Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Phiếu mô tả hồ sơ dạy học tích hợp ngời...

Tài liệu Phiếu mô tả hồ sơ dạy học tích hợp ngời

.DOC
14
243
102

Mô tả:

BÀI DỰ THI DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔN LỊCH SỬ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH DƯƠNG PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TX.TÂN UYÊN TRƯỜNG: THCS VĨNH TÂN  BẢN MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN, ĐỊA LÝ VÀ NGỮ VĂN VÀO GIẢNG DẠY BÀI 10 “NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC” LỊCH SỬ 7 Giáo viên: Hoàng Thị Ngời Tổ: Văn - Sử - Địa ĐT: 0963 769 931 Email: [email protected] Vĩnh Tân, tháng 10 năm 2016 Người thực hiện: Hoàng Thị ngời 0 PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN - Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương. - Phòng giáo dục và đào tạo thị xã Tân Uyên. - Trường: THCS Vĩnh Tân. - Địa chỉ: Ấp 4, Vĩnh Tân, Tân Uyên, Bình Dương. - Thông tin về giáo viên: + Họ và tên: Hoàng Thị Ngời + Ngày sinh: 17/01/1991 + Môn: Lịch Sử + Điện thoại: 0963769 931 + Email: [email protected] Người thực hiện: Hoàng Thị ngời 1 PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN I.TÊN DỰ ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN, ĐỊA LÝ VÀ NGỮ VĂN VÀO GIẢNG DẠY BÀI 10 “NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC” (TIẾT 14 MÔN LỊCH SỬ LỚP 7) Từ thời Hy Lạp cổ đại, các nhà sử học đã khẳng định “lịch sử là cô giáo của cuộc sống”, “lịch sử là bó đuốc soi đường đi tới tương lai”. Đến thời Trung đại, các nhà tư tưởng coi lịch sử là “triết lý của việc noi gương”. Trong thời hiện tại, nhiều nhà chính trị đồng thời cũng là nhà sử học và họ đã sử dụng tri thức lịch sử để trị nước, giúp đời. Những đánh giá trên ít nhiều đã cho thấy tầm quan trọng của Lịch Sử đối với cuộc sống của con người. Vì tầm quan trọng không thể phủ nhận đó, nên môn lịch sử luôn giữ một vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, nhất là trong giáo dục nhân cách đạo đức và tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ. Mỗi một môn học đều có vai trò và sứ mệnh riêng, lịch sử là một học có sứ mệnh thiêng liêng của mình là làm cho quá khứ sống trong hiện tại và tăng thêm sức mạnh cho hiện tại. Nó làm cho mỗi người suy nghĩ, cảm thụ, tự hào về quá khứ, hiểu được giá trị của cuộc sống tin tưởng, mơ ước và tích cực đấu tranh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần vào sự phát triển tương lai tốt đẹp của dân tộc và nhân loại. Chương trình lịch sử THCS do bộ giáo dục soạn thảo và đang áp dụng hiện nay gồm có 2 phân môn chính là Lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến nay. Trong cả tiến trình phát triển của Lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam nói riêng thì Vương triều nhà Lý (1009- 1226) có một vị trí hết sức quan trọng. Khác với các vương triều cũ trước đó như: Ngô, Đinh, Tiền Lê lần đầu tiên nhà Lý đã giữ vững được chính quyền một cách lâu dài đến hơn hai trăm năm. Cụ thể là 216 năm, trải qua 9 đời vua từ Lý Thái tổ đến Lý Chiêu Hoàng. Trong thời gian tồn tại của mình nhà Lý đã có nhiều quyết định quan trọng và làm được nhiều điều đáng ghi nhận cho đất nước. Quyết định đầu tiên có thể kể đến là việc dời đô từ Hoa Lư (một nơi thưa dân, hiểm trở) ra Đại La (một nơi có địa thế thuận lợi cho việc phát triển đất nước lâu dài) rồi đổi tên Đại La thành Thăng Long của vua Lý Thái Tổ vào năm 1010. Sự kiện dời đô này cho thấy nhà Lý muốn cai trị đất nước dựa vào sức mạnh kinh tế và lòng dân hơn là sức mạnh quân sự để phòng thủ như các triều đại trước. Thứ đến là quyết định đổi tên nước từ đại Cồ Việt thành Đại Việt vào năm 1054. Và Đại Việt đã trở thành quốc hiệu tồn tại lâu nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (hơn 7 thế kỉ) Dưới thời kì trị vì của mình nhà Lý đã xây dựng được một bộ máy nhà nước phong kiến khá quy củ, nề nếp, có sự phân cấp quản lý rõ ràng từ trung ương đến địa phương. Việc cai trị đất nước đã dựa nhiều vào pháp luật hơn là sự chuyên quyền độc đoán của cá nhân. Bộ luật Hình thư ra đời năm 1042 là một minh chứng hùng hồn cho tính ưu việt này. Người thực hiện: Hoàng Thị ngời 2 Không chỉ có vậy nhà Lý còn là triều đại đặt nền móng cho văn hóa giáo dục của Đại Việt ở các thế kỉ tiếp sau, những công trình được xây dựng dưới thời Lý như Chùa một cột, Văn Miếu - Quốc tử giám đã trở thành biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam và vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay Để học sinh có cái nhìn khái quát, toàn diện, đầy đủ nhất về vai trò, đóng góp của triều Lý đối với lịch sử dân tộc khi học bài 10 “Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước” trong quá trình giảng dạy tôi đã tiến hành tích hợp kiến thức, kĩ năng các môn học khác có liên quan nhằm đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất có thể. II.MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi thực hiện xong dự án nắm được II.1 Kiến thức Sau khi dự án dạy học tích hợp được thực hiện sẽ giúp cho học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về triều đại nhà Lý, cụ thể là sự thành lập, tổ chức bộ máy chính quyền, luật pháp, quân đội, chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Lý cũng như những kiến thức có liên quan ở các môn: Ngữ Văn, Địa lí, Giáo dục công dân. Để thực hiện được dự án này, học sinh cần vận dụng những kiến thức liên môn của các môn sau: kiến thức của môn Ngữ Văn, kiến thức của môn Địa Lí, để giải quyết các vấn đề trong dự án dạy học bài “Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước” đặt ra. Cụ thể: II.1.1. Đối với môn Lịch sử Giúp học sinh nắm vững: + Các sự kiện về việc thành lập của nhà Lý cũng như những quyết định quan trọng của nhà Lý: dời đô về Đại La, đặt tên nước Đại Việt. + Việc xây dựng bộ máy nhà nước, xây dựng, luật pháp cũng như những chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Lý. II.1.2 Đối với môn Ngữ Văn + Giúp học sinh nắm được hoàn cảnh ra đời, tác giả, nội dung, ý nghĩa của tác phẩm“Chiếu dời đô” + Thấy được khát vọng của nhân dân ta về một nước độc lập, thống nhất hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua “Chiếu dời đô”. + Hiểu được sức thuyết phục to lớn của “Chiếu dời đô” là ở sự kết hợp giữa lý lẽ và tình cảm II.1.3 Đối với môn Địa Lí Giúp học sinh nắm được vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Đại La (nay là Hà Nội) II.1.4 Đối với môn Giáo dục công dân - Bài 15 “Bảo vệ di sản văn hóa”, giáo dục công dân lớp 7: Người thực hiện: Hoàng Thị ngời 3 + Học sinh nắm được khái niệm di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. + Học sinh hiểu được giá trị của di sản văn hóa và biện pháp bảo vệ các di sản văn hóa - Bài 5 “Pháp luật và kỉ luật” Giáo dục công dân lớp 8: + Học sinh hiểu được định nghĩa về pháp luật một cách đơn giản nhất. + Học sinh hiểu rõ về vai trò của pháp luật - Bài 5 “ Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới” Giáo dục công dân lớp 9: + Học sinh hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. + Hiểu được ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. II.2 Kĩ năng - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập bảng, biểu thống kê, hệ thống các sự kiện lịch sử chính trong bài - Vận dụng những kiến thức của môn học khác và kiến thức trong xã hội để có được kiến thức khái quát nhất - Kỹ năng thu thập thông tin qua sách,báo, tivi, đài truyền thông, internet. II.3 Thái độ - Lòng tự hào là con dân nước Đại Việt - Biết ơn những người có công xây dựng đất nước. - Có tinh thần đoàn kết dân tộc. Ủng hộ chính sách hòa bình hữu nghị của Đảng và nhà nước ta. - Biết thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước khác trong cuộc sống hàng ngày. - Bồi dưỡng tình cảm niềm tin vào pháp luật, hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, thói quen sống và làm việc theo pháp luật. - Biết bảo tồn những di tích lịch sử. Ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản văn hóa. - Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn bảo vệ di sản văn hóa. III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC - Học sinh trường THCS Vĩnh Tân-TX Tân Uyên-Tỉnh Bình Dương + Số lượng: 35 học sinh + Số lớp: 1 lớp + Khối lớp: Khối 7 IV. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN VI.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học Từ thực tiễn dạy học tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh biết kết hợp kiến thức liên môn ở các môn học có liên quan sẽ kích thích sự tò mò, làm tăng sự hứng thú của học sinh trong quá trình tìm hiểu về lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. IV.2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống Người thực hiện: Hoàng Thị ngời 4 - HS hiểu được giá trị lịch sử của Hoàng Thành Thăng Long. Năm 2010 Hoàng Thành được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hoàng Thành Thăng Long được xếp vào di sản văn hóa vật thể và thuộc di tích lịch sử văn hóa. Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện khinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực. Những di sản đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và góp phần vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. HS biết tuyên truyền tới mọi người phải bảo vệ di sản văn hóa. - Giúp HS hiểu được pháp luật là các quy tắc sử xự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục cưỡng chế. Pháp luật bảo vệ quyền lợi cho mọi người, ổn định xã hội, thúc đẩy đất nước phát triển. - HS hiểu quan hệ hữu nghị tạo ra cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, kĩ thuật…….; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn tới nguy cơ chiến tranh. - Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi; tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng; tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Là công dân nước Việt Nam, chúng ta có trách nhiệm phải thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài bằng thái độ cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện trong cuộc sống hàng ngày. V. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU V.1 Chuẩn bị Giáo viên chuẩn bị: - Máy tính có kết nối loa, máy chiếu projector, bảng phụ và bài giảng điện tử - Học liệu sử dụng: + SGK giáo dục công dân các lớp 7,8, 9. + Bản chữ Hán và bản dịch của “Chiếu dời đô”, Video “ Chiếu dời đô” + Video 3D về Hoàng Thành Thăng Long. + Lịch sử nhà nước và Pháp luật Việt Nam. + Văn kiện đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX, hiến pháp 1992. Học sinh chuẩn bị: Tìm hiểu về những câu chuyện về thân thế vua Lý Công Uẩn, huyền tích về việc dời đô, hoàng thành Thăng Long, quá trình xây dựng bộ máy nhà nước, các cơ quan, chức quan dưới thời nhà Lý, sự ra đời của bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta….. Các nhóm có thể tìm tư liệu từ nguồn Internet, sách báo Người thực hiện: Hoàng Thị ngời 5 V.2 Ứng dụng công nghệ thông tin - Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2010. - Sử dụng phần mềm Window media player 11 - Phần mềm Photoshop CS6 - Phần mềm cắt ghép Freemake Video Converter - Phần mềm Iminmap 8 VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Chương II NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỶ XI - XII) Bài 10 NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Qua bài học sinh nắm được 1. Kiến thức - Các sự kiện về sự thành lập nhà Lý. - Chính sách của nhà Lý để xây dựng đất nước: Dời đô về Thăng Long, đặt tên nước là Đại Việt, tổ chức bộ máy chính quyền. - Việc tổ chức lại bộ máy nhà nước, xây dựng luật pháp chặt chẽ và quân đội vững mạnh 2. Kĩ năng - Phân tích và nêu ý nghĩa của chính sách xây dựng và bảo vệ đất nước của nhà Lý. - Rèn kĩ năng đánh giá công lao của nhân vật lịch sử tiêu biểu. 3. Thái độ - Giáo dục cho các em lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước, yêu nhân dân. - Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. - Giáo dục cho HS bước đầu hiểu rằng: Pháp luật và quân đội là cơ sở bước đầu cho việc xây dựng và bảo vệ đất nước. - Giáo dục cho HS bảo vệ các di sản văn hóa II. CHUẨN BỊ 1. GV: - Máy chiếu, loa - Tài liệu có liên quan - Bản đồ Việt Nam. - Sơ đồ bộ máy nhà nước. 2. HS: - SGK lịch sử 7. - Tài liệu về Lý Công Uẩn, hoàng thành Thăng Long… III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra kiến thức cũ Người thực hiện: Hoàng Thị ngời 6 - Nêu những nét chính về sự phát triển của nền kinh tế tự chủ dưới thời Đinh - Tiền Lê ? - Đời sống xã hội và văn hoá Đại Cồ Việt có những nét chuyển biến gì ? 3. Giảng kiến thức mới Vào đầu thế kỉ XI nội bộ nhà Tiền Lê lục đục, vua Lê không cai quản được đât nước. Lý Công Uẩn được triều đình tôn lên làm vua mở ra một thời kì mới cho lịch sử nước ta. Vậy nước ta dưới thời Lý có những thay đổi như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay. Người thực hiện: Hoàng Thị ngời 7 Hoạt Động của GV – HS Hoạt động 1: Tìm hiểu mội dung phần 1 - GV: Sau khi Lê Hoàn mất, tháng 10/1005, Thái Tử Long Việt lên ngôi. Long Việt lên ngôi được 3 ngày Long Đĩnh tự lập làm vua. Long Đĩnh là một ông kẻ càn rỡ, dâm đãng, đam mê tửu sắc vô độ, tàn bạo và độc ác. Ông này có sở thích quái gở là cho người bỏ vào cũi thả trôi Sông, róc mía trên đầu sư, dùng dao cùn xẻo thịt người ? Em có nhận xét gì về vua Lê Long Đĩnh ? HS: Là một ông vua tàn bạo → nhân dân hết sức oán ghét. - GV: Vì ăn chơi Xa đọa, dâm dục quá mức nên ông này bị mắc bệnh trĩ phải nằm để coi trầu nên gọi là Lê Ngọa Triều. Mùa Đông năm 1009, vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh chết. ? Khi Long Đĩnh chết, quan trong triều tôn ai lên làm vua ? - HS: Khi Lê Long Đĩnh chết các quan lại trong triều tôn tướng Lý Công Uẩn lên làm vua, lập ra nhà Lý, mở ra một giai đoạn mới của lịch sử dân tộc, giai đoạn xây dựng đất nước với quy mô lớn, đặt nền tảng vững chắc và toàn diện cho sự phát triển của dân tộc. ? Tại sao Lý Công Uẩn được suy tôn lên ngôi vua ? - HS: Lý Công Uẩn là Người có học thức, đức độ, có uy tín, được triều thần nhà Lê quý trọng. ? Sau khi lên ngôi vua Lý Công Uẩn đã làm gì ? HS: Đặt niên hiệu là Thuận Thiên. Năm 1010, nhà Lý quyết định rời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La và đổi tên là Thăng Long. - GV treo LĐ Đại Việt từ TK X → TK XV giới thiệu lãnh thổ thời Lý . - HS xác định vị trí Đại La trên lược đồ và so sánh vị thế của Đại La so với Hoa Lư. ? Em có nhận xét gì về vùng đất Hoa Lư ? Tại sao hai triều Đinh, Lê lại không dời đô ? - HS: Hoa Lư là nơi núi non hiểm trở, sông bao quanh là một chiến hào vững chắc.Hai triều Đinh, Lê vẫn cứ phải đóng yên đô thành tại Hoa Lư chứng tỏ thế và lực chưa đủ mạnh. Lộ, Phủ có mặt thuận lợi là để phòng thủ, là Hoa Lư Vua trung tâm chính trị, nhưng không thể phát triển kinh tế, Quan đại thần văn hóa. Huyện Người bố cáo thiên hạ về quyết định dời đô của mình, Lý ? Để thực hiện: Hoàng Thị ngời công quan đã làmCác? (ban “Chiếu dời đô” ) Uẩn gì quan võ Các Hương, Xã ? Chiếu dời đô” là tác phẩm thuộc thể loại nào ? Hương, Xã văn Nội Dung cơ bản 1.Sự thành lập nhà Lý * Mục tiêu: HS nắm được hoàn cảnh ra đời và những việc làm của nhà Lý: Dời đô, dổi tên nước, xây dựng chính quyền a. Hoàn cảnh Năm 1009, Lê Long Đĩnh mất. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập. b. Những việc làm của nhà Lý - Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, đổi tên là Thăng Long. 8 4. Củng cố - GV dùng sơ đồ tư duy để củng cố lại nội dung bài học: - Em hãy nêu hoàn cảnh thành lập của nhà Lý ? - Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Đại Việt dưới thời Lý ? So sánh bộ máy thời Lý có gì khác thời Tiền Lê ? - Em hãy đánh giá công lao của Lý Công Uẩn đối với lịch sử dân tộc ? 5. Hướng dẫn về nhà - HS học bài cũ và làm bài tập. - Chuẩn bị bài 11 “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống 1075-1077” + Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống? + Nhà Lý đã làm gì để chống lại âm mưu đó ? IV. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………................................ .................................................................................................................................................... VII. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Với việc áp dụng một số nội dung dạy theo chủ đề tích hợp liên môn ở trường, tôi thấy đạt kết quả tốt: - Bằng những quan sát định tính tôi thấy ở các tiết dạy tích hợp liên môn các em học sinh tích cực, chủ động, hứng thú trong việc tìm ra các tri thức mới với những biểu hiện như: các em sôi nổi, chủ động bày tỏ quan điểm. - Các kiến thức mới hình thành trong bài học được thực hiện theo đúng quy trình logic của sự nhận thức → hiểu bản chất, dễ nhớ và nhớ lâu. - Các kiến thức mới hình thành đều được gắn với những tình huống cụ thể → tăng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Người thực hiện: Hoàng Thị ngời 9 - Được phát huy kiến thức ở nhiều môn học → tạo động lực cho học sinh học toàn diện các môn, tránh xu hướng học lệch ở các em. - Các em được phát triển các năng lực quan sát, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phán đoán, năng lực thu nhận thông tin, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy sáng tạo... - Bài kiểm tra 15 phút sau tiết học ở cả 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao các em đều đạt kết quả cao. PHIẾU ĐÁNH GIÁ Họ và tên:………………………………………… Lớp:……………… Hướng dẫn cách làm bài: - Với những câu hỏi trắc nghiệm em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng nhất. - Với những câu hỏi tự luận hãy ghi trực tiếp câu trả lời của em vào giấy thi Câu 1. Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La vào thời gian nào ? A. Năm 938 B. Năm 1009 C. Năm 1010 D. Năm 1011 Câu 2. Ai là tác giả của tác phẩm “Chiếu dời đô”? A. Trần Công Uẩn. B. Lý Công Uẩn C. Trần Thủ Đô ô. D. Lý Chiêu Hoàng Câu 3. Vì sao Lý Công Uẩn lại quyết định rời đô từ Hoa Lư về Đại La ? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………................................................... Từ những công lao của Lý Công Uẩn theo em chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với các vị anh hùng dân tộc ? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………................................................... Câu 4. Hoàng Thành Thăng Long được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm nào ? A. Năm 2010 B. Năm 2011 C. Năm 2009 D. Năm 2012 Câu 5.Là học sinh em cần làm gì để bảo vê ô các di sản văn hóa ? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………… Câu 6. Đứng đầu nhà nước thời Lý là ai? A. Quốc hội B. Chính phủ C. Quan văn D. Vua Người thực hiện: Hoàng Thị ngời 10 Câu 7. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên là gì ? Được ban hành vào năm nào ? A. Luật Hình thư (1042) B. Luật Hồng Đức (1054) C. Hình luật (1253) D. Luật tố tụng hình sự (1010) Câu 8. Quân đội dưới triều Lý được chia làm mấy bộ phận? A. Cấm quân và quân địa phương. B. Lộ quân và Sương quân C. Cấm quân và quân bảo vệ kinh thành D. Bộ binh và kị binh Câu 9. Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là gì? A. Văn Lang B. Đại Cồ Việt C. Đại Việt D. Đại Ngu Câu 10. Nhà Lý thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào? A. Không quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng B. Chỉ đặt quan hệ ngoại giao với nhà Chămpa. C. Quan hệ bình đẳng với các nước láng giềng. D. Đóng cửa không cho buôn bán với các nước khác. Câu 11. Nhà Lý đã thi hành chính sách gì để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. A. Gả công chúa cho các tù trưởng. B. Ban chức tước cho các tù trưởng C. Kiên quyết trừng trị bọn phản động D. Tất cả các đáp án trên đều đúng - Tiêu chí đánh giá: HS nắm chắc kiến thức trong bài học và kiến thức liên môn được sử dụng trong bài, trả lời đúng các câu hỏi Đáp án, thang điểm + Trắắc nghiệm. Mỗỗi câu đúng được 0.75đ Câu 1 2 4 6 7 Đáp án C B A D A Câu 3.(2đ) - Lý công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư về Đại La vì 8 A 9 C 10 C 11 D +Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá chỉ thuận lợi cho việc phòng thủ, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước. + Đại La có địa thế thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài; là nơi tụ họp của 4 phương. + Việc dời đô về Đại La là quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, thể hiện ước muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, khẳng định ý chí tự cường của dân tộc tạo đà cho sự phát triển đất nước. - Thái độ của học sinh đối với các vị anh hùng dân tộc: Biết ơn, tôn kính, noi gương những anh hùng, có công đức với dân, với nước. Câu 5 (1.25 đ) Người thực hiện: Hoàng Thị ngời 11 Là học sinh các em cần: - Giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa địa phương - Thường xuyên đi thăm các di tích lịch sử, di sản văn hóa - Không xả rác bừa bãi - Tố giác các hành vi trộm cắp hoặc phá hoại cổ vật, di vật văn hóa. VIII. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH (Bài kiểm tra 15 phút) - Sau khi chấm bài của HS, tôi thấy 100% học sinh trình bày được các kiến thức liên môn theo yêu cầu dự án đề ra về vận dụng kiến thức môn Ngữ văn, công dân, địa lí. Qua đó các em đã nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay cũng như có ý thức trách nhiệm bảo vệ các di sản văn hóa của dân tộc.Cụ thể: + 3 học sinh đạt điểm 10 + 18 học sinh đạt điểm 9. + 10 học sinh đạt điểm 8. + 4 học sinh đạt điểm 7, không có học sinh có kết quả trung bình. Từ kết quả học tập của các em tôi nhận thấy việc kết hợp kiến thức liên môn vào một môn học nào đó là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với Lịch sử. Cụ thể là dự án của tôi đã được thực hiện thử nghiệm ở môn Lịch Sử lớp 7 học kì I năm học 2016 – 2017 và kết quả đạt được khá khả quan. Do đó có thể áp dụng rộng rãi hơn ở các môn học khác. Những dự án dạy học tích hợp như thế này không những giúp các em nắm vững kiến thức môn Lịch sử mà còn giúp các em biết cách kết hợp kiến thức các môn học khác có liên quan để giải quyết những vấn đề trong bài học cũng như trong thực tiễn. Điều này hướng tới việc phát triển HS theo hướng toàn diện. Không chỉ vậy, việc thực hiện dự án này còn tạo điều kiện để giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức ở các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nhằm tăng cường chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy và học. Trên đây là dự án thử nghiệm của tôi, rất mong được sự ủng hộ đóng góp của các quý thầy, cô để tôi có thể hoàn thiện hơn dự án này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vĩnh Tân, ngày 5 tháng 10 năm 2016 Tác giả Người thực hiện: Hoàng Thị ngời 12 PHỤ LỤC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH Người thực hiện: Hoàng Thị ngời 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan