu tư và phát triển nhà Hà Nội 24 27 Bảng 1.4 : Tiến độ điều chỉnh các hạng mục –Dự án: Xây dựng khu tái định cư Nam Trung Yên phần xây dựng nhà 33 ở và HTXH thiết yếu tại ô đất A14 Bảng 1.5 : Tổng mức đầu tư điều chỉnh –Dự án: Xây dựng khu tái định cư Nam Trung Yên phần XD nhà ở và HTXH thiết yếu tại ô đất A14 Bảng 3.1 : Phối hợp công việc và phân chia trách nhiệm 34 70 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Tên hình Trang Hình 1.1 : Sơ đồ tổ chức Tổng công ty 09 Hình 1.2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy QLDA 16 Hình 1.3 : Trụ sở chính và kinh doanh thương mại của Handico 23 Hình 1.4 : Phối cảnh Trụ sở TCT đầu tư và phát triển nhà Hà Nội 25 Hình 1.5 : Phối cảnh Dự án khu tái định cư Nam Trung Yên (ô đất A14) 32 Hình 2.1 : Các nội dung Quản lý dự án đầu tư xây dựng 50 Hình 2.2 : Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng QLDA ĐTXD 56 Hình 3.1 : Đề xuất Sơ đồ tổ chức bộ máy QLDA 66 Hình 3.2 : Ví dụ về biểu đồ EVM trong QLDA 85 Hình 3.3 : Ví dụ về biểu đồ EVM trong QLDA 88 1 MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài Sau những năm 1990, cùng với quá trình phát triển kinh tế quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước, dân số cơ học nhập cư vào các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn trong đó có Thủ đô Hà Nội. Với sự gia tăng về dân số trên nhu cầu cấp thiết về nhà ở phục vụ đời sống các tầng lớp nhân dân tăng cao. Để đáp ứng với nhu cầu phát triển đô thị và nhà ở của Thành phố Hà Nội, Tồng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội (HANDICO) được UBND Thành phố giao nhiệm vụ là đơn vị chủ lực của Thành phố trong việc thực hiện quỹ nhà ở xã hội như: nhà ở cho học sinh – sinh viên, nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp, nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở tái định cư. HANDICO nhanh chóng được biết đến với các dự án: nhà ở tái định cư khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính; Cầu Diễn; nhà ở cho sinh viên Mỹ Đình II; nhà ở cho công nhân tại Kim Chung, Đông Anh và khu công nghiệp Phú Nghĩa; Làng Sinh viên Hacinco… Những khu đô thị mới do HANDICO xây dựng như: Cổ Nhuế - Xuân Đỉnh, Đại Kim – Định Công, Mễ Trì Hạ, Sài Đồng – Long Biên, Vĩnh Hoàng, Trung Văn… đã góp phần cho thủ đô những công trình kiến trúc hiện đại, đáp ứng về vấn đề nhà ở trong thời kỳ đổi mới. Năm 2005 Tổng công ty đã chuyển đổi hoạt động kinh doanh sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Đến năm 2010 theo quyết định số 3456/QĐ-UBND ngày 13/7/2010 thì Tổng công ty chính thức được thành phố cho phép chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành Công ty TNHH một thành viên hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội xác định trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng thì quản lý tiến độ, chất lượng, giá thành của công trình là một khâu quan trọng, then chốt. Với sự nỗ lực của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, hầu hết các dự án xây dựng trong quá trình khai thác đã cơ bản đảm bảo được 2 công năng sử dụng theo yêu cầu thiết kế, không có sai sót lớn về mặt kỹ thuật và phát huy được hiệu quả kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có rất nhiều dự án đã bị chậm tiến độ trong quá trình triển khai, một số ít dự án có khiếm khuyết về chất lượng, sự cố kỹ thuật gây bức xúc cho xã hội và nhiều dự án sau khi hoàn thành có giá thành vượt nhiều so với tổng mức đầu tư ban đầu. Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình với nội dung chủ yếu: quản lý tiến độ, chất lượng, giá thành công trình xây dựng còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Để xảy ra tình trạng các dự án xây dựng bị chậm tiến độ, chất lượng chưa đảm bảo và giá thành phải điều chỉnh, thay đổi lớn do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó phải kể đến tình trạng sự phân cấp quản lý còn chưa khoa học, chưa phù hợp, năng lực quản lý, điều hành của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng còn có những mặt hạn chế. Từ những vấn đề còn bất cập tồn tại trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng nêu trên, nhằm góp phần tăng cường công tác quản lý các dự án của Tồng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, việc nghiên cứu đề tài "Quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình tại Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà Hà Nội " là cần thiết. * Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đánh giá phân tích thực trạng công tác quản lý của một số dự án đầu tư xây dựng của Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội giai đoạn sau năm 2005 đến 2015. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản các dự án đầu tư xây dựng của Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội . * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 3 - Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn đầu tư phát triển của Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội từ sau năm 2005 đến 2015. * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, khảo sát Thu thập tài liệu, số liệu, báo cáo, kế hoạch ...của Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội. Khảo sát thực tế một số dự án tiêu biểu của Tổng công ty và phỏng vấn trực tiếp những người tham gia trực tiếp quản lý các dự án đó. - Phương pháp tiếp cận hệ thống Sử dụng phương pháp phân tích định lượng, lý thuyết thống kê để phân tích đánh giá hiệu quả của các dự án và công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình của Tổng công ty để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: - Về khoa học. Trên cơ sở hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết và từ thực tiễn hoạt động của công ty, đưa ra một số giải pháp để các đơn vị quản lý dự án có thể vận dụng vào để nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Về thực tiễn. Góp phần quản lý một cách có hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn đầu tư phát triển của Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội. Qua đó góp phần cùng Tổng công ty sớm đạt được mục tiêu chiến lược “Trở thành một trong những tổ chức kinh tế chiếm thị phần hàng đầu trong cả nước về đầu tư, kinh doanh bất động sản, có địa bàn hoạt động trên cả nước và các nước trong khu vực”. 4 * Cấu trúc luận văn: Không kể phần mở đầu, kết luận và kiến nghi, luận văn chia làm ba chương: Chương 1: Thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình của Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội Chương 2: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Chương 3: Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý có hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng công trình của Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Qua nghiên cứu thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình của Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội luận văn đã nêu lên được: Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội trong những năm qua đã đạt được những thành quả rõ rệt, mang hiệu quả đầu tư cho các dự án, góp phần vào tăng tổng sản lượng, tổng doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận, thu nhập bình quân người lao động của TCT ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như chất lượng chuẩn bị dự án đầu tư còn thấp; thời hạn thực hiện của nhiều dự án không đúng tiến độ; công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư; năng lực thi công xây lắp của các đơn vị thành viên chưa đáp ứng được yêu cầu của dự án; chưa mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị thi công tiên tiến, hiện đại; ứng dụng công nghệ mới; do đó chưa tiết kiệm chi phí SXKD và chưa nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm… Để xem tính khoa học của thực tiễn vấn đề nghiên cứu luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và khoa học về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới nhất liên quan đến công tác quản lý dự án. Từ nghiên cứu thực trạng và cơ sở khoa học và pháp lý, luận văn đã đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội. Qua đó góp phần cùng TCT hoàn thành mục tiêu chiến lược “Trở thành một trong những tổ chức kinh tế chiếm thị phần hàng đầu trong cả nước về đầu tư, kinh doanh bất động sản, có địa bàn hoạt động trên cả nước và các nước trong khu vực”. 91 KIẾN NGHỊ Từ các nội dung phân tích trên luận văn cũng như qua một số nội dung thực tế trong tham gia công tác QLDA của bản thân bản thân tác giả có một số kiến nghị sau: 1. Kiến nghị đối với nhà nước và Bộ xây dựng trong việc quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng công trình - Nhà nước cần lập nên một hệ thống quản lý các tài liệu chuyên ngành qua các thời kỳ để khai thác có hiệu quả và tiết kiệm cho các giai đoạn. - Nhà nước cần có các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đào tạo những kỹ sư chuyên ngành về quản lý dự án đầu tư xây dựng, có kinh nghiệm dày dạn để đảm bảo cho chất lượng công trình đầu tư . - Nhà nước cần đưa ra chính sách đền bù thỏa đáng để đảm bảo lợi ích cho người dân bị thu hồi đất đồng thời công tác giải phóng mặt bằng đảm bảo tiến độ. - Bộ cần đưa ra một hệ thống các định mức, tiêu chuẩn rõ ràng chi tiết và ổn định đáp ứng được nhu cầu xây dựng. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay công nghệ thi công xây dựng thay đổi rất nhiều để bắt kịp với tốc độ xây dựng các công trình, khu đô thị cao tầng, các công trình đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. - Bộ cần bám sát các Nghị định của chính phủ và các thay đổi có liên quan để kịp thời ban hành các thong tư hướng dẫn thực hiện cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế và môi trường đầu tư hiện nay. - Bộ cần yêu cầu các Bộ có liên quan đến hoạt động xây dựng, UBND các tỉnh kết hợp với chính quyền địa phương để phối hợp xây dựng nên hệ thống đơn giá, các tiêu chuẩn phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, thành phố nhằm nâng cao chất lượng quản lý nói chung. 92 2. Kiến nghị đối với địa phương nơi có các dự án Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội đầu tư xây dựng công trình Đề nghị với UBND các phường, quận, các Sở ban ngành của thành phố tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ Ban QLDA tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Bởi lẽ mỗi một công trình xây dựng hoàn thành đều mang lại những lợi ích vô cùng to lớn trên các mặt kinh tế xã hội, là nền tảng của sự phát triển. Do vậy, các cơ quan sở tại, chính quyền địa phương, các sở ban ngành liên quan cần giúp đỡ các Chủ đầu tư, các Ban QLDA trên các mặt như: Cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết về quy hoạch trong thời gian dự định xây dựng công trình, sự biến động giá cả đất đai, đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, phong tục tập quán của dân cư nơi đó. Các cơ quan quản lý Nhà nước tại các địa phương, cần đơn giản hóa các thủ tục trình phê duyệt, nhằm đẩy nhanh tiến độ các công việc chuẩn bị đầu tư, tránh hiện tượng gây khó dễ trong quá trình xin giấy phép, làm thủ tục xin cấp đất hay công tác đền bù giải phóng mặt bằng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư số: 02/2013/TT-BXD ngày 08 tháng 3 năm 2013 về: hướng dẫn việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ các dự án nhà ở thương mại, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và chuyển đổi nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội hoặc công trình dịch vụ. 2. Bộ Xây dựng (2014), Thông tư số 14/2014/TT-BXD ngày 05 tháng 9 năm 2014 về Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn trong xây dựng. 3. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư số: 18 /2014/TT-BXD ngày 26 tháng 11 năm 2014 về: Sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Thông tư số 02/2013/TTBXD. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Thông tư số: 4366/BKHĐT-PC ngày 05/9/2014 của về việc: Triển khai thi hành Luật đầu tư. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Thông tư số: 5122/BKHĐT-PC ngày 24/7/2015 về việc: Triển khai thi hành Luật đầu tư. 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Văn bản số: 4054/BKHĐT-QLĐT ngày 27 tháng 6 năm 2014 về việc: Thực hiện Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. 7. Chính phủ (2014), Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn Nhà thầu 8. Chính phủ (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng. 9. Chính phủ (2015), Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng. 10. Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. 11. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng. 12. Chính phủ (2015), Nghị định số: 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 về Đầu tư theo hình thức đối tác công tư. 13. Chính phủ (2015), Nghị định số: 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. 14. Luật đấu thầu: 43/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2013. 15. Luật xây dựng số: 50/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2014. 16. Luật đầu tư số: 67/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014. 17. Tổng kết báo cáo năm 2015 của Phòng kế hoạch tổng hợp - Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội. 18. Tổng kết báo cáo tình hình triển khai các dự án năm 2015 của Ban Quản lý dự án số 2 - Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội. 19. Website cổng thông tin điện tử của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội http://www.handico.com.vn/ Tiếng Anh: 20. Project Management Institute (2005), Practice Standard for Earned Value Management, United States of America.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất