Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ứng dụng xử lý nền đất yếu bằng trụ đá ba lát (tt)...

Tài liệu Nghiên cứu ứng dụng xử lý nền đất yếu bằng trụ đá ba lát (tt)

.PDF
25
94
118

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --------------------------- NGUYỄN NGỌC KIÊN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU BẰNG TRỤ ĐÁ BA LÁT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN Hà Nội – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --------------------------- NGUYỄN NGỌC KIÊN KHÓA 2012-2014 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU BẰNG TRỤ ĐÁ BA LÁT Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD&CN Mã số: 60.58.02.08 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN NGỌC THANH Hà Nội – 2014 LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin bày tỏ tình cảm biết ơn chân thành tới tất cả các thầy cô trong Khoa Sau đại học - Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội với những chỉ dẫn và giúp đỡ trong quá trình học tập cũng như khi tiến hành làm luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Ngọc Thanh người trực tiếp hướng dẫn khoa học, cùng các thầy giáo trong Bộ môn Địa Kỹ Thuật - Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội đã có những ý kiến đóng góp quý báu cho nội dung của luận văn. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn gia đình và các bạn đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Vì thời gian thực hiện luận văn có hạn nên không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Hà Nội, ngày 0 8 tháng 08 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Kiên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Kiên LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU BẰNG TRỤ ĐÁ BA LÁT ................................................................................................................ 7 1.1 Nền đất yếu và các phương pháp xử lý nền đất yếu ............................... 7 1.1.1 Khái niệm về nền đất yếu[1]; [2]; [4] ................................................... 7 1.1.2 Các loại nền đất yếu thường gặp trong tự nhiên [1];[2];[4] .................. 8 1.1.3 Các phương pháp xử lý nền đất yếu[1]; [2]; [4] ................................... 9 1.2 Xử lý nền đất yếu bằng trụ đá ba lát ...................................................... 21 1.2.1 Tổng quan về trụ đá ba lát[1];[15] ...................................................... 21 1.2.2 Các giả thiết và phương pháp tính toán trụ đá ba lát .......................... 25 1.2.3 Các phương pháp thi công trụ đá hiện nay ......................................... 26 1.3 Ứng dụng của trụ đá ba lát trong xử lý nền đất yếu ............................. 32 1.3.1 Ứng dụng trụ đá ba lát trong xử lý nền đất yếu trên thế giới[15] ....... 32 1.3.2 Thực trạng ứng dụng trụ đá ba lát ở Việt Nam. .................................. 37 CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN TRỤ ĐÁ BA LÁT .............................................................................................................. 40 2.1 Tính toán trụ đá ba lát theo các công thức lý thuyết ............................ 40 2.1.1 Phương pháp phần tử đơn vị ............................................................... 40 2.1.2 Tính toán trụ đá ba lát theo sức chịu tải cực hạn ................................ 43 2.2 Tính toán trụ đá theo các công thức thực nghiệm ................................ 46 2.2.1 Dựa vào quan hệ giữa lực dính không thoát nước và áp lực tới hạn .. 46 2.2.2 Tính toán trụ đá ba lát dựa trên kết quả thí nghiệm pressuremeter .... 48 2.2.3 Tính toán trụ đá theo phương pháp của Priebe (1995)[1];[12] ........... 49 2.3 Tính toán trụ đá theo phương pháp phần tử tới hạn (Plaxis) ............. 54 2.3.1 Giới thiệu về phần mềm Plaxis ........................................................... 54 2.3.2 Tính toán mô phỏng sự làm việc của trụ đá bằng phần mềm Plaxis .. 56 2.4 Phân tích sự tập trung ứng suất ở trong trụ đá và đất nền xung quanh [3] ..................................................................................................................... 68 CHƯƠNG III. ÁP DỤNG XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU BẰNG TRỤ ĐÁ BA LÁT TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỊA TẦNG MỘT SỐ KHU VỰC .................... 70 3.1 Áp dụng cho bể chứa Sainte-Menehould (Pháp) .................................. 70 3.1.1 Mô hình hóa ........................................................................................ 70 3.1.2 Kết quả mô hình hóa. .......................................................................... 72 3.2 Mô phỏng thí nghiệm thực tế .................................................................. 74 3.3 Ví dụ tính toán áp dụng xử lý nền đất yếu bằng trụ đá ba lát tại công trình Era – TP Hồ Chí Minh ......................................................................... 79 3.3.1 Giới thiệu dự án................................................................................... 79 3.4 Tính toán xử lý nền đất yếu bằng trụ đá khi chịu tải trọng động đất. 87 3.4.1 Tính toán bằng các công thức thực nghiệm cho công trình Petras Harbor [23]. .................................................................................................. 87 3.4.2 Mô phỏng trụ đá xét tới tải trọng động đất ....................................... 93 3.5 Nghiên cứu khả năng áp dụng trụ đá ở những vùng có xảy ra hóa lỏng đất ở Việt Nam ................................................................................................ 96 3.5.1 Hiện tượng hóa lỏng đất ...................................................................... 96 3.5.2 Các nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hóa lỏng ........................... 98 3.5.3 Tác dụng của trụ đá đối với những vùng có khả năng hóa lỏng ......... 99 3.5.4 Khả năng áp dụng trụ đá cho một số khu vực có khả năng bị hóa lỏng tại Việt Nam ............................................................................................... 102 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 103 KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 104 MỤC LỤC HÌNH VẼ Số hình Tên hình vẽ Hình 1.1 Thi công bấc thấm tại nhà máy thép Hưng Nghiệp - Formosa Hình 1.2 Xử lý nền đất yếu bằng trụ vôi Hình 1.3 Hình ảnh thi công trụ xi măng đất Hình 1.4 Hình ảnh thi công vải địa kỹ thuật Hình 1.5 Lựa chọn đường kính trụ đá Hình 1.6 Thi công trụ đá bằng phương pháp thay-rung Hình 1.7 Thi công trụ đá ba lát theo dạng Franki Hình 1.8 Máy thi công trụ đá Franki Hình 1.9 Thi công trụ đá bằng khoan tạo lỗ Hình 1.10 Thiết bị thi công trụ đá theo phương pháp khoan ép tạo lỗ Hình 1.11 Thi công trụ đá dưới nước Hình 1.12 Chi tiết và nguyên lý làm việc của máy đầm rung Hình 1.13 Kích thước và hình thức các loại đầm rung Hình 1.14 Hình ảnh thi công trụ đá gia cố đất nền cho 2 bể chứa gas lỏng tại Ấn độ Hình 1.15 Hình ảnh thi công trụ đá bằng phương pháp khô tại Ấn độ Hình 1.16 Hình 1.17 Hình 1.18 Hình ảnh thi công tại bãi container, Cảng nam Manila, Philipines Sử dụng trụ đá để tăng cường khả năng chống trượt Đại lộ trên Putrajaya, Malaysia Sử dụng trụ đá để tăng cường ổn định và chống trượt cho nền đắp BR8 Putrajaya, Selangor, Malaysia (1999) Hình 1.19 Sử dụng trụ đá để tăng cường ổn định tại dự án đường cao tốc Shah Alam, Malaysia Hình 1.20 Thi công trụ đá ba lát để đắp đê lấn biển tại Monaco Hình 1.21 Hình 2.1 Hình 2.2 Hình ảnh thi công trụ đá tại dự án Biển Đông - Vũng Tàu- Việt Nam Đường kính tương đương của trụ đá trong các dạng lưới trụ Hình vẽ mô hình hóa phần tử đơn vị trong tính toán trụ đá ba lát Hình 2.3 Sơ đồ phân bố ứng suất lên nền gia cố bằng trụ đá Hình 2.4 Trụ đá dưới tải trọng móng băng và tải trọng phân bố đều Hình 2.5 Sơ đồ phân tích sự làm việc của nhóm trụ Hình 2.6a Dự đoán của tải trọng hiệu quả và đường kính của một trụ ba lát theo lực dính không thoát nước Bảng biểu thị quan hệ giữa tỉ lệ nén chặt của đất trước và sau Hình 2.6b khi gia cố bằng trụ đá với khoảng cách giữa các trụ đá và lực dính của đất xung quanh trụ đá. Hình 2.7 Lựa chọn đường kính trụ đá (Dhouib et Blondeau, 2005)[15] Hình 2.8 Các mô hình quan hệ ứng suất và biến dạng của đất Hình 2.9 Mô hình trụ đá trong đất với khoảng cách giữa các trụ đá Hình 2.10 Kết quả chuyển vị đứng của nền khi chưa xử lý bằng trụ đá Hình 2.11. Kết quả chuyển vị đứng của nền khi nền được xử lý bằng trụ đá Hình 2.12 Phân bố độ lún theo mặt cắt ngang với khoảng cách trụ 2m Hình 2.13 Phân bố độ lún theo mặt cắt ngang với khoảng cách trụ 5m Hình 2.14 Hình vẽ sự phân bố ứng suất khi chưa xử lý nền và đã sử dụng trụ đá Hình 2.15. Mô hình 2D trụ đá trên nền cứng Hình 2.16. So sánh độ lún khi sử dụng trụ và không sử dụng trụ đá Hình 2.17. Hình 2.18. Hình 2.19. So sánh độ lún khi sử dụng trụ đá với khoảng cách giữa các trụ khác nhau với tải trọng 100 kPa Ảnh hưởng của góc ma sát trong đất và trụ đá tới hiệu quả của việc giảm lún Ảnh hưởng của tỉ số mô đun của trụ đá /đất nền tới hiệu quả giảm lún Hình 2.20. Ảnh hưởng của đường kính trụ đá tới hiệu quả giảm lún Hình 2.21. Hình 2.22. Hình 2.23. Hình 2.24. So sánh kết quả lún theo phương pháp của Priebe và mô hình hóa (với cùng giá trị as =0,11) So sánh kết quả lún theo phương pháp của Priebe và mô hình hóa (với cùng giá trị tải trọng 100 kPa) So sánh kết quả lún theo phương pháp của Priebe và mô hình hóa (ảnh hưởng của góc ma sát trong của trụ đá) So sánh kết quả lún theo phương pháp của Priebe và mô hình hóa (ảnh hưởng của tỉ số mô đun trụ đá/ đất nền) Hình 2.25. Mô hình cột đất trong 3D với một trụ đá ở trung tâm [3] Hình 2.26 Sự thay đổi ứng suất trong đất nền theo độ sâu (Six, 2006) Hình 2.27 Tỉ số ứng suất trong trụ đá và ứng suất trong nền đất Hình 3.1 Kích thước hình học của bể chứa và phương án xử lý nền Hình 3.2: Hình 3.3. Hình 3.4. Hình 3.5: Mô hình bể chứa Saint Menehould Ứng suất theo phương ngang của đất ở độ sâu 5,8m sau khi xử lý nền bằng trụ đá với mở rộng bán kính trụ 15% Độ lún của bể chứa a) không có trụ đá, b) sử dụng trụ đá, c) sử dụng trụ đá với mở rộng bán kính trụ 15% Thí nghiệm hiện trường đối với 1 trụ đá và nhóm 3 trụ đá (Maurya et al., 2005 [26]) Hình 3.6. Mô hình hóa thí nghiệm trụ đơn với ảnh hưởng của 6 trụ khác Hình 3.7 Kết quả so sánh giữa thực nghiệm và mô hình hóa Hình 3.8 Hình 3.9: Mô hình thí nghiệm nhóm 3 trụ đá trong hệ thống gồm 15 trụ đá xung quanh So sánh kết quả mô hình và thí nghiệm thực tế với nhóm 3 trụ đá Hình 3.10 Hình vẽ mô hình của dự án Era- TP Hồ Chí Minh Hình 3.11. Sơ đồ tải trọng tác dụng lên đất nền và dãy trụ đá Hình 3.12. Trụ địa tầng điển hình khu vực Hình 3.13. Các thông số về nền đất và trụ đá Hình 3.14. Mô phỏng 2D tường và trụ đá trong Plaxis Hình 3.15. Chuyển vị ngang của nền khi được gia cường bằng trụ đá Hình 3.16. Chuyển vị tổng thể của nền khi được gia cường bằng trụ đá Hình 3.17. Mô hình 3D tường và trụ đá trong Plaxis Hình 3.18. Thông số đầu vào của nền đất Hình 3.19. Chuyển vị tổng thể của nền khi được gia cường bằng trụ đá Hình 3.20. Chuyển vị ngang của nền khi được gia cường bằng trụ đá Hình 3.21. Mặt cắt ngang đê chắn song Hình 3.22. Mặt cắt ngang đê biển Hình 3.23. Giả định cơ bản của trụ đá và nền đất khi chịu ứng suất cắt Hình 3.24. Bảng tra tỉ số ứng suất ứng với tải trọng 300kg/m2 cho trụ đá Hình 3-25 Bảng tra chỉ số ứng suất kháng động đất dựa vào chỉ số qc1 Hình 3.26. Mô hình dãy trụ đá gia cường nền đất đắp Hình 3.27. Khai báo tải trọng động đất Hình 3.28. Độ lún của toàn bộ nền khi chưa xử lý bằng trụ đá Hình 3.29. Độ lún của nền khi xử lý bằng trụ đá Hình 3.30. Phân bố ứng suất trong nền sau khi xử lý bằng trụ đá Hình 3.31. Các giai đoạn phân tích bài toán mô phỏng Hình 3.32. Hình ảnh kết cấu đất khi bị hóa lỏng Hình 3.33. Hình ảnh các nguyên nhân gây ra hiện tượng hóa lỏng đất Hình 3.34. Phân bố hạt đất trước và sau khi xử lý bằng trụ đá [23] Hình 3.35. Ví dụ minh họa sức kháng xuyên (CPT) trước và sau khi xử lý nền bằng trụ đá [23] Hình 3.36. Ví dụ minh họa sự làm việc trụ đá [24] Hình 3.37. Ví dụ minh họa sự làm việc trụ đá khi chịu lực cắt [25] Hình 3.38. Ví dụ minh họa sự tác dụng của trụ đá tại Nisqually [25] MỤC LỤC BẢNG BIỂU Bảng Bảng 2.1 Bảng 2.2 Tên bảng Bảng tra hệ số cải thiện nền đất n của Priebe Bảng tra hệ số ( A / Ac ) dựa vào tỉ lệ modun Dc/Ds và góc ma sát trong của đất xung quanh khi kể đến sự nén lún của trụ đá. Bảng 2.3 Bảng 2.4 Bảng 2.5 Bảng tra hệ số fd theo hệ số y dựa vào góc ma sát trong của đất nền xung quanh Bảng biểu thị sự phân bố tải trọng trên trụ đá tương ứng với các góc ma sát trong của đất nền. Đặc trưng cơ lý của nền đất, trụ đá khi tính toán bằng phần mềm Plaxis Bảng 2.6. Bảng so sánh hiệu quả xử lý nền đất của trụ đá Bảng 3.1 Bảng chỉ tiêu cơ lý của nền đất khu vực bể chứa SainteMenehould Bảng 3.2 Kết quả phân tích lún theo các trường hợp khác nhau Bảng 3.3 Chỉ tiêu cơ lý của đất nền và trụ ba lát Bảng 3.4 Bảng so sánh giá trị kinh tế khi sử dụng các phương án xử lý nền khác nhau 1 PHẦN MỞ ĐẦU  Tính cấp thiết của đề tài Xử lý nền đất yếu là một trong những bài toán thường xuyên gặp phải trong quá trình xây dựng công trình trong điều kiện địa chất yếu. Các giải pháp xử lý nền đất yếu hiện nay tại Việt Nam mới chỉ dùng lại ở việc sử dụng các công nghệ truyền thống như trụ cát, giếng cát, bấc thấm, hay gia tải trước hoặc kết hợp chúng với nhau nhưng hiệu quả của việc xử lý còn thấp. Những năm gần đây, chúng ta còn ghi nhận các công nghệ xử lý nền đất yếu khá hiện đại như trụ xi măng đất, phụt vữa áp lực cao jet-groutting, hay xử lý nền đất bằng hút chân không, tuy nhiên giá thành của phương pháp này vẫn còn tương đối cao, kiểm soát chất lượng còn khó. Một trong những phương pháp xử lý nền đất yếu thường được các kỹ sư quan tâm đó là việc đưa các vật liệu hạt rời trong đất với tác dụng chính là nén chặt đất và tận dụng khả năng cường độ của những loại vật liệu này lớn hơn nhiều lần so với cường độ của nền đất yếu để xử lý nền đất yếu hoặc làm tăng nhanh tốc độ cố kết của đất nhờ sự thoát nước trong lỗ rỗng. Trụ đá ba lát là một loại phương pháp xử lý nền như thế và được tạo thành nhờ sự đầm nén chặt của đá ba lát mà không sử dụng xi măng. Từ những năm 80 của thế kỷ trước, tại Việt Nam, trụ đá đã được thực hiện để xử lý nền dưới các bồn bể chứa, tuy nhiên công nghệ thi công còn lạc hậu và quy trình kiểm soát chất lượng chưa rõ ràng nên hiệu quả của phương pháp này chưa cao và chính vì thế phương pháp này chưa tạo được độ tin cậy của kỹ sư và các nhà quản lý. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người ta đã dần hoàn thiện các thiết bị thi công nhất trong việc thi công các trụ vật liệu hạt rời, với việc ngoài nhiệm vụ tạo lỗ, đưa vật liệu hạt rời có tiết diện và đảm bảo độ sâu thiết kế thì các thiết bị này còn phải đảm nhận vai trò làm chặt 2 nhờ tác dụng đầm, rung, hay áp lực của khí hoặc nước. Dưới ảnh hưởng của quá trình thi công trụ đá như vậy, đá được lèn chặt cùng đất nền và tạo thành một trụ đá có tiết diện và chiều dài rõ ràng. Mặt khác, thì đất ở xung quanh trụ đá sẽ bị ép chặt lại do ảnh hưởng của quá trình lèn chặt đá, ứng suất theo phương ngang của đất ở xung quanh trụ đá tăng lên rõ rệt, điều này có nghĩa là sau khi đất cố kết, mô đun biến dạng của đất tăng lên, liên kết giữa các hạt đất được cũng tăng lên đáng kể và nhờ đó tăng khả năng kháng cắt của đất, sức chịu tải của đất, giảm được lún, tăng cường ổn định của công trình và loại bỏ bớt nguy cơ của hiện tượng hóa lỏng của cát trong những vùng có động đất. Chính vì vậy, ở các nước phát triển, xử lý nền đất yếu bằng trụ đá ba lát là một trong những phương pháp đang được ứng dụng ngày một rộng rãi trong việc thiết kế xử lý nền đất yếu, tập trung chủ yếu ở nền đắp, móng của của các công trình bồn bể chứa, hay các công trình mà có tải trọng vừa phải (nền đắp, các công trình nhà máy, các khu dân cư, hay các khu công nghiệp…). Mặt khác, trụ ba lát còn là giải pháp hợp lý về móng vì không những tiết kiệm được giá thành nhờ tận dụng các vật liệu sẵn có. Hơn thế nữa, trong những năm gần đây thì các vấn đề về động đất và rung chấn thường xuyên xảy ra khiến cho vấn đề xây dựng các công trình phải kể tới động đất được chú trọng hơn cả, việc xử lý nền đất bằng trụ đá còn có làm giảm nguy cơ hóa lỏng của đất nền. Các lý thuyết thiết kế tính toán và kiểm tra hiện nay được giới thiệu bởi nhiều tác giả như Priebe (1995)[12], Dhouib (2004)[15], Debats (2006)[17], Six (2006)[24]... Tuy nhiên, để tính toán thiết kế trụ đá ba lát thì song song với tiếp cận bằng các lý thuyết cơ học – giải tích hay bằng các thực nghiệm, chúng ta còn có thể sử dụng phương pháp mô phỏng số với các ưu điểm như đơn giản, hiệu quả, nhanh chóng. Tại Việt Nam, nhìn chung có điều kiện địa tầng đa dạng và đặc biệt là nhiều vùng, khu vực tồn tại các lớp 3 đất yếu khá dày với chiều dày lên tới hàng chục mét. Mặt khác, các công trình xây dựng đang phát triển không ngừng thì việc ứng dụng xử lý nền đất yếu bằng trụ đá ba lát có tính thực tiễn.  Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá các nguyên lý, phương pháp tính toán trụ đá ba lát trong bài toán xử lý nền đất yếu. - Chỉ ra phạm vi ứng dụng của việc xử lý nền đất yếu bằng trụ đá ba lát. Ứng dụng trụ đá cho các dạng công trình khác nhau như trong nền đắp, trong ổn định nền đắp và trong các dạng công trình có tải trọng vừa phải trong các vùng địa chất có các lớp đất yếu ở phía trên trong điều kiện của Việt Nam. - Nêu ra các chỉ dẫn cần thiết trong tính toán thiết kế trụ đá ba lát trong điều kiện địa chất của một số khu vực tại Việt Nam - So sánh chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật của trụ đá ba lát và các giải pháp xử lý nền đất yếu khác.  Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các phương pháp tính toán lý thuyết, thực nghiệm để tính trụ đá ba lát. - Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn trong việc tính toán bài toán xử lý nền đất yếu bằng trụ đá ba lát (dùng phần mềm Plaxis). Từ đó nêu ra các chỉ dẫn cần thiết trong tính toán thiết kế trụ đá ba lát trong điều kiện địa chất của một số vùng đất yếu tại Việt Nam. - Phân tích đánh giá sự phù hợp của phương pháp xử lý nền đất yếu bằng trụ đá ba lát cho các dạng công trình: tăng ổn định của nền đắp, tăng khả năng chống 4 hiện tượng hóa lỏng của đất, tăng khả năng chịu tải cho các công trình trong các điều kiện địa chất khác nhau tại một số khu vực tại Việt Nam.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu các loại nền đất yếu, các phương pháp xử lý nền đất yếu.  Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu việc tính toán và khả năng áp dụng của trụ đá ba lát trong điều kiện ở Việt Nam.  Nội dung và phương pháp nghiên cứu  Nội dung nghiên cứu - Đưa ra các nguyên lý, phương pháp tính toán trụ đá ba lát trong bài toán xử lý nền đất yếu. - Nêu ra phạm vi ứng dụng của việc xử lý nền đất yếu bằng trụ đá ba lát - Ứng dụng trụ đá cho các dạng công trình khác nhau như trong nền đắp, trong ổn định nền đắp và trong các dạng công trình có tải trọng vừa phải trong các vùng địa chất khác nhau. - Mở rộng phạm vi áp dụng của trụ đá trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp cũng như làm rõ những tác dụng của trụ đá ba lát trong những vùng có động đất. Từ đó nêu ra các chỉ dẫn cần thiết trong tính toán thiết kế trụ đá ba lát trong điều kiện địa chất của một số khu vực tại Việt Nam - So sánh chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật của trụ đá ba lát và các giải pháp xử lý nền đất yếu khác trên các vùng địa chất của Việt Nam.  Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu các phương pháp tính toán lý thuyết, sử dụng một số kết quả thực nghiệm sẵn có để tính toán trụ đá ba lát trong bài toán xử lý nền đất yếu 5 - Sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn trong việc mô hình tính toán bài toán xử lý nền đất yếu bằng trụ đá ba lát (dùng phần mềm Plaxis). - Phân tích, so sánh kết quả đạt được với việc tính toán lý thuyết cũng như kết quả các thí nghiệm hiện trường. - Phân tích đánh giá sự phù hợp của phương pháp xử lý nền đất yếu bằng trụ đá ba lát cho các dạng công trình: tăng ổn định của nền đắp, tăng khả năng chống hiện tượng hóa lỏng của nền đất, tăng khả năng chịu tải cho các công trình trong các điều kiện địa chất khác nhau tại một số khu vực địa tầng ở Việt Nam.  Kết quả nghiên cứu - Đưa ra một số chỉ dẫn, lưu ý cần thiết khi tính toán thiết kế xử lý nền đất yếu bằng trụ đá ba lát - Kiến nghị về khả năng áp dụng các phương pháp xử lý nền bằng trụ đá ba lát trong điều kiện địa tầng ở Việt Nam - Kiến nghị về khả năng áp dụng trụ đá trong những vùng có nguy cơ bị hoá lỏng khi có động đất.  Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài - Đề xuất các phương pháp tính toán trụ đá ba lát trong đất phù hợp với các điều kiện địa chất của Việt Nam - Phân tích đánh giá sự phù hợp của trụ đá ba lát trong các điều kiện địa chất khác nhau tại một số khu vực cũng như phạm vi áp dụng chủ yếu của trụ đá - Sử dụng trụ đá trong các công trình công trình giao thông: các tuyến đường vành đai của các thành phố, các tuyến đường cao tốc, các tuyến đường trong các khu quy hoạch, các tuyến hầm chui các tuyến metro, nhà ga xe điện ngầm trong đô thị hay các không gian ngầm khác sắp triển khai tại thủ đô Hà Nội cũng như cả nước nói chung. 6 - Sử dụng cho các công trình nhà công nghiệp, nhà máy, các khu công nghiệp…. - Sử dụng trụ đá làm tăng tính ổn định của mái kè, mái dốc cho các con sông trên địa bàn thành phố. - Có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các kỹ sư thiết kế và thi công, cũng như các công ty chuyên xử lý nền đất yếu. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất