Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xử dụng hợp lý cây chống trong thi công nhà nhiều tầng ở đồng bằng sô...

Tài liệu Nghiên cứu xử dụng hợp lý cây chống trong thi công nhà nhiều tầng ở đồng bằng sông cửu long

.PDF
110
87
51

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ____________________________ NGUYỄN CÔNG LUẬN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG HỢP LÝ CÂY CHỐNG TRONG THI CÔNG NHÀ NHIỀU TẦNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN CÔNG LUẬN KHÓA 2014-2016 NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG HỢP LÝ CÂY CHỐNG TRONG THI CÔNG NHÀ NHIỀU TẦNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp MÃ SỐ: 60.58.02.08 LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN CHỦNG Hà Nội – 2016 LỜI CẢM ƠN Thời gian tham gia học lớp cao học do trường Đại học Kiến trúc Hà Nội mở tại trường Đại học Xây dựng Miền Tây, tôi đã được sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy, Cô hai trường cùng gia đình và các bạn học viên. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi đến quý Thầy, Cô trong Ban giám hiệu Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, trường Đại học Xây dựng Miền Tây đã quan tâm tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, thời gian, cho tôi có đủ điều kiện hoàn thành khóa học. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã truyền đạt kiến thức, giúp tôi áp dụng tốt trong việc nghiên cứu luận văn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Chủng đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, cùng những kinh nghiệm thực tế để tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ. Xin cảm ơn quý công ty Cổ Phần địa ốc Vĩnh Long, Công ty Xây dựng Vĩnh Long, Công ty TNHH Thuận Phú, công ty Licogi, Công ty cổ phần Confitech Cửu Long, công ty Xuyên Việt, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận các công trình đang thi công và cung cấp tài liệu giúp tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ. Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2016 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Công Luận LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2016 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Công Luận MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 Mục đích nghiên cứu đề tài .......................................................................... 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 2 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 2 CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 3 TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG CÂY CHỐNG TRONG THI CÔNG NHÀ NHIỀU TẦNG .............................................................................................. 3 1.1. Cây chống trong thi công nhà nhiều tầng trên thế giới. ...................... 3 1.1.1. Sơ lược về sự phát triển nhà nhiều tầng trên thế giới............................ 3 1.1.2. Định nghĩa nhà nhiều tầng trên thế giới. .............................................. 6 1.1.3. Cây chống trong xây dựng nhà nhiều tầng trên thế giới. ...................... 7 a. Vật liệu làm cây chống. .............................................................................. 7 b. Phương pháp sử dụng cây chống. ............................................................... 8 1.2. Sử dụng cây chống trong xây dựng nhà nhiều tầng ở Việt Nam....... 11 1.2.1. Khái niệm, vai trò, yêu cầu, thành phần cây chống trong thi công xây dựng. ............................................................................................................ 11 1.2.2. Phân loại cây chống. .......................................................................... 14 a. Căn cứ vào đối tượng kết cấu sử dụng. ..................................................... 14 b. Căn cứ vào cấu tạo, cách chế tạo, sử dụng tháo lắp. ................................ 15 c. Căn cứ vào mức độ khó khăn trong thi công. ............................................ 15 d. Căn cứ vào vật liệu chế tạo. ..................................................................... 16 1.2.3. Gia công và cấu tạo cây chống. .......................................................... 20 1.2.4. Lắp dựng, vận chuyển và bảo quản cây chống. ................................... 22 1.2.5. Một số vụ tai nạn lao động liên quan đến hệ thống cây chống ............ 24 1.3. Cây chống trong thi công nhà nhiều tầng ở Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua ........................................................................... 28 1.3.1. Vật liệu sử dụng làm cây chống ở Đồng bằng sông Cửu Long. ........... 28 a. Cây chống gỗ xẻ ....................................................................................... 28 b. Các loại cây chống gỗ khác ...................................................................... 28 c. Cây chống kim loại ................................................................................... 29 1.3.2. Các loại cây chống sử dụng thi công nhà nhiều tầng ở Đồng bằng sông Cửu Long. .................................................................................................... 30 1.3.3. Các phương pháp chống đỡ ván khuôn (dầm sàn; dầm, giằng tường; sàn, mái hắt, lanh tô. .................................................................................... 32 1.3.4. Giới thiệu một số loại cây chống đỡ. .................................................. 33 1.4. Nhận xét thực trạng và yêu cầu sử dụng hợp lý cây chống ở Đồng bằng sông Cửu Long. ................................................................................. 36 CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 38 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÂY CHỐNG TRONG THI CÔNG NHÀ NHIỀU TẦNG .............................................. 38 2.1. Cơ sở khoa học..................................................................................... 38 2.1.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến hệ thống cây chống. ...................... 38 a. Các yêu cầu về thiết kế cây chống. ........................................................... 38 b. Các yêu cầu về vật liệu cây chống. ........................................................... 38 c. Các yêu cầu về lắp dựng và tháo dỡ cây chống. ....................................... 39 2.1.2. Xác định khả năng chịu lực của cây chống. ........................................ 42 a. Khả năng chịu lực của cây chống gỗ. ....................................................... 42 b. Khả năng chịu lực của cây chống Kim loại. ............................................. 42 c. Quy định tính toán. ................................................................................... 42 d. Tổ hợp tải trọng tác dụng lên cây chống................................................... 44 2.1.3. Kinh nghiệm từ thực tiễn của việc sử dụng cây chống gỗ.................... 45 a. Kinh nghiệm lựa chọn cây chống.............................................................. 46 b. Kinh nghiệm tổ hợp hệ cây chống gỗ. ....................................................... 46 c. Kiểm tra và giám sát sự làm việc của cây chống gỗ. ................................. 47 d. Tái sử dụng cây chống gỗ. ........................................................................ 47 2.2. Cơ sở pháp lý ....................................................................................... 48 2.2.1. Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn liên quan đến chất lượng công trình. .................................................................................................... 48 a. Yêu cầu đối với công trường xây dựng ..................................................... 48 b. Yêu cầu về sử dụng vật liệu xây dựng ....................................................... 49 c. Yêu cầu đối với thi công xây dựng công trình. .......................................... 49 2.2.2. Luật về an toàn lao động. ................................................................... 53 2.2.3. Luật về môi trường. ............................................................................ 53 2.2.4. Luật về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu. .............................................. 54 CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 59 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN, SỬ DỤNG HỢP LÝ CÂY CHỐNG TRONG XÂY DỰNG NHÀ NHIỀU TẦNG KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...................... 59 3.1. Nhà nhiều tầng ở Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới và nhu cầu sử dụng cây chống. ....................................................................... 59 3.1.1. Đặc điểm về hệ kết cấu BTCT của nhà nhiều tầng và nhu cầu sử dụng cây chống. .................................................................................................... 59 a. Thi công hệ kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép. ................................. 59 b. Đặc điểm về phần hoàn thiện kiến trúc nhà nhiều tầng. ........................... 60 c. Đặc điểm về hệ thống kỹ thuật của nhà nhiều tầng. .................................. 61 3.1.2. Nhu cầu cây chống và nhà nhiều tầng ở ĐBSCL trong thời gian tới. .. 62 3.2. Lựa chọn sử dụng cây chống theo các tiêu chí kỹ thuật ................... 63 3.2.1. Lựa chọn cây chống theo công nghệ thi công ..................................... 63 3.2.2. Lựa chọn theo vật liệu của cây chống. ................................................ 66 3.2.3. Lựa chọn cây chống theo chức năng của hệ giàn giáo ........................ 67 3.2.4. Lựa chọn cây chống theo phương pháp tổ chức thi công. ................... 68 3.3. Lựa chọn sử dụng cây chống theo tiêu chí hiệu quả sử dụng. ........... 69 3.3.1. Về mức độ đầu tư ban đầu. ................................................................. 69 3.3.2. Về khả năng luân chuyển. ................................................................... 72 3.3.3. Về khả năng cơ giới hóa. .................................................................... 73 3.3.4. Về năng suất lao động. ....................................................................... 75 3.3.5. Về chất lượng công trình và an toàn lao động. ................................... 77 a. Đảm bảo chất lượng công trình ................................................................ 77 b. Đảm bảo an toàn lao động ....................................................................... 80 3.3.6. Về khả năng tái sử dụng và ảnh hưởng môi trường. ........................... 80 3.4. Tính toán hệ giàn giáo làm cơ sở để lựa chọn cây chống................... 81 3.4.1. Tính toán cây chống đứng. ................................................................. 81 3.4.2. Tính toán cây chống xiên. ................................................................... 83 3.4.3. Tính toán hệ giằng ngang. .................................................................. 84 3.4.4. Tính toán tổ hợp cây chống thép. ........................................................ 86 3.4.5. Ổn định cho hệ cây chống................................................................... 86 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 88 KẾT LUẬN.................................................................................................. 88 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐHXD Đại học Xây dựng ĐHKT Đại học Kỹ thuật TP Thành phố VL Vĩnh Long CL Cửu Long TNLĐ Tai nạn lao động ATLĐ An toàn lao động NLĐ Người lao động BTCT Bê tông cốt thép DN Doanh nghiệp TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam QCVN Quy chuẩn Việt Nam DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Số hiệu Tên hình ảnh hình Số trang Hình 1.1 Tháp Burj Dubai: 818m,162 tầng Hình (UAE) 5 Hình 1.2 Tháp Tokyo Skytree:634m (Nhật Bản) 5 Hình 1.3 Hình 1.4 Hình 1.5 Hình 1.6 One World Trade Center Cao 541,32m, 104 tầng (Hoa Kỳ) Taipei 101, 509m, 101 tầng ( Đài Loan) Trung tâm Tài chính Thượng Hải, 492m, 101 tầng (Trung Quốc) International Commerce Centre, 484m, 118 tầng(Hồng Kông) 5 5 6 6 Hình 1.7 Petronas Towers, cao452m,88 tầng ( Malaysia) 6 Hình 1.8 Tháp Kim Mậu, cao 421m, 88 tầng (Trung Quốc) 6 Cây chống tăng,kích tăng chân và kích tăng đầu,cùm Hình 1.9 chết và cùm cố định 9 [https://dangiaohcm.wordpress.com/] Hình 1.10 Cây chống xiên [www.dangiaovinhloi.com] Hình 1.11 Cây chống tổ hợp (giáo Pal) [www.dangiaovinhloi.com] 10 11 Hình 1.12 Cây chống gỗ xẻ [Goxaydung.vn] 16 Hình 1.13 Hình ảnh cây chống gỗ Bạch Đàn,Tràm 18 Hình 1.14 Cây chống đơn kim loại [www.dangiao24h.com] 19 Hình 1.15 Ứng dụng cây chống kim loại chống cột, sàn, cầu thang, móng. 20 Số hiệu Tên hình ảnh hình Số trang Hình 1.16 Cấu tạo cây chống đơn[https://goo.gl/Op2M72] 21 Hình 1.17 Cấu tạo cây chống tổ hợp[https://goo.gl/Op2M72] 21 Hình 1.18 Hình 1.19 Hình 1.20 Lắp dựng cây chống gỗ đỡ ván khuôn sàn[https://goo.gl/Op2M72] Lắp dựng cây chống đơn thép đỡ ván khuôn sàn[https://goo.gl/Op2M72] Lắp dựng cây chống tổ hợp thép[https://goo.gl/Op2M72] Hình 1.21 Hình ảnh không an toàn trong thi công trên giàn giáo. Hình 1.22 Hình ảnh sập giàn giáo công trình trung tâm tiệc cưới Cần Thơ. 22 23 24 25 25 Hình 1.23 Hình ảnh sập giàn giáo công trình ở Tp HCM 26 Hình 1.24 Hình ảnh sập giàn giáo công trình ở Hà Tĩnh 26 Hình 1.25 Hình ảnh sập giàn giáo công trình ở Khu đô thị Mỗ Lao Hình 1.26 Cây chống gỗ xẻ có tại Vĩnh Long Hình 1.27 Cây chống gỗ tràm, bạch đàn [www.hoangphatwood.com] Hình 1.28 Cây chống kim loại Khách sạn Vincom Cần Thơ Hình 1.29 Hình 1.30 Cây chống móng và cột nhà làm việc trường ĐHXD Miền Tây Cây chống tường tầng hầm bệnh viện đa khoa Vĩnh Long Hình 1.31 Cây chống sàn khu giảng đường trường ĐHXD Miền 27 28 29 29 30 31 31 Số hiệu Tên hình ảnh hình Số trang Tây Hình 1.32 Cây chống thang máy và thang bộ khu giảng đường trường ĐHSP Kỹ thuật VL 31 Hình 1.33 Cây chống đơn điều chỉnh được 33 Hình 1.34 Các phụ kiện liên kết cây chống đơn 34 Hình 1.35 Giàn giáo bằng ống thép [https://goo.gl/Op2M72] 34 Hình 1.36 Chi tiết liên kết giàn giáo ống thép[https://goo.gl/Op2M72] 35 Hình 1.37 Cấu tạo hệ giáo Pal tổ hợp[https://goo.gl/Op2M72] 35 Hình 3.1 Phương pháp luân chuyển cây chống 2 tầng 72 Hình 3.2 Phương pháp thi công cây chống sàn 74 Hình 3.3 Cây chống ảnh hưởng chất lượng bê tông 78 Hình 3.4 Hình ảnh chất lượng bê tông không đảm bảo 79 Hình 3.5 Hình 3.6 Hình 3.7 Giàn giáo ống thép hệ giằng ngang và giằng chéo [https://goo.gl/YM3Prp] Ổn định giàn giáo trên khi kê vào giàn công xon, trang 298[9] Ổn định giàn giáo trên các dầm công xon, trang 299[9] 85 87 87 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng, biểu bảng, biểu Số trang Bảng 1.1 Quy cách cây chống kiểu Vĩnh Lợi 34 Bảng 1.2 Quy cách chiều dài và trọng lượng của giáo ống thép. 35 Bảng 2.1 Thống kê cây chống cho ô sàn theo kinh nghiệm thực tế. 47 Bảng 3.1 Chọn kiểu cây chống, giàn giáo đỡ ván khuôn. 64 Bảng 3.2 Lựa chọn cây chống theo vật liệu liên kết. 66 Bảng 3.3 Giá thực tế cây chống gỗ, thép. 69 Bảng 3.4 Bảng 3.5 Giá thành đầu tư hoàn chỉnh 100m2 sàn sử dụng cây chống sàn gỗ. Giá thành đầu tư hoàn chỉnh 100m2 sàn cây chống kim loại thép. 70 71 Bảng 3.6 Thông tin về hai công trình khảo sát thực nghiệm 75 Bảng 3.7 Cây chống ảnh hưởng đến năng suất lao động 76 Bảng 3.8 Hiện tượng bê tông khi tháo cây chống 78 Bảng 3.9 Quy cách ống giáo thép kiểu Hòa Phát 83 Bảng 3.10 Bảng 3.11 Giá trị áp lực gió theo bản đồ phân vùng áp lực gió trên lãnh thổ Việt Nam. Giàn giáo ống thép được làm từ nhiều ống thép tiêu chuẩn. 83 84 Bảng 3.12 Tải trọng cho phép (kN) của giàn giáo ống thép. 85 Bảng 3.13 Ứng suất cho phép của vật liệu thép trong xây dựng. 86 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Đồng bằng sông Cửu Long có 13 tỉnh, Thành phố với diện tích 39.747 km2 , dân số vào khoảng 17.330.900 người chiếm 19,2% của cả nước. Trong bối cảnh đất nước trên con đường phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa với tốc độ nhanh chóng, không chỉ ở các thành phố lớn như TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng có nhiều dự án lớn, các công trình công nghiệp và dân dụng có quy mô được triển khai xây dựng. Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang phát triển vươn lên mạnh mẽ về Kinh tế, Chính trị, Văn hoá - Xã hội. Tốc độ đô thị hóa không ngừng phát triển, đi kèm theo đó dân số thành thị tăng nhanh, việc dân số tăng nhanh đã dẫn đến nhiều vấn đề cần giải quyết: chỗ ở, việc làm, các vấn đề xã hội khác; sự thiếu hụt về đất xây dựng dẫn đến thúc đẩy các khu nhà phát triển theo chiều cao. Trong những năm vừa qua ngành xây dựng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phát triển không ngừng một loạt các dự án xây dựng nhà nhiều tầng đã được khởi công xây dựng như: dự án trường Đại học Xây dựng Miền Tây, dự án khu mua sắm Nguyễn Huệ ở An Giang, khách sạn Mường Thanh ở Tp Cần Thơ; ngoài ra các dự án đang thi công bệnh viện đa khoa Vĩnh Long, nhà làm việc Công an tỉnh Vĩnh Long, Trung tâm thương mại – Khách sạn Vincom Cần Thơ; Hiện nay sử dụng cây chống trong xây dựng nhà nhiều tầng chiếm tỷ trọng tương đối lớn giá trị đầu tư xây dựng công trình. Việc sử dụng cây chống hợp lý sẽ làm tăng chất lượng công trình, không bị các sự cố trong thi công, kết cấu công trình được bảo đảm, an toàn trong khi thi công, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, đem lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần giảm giá thành xây dựng. 2 Trong những năm gần đây một số công trình trong nước bị sự cố có liên quan một phần đến cây chống như: nhịp dẫn cầu Cần Thơ, Trung tâm tổ chức tiệc cưới Cần Thơ, công trình kinh doanh dịch vụ giải trí nằm trên đường Lê Văn Duyệt, phường 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang; Một trong những vấn đề cần quan tâm hiện nay là việc sử dụng hợp lý cây chống trong thi công nhà nhiều tầng của các nhà thầu ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm đề xuất tổng kết về các mặt kinh tế, chất lượng, an toàn; cho từng loại cây chống. Chính vì vậy đề tài “Nghiên cứu sử dụng hợp lý cây chống trong thi công nhà nhiều tầng ở Đồng bằng sông Cửu Long” phân tích ưu, nhược điểm của từng loại cây chống nhằm tìm ra những nguyên tắc lựa chọn, sử dụng hợp lý cây chống khi thi công nhà nhiều tầng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mục đích nghiên cứu đề tài Trên cơ sở nghiên cứu về tình hình sử dụng cây chống ở Việt Nam, ở Đồng bằng sông Cửu Long, luận văn đề xuất một số nguyên tắc lựa chọn, sử dụng hợp lý cây chống trong thi công nhà nhiều tầng ở Đồng bằng sông CL. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các nguyên tắc lựa chọn, sử dụng hợp lý cây chống trong thi công nhà nhiều tầng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Phạm vi nghiên cứu: Cây chống gỗ, cây chống thép trong thi công nhà nhiều tầng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Luận văn tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng cây chống trong thi công nhà nhiều tầng. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp khả thi trong việc lựa chọn, sử dụng cây chống nhằm đảm bảo chất lượng công trình, giá thành xây dựng hợp lý và bảo vệ môi trường trong thi công nhà nhiều tầng ở Đồng bằng sông Cửu Long. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Vấn đề kỹ thuật thi công các công trình nhà nhiều tầng ở khu vực Đồng bằn sông Cửu Long luôn gặp những khó khăn về hệ thống giàn giáo. Lợi thế thường thấy đối với vùng sông nước này là sử dụng cây Tràm, một loại vật liệu tương tự như cây tre ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Song sử dụng trong thi công nhà nhiều tầng bằng kết cấu bê tông cốt thép loại vật liệu địa phương hay những hệ giàn giáo thép chuyên dụng cần có sự quan tâm phù hợp. Trên cơ sở phân tích thực trạng sử dụng cây chống và cở sở kỹ thuật và pháp lý, Luận văn đã đề xuất một số nguyên tắc để các cán bộ kỹ thuật và chủ đầu tư lựa chọn sử dụng hợp lý cây chống cho công trình nhà nhiều tầng tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Các đề xuất cụ thể đó là: 1. Lựa chọn sử dụng cây chống hợp lý căn cứ các yêu cầu kỹ thuật như: - Sử dụng cây chống phải căn cứ vào giải pháp cấu tạo các cấu kiện của hệ kết cấu bê tông cốt thép nhà cao tầng và phương pháp đổ bê tông; - Lựa chọn cây chống phù hợp với vật liệu làm cây chống và các loại vật liệu khác như giằng, liên kết, … - Lựa chọn hệ cây chống cần xem xét trong mối tương quan với phương pháp tổ chức thi công hệ kết cấu bê tông cốt thép nhà nhiều tầng. 2. Lựa chọn sử dụng cây chống căn cứ các yêu cầu về hiệu quả: - Cần xem xét tổng thể về vốn đầu tư ban đầu và hiệu quả của dự án; - Khả năng luân chuyển của hệ cột chống phục vụ thi công toàn bộ hệ kết cấu; - Cây chống có khả năng sử dụng đa dạng, có khả năng cơ giới hóa tăng năng suất lao động; - Hệ cây chống phải hướng tới mục tiêu chất lượng sản phẩm cuối cùng và đảm bảo tuyệt đối về an toàn lao động; 89 - Sử dụng cây chống cũng cần được xem xét theo các tiêu chí về phát triển bền vững thông qua khả năng tái chế và ít tác động xấu tới môi trường. 3. Để định lượng được các tiêu chí lựa chọn nêu trên và làm cơ sở để chọn được cây chống hợp lý, Luận văn giới thiệu sơ bộ phương pháp tính toán hệ giàn giáo. Luận văn cũng lược qua và giới thiệu các tài liệu, tiêu chuẩn kiểm tra và thử nghiệm để các kỹ sư tham khảo trong việc lựa chọn cây chống cho dự án của mình. KIẾN NGHỊ Luận văn mới chỉ nêu được các nguyên tắc cần xem xét khi lựa chọn, sử dụng cây chống trong thi công nhà nhiều tầng ở khu vực ĐBSCL. Tác giả luận văn kiến nghị: - Cần có các tiêu chuẩn kỹ thuật hướng dẫn tính toán, thiết kế lựa chọn hệ giàn giáo phù hợp với loại vật liệu và công nghệ thi công kết cấu BTCT tiên tiến trong các công trình dân dụng & công nghiệp, các biện pháp kiểm nghiệm các chi tiết và hệ giàn giáo trước khi sử dụng vào công trình. - Tác giả luận văn mong muốn được nghiên cứu tiếp để có thể xây dựng một công cụ như dạng bảng hay một phần mềm trợ giúp các kỹ sư lựa chọn khi gặp các đối tượng phải sử dụng cây chống của hệ giàn giáo trong các trường hợp cụ thể phù hợp với các tiêu chí đề xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Triệu Tây An và nhóm tác giả. Hỏi đáp thiết kế và thi công kết cấu nhà cao tầng. Nhà xuất bản Xây dựng, 1996. 2. Công nghệ xây dựng nhà cao tầng. Báo cáo tổng kết của Viện KHKT Xây dựng. Hà Nội, 1995. 3. Nguyễn Huy Côn. Các công nghệ xây dựng thích hợp. Hà Nội - Bộ Xây dựng, 1992. 4. Nguyễn Bá Dũng, Nguyễn Đình Thám, Lê Văn Tin. Kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trong xây dựng. Nhà xuất bản Xây dựng, 1997. 5. Hồ Thế Đức, Lưu Minh Luận, Hầu Quân Vỹ, Vương Thiện Khánh, Trương Đạm, Diệp Lâm Tiêu. Thi công kiến trúc cao tầng. Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2001. 6. Bùi Mạnh Hùng. Công nghệ ván khuôn trượt xây dựng nhà cao tầng. Nhà xuất bản Xây dựng, 2005. 7. Bùi Mạnh Hùng. Công nghệ ván khuôn và giàn giáo trong xây dựng. Nhà xuất bản Xây dựng, 2007. 8. Bùi Mạnh Hùng. Bảo hộ lao động trong xây dựng. Nhà xuất bản Xây dựng, 2012. 9. Phan Hùng, Trần Như Đính. Ván khuôn và giàn giáo. Nhà xuất bản Xây dựng, 2000. 10. Lê Văn Kiểm. Album thi công xây dựng. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2001. 11. Lê Kiều, Nguyễn Duy Ngụ, Nguyễn Đình Thám. Kỹ thuật xây dựng (công tác đất và thi công bê tông toàn khối). Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 1995. 12. Những giải pháp kỹ thuật an toàn trong xây dựng. Nhà xuất bản Xây dựng, 2002.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất