Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý chất thải rắn khu công nghiệp đông phố mới và bắc duyên hải thành phố là...

Tài liệu Quản lý chất thải rắn khu công nghiệp đông phố mới và bắc duyên hải thành phố lào cai (tt)

.PDF
20
281
122

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI. ******* TẠ QUỐC TUẤN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG PHỐ MỚI VÀ BẮC DUYÊN HẢI, THÀNH PHỐ LÀO CAI LUẬN ÁN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI – 2018 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI. ******* TẠ QUỐC TUẤN KHÓA 2016-2018 QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU CÔNG NGHIỆP ĐÔNG PHỐ MỚI VÀ BẮC DUYÊN HẢI THÀNH PHỐ LÀO CAI Chuyên ngành quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ KỸ THUẬT HẠ TẦNG ĐÔ THỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. HOÀNG VĂN HUỆ HÀ NÔI - 2018. LỜI CÁM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, đến nay luận văn đã hoàn thành. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Hoàng Văn Huệ đã tận tình hướng dẫn khoa học và động viên khuyến khích tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã quan tâm và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tác giả cũng gửi lời cảm ơn tới bạn bè đồng nghiệp, gia đình đã tạo điều kiện, động viên tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả Tạ Quốc Tuấn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất cứ công trình nào khác Tác giả Tạ Quốc Tuấn DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Tên đầy đủ 1 CN Công nghiệp 2 CP Chính phủ 3 CTR Chất thải rắn 4 KCN Khu công nghiệp 5 QH Quy hoạch 6 TTCN Tiểu thủ công nghiệp 7 TTg Thủ tướng Chính phủ 8 XD Xây dựng 9 UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH STT Bảng Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai 5 2 Hình 1.2 Thành phố Lào Cai sau 20 tái lập tỉnh 11 3 Hình 1.3 quy hoạch khu công nghiệp Đông phố mới 17 4 Hình 1.4 Mặt bằng khu công nghiệp Bắc Duyên Hải 19 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ STT Bảng Nội dung Trang 1 Biểu đồ 1.1 Biểu đồ dân số các phường trên địa bàn thành phố Lào Cai 13 2 Biểu đồ 1.2 Biểu đồ các dân tộc trên đia bàn thành phố Lào Cai 13 cơ cấu tổ chức quản lý Nhà nước về CTR công nghiệp Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị tỉnh Lào Cai Sơ đồ mô tả quản lý chất thải rắn công nghiệp 26 63 Sơ đồ 2.3 mối liên kết trong biện pháp giảm thiểu tái chế và tái sử dụng Mô hình quản lý chất thải ở Singapore 8 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ phân loại chất thải rắn khu công nghiệp 78 9 Sơ đồ 3.2 Sơ đồ phương án thu gom, vận chuyển CTRCN?CVN Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị tỉnh Lào Cai 82 3 Sơ đồ 1.1 4 Sơ đồ 1.2 5 Sơ đồ 2.1 6 Sơ đồ 2.2 7 10 Sơ đồ 3.3 32 63 71 88 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Cơ cấu kinh tế của thành phố Lào Cai 12 2 Bảng 1.2 Hiện trạng phân bố dân cư thành phố Lào Cai 12 3 Bảng 1.3 Hiện trạng lao động thành phố Lào Cai 14 4 Bảng 1.4 Đặc điểm các khu công nghiệp đang hoạt động trên 16 địa bàn thành phố Lào Cai 5 Bảng 1.5 6 Bảng 2.1 7 Bảng 2.2 8 Bảng 2.3 9 Bảng 2.4 Tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hiện trạng các điểm phát thải khu công nghiệp Đông Phố Mới Hiện trạng các điểm phát thải khu công nghiệp Bắc Duyên Hải Thành phần chất thải rắn công nghiệp tại một số loại hình sản xuất công nghiệp ở Lào Cai Tiêu chuẩn phát sinh chất thải rắn công nghiệp 10 Bảng 2.5 Biểu đồ quản lý chất thải rắn 11 Bảng 3.1 Khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh và thu gom 12 Bảng 3.2 Các loại trang thiết bị thu gom, vận chuyển 17 40 43 49 60 61 74 84 1 MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các hình vẽ Danh mục các biểu đồ sơ đồ Danh mục các bảng, biểu MỞ ĐẦU...................................................................................................................1 * Lý do chọn đề tài .............................................................................................1 * Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................2 * Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3 * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................3 * Các khái niệm, thuật ngữ và định nghĩa sử dụng trong luận văn..............3 * Cấu trúc luận văn ............................................................................................4 NỘI DUNG ................................................................................................................5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU CÔNG NGHIỆP ĐÔNG PHỐ MỚI VÀ BẮC DUYÊN HẢI, TP LÀO CAI.................5 1.1. Khái quát chung về thành phố Lào Cai ...................................................5 1.1.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội . [6] ...................................................... 5 a. Điều kiện tự nhiên. [6] ...................................................................................... 5 b. Tình hình phát triển kinh tế xã hội. [6].......................................................... 11 1.1.2 Tình hình phát triển công nghiệp thành phố Lào Cai. [8]..................... 14 1.2. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn công nghiệp. ........................19 1.2.1 Hiện trạng thu gom, phân loại vận chuyển chất, thải rắn công nghiệp. ..19 1.2.2 Hiện trạng về xử lý chất thải rắn công nghiệp. ....................................... 20 1.2.3. Đánh giá hiện trạng quản lý chất chất thải rắn công nghiệp............... 20 1.3. Thực trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai. ...............21 1.3.1. Thực trạng chung về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai.21 1.3.2 Thực trạng quản lý CTR công nghiệp...................................................... 24 2 a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý Nhà nước về quản lý CTR công nghiệp. .... 25 1.3.3 Thực trạng về cơ chế chính sách quản lý CTR công nghiệp. ................ 32 1.4. Nhận xét về thực trạng quản lý quản lý chất thải rắn Lào Cai. ...........32 1.4.1 Nhận xét về thực trạng chung quản lý CTR TP Lào Cai:...................... 32 1.4.2 Nhận xét về thực trạng quản lý CTR công nghiệp, TP Lào Cai............ 34 a. Về cơ cấu tổ chức quản lý CTR: .................................................................... 34 b. Về các nhiệm vụ quản lý CTR:....................................................................... 35 c. Những vấn đề cần quan tâm để nâng cao hiệu quả quản lý CTR.............. 36 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TP LÀO CAI...................................................................37 2.1. Cơ sở khoa học về quản lý chất thải rắn công nghiệp ...........................37 2.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp ........................................... 37 2.1.2. Thành phần, tính chất của chất thải rắn công nghiệp........................... 47 2.1.3. Phân Loại chất thải rắn công nghiệp...................................................... 52 2.1.4. Ảnh hưởng của của chất thải rắn công nghiệp đến môi trường và sức khoẻ con người..................................................................................................... 53 2.2. Một số cách tiếp cận mô hình tổ chức quản lý chất thải rắn ................58 2.3. Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải rắn Công nghiệp.............................61 2.3.1. Các văn bản pháp luận liên quan đến chất thải rắn công nghiệp của nhà nước, chính phủ. ........................................................................................... 61 2.3.2. Các văn bản pháp luận liên quan đến chất thải rắn công nghiệp của thành phố, của tỉnh Lào Cai. .............................................................................. 63 2.3.3 Định hướng phát triển khu công nghiệp.................................................. 63 2.4 Một số kinh nghiệm về quản lý chất chất thải rắn công nghiệp............65 2.4.1 Quản lý chất thải rắn tại Marikina- Philippines..................................... 66 2.4.2 Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý chất thải rắn tại Singapore. ............. 67 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP .....................................................................................................70 3.1. Xác định khối lượng chất thải rắn công nghiệp ....................................70 3.1.1 Cơ sở dự báo.............................................................................................. 70 3.1.2 Kết quả dự báo. .......................................................................................... 70 3.2. Đề xuất quản lý thu gom phân loại rác tại nguồn .................................71 3.2.1 Phân loại và kiểm soát phân loại CTR tại nguồn ................................... 71 3 a. Đánh giá khả năng phân loại CTR tại nguồn .............................................. 71 b. Đề xuất phương thức phân loại chất thải rắn công nghiệp:....................... 72 3.2.2. Ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn. ................... 76 a. Đánh giá khả năng ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR....... 76 b. Đề xuất phương thức ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR. .. 77 3.3 . Đề xuất giải pháp quản lý vận chuyển và xử lý CTR công nghiệp. ....78 3.3.1. Phương thức thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp............. 78 3.3.2. Thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải rắn tập trung............................ 80 3.3.3. Xử lý CTR................................................................................................... 82 3.4. Đề xuất về cơ cấu tổ chức quản lý chất thải rắn công nghiệp...............84 3.4.1 Cơ cấu tổ chức quản lý Nhà nước về chất thải rắn công nghiệp.......... 84 3.4.2 Đề xuất sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty URENCO Lào Cai (đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý chất thải rắn). ........................................................... 84 a. Sơ đồ mô hình về cơ cấu tổ chức: .................................................................. 84 b. Mô tả các bộ phận của Xí nghiệp quản lý CTR TP Lào Cai. ..................... 86 3.5. Bổ sung cơ chế chính sách quản lý chất thải rắn công nghiệp .............86 3.5.1 Huy động các nguồn đầu tư vào quản lý CTR........................................ 86 3.5.2 Áp dụng các công cụ kinh tế. .................................................................... 88 3.5.3 Thúc đẩy phân loại CTR tại nguồn. ......................................................... 89 3.5.4 Xây dựng chính sách cho thị trường tái chế............................................ 89 3.5.5 Ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với cơ sở thu gom, vận chuyển CTR..... 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................91 * Kết luận............................................................................................................91 * Kiến nghị .........................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC (BẢN ĐỒ) 1 MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài Môi trường trong phát triển kinh tế xã hội là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại. Ở Việt Nam, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, việc phát triển gắn liền với bảo vệ môi trường ngày càng được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Chính phủ. Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường do chất thải rắn nói riêng đang là vấn đề đáng lo ngại không những đối với các nước phát triển mà còn là sự thách thức đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Sự phát triển của nền kinh tế xã hội gắn liền với sự suy thoái môi trường do gia tăng lượng rác thải, nước sinh hoạt và thực trạng gia tăng khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo. Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai nằm phía tây bắc Việt Nam Được thành lập theo Nghị định số 195/2004/NĐ-CP ngày 13/6/2004 của Chính phủ. Gồm 17 đơn vị hành chính gồm 12 phường và 05 xã. Thành phố Lào Cai là thành phố biên giới, vùng cao có 12km đường biên giới giáp Trung Quốc, có điều kiện giao thông thuận lợi phát triển với vùng Tây Nam rộng lới của Trung Quốc gồm 12 tỉnh, thành phố với diện tích 5 triệu km, dân số hơn 350 triệu người, là thị trường lớn có nhu cầu rất đa dạng về hàng hóa. Vị trí địa lý, điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi của thành phố Lào Cai là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố nói riêng và của tỉnh Lào Cai nói chung. Sau hơn 25 xây dựng và đổi mới, với những tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, khoáng sản và du lịch, tỉnh Lào Cai đã có những bước phát triển mạnh về kinh tế, xã hội và từng bước trở thành tỉnh trung tâm kinh tế văn hóa chính trị của khu vực miền núi. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các đô thị và khu công nghiệp cũng được mở rộng và phát triển nhanh chóng đóng góp lớn nhất trong tăng trưởng kinh tế của của tỉnh. Tuy nhiên kéo theo đó 2 vấn đề về ô nhiễm môi trường cũng ngày càng nan giải. mức độ ô nhiễm của chất thải ngày càng trầm trọng. Khu công nghiệp Tàng Loỏng, khu công nghiệp Bắc Duyên Hải, Khu công nghiệp Đông Phố Mới đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Song quá trình phát triển công nghiệp cũng đặt ra rất nhiều thách thức, trong đó có vấn đề về môi trường. Thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đã và đang xây dựng và phát triển cũng không tránh khỏi những thách thức đó. Vì vậy cần phải có biện pháp quản lý môi trường đô thị, đặc biệt là ô nhiễm môi trường do chất thải rắn trong các khu công nghiệp. Chất thải rắn trong phát triển công nghiệp là một thách thức lớn đối với công tác quản lý môi trường của nhiều tỉnh thành trên địa bàn cả nước nói chung và thành phố Lào Cai nói riêng. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Lào Cai, công tác thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp vẫn đang còn ở trong tình trạng chưa đáp ứng yêu cầu, đây là nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước, không khí, đất và cảnh quan môi trường, về lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Hiện nay, để quản lý chất thải rắn công nghiệp một cách có hiệu quả vẫn đang là bài toán nan giải cho các khu công nghiệp tập trung. Do đó, việc nghiên cứu giải pháp quản lý quản lý chất thải rắn công nghiệp thích hợp cho tỉnh Lào Cai là cấp thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó, học viên lựa chọn đề tài “Quản lý chất thải rắn khu công nghiệp Đông Phố Mới và Bắc Duyên Hải, thành phố Lào Cai” để làm luận văn tốt nghiệp nhằm nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp hiệu quả góp phần bảo vệ môi trường Thành phố Lào Cai. * Mục đích nghiên cứu - Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn cho các khu công nghiệp. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chất thải rắn trong khu công nghiệp 3 - Phạm vi nghiên cứu: Khu công nghiệp Đông Phố Mới và Bắc Duyên Hải, thành phố Lào Cai. - Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2030 * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập: Kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu; - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin; - Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp, tiếp cận hệ thống; - Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp thành phố Lào Cai được hiệu quả. - Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp giúp cho chính quyền địa phương có thêm cơ sở khoa học để quản lý hiệu quả chất thải tạo môi trường xanh sạch đẹp. * Các khái niệm, thuật ngữ và định nghĩa sử dụng trong luận văn - Chất thải: Vật chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, lỏng khí hoặc có thể ở dạng khác. - Chất thải rắn: Chất thải ở thể rắn hoặc sệt, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn thông thường (không nguy hại). - Chất thải rắn thông thường: là các loại chất thải rắn đô thị, chất thải rắn công nghiệp không chứa hoặc có chứa lượng rất nhỏ các chất hoặc hợp chất chưa đến mức có thể gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người. - Chất thải rắn nguy hại: là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác [4]. - Chất thải rắn đô thị: Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cư dân, 4 doanh nghiệp, tổ chức trong khu vực đô thị. - Quản lý chất thải: Quá trình hoạt động kiểm soát chất thải từ khi phát sinh đến thu gom, lưu trữ, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải theo quy định hiện hành của cơ quan quản lý có thẩm quyền. - Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ - Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác nhau. * Cấu trúc luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương: - Chương 1: Tổng quan về quản lý chất thải rắn Khu công nghiệp Đông Phố Mới và Bắc Duyên Hải, thành phố Lào Cai. - Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý chất thải rắn công nghiệp. - Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ chất thải rắn khu công nghiệp Đông Phố mới và Bắc Duyên Hải, thành phố Lào Cai. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 91 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ * Kết luận 1. Quản lý CTRCN là vấn đề phức tạp phụ thuộc vào loại hình công nghiệp, nguyên liệu đầu vào, dây chuyền công nghệ, sản phẩm tiêu thụ mà lượng chất thải công nghiệp phát sinh, đặc điểm, thành phần, tính chất khác nhau. 2. Quản lý chât thải rắn công nghiệp phải được tiến hành đồng bộ ngay từ khâu quy hoạch, lập kế hoạch, giai đoạn xây dựng, vận hành sản xuất chất thải sau tiêu dùng, sau đó quản lý và xử lý chất thải rắn công nghiệp. 3. Luận văn đã phân tích đánh giá tình hinh hoạt động của khu công nghiệp Bắc Duyên Hải và Đông Phố Mới thành phố Lào Cai; xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn công nghiệp; Đó là các khái niệm vể quản lý chất thải rắn công nghiệp, nguồn phát sinh, dự báo lượng chất thải rắn công nghiệp, đặc điểm thành phần tính chất chất thải rắn công nghiệp, cơ sở pháp lý quản lý chất thải rắn công nghiệp của nhà nước và của tỉnh Lào Cai, kinh nghiệm và nhưng bài học từ thực tiến quản lý chất thải rắn trên thế giới. trên cơ sở đó đề xuất: - Phương thức phân loại CTRCN (xem sơ đồ phân loại ở hình 3.1) theo (1) Chất thải rắn có thể tái sử dụng (2) Chất thải rắn có thể tái chế, tái sử dụng; (3) Chất thải rắn có thể chế biến phân vi sinh; (4)Chất thải rắn không thể tái chế; (5) Chất thải rắn để chôn lấp; và (5) Chất thải rắn nguy hại. - Phương thức ngăn ngừa, giảm thiểu, tái sử dụng CTR như (1) Giảm thiểu tại nguồn bằng giảm thiểu CTR công nghiệp tại các nhà máy và tăng cương áp dụng công nghệ sản xuất sạch; (2)Tái chế chất thải tiến hành cùng với phân loại tại nguồn đối với các nhà máy đang hoạt động, với phân loại tại các điểm tập kết CTR tập trung. - Phương thức thu gom, vận chuyển và xử lý CTR công nghiệp với qui trình đa giới thiệu ở hình 3.2. - Đề xuất thiết bị lưu giứ, thu gom, vận chuyển CTR công nghiệp như 92 giới thiệu ở bảng 3.12. - Công nghệ xử lý tập trung bằng cách kết hợp nhiều qui trình xử lý cơ học, xử lý hòa lỹ, đốt, cố định và hóa rắn, chôn lấp vệ sinh v.v…) nhằm bảo vệ môi trường, sức khở của cộng đồng và phát triển đô thị bền vững. 4. Luận văn cũng đã đề suất bổ sung vào cơ cấu tổ chức của URENCO Lao Cai Ban công tác cộng đồng có trách nhiệm tham gia vào mội hoạt động quản lý CTR đô thị và công nghiệp của tỉnh Lào Cai. * Kiến nghị Để công tác quản lý CTRCN tại khu công nghiệp Bắc Duyên Hải và Đông phố Mới nói riêng và của thành phố Lào Cai nói chung đem lại hiệu quả cao, luận văn đề nghị: 1. Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường dưới hình thức như: tổ chức các cuộc thi về môi trương, tiếp tục tăng cường và đổi mới về nội dung và hình thức các chuyên mục về môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát động và duy trì các phong trào quần chúng về bảo vệ môi trường. 2. Tăng cường chất lượng thẩm định và phê duyệt, xác nhận báo cáo ĐTM, kết hợp kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt hoặc xác nhận. Quản lý chặt chẽ chất thải, nhất là chất thải nguy hại trong công nghiệp. 3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt tập trung tại các khu cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. 4. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai và các cơ quan có liên quan cần phối hợp để xây dựng quy chế quản lý chất thải rắn công nghiệp. 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt 1. Bộ ngành (2015), Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. 2. Chính phủ (2015), Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường 3. Chính phủ (2015), Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phê liệu. 4. Nguyễn Viết Định, (2013), “Quản lý chất thải rắn tại các đô thị Việt Nam”, Tạp chí khoa học Kiến trúc - Xây dựng, (Số 12/2013). 5. Trần Thi Hường - Cù Huy Đấu giáo trình quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại.NXB xây dựng. 6. Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai (2016), Báo cáo hiện trạng quản lý môi trường giai đoạn 2010- 2015 của . 7. Tỉnh Lào Cai (2015),Quyết định số 2013/QĐ-UBND ngày 1/7/2015 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; 8. Tường Thị Hội, giáo trình chất thải rắn và chất thải nguy hại Trường đại học bách khoa. Viện khoa học công nghệ và môi trường. 9. Tỉnh Lào Cai (2015), Niên giám thông kê 2014 tỉnh Lào Cai của Cục thống kế tỉnh Lào Cai. 10. Tỉnh Lào Cai (2015), Tỉnh Lào Cai Quyết định 53/2015 ngày 02/12/2015 Ban hành quy định về một số nội dung bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai. 11. Tỉnh Lào Cai (2015), Quyết định số 2547/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lào Cai 2020 tầm nhìn đến 2030. 94 12. Tỉnh Lào Cai (2015), Chỉ thị số 03/CT-UBND tỉnh ngày 16/11/2015 về việc tăng cường quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Lào Cai. B. Webside 13. Cổng thông tin điện tử của tỉnh Lào Cai : www.laocai.gov.vn 14. UBND thành phố Lào Cai : www.tplaocai.laocai.gov.vn 15. Sở Xây dựng tỉnh Lào Cai : www.sxd.laocai.gov.vn 16. Sở Tài nguyên và môi trường : www.stnmt.laocai.gov.vn 17. Ban quản lý khu kinh tế : www.bqlkkt.laocai.gov.vn 18. Báo môi trường :https://baotainguyenmoitruong.vn PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bản đồ hiện trạng phát sinh khối lượng chất thải rắn Phụ lục 2: Bản đồ hiện trạng bãi trôn lấp chất thải rắn Phụ lục 3:Bản đồ tổng hợp dự báo phat sinh chất thải rắn đến năm 2020 Phụ lục 4:Bản đồ thu gom sử lý chất thải rắn công nghiệp Phụ lục 5:Bản đồ tổng hợp quy hoạch các khu sử lý chất thải rắn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất