Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thực trạng mối hại gỗ tại trường đại học nông lâm thái nguyên....

Tài liệu Nghiên cứu thực trạng mối hại gỗ tại trường đại học nông lâm thái nguyên.

.PDF
81
207
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------- NÔNG THỊ QUÝ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỐI HẠI GỖ TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2011-2015 Thái Nguyên - 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------- NÔNG THỊ QUÝ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỐI HẠI GỖ TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2011-2015 Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Tuyên Thái Nguyên - 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai xót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Xác nhận của GVHĐ Đồng ý cho bảo vệ kết quả Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015 Người viết cam đoan trước hội đồng khoa học (Ký, ghi rõ họ và tên) (Ký, ghi rõ họ và tên) ThS. Nguyễn Thị Tuyên Nông Thị Quý XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên Đã sửa chữa sai xót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu (Ký, ghi rõ họ và tên) ii LỜI CẢM ƠN Bốn năm học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã dần kết thúc và giờ đây sinh viên chúng tôi được tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp Đại học, việc này giúp sinh viên chúng tôi củng cố lại kiến thức đã đang được học ở nhà trường và biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Từ đó mỗi sinh viên khi ra trường sẽ có nhiều kinh nghiệm phục vụ cho việc hoàn thiện hơn kiến thức lý luận và nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp làm việc, thái độ và năng lực công tác khi ra trường. Xuất phát từ phương châm đó, được sự nhất chí của trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và nguyện vọng của bản thân. Tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng mối hại gỗ tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. Trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo trong khoa, sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè. Nhân dịp này tôi xin bày tổ lòng biết ơn chân thành tới: Ban giám hiệu, cùng toàn thể cán bộ và sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp. Đặc biệt là sự chỉ bảo hướng dẫn của cô giáo ThS. Nguyễn Thị Tuyên đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này trong thời gian nghiên cứu. Mặc dù bản thân đã nỗ lực học tập, nghiên cứu nhưng do trình độ và thời gian còn hạn chế nên khóa luận không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, cây dựng của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015 Sinh viên Nông Thị Quý iii DANH MỤC CÁC BẢNG STT 1 2 3 4 5 6 7 Tên bảng Bảng 4.1. Lịch sử phòng trừ mối cho các công trình xây dựng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Bảng 4.2. Một số loại gỗ được sử dụng trong công trình tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Bảng 4.3. Lịch sử phòng trừ mối cho các cấu kiện bằng gỗ trong các công trình xây dựng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Bảng 4.4. Thực trạng mối xuất hiện và phá hại gỗ trong các công trình xây dựng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Bảng 4.5. Thực trạng mối gây hại các cấu kiện bằng gỗ trong các công trình xây dựng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Bảng 4.6. Thực trạng công tác kiểm tra phòng trừ mối hại công trình tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Bảng 4.7. Kế hoạch phòng trừ mối cho các công trình xây dựng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Trang 20 22 23 25 28 35 38 iv DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 1 Hình 2.1. Quần thể mối 4 2 Hình 2.2. Mối chúa 6 3 Hình 2.3. Mối cánh 7 4 Hình 2.4. Mối lính 8 5 Hình 2.5. Mối thợ 8 6 Hình 4.1. Mối hại gỗ tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 30 7 Hình 4.2. Mối phá hại phần gỗ lõi 31 8 Hình 4.3. Mối phá hại phần gỗ giác 31 9 10 11 12 13 Hình 4.4. Mối hại gỗ tại giảng đường D trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Hình 4.5. Mối hại gỗ tại khu KTX K trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Hình 4.6. Mối hại gỗ tại khoa chăn nuôi thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Hình 4.7. Mối hại gỗ tại nhà thể thao Đại học Thái Nguyên Hình 4.8. Các cấu kiện bằng gỗ trong các công trình tại trường bị mối, mọt, xén tóc, các chân cửa bị nấm mục 32 33 33 34 34 14 Hình 4.9. Phun thuốc phòng mối nền 41 15 Hình 4.10. Phun thuốc phòng mối tường 42 16 Hình 4.11. Phương pháp lây nhiễm 43 v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Nghĩa của từ, cụm từ viết tắt Ký hiệu viết tắt 1 STT Số thứ tự 2 KTX Ký túc xá 3 QLKTX Quản lý ký túc xá 4 ĐHTN Đại học Thái Nguyên 5 KT&PTNT Kinh tế và phát triển nông thôn 6 NC&CGKHCN Nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ 7 PTNLN Phát triển Nông Lâm Nghiệp 8 QLTN Quản lý tài nguyên vi MỤC LỤC Lời cam đoan ............................................................................................................... i Lời cảm ơn ................................................................................................................ ii Danh mục các bảng .................................................................................................. iii Danh mục các hình ....................................................................................................iv Danh mục các từ, cụm từ viết tắt ............................................................................... v Phần 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................ 3 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ............................................................... 3 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 3 Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................. 4 2.1. Đặc điểm của mối hại gỗ ..................................................................................... 4 2.1.1. Tổ mối ............................................................................................................... 4 2.1.2. Thức ăn của mối ............................................................................................... 5 2.1.3. Hình thái và chức năng của mối ....................................................................... 6 2.1.4. Sự chia đàn và hình thành tổ mối ..................................................................... 8 2.1.5. Cách thức xâm nhập của mối vào công trình ................................................... 9 2.1.6. Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái tới mối ............................................. 10 2.2. Tình hình mối hại gỗ trên thế giới và Việt Nam ............................................... 12 2.3. Tình hình nghiên cứu về mối hại gỗ trên thế giới và ở Việt Nam .................... 13 2.3.1. Tình hình nghiên cứu về mối hại gỗ trên thế giới .......................................... 13 2.3.2. Tình hình nghiên cứu mối hại gỗ ở Việt Nam ............................................... 15 2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ......................................................................... 16 Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................................17 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 17 3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 17 3.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 17 vii 3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 17 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu ........................................................................ 17 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 18 3.4.3. Phương pháp phân tích, xử lý và tổng hợp số liệu ......................................... 19 3.4.4. Phương pháp đánh giá mức độ mối hại công trình ........................................ 19 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 20 4.1. Lịch sử phòng trừ mối hại gỗ tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ..... 20 4.1.2. Lịch sử phòng trừ mối cho các cấu kiện bằng gỗ trong các công trình .......... 22 4.2. Thực trạng về mối hại gỗ trong các công trình ................................................. 24 4.2.1. Thực trạng mối xuất hiện và phá hại gỗ trong các công trình ....................... 24 4.2.2. Thực trạng mối gây hại các cấu kiện bằng gỗ trong các công trình .............. 27 4.3. Kinh nghiệm phòng trừ mối của trường ........................................................... 35 4.4. Giải pháp và kế hoạch phòng trừ mối hại gỗ tại các công trình ....................... 37 4.4.1. Giải pháp phòng trừ mối hại công trình ......................................................... 37 4.4.2. Kế hoạch phòng trừ mối hại gỗ trong các công trình xây dựng tại trường .... 38 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 44 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 44 5.2. Đề nghị .............................................................................................................. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Bộ mối (Isoptera) hay còn gọi là bộ cánh đều thuộc lớp côn trùng. Mối là nhóm côn trùng đa hình thái và chức năng rõ rệt. Trong tổ mối có sự xuất hiện các đẳng cấp khác nhau bao gồm mối vua, mối chúa, mối lính, mối thợ, mối cánh. Chúng sống dạng tập đoàn có tổ chức cao. Tuy nhiên trong đặc điểm phân loại hình thái của mối người ta xác định hình thái phân loại của mối lính. Mối lính có hàm với hệ thống răng phức tạp, có mắt đơn và tấm lưng ngực trước chỉ có một thuỳ, túi tinh chúng còn số lượng nhiều và phân nhánh, chưa có sự phân hoá cao, sự phân công chưa rõ rệt (Vũ Quang Mạnh và cs, 1993) [3]. Mối có đặc điểm hình thái: Hai cánh mỏng, cấu tạo hai cánh giống nhau, cánh mối chỉ có ở cá thể sinh sản trước khi giao hoan, sau khi giao hoan thì cánh rụng mất, các đẳng cấp khác đều không có cánh. Cơ quan miệng thuộc kiểu gặm nhai, chân dạng chân chạy. Mối là loại biến thái không hoàn toàn, ấu trùng biến đổi hình dạng qua mỗi lần lột xác cho đến khi thành con trưởng thành (Trứng Thiếu trùng - Trưởng thành) không có nhộng, thân có màu trắng xám (Vũ Quang Mạnh và cs, 1993) [3]. Trong tự nhiên, mối tham gia vào các quá trình phân huỷ các chất hữu cơ có nguồn gốc Xenlulo để tạo thành các đường và các hợp chất đơn giản trong chu trình chuyển hoá vật chất, chúng được ví như đội quân làm vệ sinh khổng lồ trong các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tuy nhiên chúng cũng được xếp vào một trong những loại gây hại mạnh nhất các công trình xây dựng trên toàn thế giới (Lê Văn Nông, 1999) [4]. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm nên có điều kiện khí hậu rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của loài mối. Khí hậu thuận lợi tạo điều kiện cho các loài thực vật phát triển mạnh mà mối là loài lấy nguồn thức ăn chính có chứa xenlulo đây chính là nguyên nhân chính làm cho mối phát triển mạnh và gây hại ngày càng lớn. Tác hại mà chúng gây ra chủ yếu là: Phá hủy các cấu kiện 2 bằng gỗ trong các công trình, gây sụt lún nghiêm trọng cho nền móng các công trình, phá hủy các tài liệu, sách vở, các vật liệu có nguồn gốc từ gỗ như: Bàn, ghế, tủ giường, … Nhiều loài mối nhà chúng còn đục được cả vữa tường thông thường, vì thế mối có thể lên gây hại được tất cả các tầng trên cao. Chính vì vậy việc nghiên cứu mối từ lâu đã được các nhà khoa học quan tâm nhằm tìm ra các biện pháp hữu hiệu phòng trừ theo từng đối tượng gây hại. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía bắc với tổng diện tích là 189,705 km2 và dân số 330.707 người (năm 2010). Hiện nay trong thành phố có rất nhiều các công trình xây dựng đang bị mối tấn công như: Móng nhà, cửa gỗ, khung kính, tủ, bàn ghế, giấy tờ, ... gây ra tổn thất về tiền bạc, thời gian sửa chữa cũng như gây ra tâm lý lo lắng không yên cho mọi người. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là một trong tám trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên. Trường có diện tích rộng lớn với trên tổng diện tích là 102,85 ha, đã xây dựng được 27.058 m2 nhà các loại bao gồm nhiều khoa, các phong ban, các khu giảng đường, khu ký túc xá với nhiều giấy tờ, tài liệu, sách vở và nhiều cấu kiện được làm bằng gỗ có nguy cơ bị mối tấn công và phá hoại. Hiện nay, trường đang có rất nhiều các cấu kiện bị mối tấn công như: Cánh cửa, chân cửa, cửa sổ, cầu thang, tủ tài liệu, sách vở,… Gây ra tổn thất nặng nề về tiền của cũng như tâm lý, làm mất thông tin, mất số liệu, gián đoạn công việc. Nếu để cho mối tự do hoành hành không có biện pháp xử lý thì sẽ gây ra hậu quả nặng nề hơn. Chính vì vậy việc phòng trừ mối là vấn đề cần thiết và được nhiều người quan tâm. Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Tuyên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng mối hại gỗ tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu khảo sát thực trạng mối hại gỗ trong các công trình xây dựng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp và lập kế hoạch phòng trừ. 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng mối hại gỗ trong các công trình xây dựng tại trường Đại Nông Lâm Thái Nguyên. - Đề xuất được các giải pháp phòng trừ và lập ra kế hoạch phòng trừ phù hợp. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu Giúp cho sinh viên tích lũy được kĩ năng học tập quan sát và thực hành. Tập duyệt cho sinh viên có một phương pháp nghiên cứu khoa học trong giải quyết vấn đề đặt ra, biết phân bổ thời gian hợp lý để đạt được kết quả cao trong quá trình làm việc, đồng thời là cơ sở để củng cố những kiến thức đã học trong nhà trường vào hoạt động thực tiễn. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn Đánh giá được thực trạng mức độ gây hại và tổn thất mà mối đã gây ra đối với các công trình xây dựng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Phát hiện ra những điểm mà mối thường xuyên gây hại để diệt trừ. Đề xuất ra các phương pháp phòng trừ mối cho các vật dụng từ gỗ trong các công trình và khắc phục các hậu quả do mối gây ra để giảm thiểu thiệt hại. Kết quả nghiên cứu còn là số liệu để các đơn vị trong trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên có thể tham khảo, đồng thời dựa vào số liệu cũng như thực trạng của mối để dự tính, dự báo về mức độ cũng như khả năng gây hại của mối trong thời gian tới. Là một học sinh, sinh viên khoa Lâm Nghiệp khi đi điều tra thực trạng về mối phát hiện thấy mối phá hại các công trình xây dựng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, bản thân cảm thấy có trách nhiệm hơn với ngành nghề của mình. Sẽ thường xuyên học tập, nghiên cứu tìm ra những giải pháp mới trong việc phòng trừ mối cho các công trình. 4 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm của mối hại gỗ Mối là một nhóm côn trùng, có họ hàng gần với gián. Đôi khi người ta gọi chúng là kiến trắng nhưng thực tế chúng không có họ hàng với nhau, chúng chỉ có mối quan hệ đều là côn trùng. Mối là nhóm côn trùng có “tính xã hội hóa” cao. Khác với nhiều loại côn trùng đơn sinh, mỗi tổ mối là một “đơn vị sống” hoặc được coi là một “xã hội” riêng biệt, trong mỗi tổ mối, tuỳ theo từng loài, có từ vài trăm con đến vài trục triệu con. Hình 2.1. Quần thể mối Trên thế giới mối có trên 2.700 loài. Các loài có đặc điểm khác nhau. Chúng khác nhau về cấu trúc tổ (có loài làm tổ nổi trên mặt đất, có loài làm tổ chìm, có loài làm tổ trên cây), đặc điểm dinh dưỡng (có loài chuyên ăn gỗ khô, có loài chuyên ăn gỗ ẩm, có loài chuyên ăn mùn), có loài đắp đường mui, có loài không đắp đường mui khi đi kiếm ăn, có loài ăn bên ngoài có loài chuyên ăn bên trong gỗ. Ở Việt Nam, hiện đã phát hiện 106 loài mối. Trong đó có một số nhóm loài gây hại thường gặp là các giống: Coptotermes, Odototermes, Macrotermes, Microtermes, Hypotermes, Cryptotermes. Giữa các loài chỉ có sự khác nhau về hình thái, số lượng cá thể, cấu trúc,… song chúng đều sống trong quần thể. Mỗi quẩn thể đều có sự phân công theo chức năng (Lê Văn Nông và cs) [5]. 2.1.1. Tổ mối Các loài mối khác nhau thì có cấu tạo tổ, vị trí tổ khác nhau. Mối thường làm tổ trong thân cây gỗ hay làm tổ trong đất. Tổ mối có loài đơn giản chỉ là những khe 5 rỗng ở trong gỗ hay những tập đoàn nhỏ ở trong đất, có loài cấu tạo hết sức phức tạp. Nguyên liệu chủ yếu để xây tổ là gỗ và đất được nhào với nước bọt của mối Theo cấu tạo tổ từ trên xuống ta thấy: - Phía trên cùng là một lớp rắn chắc dày từ 30 - 60 cm, trong lớp này có nhiều khoang thông khí đường giao thông và vườn cây nấm, lớp này có chức năng che mưa che nắng cho tổ. - Ở giữa là trung tâm của tổ, khoang này rộng hình quả lê. Phía trên là những cột đất giống như thạch nhũ, phía dưới là những lớp đất mỏng xếp chồng lên nhau tạo thành những buồng ngăn để điều hòa tiểu khí hậu và mối thợ đi lại. Xen giữa lớp đất này có nhiều vườn cây nấm hình bán cầu kích thước từ vài xentimet đến 6070 cm có nhiều lỗ giống tổ ong. - Ở gần đáy tổ có một khối đất mịn trong rỗng có vách dày đến 1cm đó là hoàng cung nơi mối chúa và mối vua ở. - Trong tổ mối còn có phòng chứa cỏ rác và những khoang bằng phẳng là nơi để mối con đến nhận thức ăn do mối thợ mang đến. - Ngoài tổ chính một số loài mối còn có tổ phụ, khi gặp điều kiện bất lợi mối thường di chuyển từ tổ chính đến tổ phụ ở. Chính vì vậy tổ mối có tác dụng vừa bảo vệ vừa điều hòa tiểu khí hậu đảm bảo cuộc sống thích hợp cho mối. 2.1.2. Thức ăn của mối Nguồn thức ăn của mối chủ yếu là các sản phẩm thực vật, trong đó thành phần quan trọng nhất là chất xơ (xenlulozo). Vì vậy đối tượng bị mối gây hại rất đa dạng. - Thực vật sống: Nhiều loài mối lấy thức ăn từ cây sống, vào mùa khô hạn cây sống cung cấp nước cho chúng, đặc biệt là các cây còn non như: Bạch đàn, sắn, keo, chè,… - Thực vật khô: Ruột của loài mối nhà tiêu hóa được chất xơ nên ngoài gỗ, tre, nứa, tất cả các sản phẩm chế biến từ thực vật như giấy, vải,… đều bị chúng phá hoại. Trên đường tìm đến nguồn thức ăn mối có thể đục qua nhiều loại vật liệu khác nhau như cao su, xốp cách âm, đồng thời mang theo đất và độ ẩm làm máy móc thiết bị bị hư hỏng. 6 Các loại mối khác nhau thường ăn chất xơ của gỗ ở trạng thái khác nhau. Mối nhà thích ăn gỗ thông màu trắng còn tốt nguyên, một số loại mối đất lại thích ăn những loại gỗ đã hơi bị mục,… 2.1.3. Hình thái và chức năng của mối Mối là loại côn trùng có kích thước nhỏ, mềm, râu đầu hình chuỗi hạt, miệng gặm nhai, bàn chân có 4 đốt, lông đuôi ngắn, mối có cánh hoặc không cánh. Trong một tổ mối trưởng thành điển hình bao gồm các thành phần: Mối vua, mối chúa, mối cánh, mối lính, mối thợ. Mỗi thành phần lại có đặc điểm hình thái và đảm nhiệm các chức năng riêng. * Mối vua, mối chúa Mỗi đàn có một mối vua, mối chúa, cá biệt là 2 -3 mối vua, mối chúa. Chúng có đặc điểm là đầu nhỏ, bụng to, bộ phận sinh dục phát triển. Do được chăm sóc đặc biệt nên mối chúa có trọng lượng lớn hơn 300 lần trong lượng của mối lao động. Mối vua làm nhiệm vụ thụ tinh cho mối chúa còn mối chúa làm nhiệm vụ sinh sản, giao phối với mối chúa để duy trì nòi giống. Mối chúa và mối vua thường không ra khỏi tổ, trừ trường hợp ngập úng chúng thường rời tổ chính đến tổ phụ an toàn hơn song thường không ở ngay vị trí gây hại (Lê Văn Nông và cs) [5]. Hình 2.2. Mối chúa * Mối cánh Trong tổ mối trưởng thành, bao giờ cũng có thành phần mối cánh. Mối cánh là do mối non trải qua một số lần lột xác mà thành. Chúng cũng đi kiếm ăn như mối 7 lao động. Hàng năm vào cuối mùa xuân khi áp xuất không khí thích hợp, nhất là vào trước các cơn mưa giông hoặc lúc hoàng hôn; thời điểm này giảm bớt các thiên địch như: Chim, Cóc,… chúng bay ra khỏi tổ và hướng tới những nơi có ánh sáng đèn. Sau 10 - 15 phút bay thì rụng cánh, một con đực tìm một con cái, cắn đuôi, con cái sẽ dẫn đi tìm nơi cư trú, nếu thoát được các thiên địch và tìm được các vết nứt do lún hoặc một điểm thích hợp chúng sẽ tạo ra một tổ mới. Như vậy phải loại bỏ được những điểm mà mối cánh có thể chui xuống làm tổ thì mới có thể phòng được mối lâu dài. Hình 2.3. Mối cánh * Mối lính Mối lính phân hóa từ mối thợ, trong một tổ mối lính không nhiều (chiếm khoảng 10%). Mối lính có bộ phận đầu và hai hàm răng phát triển. Đầu có màu nâu hồng, có hạch độc, mỗi khi chiến đấu tiết ra chất sữa màu trắng có tính axit. Chức năng chủ yếu của mối lính là canh gác và tấn công, canh phòng, báo động, trinh sát hộ vệ mối lao đông đi kiếm ăn. Khi gặp tiếng động bất thường, mùi lạ, mối lính xông ra nơi có sự cố đồng thời cũng báo động cho quần thể, một con báo động những con khác cũng truyền tiếp tạo ra những tiếng “rào rào” mà tai ta cũng có thể nghe được nhờ đó mà ta có thể phát hiện mối đang hoạt động. 8 Hình 2.4. Mối lính * Mối thợ Mối thợ hay mối lao động cũng từ mối non trải qua 5 đến 7 lần lột xác mà thành. Mối thợ chiếm khoảng 85% số cá thể trong đàn. Mối thợ có màu trắng sữa đồng đều từ đầu đến bụng, cơ thể nhỏ, các chi phát triển. Chúng đảm nhiệm hầu hết các công việc của tổ như: Kiếm thức ăn, xây dựng tổ nuôi mối chúa, mối non, mối lính bằng thức ăn đã được chế biến qua đường ruột. Ngoài ra mối thợ cũng tham gia chiến đấu khi mối tổ khác đến xâm lấn hoặc bị tấn công. Ngoài ra trong tổ mối còn có các thành phần mối non và mối hậu bị để thay thế trong trường hợp mối vua hoặc mối chúa chết. Hình 2.5. Mối thợ 2.1.4. Sự chia đàn và hình thành tổ mối Chia đàn là hình thức phát triển của mối. Một tổ mối trưởng thành hàng năm thường sinh ra hàng trăm đến hàng vạn mối giống. Khi mối giống có cánh đã xuất 9 hiện, gặp điều kiện thời tiết thuận lợi mối thợ đục một lỗ vũ hóa ở trên đỉnh tổ cho mối cánh bay ra chia đàn. Thời kỳ bay giao hoan của một quần thể mối tùy vào chủng loại mối và vùng phân bố. Ở nước ta mối thường chia đàn từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 8, nhưng mạnh nhất vào các tháng 4, 5, 6 và 7. Cá biệt có một số loài chia đàn đến tháng 12, có loài chia đàn vào lúc trời mưa dông, có loài chia đàn vào lúc xẩm tối hay ban đêm. Hiện tượng mối vũ hóa và bay ra khi nhiệt độ môi trường từ 20 - 260C, độ ẩm 85 - 92%. Mối cánh bay ra khỏi tổ lúc đầu lúc đầu bay vút lên cao chừng 30m và bay xa tổ đến hàng kilomet, sau đó mới tập trung hạ cánh xuống mặt đất. Khi con cái hạ cánh xuống mặt đất liền phát ra tín hiệu hấp dẫn con đực, con đực liền tìm đến con cái. Khi thấy mối đực mối cái lập tức tự rụng cánh và ngay sau đó mối cánh đực cũng tự rụng cánh. Mối cái đi trước mối đực cắn đuôi theo sau chúng không rời nhau một bước, chúng dẫn nhau đi tìm nơi thích hợp để xây tổ. Sau khi xây tổ xong chúng bắt đầu giao phối và đẻ trứng. Sau này tổ mối ngày một phát triển, số lượng trứng đẻ ra ngày càng nhiều, con cái sẽ trở thành mối chúa và con đực sẽ trở thành mối vua. 2.1.5. Cách thức xâm nhập của mối vào công trình Mối thường xâm nhập vào công trình theo 3 cách thức cơ bản sau: - Xâm nhập từ dưới đất lên và từ các vùng lân cận vào công trình: Đây là cách xâm nhập phổ biến nhất và hay gặp nhất. Theo cách xâm nhập này, mối sẽ từ các tổ mối có sẵn dưới nền công trình hoặc từ các khu vực xung quanh xâm nhập vào công trình thông qua các hệ thống đường đất liên tục nối từ tổ mối đến nơi có nguồn thức ăn. - Xâm nhập bằng “đường không”: Tức là khi mối trưởng thành (khoảng 3 - 4 năm tuổi), chúng mọc cánh và bay ra ngoài tổ (còn gọi là hiện tượng vũ hóa thường xuất hiện khi trời sắp mưa hoặc giông). Sau khi rụng cánh, một trong số cặp mối đó sẽ kết thành đôi với nhau và chui vào những nơi kín đáo như khuôn, khe cửa, khu vực ẩm thấp,... ở trên các tầng để thiết lập tổ mối mới. 10 - Xâm nhập qua đường lây nhiễm: Tức là mối xâm nhập vào các công trình qua việc vận chuyển các đồ dùng đã bị nhiễm mối như: Bàn, ghế, giường, tủ, khung cửa,… từ nơi này đến nơi khác của con người. 2.1.6. Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái tới mối Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến mối chủ yếu là: Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng và gió, thổ nhưỡng (đất), thức ăn, thiên địch. * Ảnh hưởng của nhiệt độ Mối là động vật thân nhiệt không ổn định nên mọi thay đổi của nhiệt độ môi trường sống dù cao hay thấp cũng đều làm cho nhiệt độ cơ thể mối bị biến đổi. Nhiệt độ thích hợp cho loài mối hoạt động là từ 20 – 300C và khi nhiệt độ tăng lên đến 500C thì tất cả các loài mối đều chết. Mùa hè mối hoạt động nhiều hơn mùa đông. Khi nhiệt độ không khí ngoài trời thay đổi ngoài khả năng tự điều tiết mối còn dựa vào cấu trúc của tổ và phương thức khác để điều tiết nhiệt độ của tổ. Ngược lại khi nhiệt độ của không khí tăng cao mối thường phân tán sang tổ phụ, đi kiếm ăn xa, mở thêm nhiều hang thông khí. Nhờ đó mà nhiệt độ của tổ mối rất ổn định. Nếu nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp thì hoạt động sống của mối giảm dần rồi rơi vào trạng thái choáng váng, hôn mê nếu nhiệt độ tiếp tục giảm hoặc tăng thì mối sẽ chết (Phạm Bình Quyền, 2006) [6] (Đặng Kim Tuyến, 2008) [8]. * Ảnh hưởng của độ ẩm Đối với mối độ ẩm và nước không những dùng để phát triển cá thể mà còn dùng để nhào đất để làm tổ, chế biến thức ăn mớm cho mối chúa, mối vua, mối con, … Chính vì vậy thiếu nước mối không thể sống được. Các loài mối khác nhau cũng yêu cầu về độ ẩm và nước khác nhau. Mối thường ưa sống ở những nơi ẩm ướt, độ ẩm thích hợp nhất cho mối hoạt động là từ 85 - 90%, nếu độ ẩm cao quá hoặc thấp quá thì mối sẽ chết. Ngoài ra độ ẩm còn gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn mối vì độ ẩm ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật nguồn thức ăn chính của mối. Đối với mối nếu cắt nguồn lấy nước thì chỉ sau hai ba ngày mối sẽ chết (Phạm Bình Quyền, 2006) [6] (Đặng Kim Tuyến, 2008) [8]. 11 * Ảnh hưởng của ánh sáng Mối không phải là sinh vật sợ ánh sáng nhưng khi cường độ và phương thức chiếu sáng đột ngột thì mối có phản ứng âm hoặc dương với ánh sáng. Ở nước ta về mùa hè có loài mối nối đuôi nhau trên mặt đất rừng ngay cả lúc trời nắng hay có loài mối ở trong bóng tối vẫn đắp đường mui. Vậy đường mui chỉ là phương tiện bảo vệ tính mạng và độ ẩm cho mối khi đi kiếm ăn mà thôi. Mối cánh vào ban đêm thường bay đến nhưng nơi có ánh sáng để kết đôi xây dựng tổ mới và đều có tính xu quang mạnh nhất là ánh sáng tia tử ngoại. * Ảnh hưởng của đất Đất là môi trường sống của nhiều loài mối, cho nên thành phần tính chất và cấu tượng của đất ảnh hưởng rất lớn đến phân bố và hoạt động của mối. Có loài thường sống và làm tổ trong đất là các loài thuộc họ Termitidae, có loài vừa sống được ở trong đất vừa sống được ở trên cao. Tuy nhiên đất mặn, đất sét, đất ngập nước theo mùa không phù hợp với mối. Đất ảnh hưởng đến mối thông qua các yếu tố: Độ ẩm của đất, nhiệt độ của đất, lớp thảm mục rừng (nguồn thức ăn chính và nơi cư trú của mối và ảnh hưởng gián tiếp đến mối thông qua thông qua làm thay đổi nhiệt độ và độ ẩm của đất), tính chất lý hóa của đất (mối thường sống ở nơi có đất thịt trung bình và độ PH trung bình (Phạm Bình Quyền, 2006) [6] (Đặng Kim Tuyến, 2008) [8]. * Ảnh hưởng của thức ăn Thức ăn là nhân tố quan trọng nhất trong các yếu tố sinh học, thức ăn cần cho mối phát triển, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Mối là loại côn trùng đa thực nhưng thức ăn chủ yếu của mối là tre nứa và gỗ vì thế mối phân bố chủ yếu ở trong rừng, những nơi tập trung nhiều tre nứa và gỗ. Chính vì vậy sự phân bố của thực vật ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố và phát triển của các loài mối. Để đảm bảo cho nhu cầu dinh dưỡng mối đi kiếm ăn suốt ngày đêm, tuy vậy cường độ hoạt động về mùa hè thường cao hơn mùa đông, ban đêm mạnh hơn ban ngày. Ngoài thức ăn là gỗ và tre nứa một số loài mối còn tự cấy nấm để cung cấp đạm và vitamin.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng