Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn kim tân huyện thạch thành tỉnh thanh hó...

Tài liệu Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn kim tân huyện thạch thành tỉnh thanh hóa (tt)

.PDF
22
20
136

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ NGỌC LAN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT THỊ TRẤN KIM TÂN HUYỆN THẠCH THÀNH TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội – Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ NGỌC LAN KHOÁ: 2012 – 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT THỊ TRẤN KIM TÂN HUYỆN THẠCH THÀNH TỈNH THANH HÓA CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH MÃ SỐ: 60.58.01.06 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG Hà Nội – Năm 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học cũng như luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể cán bộ, giảng viên của Nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu. Tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Trọng Phượng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tác giả cũng xin được cảm ơn tới lãnh đạo và đồng nghiệp nơi tác giả công tác đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành khóa học. Cuối cùng tác giả xin được cảm ơn bố mẹ, chồng, các con và gia đình tác giả đã tạo mọi điều kiện tốt nhất về mặt tinh thần và thời gian trong suốt quá trình tác giả học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 8 năm 2014 Nguyễn Thị Ngọc Lan LỜI CAM ĐOAN Luận văn này do chính tác giả nghiên cứu. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên. Hà Nội, tháng 8 năm 2014 Nguyễn Thị Ngọc Lan MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn. Lời cam đoan. Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt. Danh mục các bảng biểu. Danh mục các hình. MỞ ĐẦU 01 * Tính cấp thiết của đề tài 01 * Mục đích nghiên cứu 02 * Nội dung nghiên cứu 02 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 02 * Phương pháp nghiên cứu 03 * Một số khái niệm 03 * Cấu trúc luận văn 05 NỘI DUNG 06 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT THỊ TRẤN KIM TÂN HUYỆN THẠCH 06 THÀNH TỈNH THANH HÓA 1.1. Giới thiệu chung về thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa 06 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 06 1.1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội 09 1.1.3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 12 1.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa 17 1.2.1. Nguồn phát sinh, khối lượng, thành phần chất thải rắn 17 1.2.2. Hiện trạng, phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt 21 1.2.3. Hiện trạng thu gom, trung chuyển, vận chuyển 23 1.2.4. Thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt 28 1.2.5. Thực trạng về cơ cấu tổ chức quản lý chất thải rắn ở thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa 1.3. Đánh giá thực trạng về quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa 29 34 1.3.1. Đánh giá về công tác quản lý kỹ thuật 34 1.3.2. Đánh giá về công tác quản lý chất thải rắn 39 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT THỊ 41 TRẤN KIM TÂN HUYỆN THẠCH THÀNH TỈNH THANH HÓA 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Nguồn gốc phát sinh, phân loại, đặc điểm thành phần, tính chất chất thải rắn sinh hoạt 2.1.2. Dự báo khối lượng các nguồn chất thải rắn sinh hoạt ở thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa 2.1.3. Tác động của CTRSH đến môi trường và sức khỏe cộng đồng 41 41 51 53 2.1.4. Xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTRSH 55 2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa 58 2.2.1. Các văn bản do các cơ quan Nhà nước ban hành 58 2.2.2. Các văn bản do tỉnh Thanh Hóa ban hành 60 2.2.3. Một số tiêu chuẩn quy phạm về chất thải rắn 61 2.3. Định hướng quy hoạch phát triển đô thị và quản lý CTRSH thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa 62 2.3.1. Quan điểm về quản lý CTRSH 62 2.3.2. Mục tiêu quản lý chất thải rắn sinh hoạt 63 2.4. Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn ở Việt Nam và thế giới 65 2.4.1. Kinh nghiệm trên thế giới 65 2.4.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam 67 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT THỊ TRẤN KIM TÂN HUYỆN THẠCH THÀNH TỈNH 70 THANH HÓA 3.1. Đề xuất các giải pháp phân loại, quản lý thu gom, vận chuyển 70 và xử lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Kim Tân 3.1.1. Đề xuất giải pháp về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn 70 3.1.2. Đề xuất giải pháp về thu gom và vận chuyển 72 3.1.3. Đề xuất giải pháp xử lý CTRSH tại địa bàn nghiên cứu 79 3.2. Đề xuất cơ cấu tổ chức quản lý 86 3.2.1. Đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Kim Tân 86 3.2.2. Đề xuất bổ sung cơ chế chính sách quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Kim Tân 89 3.3. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh 95 hoạt thị trấn Kim Tân 3.3.1. Tuyên truyền nâng cao năng lực cán bộ và nhận thức cộng đồng 95 3.3.2. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý CTRSH 96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98 Kết luận 98 Kiến nghị 99 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCL Bãi chôn lấp CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt MTĐT Môi trường đô thị UBND Ủy ban nhân dân TP Thành phố XLCTR Xử lý chất thải rắn QLCTR Quản lý chất thải rắn DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng biểu Tên bảng biểu Trang Bảng 1.1. Độ ẩm các tháng trong năm tại huyện Thạch Thành 08 Bảng 1.2. Dân số của Kim Tân huyện Thạch Thành 9 Bảng 1.3. Mức thu phí rác thải tại Thạch Thành 15 Bảng 1.4. Lượng rác thải trong khu vực nghiên cứu năm 2013 18 Bảng 1.5. Bảng CTRSH tại địa bàn nghiên cứu 21 Bảng 1.6. Cơ cấu chuyên môn của lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần Giao thông công chính Thạch Thành 33 Bảng 1.7. Nhân lực và phương tiện của Đội Môi trường thuộc Công ty cổ phần Giao thông công chính Thạch Thành 33 Bảng 1.8. Máy móc thiết bị hiện có của Đội Môi trường công ty cổ phần Giao thông công chính Thạch Thành 34 Bảng 2.1. Nguồn gốc phát sinh CTR đô thị 41 Bảng 2.2. Lượng CTRSH phát sinh ở Việt Nam 44 Bảng 2.3. Thành phần CTR đô thị phát sinh (%) theo trọng lượng 44 Bảng 2.4. Phân loại CTR theo khả năng cháy được và không cháy được 45 Bảng 2.5. Thành phần chất thải rắn đô thị phân loại theo các chỉ tiêu lý học 47 Bảng 2.6. Thành phần các nguyên tố của các chất cháy được có trong chất thải rắn 50 Bảng 2.7. Năng lượng và phần chất trơ có trong chất rắn đô thị 51 Bảng 2.8. Tiêu chuẩn phát sinh và tỷ lệ thu gom CTRSH đô thị 52 Bảng 2.9. Mục tiêu thu gom CTR thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành 52 Bảng 2.10. Dự báo lượng CTR vùng nghiên cứu (tấn/ng.đêm) 53 Bảng 3.1. Đánh giá, so sánh các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành 83 DANH MỤC HÌNH MINH HỌA Số hiệu hình Hình 1.1. Hình 1.2. Hình 1.3. Hình 1.4. Hình 1.5. Hình 1.6. Hình 1.7. Hình 1.8. Hình 1.9. Hình 1.10. Hình 1.11. Hình 1.12. Hình 1.13. Hình 1.14. Hình 3.1. Hình 3.2. Hình 3.3. Hình 3.4. Hình 3.5. Hình 3.6. Hình 3.7. Tên hình Trang Vị trí địa lý thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành Biểu đồ tỷ lệ CTR phát sinh từ các nguồn thải Biểu đồ khối lượng CTRSH phát sinh ở địa bàn nghiên cứu Biểu đồ tỷ lệ thu gom CTRSH tại địa bàn nghiên cứu Hoạt động thu gom và phân loại chất thải ở địa bàn nghiên cứu Công nhân Công ty Cổ phần Giao thông công chính Thạch Thành thu gom rác tại đường làng, ngõ hẹp. Công nhân Công ty Cổ phần Giao thông công chính Thạch Thành thu gom rác tại các tuyến đường chính. Công nhân Công ty Cổ phần Giao thông công chính Thạch Thành tập kết rác lên xe ô tô chuyên dụng. Sơ đồ hiện trạng thu gom CTRSH tập trung ở địa bàn nghiên cứu Công ty cổ phần Giao thông công chính Thạch Thành Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý CTR ở đô thị Việt Nam Cơ cấu tổ chức quản lý CTR ở địa bàn nghiên cứu Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty CPGTCC Thạch Thành Sơ đồ giám sát công ty CPGTCC Thạch Thành Mô hình phân loại CTRSH tại nguồn tại địa bàn nghiên cứu Bộ 03 thùng nhựa gom CTRSH tại nguồn ở địa bàn nghiên cứu Mô hình thu gom, vận chuyển CTRSH cho địa bàn nghiên cứu Dây chuyền phân loại rác tại nhà máy( Tiền xử lý) Dây chuyền công nghệ sản xuất phân Compost Dây chuyền công nghệ ép kiện rác thải Sơ đồ bộ máy quản lý CTRSH thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành 06 18 19 19 22 25 26 26 27 29 30 30 31 32 72 75 78 84 85 86 86 1 MỞ ĐẦU * Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các khu đô thị và khu công nghiệp cũng được mở rộng và phát triển nhanh chóng. Sự phát triển này một mặt góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước nhưng mặt khác lại tạo ra một lượng lớn về chất thải nói chung và chất thải rắn sinh hoạt cũng như nhiều loại chất thải nguy hại khác nói riêng. Để đảm bảo phát triển các đô thị bền vững và ổn định, vấn đề quản lý chất thải sinh hoạt cũng phải được nhìn nhận một cách tổng hợp, không chỉ đơn thuần là việc tổ chức xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho một đô thị như phần lớn các dự án hiện nay đang được thực hiện. Mặt khác, việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt muốn đạt hiệu quả tốt cũng phải đón đầu được sự phát triển của từng đô thị Việt Nam, đáp ứng các mục tiêu của chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa, là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội của huyện Thạch Thành đang trên đà phát triển kinh tế với cơ cấu kinh tế là nông nghiệp và dịch vụ. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu hiện tại và sự phát triển của thị trấn trong tương lai, đòi hỏi thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành phải có một hệ thống hạ tầng kỹ thuật xứng tầm và có sự đầu tư đúng mức. Bên cạnh những tiềm năng, động lực thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành, hiện nay thị trấn Kim Tân chưa có phương pháp tối ưu để xử lý rác thải sinh hoạt. Tất cả các loại rác thải sinh hoạt của các gia đình, chợ, cơ quan, trường học…đều tạm thời được tập trung về một vị trí thuộc khu vực đồi 2 xã Thành Thọ do đó đã làm gây ô nhiễm môi trường không khí, mùi hôi 2 thối (nhất là vào mùa hè), nước và đất. Bãi rác trên có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế khu vực Kim Tân. Hiện nay, công tác quản lý chất thải nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng chưa được quan tâm đầu tư tương xứng. Sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành thực hiện chưa chặt chẽ, kế hoạch thực hiện chưa đồng bộ và chưa thống nhất. Từ đó, đã dẫn đến tình trạng xuống cấp của môi trường. Xuất phát từ yêu cầu đó và để góp phần phát triển đô thị bền vững, quản lý chất thải, chất thải rắn sinh hoạt có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên, việc nghiên cứu lựa chọn xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn thích hợp nhằm bảo vệ môi trường là cần thiết và phù hợp nội dung cơ bản trong chính sách của Nhà nước về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Trước những đòi hỏi cấp bách đó, đề tài “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa” là hết sức cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn. * Mục đích nghiên cứu Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa. * Nội dung nghiên cứu - Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành nhằm đảm bảo tính hiệu quả về kinh tế - xã hội, văn minh và vệ sinh môi trường. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt. - Phạm vi: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa. 3 * Phương pháp nghiên cứu - Điều tra, khảo sát, thu thập, tổng hợp số liệu. - Phương pháp tổng hợp, dự báo, so sánh. - Kế thừa có chọn lọc một số kết quả, tài liệu từ các công trình nghiên cứu, các dự án đã thực hiện. - Phân tích đánh giá, đề xuất giải pháp quản lý. * Một số khái niệm Chất thải, chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt [9, 15, 20]. + Chất thải: Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (Luật bảo vệ Môi trường, 112005). + Chất thải rắn: - Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 về Quản lý chất thải rắn). - Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật liệu (không ở dạng khí và không hòa tan được) được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. + Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) còn gọi là rác thải sinh hoạt, là các chất rắn bị loại trong quá trình sống, sinh hoạt của con người và động vật nuôi. Chất thải rắn phát sinh từ khu vực đô thị gọi là chất thải rắn đô thị bao gồm chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, các công trình xây dựng, khu xử lý chất thải… trong đó chất thải rắn sinh 4 hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại [4]. + Chất thải rắn thông thường: - Chất thải rắn thông thường là một loại chất thải rắn, vậy muốn xác định một dạng vật chất có phải là chất thải rắn thông thường không là chất thải nguy hại bởi chất thải rắn thông thường không mang những đặc tính như: dễ gây phản ứng, dễ cháy, dễ ăn mòn, dễ gây độc hại, có tính phóng xạ…gây nguy hại nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người. - Chất thải rắn thông thường được định nghĩa như sau: chất thải rắn thông thường là một dạng vật chất ở thể rắn, không phải là thể lỏng, thể khí, không phải là chất thải nguy hại và được thải ra từ các hoạt động khác nhau của con người. + Chất thải nguy hại Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác (Luật Bảo vệ Môi trường, 11-2005). Quản lý chất thải rắn [2, 3, 7] + Quản lý chất thải rắn (QLCTR) là hoạt động kiểm soát sự phát sinh, giảm thiểu: thu gom, phân loại, trung chuyển, vận chuyển, xử lý, tái chế, tiêu hủy, thải bỏ…chất thải rắn. Mục đích của QLCTR là để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, cảnh quan đô thị, tận dụng tối đa vật liệu, tiết kiệm tài nguyên năng lượng, tái chế và sử dụng tối đa các thành phần còn có ích (thành phần hữu cơ và vô cơ có thể tái chế). + Quản lý chất thải rắn bao gồm: - Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm 5 ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người - Thu gom chất thải rắn: Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. - Lưu giữ chất thải rắn: Là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý. - Vận chuyển chất thải rắn: Là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng. - Xử lý chất thải rắn: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn. - Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh: Là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. * Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo. Nội dung Luận văn gồm: Chương 1. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa. Chương 2. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa. Chương 3. Giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 99 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Việc nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành trong giai đoạn này có ý nghĩa thực tiễn trong việc bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng và mỹ quan đô thị. Trong phạm vi luận văn này, qua tìm hiểu kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở một số địa phương đồng thời trong quá trình thực tiễn, khảo sát thực tế ở địa bàn nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp phân tích, so sánh kiểm chứng, mô hình hóa, tác giả đã rút ra một số kết luận sau: - Thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành trong thời gian qua đang thực hiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt một cách tự phát, huyện giao cho một đơn vị không có năng lực về môi trường làm công tác bảo vệ môi trường nên còn nhiều vấn đề phải giải quyết và khắc phục. + Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở địa bàn nghiên cứu đạt  68% nhưng chỉ mới tiến hành thu gom ở các khu trung tâm và gần trung tâm thị trấn Kim Tân còn lại một số xóm chưa tiến hành thu gom được do chưa có kinh phí. + Trang thiết bị thu gom, vận chuyển còn thiếu nhiều, đa số các trang thiết bị đã cũ chưa đáp ứng so với yêu cầu và tốc độ phát sinh ngày càng nhanh của chất thải rắn sinh hoạt. Tại một số đường làng, ngõ hẹp khi lập quy hoạch không đề cập đến địa điểm tập kết rác do đó việc cẩu rác lên xe ô tô gặp khó khăn đồng thời làm cản trở giao thông. + Chất thải rắn sinh hoạt hiện nay vẫn chưa được phân loại tài nguồn, gây tốn kém và khó khăn trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý. + Ý thức của cộng đồng chưa tốt. Vì vậy, còn tồn tại tình trạng đổ chất thải rắn bừa bãi không đúng nơi quy định làm mất vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị. 100 + Cộng đồng dân cư chưa tham gia vào công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở địa bàn nghiên cứu. Cụ thể như việc lập quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn ở địa bàn nghiên cứu. + Hiện tại công tác xử lý rác thải tại khu vực là chưa có. Các xe chở rác chỉ chở đến một địa điểm quy định đổ vào đó để cho phân hủy tự nhiên nên gây ô nhiễm nghiêm trọng cho khu vực xung quanh bãi chứa chất thải. - Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng quản lý CTRSH của thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa, đúc kết các kinh nghiệm quản lý chất thải rắn của các nước trên thế giới và ở Việt Nam. Luận văn đã đề ra được mô hình quản lý chất thải rắn cho thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành như: Mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, mô hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, đánh giá lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Kiến nghị Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn nghiên cứu, tác giả kiến nghị: - Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa cần sớm áp dụng mô hình phân loại tại nguồn thí điểm tại một số thị trấn, xã rồi từ những kinh nghiệm đúc rút được sau đó sẽ nhân rộng trên địa bàn tỉnh, huyện. - UBND tỉnh Thanh Hóa và UBND huyện Thạch Thành cần có chính sách hợp lý về đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư để có nguồn kinh phí xây dựng khu xử lý rác thải sinh hoạt. Để cải thiện môi trường sống, giải quyết tận gốc vấn đề xử lý, thu gom rác thải tại địa bàn nghiên cứu cần có các giải pháp quyết liệt và động thái tích cực hơn để đưa khu xử lý rác tại thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành vào vận hành trong thời gian sớm nhất. - Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thành và ủy ban nhân dân các xã, thị trấn cần quan tâm đến công tác tuyên 101 truyền, giáo dục, phổ biến các văn bản pháp luật về vệ sinh môi trường cho cộng đồng, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn từ việc phân loại rác tại nguồn, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. - Công ty cổ phần Giao thông công chính Thạch Thành cần có phương án đề xuất với UBND huyện và UBND tỉnh về công tác môi trường trên địa bàn dưới dạng đơn vị công ích hoặc đơn vị xã hội hóa môi trường (công ty cổ phần). Nếu xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường (đây là xu hướng tất yếu hiện nay khi các đơn vị công ích tiến hành cổ phần hóa) thì cần tập trung đầu tư: Thành lập xí nghiệp môi trường với đầy đử chức năng nhiệm vụ của một đơn vị làm công tác bảo vệ môi trường cấp huyện. Đầu tư nhân lực đủ trình độ và kinh nghiệm đảm nhận các vị trí công tác. Đầu tư máy móc thiết bị cho công tác thu gom xử lý chất thải. Đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải theo chủ trương của tỉnh và huyện. Đồng thời cải tiến quy trình thu gom để nâng cao hơn nữa hiệu quả và mở rộng phạm vi thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất