Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý chống thất thoát thất thu nước sạch trên địa bàn quận thanh xuân thành p...

Tài liệu Quản lý chống thất thoát thất thu nước sạch trên địa bàn quận thanh xuân thành phố hà nội

.PDF
23
148
57

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI CAO HẢI THÁP – KHÓA 2016- 2018 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH CAO HẢI THÁP QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THOÁT THẤT THU NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI CAO HẢI THÁP KHÓA 2016-2018 QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THOÁT THẤT THU NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN THANH SƠN Hà Nội - 2018 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu, với sự cố gắng của bản thân cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, kết hợp với sự động viên của gia đình Tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ này. Để đạt được kết quả như hôm nay, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy, truyền thụ những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Thanh Sơn người đã dành nhiều tâm huyết, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Những nhận xét, góp ý, hướng dẫn sâu sắc của Thầy đã bổ sung thêm kiến thức để tôi có thể giải quyết các vấn đề tồn tại cho đề tài của mình. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Trân trọng cảm ơn! Hà nội, ngày 12 tháng 03 năm 2018 Học viên Cao Hải Tháp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Cao Hải Tháp MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài……………………………………………………. 1 * Mục đích nghiên cứu………………………………………………... 3 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………… 3 * Phương pháp nghiên cứu……………………………………………. 3 * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài…………………………… 3 * Cấu trúc của luận văn……………………………………………… 4 NỘI DUNG CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THOÁT THẤT THU NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 1.1. Giới thiệu về quận Thanh Xuân Thành phố Hà Nội. 1.1.1 Vị trí địa lý, điều 5 kiện tự 5 xã 7 kỹ 8 1.2. Hiện trạng hệ thống cấp nước quận Thanh Xuân Thành phố Hà 14 nhiên...................................................... 1.1.2 Đặc điểm kinh tế hội................................................................. 1.1.3 Hiện trạng hệ thống hạ tầng thuật.............................................. Nội. 1.2.1 Hiện trạng về nguồn nước............................................................. 14 1.2.2 16 Hiện trạng hệ thống mạng lưới cấp nước....................................... 1.2.3 Hiện trạng cung cấp nước sạch của quận Thanh 29 xuân................... 1.3. Hiện trạng thất thoát thất thu nước sạch quận Thanh Xuân Hà 30 Nội. 1.3.1 Thực trạng thất thoát thất thu nước 30 kỹ 38 1.3.3 Các hình thức thất thoát nước do quản lý (nước thất 40 sạch........................................ 1.3.2 Các hình thức thất thoát nước do yếu tố thuật........................... thu).............. 1.3.4 Nguyên nhân thất thoát thất thu nước sạch trên địa bàn quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội............................................................. 42 1.4. Thực trạng quản lý chống thất thoát thất thu nước sạch tại quận 44 Thanh Xuân Thành phố Hà Nội 1.4.1 Mô hình quản lý cấp nước tại quận Thanh 44 1.4.2 Các giải pháp quản lý chống thất thoát thất thu nước sạch đã 52 Xuân............................ thực hiện tại quận Thanh Xuân....................................................................... 1.4.3 Một số tồn tại trong quản lý chống thất thoát thất thu nước sạch trên địa bàn quận 55 Thanh xuân................................................................. CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THOÁT THẤT THU NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 2.1. Cơ sở lý luận về thất thoát, thất thu nước sạch 2.1.1 Khái niệm về thất thoát, thất 56 thu nước 56 sạch................................... 2.1.2 Nguyên nhân thất thoát, thất thu nước 57 2.2. Cơ sở lý luận về việc quản lý chống thất thoát, thất thu nước sạch 58 2.2.1 thất 59 2.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thất thoát, thất thu 59 sạch................................... Khái niệm về quản lý chống thất thoát, thu.............................. nước...... 2.2.3 Cơ sở lý luận thực hiện quản lý chống thất thoát thất thu nước 61 sạch......................................................................................................... 2.3. Các cơ sở pháp lý 69 2.3.1 Các văn bản quản lý hệ thống cấp nước đô thị do Nhà nước ban hành........................................................................................................ 69 2.3.2 Các văn bản do UBND Thành phố Hà Nội ban 76 hành..................... 2.3.3 Các tiêu chuẩn quy phạm áp 80 dụng................................................. 2.4. Kinh nghiệm quản lý chống thất thoát thất thu nước sạch. 81 2.4.1 Kinh nghiệm quản lý chống thất thoát thất thu nước sạch của 81 các đô thị trên thế giới................................................................................... 2.4.2 Kinh nghiệm quản lý chống thất thoát nước sạch đô thị ở Việt Nam........................................................................................................ 82 CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THOÁT, THẤT THU NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 3.1. Đề xuất giải pháp về cơ chế, chính sách trong quản lý chống thất 85 thoát thất thu nước sạch............................................................... 3.1.1 Thành lập Ban chuyên trách chống thất thoát, thất thu nước 85 sạch và cấp nước an toàn................................................................................ 3.1.2 Bổ sung, hoàn thiện một số cơ chế, chính sách, quy trình quản lý chống thất thoát, thất thu 86 nước sạch........................................................ 3.1.3 Xây dựng cơ chế khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý cấp 90 nước sạch...................................................................... 3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kỹ thuật chống thất 90 thoát, thất thu nước sạch.............................................................. 3.2.1 Giải pháp giảm áp lực đầu nguồn kết hợp với việc tăng áp lực 91 cuối nguồn bằng công nghệ bơm tăng áp trong đường ống INLINE....... 3.2.2 Giải pháp thiết kế, thiết lập và vận hành 94 3.2.3 Nâng cấp cải tạo thay thế mạng lưới tuyến ống cấp 98 (DMA)............................ nước............... 3.2.4 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chống thất thoát thất thu 99 nước sạch......................................................... 3.2.5 Đầu tư trang bị các công cụ, dụng cụ dò tìm phát hiện rò 101 rỉ............. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận.............................................................................................. 105 2. Kiến nghị............................................................................................ 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ UBND Ủy ban nhân dân BXD Bộ xây dựng BTC Bộ tài chính BYT Bộ y tế BTNMT Bộ tài nguyên môi trường TNHH Trách nhiệm hữu hạn IWA International Water Association – Hiệp hội nước quốc tế ODA Official Development Assistance – Hỗ trợ phát triển chính thức DMA District Metered Areas - Phân chia khu vực cấp nước CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu GIS Geographic Information Systems- Hệ thống thông tin địa lý GIS SCADA Supervisory Control And Data Acquisition- hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam CTN Cấp thoát nước DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng biểu Tên bảng biểu Bảng 1.1 Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn quận Bảng 1.2 Tổng hợp khối lượng các tuyến ống truyền tải cấp I quận Thanh Xuân Bảng 1.3 Tổng hợp khối lượng các tuyến ống phân phối quận Thanh Xuân Bảng 1.4 Tổng hợp khối lượng các tuyến ống dịch vụ cấp III quận Thanh Xuân Bảng 1.5 Tổng hợp đồng hồ kiểm soát mạng lưới quận Thanh Xuân Bảng 1.6 Tổng hợp các trạm bơm tăng áp quận Thanh Xuân Bảng 1.7 Biểu đồ tỷ lệ % thất thoát, thất thu quận Thanh Xuân Bảng 1.8 Tỷ lệ thất thoát trên ống truyền tải quận Thanh Xuân Bảng 1.9 Bảng tổng hợp sự cố vỡ tuyến ống nước trên địa bàn quận Thanh Xuân Hà Nội Bảng 1.10 Bảng tổng hợp số lượng đồng hồ tạm tính nước sạch khu vực quận Thanh Xuân tháng 10/2017 Bảng 1.11 Bảng tổng hợp tỷ lệ % thất thoát, thất thu theo khu vực Bảng 2.1 Bảng cân bằng nước theo hiệp hội nước quốc tế IWA DANH MỤC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Hình 1.1 Bản đồ tổng thể quận Thanh Xuân Hình 1.2 Tuyến đường giao thông trọng điểm quận Thanh Xuân Hình 1.3 Sông Tô Lịch, kênh thoát nước mưa quận Thanh Xuân Hình 1.4 Sông Tô Lịch, kênh thoát nước thải quận Thanh Xuân Hình 1.5 Tuyến ống nước sạch Sông Đà trên đại lộ Thăng Long cấp nguồn nước sạch cho quận Thanh Xuân Hình 1.6 Nhà Máy nước sạch Sông Đà Hình 1.7 Sơ đồ tổng thể quy hoạch mạng lưới cấp nước Tp Hà nội Hình 1.8 Sơ đồ tổng thể mạng lưới cấp nước quận Thanh Xuân Hình 1.9 Sơ đồ mạng lưới tuyến ống truyền tải cấp I quận Thanh Xuân Hình 1.10 Sơ đồ hệ thống mạng giao lưu với mạng lưới cấp nước của đơn vị Hình 1.11 Trạm bơm tăng áp trên đường ống D800 Khuất Duy Tiến Hình 1.12 Trạm bơm tăng áp khu cao tầng Thanh xuân bắc- Trạm A Hình 1.13 Sơ đồ tổng thể tỷ lệ thất thoát theo khu vực quận Thanh Xuân Hình 1.14 Tuyến ống DN160 bị vỡ do đơn vị thi công công trình điện Hình 1.15 Đồng hồ bị cắt cánh quạt để sử dụng nước trái phép Hình 1.16 Văn phòng Công ty Cổ phần VIWACO Hình 1.17 Phần mềm cân bằng nước sạch Epanet Hình 1.18 Van thông minh BerMad điều tiết áp lực theo lưu lượng sử dụng Hình 1.19 Phần mềm ibilling quản lý khách hàng Hình 2.1 Sơ đồ phân vùng mạng lưới Hình 2.2 Sơ đồ phân chia khu vực Hình 2.3 Phân vùng mạng lưới các kiểu khu vực Hình 3.1 Quy trình dò tìm rò rỉ, vỡ ống Hình 3.2 Sơ đồ thiết kế trạm bơm tăng áp inline Hình 3.3 Sơ đồ vị trí lắp đặt trạm bơm tăng áp Hình 3.4 Hình ảnh lắp đặt bơm tăng áp cuối nguồn tại phố Nguyễn Xiển phường Kim Giang Hình 3.5 Sơ đồ đề xuất tách mạng DMA quận Thanh Xuân Hình 3.6 Mô hình giải pháp tích hợp GIS – SCADA - WaterGEMS Hình 3.7 Thiết bị tai nghe điện từ Hình 3.8 Thiết bị khuếch đại âm thanh rò rỉ Hình 3.9 Thiết bị ghi phân tích tiếng ồn Hình 3.10 Hình ảnh mô phỏng nguyên lý hoạt động của thiết bị tiền định vị - tương quan âm 1 MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài Nước sạch là tài nguyên quý giá, là tư liệu thiết yếu cho cuộc sống con người. Tài nguyên nước đóng vài trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia. Nhu cầu sử dụng nước sạch sinh hoạt tại các đô thị và các vùng nông thôn ngày một lớn, lưu lượng nước ngầm giảm sút, nguồn nước mặt ngày càng ô nhiễm. Vì vậy, việc chống thất thoát thất thu nước sạch không chỉ quan trọng đặc biệt đối với sự sống còn của từng doanh nghiệp cấp nước mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nước Việt nam xét trên khía cạnh tiết kiệm đầu tư và bảo vệ tài nguyên nước. Với tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch hiện nay còn rất lớn, đặc biệt tại các khu vực các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội khoảng trên 30% vào năm 2010 và năm 2015 khoảng 25% trên tổng lượng nước sản xuất. Ngày 24/11/2010, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ phê duyệt “Chương trình quốc gia chống thất thoát thất thu nước sạch đến năm 2025” (Quyết định 2147/QĐ-TTg) với mục tiêu giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch toàn quốc xuống dưới 15% vào năm 2025. Theo đó, các hoạt động chính của Chương trình bao gồm: + Hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng + Hoạt động nâng cao năng lực chính quyền địa phương + Nâng cao năng lực quản lý cho các đơn vị cấp nước + Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách về chống thất thoát, thất thu nước sạch do kỹ thuật. 2 Nhiều giải pháp kỹ thuật hiện đại đã được doanh nghiệp cấp nước áp dụng trong công tác chống thất thoát, thất thu khá hiệu quả như: + Đầu tư và quản lý đồng hồ tốt; + Sử dụng vật tư ống truyền dẫn, phân phối, dịch vụ tốt; + Sử dụng các trang thiết bị quản lý mạng và phụ kiện hợp lý như lắp đặt các thiết bị kiểm soát chất lượng nước, các van giảm áp trên mạng lưới, các thiết bị biến tần trong trạm bơm, sử dụng các biện pháp thau rửa đường ống tiên tiến như vòi thủy lực quả mút… + Đầu tư trang thiết bị phát hiện rò rỉ, các trang thiết bị máy móc cho công tác sửa chữa đường ống; + Giám sát chặt chẽ công tác thi công lắp đặt các tuyến ống thiết bị, kết hợp với công tác thiết kế, phân vùng tách mạng cấp nước và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý mạng lưới cấp nước, kết hợp GIS và SCADA. Với việc giảm thiểu 1% tỷ lệ thất thoát, thất thu, sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được hàng triệu mét khối nước sạch và hàng ngàn tỷ đồng một năm. Từ đó sẽ có hàng ngàn hộ dân được sử dụng nguồn nước sạch đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe từ việc giảm tỷ lệ thất thoát thất thu trên. Với chuyên ngành học Quản lý đô thị, đồng thời bản thân đang làm việc tại Công ty Cổ phần VIWACO – đơn vị đang quản lý và cung cấp nguồn nước sạch Sông Đà cho toàn bộ địa bàn quận Thanh Xuân Thành phố Hà Nội; việc lựa chọn đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp “Quản lý chống thất thoát thất thu nước sạch trên địa bàn quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội” sẽ bổ sung thêm vào các giải pháp chống thất thoát, thất thu nước sạch cho Công ty VIWACO nói riêng và cho các Công ty Cấp nước nói chung. Qua đó sẽ góp phần giảm thiểu chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh 3 doanh, tạo nguồn lực cho các doanh nghiệp có thể mở rộng đầu tư, nâng cao năng lực cấp nước ngày một ổn định, chất lượng, đầy đủ cho nhân dân. * Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý chống thất thoát thất thu nhằm làm giảm lượng nước thất thoát, thất thu trong hoạt động cung cấp nước sạch tại địa bàn quận Thanh Xuân Thành phố Hà Nội. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng mạng lưới cung cấp nước sạch, tỷ lệ thất thoát thất thu, thực trạng quản lý chống thất thoát thất thu nước sạch trên địa bàn quận Thanh Xuân Hà Nội từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giảm thất thoát thất thu nước sạch trong hoạt động cung cấp nước sạch tại địa bàn quận Thanh Xuân Thành phố Hà Nội. Phạm vi toàn bộ địa bàn trên quận Thanh Xuân Hà Nội. * Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin tài liệu; Phương pháp thống kê; Phương pháp khảo sát điều tra thực tế; Phương pháp so sánh. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài + Ý nghĩa khoa học của đề tài Việc nghiên cứu đề tài “Quản lý chống thất thoát thất thu nước sạch trên địa bàn quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội” có một ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần bổ sung, kiểm nghiệm tính hiệu quả về các giải 4 pháp chống thất thoát thất thu nước nước sạch đã và đang được áp dụng trong ngành quản lý và cung cấp nước sạch trên thế giới cũng như tại Việt Nam. + Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Khi phân tích đánh giá thực trạng và giải pháp trong công tác quản lý chống thất thoát thất thu nước sạch trên địa bàn quận Thanh Xuân Thành phố Hà Nội sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giảm các chi phí đầu tư lĩnh vực cấp nước. Tiết kiệm được nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh nguồn nước. Góp phần mở rộng số lượng người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, giảm thiểu các chi phí y tế, đảm bảo an sinh xã hội. Đề tài áp dụng thành công sẽ không chỉ mang lại hiệu quả cho nhân dân quận Thanh Xuân, Công ty Cổ phần VIWACO mà còn có thể nhân rộng cho các Đơn vị cấp nước khác trên toàn quốc. * Cấu trúc của luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương: - Chương I. Thực trạng quản lý chống thất thoát thất thu nước sạch trên địa bàn quận Thanh Xuân Thành phố Hà Nội. - Chương II. Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý chống thất thoát thất thu nước sạch trên địa bàn quận Thanh Xuân Thành Phố Hà Nội. - Chương III. Đề xuất các giải pháp quản lý chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn quận Thanh Xuân Thành Phố Hà Nội. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I.KẾT LUẬN Quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội là một trong những quận có tốc độ đô thị hóa cao nhất của Thành phố trong những năm qua. Nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân ngày một tăng cao. Việc đảm bảo đủ nguồn nước sạch để cấp nước người dân là một vấn đề cấp bách đòi hỏi các cấp Chính quyền phải đặc biệt quan tâm trong khi hệ thống mạng lưới cấp nước không phát triển kịp với tốc độ đô thị hóa. Hệ thống mạng lưới cấp nước của quận Thanh xuân trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế, tình trạng nước yếu và thiếu vẫn còn xảy ra, đặc biệt trong những ngày hè nắng nóng. Đặc biệt tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch vẫn còn cao, vì vậy với việc nghiên cứu đề tài : “Quản lý chống thất thoát thất thu nước sạch trên địa bàn quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội” được áp dụng sẽ giảm thiểu tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch hàng năm trung bình khoảng 1-1,5%/năm, tiết kiệm được hàng nghìn mét khối nước sạch, bổ sung một nguồn cung cấp đáng kế cho nhân dân trên địa bàn. Đề tài luận văn đã đi sâu vào phân tích các yếu tố gây lên thất thoát, thất thu nước sạch, cũng như đưa ra các giải pháp có tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế trong việc quản lý chống thất thoát thất thu nước sạch trên địa bàn quận Thanh xuân. Với việc giảm thất thoát, thất thu nước sạch sẽ đem lại không chỉ lợi ích cho nhân dân mà còn góp phần bổ sung nguồn lực đáng kể cho đơn vị cấp nước trong việc tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ cấp nước sạch cho nhân dân. II.KIẾN NGHỊ. Giảm thất thoát, thất thu nước sạch là một bài toán lâu dài đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả các thành phần bao gồm từ Nhà nước, Doanh nghiệp cho đến người dân, đặc biệt cần có sự quyết tâm cao của những người đứng đầu Quản lý doanh nghiệp cấp nước. Vì vậy, với đề tài “Quản lý chống thất thoát thất thu nước sạch trên địa bàn quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội” đề nghị các Nhà quản lý cấp nước quận Thanh Xuân cần xem xét nghiên cứu những để xuất đã được nêu trong đề tài nhằm bổ sung thêm các giải pháp góp phần vào việc giảm thất thoát thất thu nước sạch. Bên cạnh đó để đề tài có thể triển khai được thành công, cần có sự ủng hộ không nhỏ của người dân, đặc biệt là sự tạo điều kiện của Chính quyền quận Thanh xuân trong quá trình đơn vị cấp nước triển khai các giải pháp quản lý chống thất thoát, thất thu nước sạch. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ xây dựng (2016), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị - QCVN 07:2016/BXD. 2. Bộ y tế (2009), Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt – QCVN 01:2009/BYT ban hành theo thông tư số 05/2009/BYT ngày 17/6/2009. 3. Bộ xây dựng (2012), Thông tư số 08/2012/TT-BXD ngày 21/11/2012, về hướng dẫn thực hiện an toàn cấp nước. 4. Bộ xây dựng (2016), Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng. 5. Bộ tài chính – Bộ xây dựng – Bộ nông nghiệp và PTNT (2012). Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT/BTC-BXD-BNN ngày 15/5/2012, về việc hướng dẫn “nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các khu đô thị, khu công nghiệp và khu nông thôn. 6. Bộ tài chính (2012). Thông tư số 88/2012/TT-BTC ngày 28/5/2012 về việc “Ban hành khung giá tiêu thụ nước sạch”. 7. Bộ tài nguyên môi trường (2015), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt – QCVN 08-MT:2015/BTNMT. 8. Bộ tài nguyên môi trường (2015), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm – QCVN 09-MT:2015/BTNMT. 9. Chính phủ (2013), Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013, quy định chi tiết một số điều của Luật tài nguyên nước. 10. Chính phủ (2007), Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007, về sản xuất, cung cấp và kinh doanh nước sạch.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất