Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận về cây mía...

Tài liệu Tiểu luận về cây mía

.PDF
86
3878
140

Mô tả:

DANH SÁCH SINH VIÊN Stt Họ đệm Tên Mã số sv 1 Võ Thị Điểm 11181521 2 Nguyễn Thị Bích Hằng 11087551 3 Nguyễn Minh Hiếu 11081611 4 Nguyễn Ngọc Nghĩa 11219581 5 Nguyễn Thị Mai Ny 11206111 1 Ghi chú Nhóm trưởng LỜI CẢM ƠN Trước hết, chúng em xin cảm ơn gia đình đã tạo cho chúng em niềm tin và là điểm tựa vững chắc để chúng em có thể vượt qua mọi khó khăn. Chúng em xin cảm ơn thầy Phạm Thành Tâm đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian làm tiểu luận. Chúng em cũng xin cảm ơn các thầy cô trong Trung tâm công nghệ Hóa đã giúp đỡ, hướng dẫn chúng em trong thời gian qua. Và cũng xin cảm ơn tất cả các bạn đã luôn động viên, ủng hộ, giúp đỡ cho chúng tôi. Sau cùng, chúng tôi xin cảm ơn bản thân vì những nỗ lực, cố gắng của bản thân để có thể hoàn thành tiểu luận này. Nhóm sinh viên thực hiện 2 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Thái độ làm việc: Kỹ năng làm việc: Trình bày: Điểm số: ……………………………. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Giáo viên hướng dẫn Phạm Thành Tâm 3 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÂY MÍA ......................................................................... 7 1.1. Lịch sử phát triển và nguồn gốc cây mía ....................................................................... 7 1.2. Đặc điểm và phân loại các giống mía hiện nay.............................................................. 9 1.2.2. Giống mía MY 5514:............................................................................................. 10 1.2.3. Giống mía JA 60-5: ............................................................................................... 11 1.2.4. Giống mía F.154: ................................................................................................... 11 1.2.5. Giống mía C.819-67: ............................................................................................. 12 1.2.6. Giống mía F.157: ................................................................................................... 13 1.2.7. Giống mía F.134: ................................................................................................... 13 1.2.8. Giống mía COMUS: .............................................................................................. 14 1.2.9. Giống mía chín sớm ROC16: ................................................................................ 14 1.3. Địa lý phân bố của cây mía .......................................................................................... 15 1.3.1. Vùng đồng bằng Bắc Bộ........................................................................................ 15 1.3.2. Vùng trung du và miền núi phía Bắc ..................................................................... 16 1.3.3. Vùng núi miền trung .............................................................................................. 17 1.3.4. Vùng mía tây nguyên............................................................................................. 18 1.3.5. Vùng mía Miền Đông Nam Bộ ............................................................................. 19 1.3.6. Vùng đồng bằng sông Cửu Long........................................................................... 20 1.4. Tình hình sản xuất mía ................................................................................................. 20 1.5. Công dụng của cây mía ................................................................................................ 23 1.6. Thành phần hóa học của cây mía ................................................................................. 24 1.7. Giá trị xuất khẩu, triển vọng ........................................................................................ 25 1.8. Đặc điểm hình thái của cây mía ................................................................................... 26 1.8.1. Thân mía ................................................................................................................ 26 1.8.2. Lóng mía ................................................................................................................ 27 1.8.3. Đốt mía .................................................................................................................. 28 1.8.4. Mầm mía ................................................................................................................ 28 1.8.5. Lá mía .................................................................................................................... 30 1.8.6. Rễ mía .................................................................................................................... 31 1.8.7. Hoa mía ................................................................................................................. 32 4 1.8.8. Hạt mía .................................................................................................................. 33 CHƯƠNG 2: KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC MÍA .............................................. 34 2.1. Kĩ thuật trồng mía ........................................................................................................ 34 2.1.1. Thời vụ .................................................................................................................. 34 2.1.2. Làm đất .................................................................................................................. 35 2.1.3. Rạch hàng .............................................................................................................. 36 2.1.4. Bón phân lót .......................................................................................................... 37 2.1.5. Chuẩn bị hom ........................................................................................................ 37 2.1.6. Cách đặt hom ......................................................................................................... 39 2.1.7. Cách lấp hom ......................................................................................................... 39 2.2. Chăm sóc mía ............................................................................................................... 40 2.2.1. Điều khiển mật độ cây hữu hiệu ............................................................................ 40 2.2.2. Xới, xáo, điều hòa không khí ................................................................................ 41 2.2.3. Tưới nước .............................................................................................................. 42 2.2.4. Chế độ canh tác trong vùng mía ............................................................................ 44 2.2.5. Bón phân ................................................................................................................ 47 2.2.6. Bóc lá ..................................................................................................................... 54 2.2.7. Diệt cỏ ................................................................................................................... 54 2.2.8. Sâu bệnh ................................................................................................................ 56 2.2.9. Bệnh hại mía .......................................................................................................... 63 2.2.10. Một số biện pháp kĩ thuật để chăm sóc mía gốc ................................................. 72 CHƯƠNG 3: THU HOẠCH, BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN ................................................... 73 3.1. Thu hoạch ..................................................................................................................... 73 3.1.1. Xác định thời điểm thu hoạch mía ....................................................................... 74 3.1.2. Kĩ thuật thu hoạch mía .......................................................................................... 75 3.2. Bảo quản ....................................................................................................................... 78 3.2.1. Sơ chế .................................................................................................................... 78 3.2.2. Bảo quản ................................................................................................................ 80 3.3. Chế biến........................................................................................................................ 81 3.3.1. Qui trình công nghệ chế biến đường ..................................................................... 83 3.3.2. Sản phẩm đặc trưng ............................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 85 5 LỜI MỞ ĐẦU Từ lâu cây mía đã được loài người ưa thích vì giá trị sử dụng phong phú của nó. Mía là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất trong công nghiệp đường của thế giới. Mía là cây có giá trị kinh tế cao. Cây mía ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành mía đường việt nam đã có những bước phát triển vượt bậc kể từ khi thực hiện chương trình một triệu tấn đường do Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 8 đề ra. Hơn 10 năm qua sản xuất mía đường đã góp phần phát triển kinh tế nước nhà, nhất là về nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cây mía đóng vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, thậm chí làm giàu, chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng ở một số vùng, tạo việc làm cho hơn một triệu lao động nông nghiệp và hàng vạn lao động công nghiệp. Trong những năm qua, tốc độ tăng năng suất mía của nước ta đạt mức 2%/năm - rất cao so với mức bình quân của thế giới là 0,8%/năm nhưng vì điểm xuất phát quá thấp (45 tấn/ha) nên năng suất mía bình quân của nước ta còn kém xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến năng suất và chất lượng mía thấp như: khâu tuyển chọn giống, kĩ thuật canh tác và tưới nước, đặc biệt là việc sử dụng các loại phân bón, số lần bón phân/vụ, tỉ lệ các loại phân bón không cân đối nhiều đạm, ít kali; áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất còn hạn chế…chính vì thế sử dụng các mức phân bón hợp lí, đặc biệt là phân kali để tăng năng suất và chất lượng mía là con đường gần nhất làm giảm giá thành sản xuất cũng như giúp ngành mía đường nước nhà phát triển và hội nhập quốc tế. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÂY MÍA 1.1. Lịch sử phát triển và nguồn gốc cây mía Phát hiện tình cờ và khởi nguồn của nạn buôn nô lệ Năm 1492, trong chuyến du ngoạn đến nước cộng hòa Dominica, nhà thám hiểm Christopher Columbus đã vô tình phát hiện ra một loài cây có thân mập, đặc biệt có vị rất ngọt và mát. Columbus chưa từng thấy giống cây này trong các chuyến thám hiểm trước đây của ông nên cảm thấy rất tò mò về loại cây này. Người dân nơi đây gọi loại cây này là mía. Chính môi trường nhiệt đới ấm áp của Dominica là điều kiện rất tốt giúp mía phát triển mạnh. Tinh thể đường sau khi được chiết xuất từ mía Thực tế, Columbus không phải là người đầu tiên phát hiện ra cây mía. Những ghi chép lịch sử về mía cho biết, mía được phát hiện từ năm 510 trước Công nguyên. Thời đó, dưới triều vị vua vĩ đại Darius I, Đế quốc Ba Tư rất hùng mạnh. Khi chinh phạt Ấn Độ, ông đã thấy mía mọc um tùm, người dân Ấn Độ thường ép lấy nước của mía để tạo vị ngọt cho các 7 món ăn. Sau khi được nếm thử nước mía, vua Darius I ghi lại: "Đúng là loại cây kỳ lạ. Nó có thể cho mật ong mà không cần một con ong nào". Vua Darius I đã ra lệnh cho quân lính mang số mía dại về tìm hiểu. Tuy nhiên, do mía chỉ sinh trưởng ở những vùng có điều kiện thời tiết ấm ở những vùng nhiệt đới nên không có vị ngọt khi được trồng ở khu vực khác. Vua Darius I không biết điều này nên không trồng được giống cây "ngọt như mật ong", ông cho rằng loại cây này không thể trồng nên đã bỏ giống lại cộng hòa Dominica, nơi ông từng đi qua. Nhưng người dân ở nước cộng hòa Dominica không hề biết giống cây này là gì nên bỏ mặc cho mọc hoang, cho đến khi Columbus phát hiện ra giá trị thực sự của cây mía. Sau này, Columbus đã mang giống mía về trồng trên các nước thuộc địa thuộc vùng biển Caribbean. Bắt đầu từ đây, mía được trồng rộng rãi trong các đồn điền trên vùng biển Caribbean, Nam Mỹ và các nước miền nam Châu Mỹ. Vào đầu thế kỷ 16, mía đã trở thành loài cây biểu trưng của các siêu cường quốc châu Âu. Người Bồ Đào Nha đã mua một ít giống cây mía đến Brazil và ngay sau đó, mía đường được trồng rộng rãi ở Anh, Hà Lan và các nước thuộc địa của Pháp như Barbados và Haiti. Giữa thế kỷ 16, người Ấn Độ khám phá ra cách tạo ra tinh thể đường và từ đây, một cuộc cách mạng mới bắt đầu nổ ra. Các nhà khai phá nước Anh gọi đường là "vàng trắng" không chỉ bởi tính chất đặc biệt của nó mà còn vì lợi nhuận do đường mang lại. Lợi nhuận từ việc buôn bán đường lớn đến mức nạn buôn nô lệ ngày càng lan rộng. Hàng triệu nô lệ châu Phi đã bị bán vào Mỹ để làm việc trong các đồn điền mía, phục vụ cho các xưởng sản xuất đường. Do lượng nô lệ châu Phi quá lớn nên các chủ đồn điền ở Anh liên tục sống trong lo lắng, sợ các cuộc nổi dậy của người nô lệ nên đã phải nhờ cậy đến sự bảo vệ của lực lượng vệ binh triều đình. Thậm chí, các cuộc chiến cũng bắt đầu nổ ra tranh giành kỹ thuật chế tạo thứ "vàng trắng" quý giá này. Không chỉ vậy, đường còn đưa các nước thuộc địa đi lên và có nền kinh tế độc lập. Trong cuộc cách mạng nông nghiệp Hồi giáo, các công ty Ả Rập đã thực hiện kỹ thuật sản xuất đường của Ấn Độ và sau đó điều chỉnh và biến nó thành một ngành công nghiệp lớn. Ả Rập đã thành lập nhà máy đường và đồn điền lớn nhất đầu tiên trên thế giới. 8 Vào những năm 1540, sản lượng mía thu được tăng gấp đôi, đẩy ngành sản xuất đường trở thành ngành công nghiệp chính tại các nước châu Mỹ. Các cơ sở và nhà máy sản xuất đường liên tiếp mọc lên như đảo Santa Catarina có 800 xưởng sản xuất đường và bờ biển phía bắc Brazil, Demarara và Surinam có 2000 cái nữa. Ước chừng có 3000 xưởng nhỏ được xây dựng trước năm 1550 ở Tân Thế Giới, tạo ra một nhu cầu lớn chưa từng có về bánh răng gang, đòn bẩy, trục xe và các thiết bị khác. Các nghề chuyên về chế tạo khuôn và luyện gang được phát triển ở châu Âu do sự bùng nổ về sản xuất đường. Như vậy, các nhà máy đường phát triển chính là giai đoạn mở đầu cần thiết cho cuộc cách mạng công nghiệp vào đầu thế kỷ 17 sau này. Cây mía trước đây mọc như một cây cỏ dại 1.2. Đặc điểm và phân loại các giống mía hiện nay Giống mía đường đang trồng phổ biến ở các vùng mía ở nước ta hiện nay phải kể tới vài ba chục, chủ yếu là giống mía nhập nội có nguồn gốc từ nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khoảng từ 10 năm trở lại đây Viện nghiên cứu mía đường Bến Cát đã lần lượt kết luận đưa vào sản xuất một số giống mía mới do Viện lai tạo mang kí hiệu VN, đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử ngành mía đường Việt Nam. Dưới đây là đặc điểm của những giống mía đang trồng đại trà trong sản xuất và một số giống mới đang được nhân rộng để đưa vào cơ cấu giống sản xuất ở các vùng mía. 1.2.1. Giống mía F.156: 9 a. Nguồn gốc: Nhập nội từ Đài Loan vào miền nam nước ta trước năm 1975. Viện nghiên cứu mía đường nghiên cứu, tuyển chọn đến năm 1987 được công nhận là giống mía quốc gia. b. Những đặc tính chủ yếu: Thân cây thẳng, dóng hình trụ, vỏ màu xanh vàng ẩn tím, khi nắng rọi có màu tím. Phiến lá hẹp, cứng, phát triển chiều xiên. Mía nảy mầm đẻ nhánh sớm, tập trung, tỉ lệ hữu hiệu cao. Tốc độ vươn cao, mật độ cây hữu hiệu cao, đồng đều, khả năng tái sinh mạnh. Mía ra hoa muộn với tỉ lệ khoảng 10-15%. Năng suất trung bình khoảng 50 tấn/ha (không tưới), thâm canh tốt có thể đạt 80-100 tấn/ha. Tỉ lệ đường khá, độ Pol/mía trên 13,5%. Chịu hạn tốt, trồng được ở những vùng có điều kiện thời tiết khác nhau. Chống chịu sâu bệnh tốt, kháng bệnh than. 1.2.2. Giống mía MY 5514: a. Nguồn gốc: Nhập nội từ Cu Ba, được viện nghiên cứu mía đường nghiên cứu tuyển chọn, đây được công nhận là giống mía quốc gia. b. Những đặc tính chủ yếu: 10 Cây phát triển thẳng, dạng hình chóp cụt, vỏ màu tím. Phiến lá rộng, bẹ lá màu xanh có lông, dễ bong bẹ. Mía nảy mầm đẻ nhánh sớm, tập trung, tốc độ vươn cao nhanh. Khả năng để gốc trung bình. Mía ra hoa mạnh. Năng suất trung bình 50 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt 80-100 tấn/ha. Hàm lượng đường khá. Chống chịu tốt các điều kiện thời tiết bất lợi, rất kháng bệnh than và sâu đục thân. 1.2.3. Giống mía JA 60-5: a. Nguồn gốc: Nhập nội từ Cu Ba, được viện nghiên cứu mía đường tuyển chọn. Năm 1988 được phép khu vực hóa ở những vùng mía các tỉnh miền Đông Nam Bộ, là giống có triển vọng. b. Những đặc tính chủ yếu: Cây mía to, lóng hình chóp cụt nối nhau dích dắc, vỏ màu xanh ẩn tím, sáp phủ dày. Phiến lá trung bình, bẹ màu xanh sáng, ít lông. Mía nảy mầm hơi chậm, sức đẻ khá, tốc độ vươn cao nhanh. Khả năng để gốc tốt. mía ít ra hoa. Năng suất trung bình 50 tấn/ha (không tưới), thâm canh tốt có thể đạt 80 tấn/ha. Hàm lượng đường/mía cao. Độ pol/mía trên 15%. Chống chịu tốt các điều kiện ngoại cảnh bất lợi, rất kháng bệnh than và sâu đục thân. 1.2.4. Giống mía F.154: a. Nguồn gốc: Của Đài Loan nhập vào miền nam nước ta trước năm 1975. Từ năm 1976 viện nghiên cứu mía đường đã nghiên cứu tuyển chọn, năm 1988 được phép khu vực hóa ở vùng mía các tỉnh miền Đông Nam Bộ và một số nơi khác. Là giống có triển vọng. b. Những đặc tính chủ yếu: 11 Cây phát triển thẳng, lóng hình ống chỉ, vỏ màu tím, sáp phủ dày. Phiến lá hẹp, màu xanh thẫm. Mía nảy mầm đẻ nhánh sớm, tập trung, tỉ lệ cao. Tốc độ vươn cao nhanh, tái sinh mạnh. Tỉ lệ cây ra hoa cao. Năng suất trung bình 50 tấn/ha (không tưới), thâm canh tốt có thể đạt trên 80 tấn/ha. Hàm lượng đường khá, độ Pol/mía trên 13,5%. Chịu hạn tốt, có thể trồng ở các điều kiện thời tiết khác nhau. Chống chịu sâu bệnh tốt. 1.2.5. Giống mía C.819-67: a. Nguồn gốc: Nhập nội từ Cu Ba, do viện nghiên cứu mía đường nghiên cứu tuyển chọn, đã được khu vực hóa ở vùng mía các tỉnh miền Đông Nam Bộ. b. Những đặc tính chủ yếu: Cây to, mọc thẳng, vỏ màu xanh-vàng. Phiến lá trung bình, độ róc bệ tốt, mía nảy mầm đẻ nhánh sớm, tập trung, tỉ lệ cao. Tốc độ vươn cao nhanh. Khả năng tái sinh mạnh. Mía ra hoa muộn, năng suất trung bình trên 50 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt 80-100 tấn/ha. Tỉ lệ đường khá, độ pol/mía trên 13,5%. Chống chịu tốt các điều kiện ngoại cảnh. Kháng bệnh than, sâu đục thân. 12 1.2.6. Giống mía F.157: a. Nguồn gốc: Nhập nội từ Đài Loan được phòng nông vụ nhà máy đường Quãng Ngãi tuyển chọn. hiện nay mía này trồng chủ yếu ở vùng mía nhà máy đường Quãng Ngãi. b. Những đặc tính chủ yếu: Cây có độ lớn trung bình, gốc hơi nhỏ, lóng chóp cụt, nối nhau kiểu dích dắc, vỏ màu xanh sáng. Dóng nắng màu hơi tím. Phiến lá trung bình, bẹ lá không có lông. Mía nảy mầm đẻ nhánh sớm, tốc độ vươn cao nhanh, để gốc tốt, mía ra hoa ít. Năng suất trung bình 50 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt trên 80 tấn/ha. Hàm lượng đường khá cao, độ Pol/mía trên 13,5%. Chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất lợi, dễ bị nhiễm bệnh than. 1.2.7. Giống mía F.134: a. Nguồn gốc: Được nhập nội từ Đài Loan. b. Những đặc tính chủ yếu: Thân cây to, thẳng, lóng hình trống, vỏ màu xanh ẩn tím, sáp phủ dày. Phiến lá rộng, màu xanh thẫm, bẹ lá nhiều lông. Mía nảy mầm và đẻ nhánh sớm, khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh, để gốc khá. Mía không hoặc ít ra hoa. 13 Năng suất trung bình 50 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt 80-100 tấn/ha, độ Pol/mía trên 13%. Chống chịu tốt các điều kiện ngoại cảnh bất lợi, dễ bị sâu đục thân và rệp bông. 1.2.8. Giống mía COMUS: a. Nguồn gốc: Được nhập nội từ Oxtraylia hiện đang được trồng chủ yếu tại các tỉnh miền tây nam bộ. b. Những đặc tính chủ yếu: Thân cây to, mọc thẳng, lóng hình trống nối nhau hình dích dắc. Vỏ màu xanh ẩn tím. Phiến lá rộng, mềm xanh thẫm, bẹ lá ít lông. Nảy mầm và đẻ nhánh sớm, ra hoa muộn, tỉ lệ cây ra hoa thấp, khả năng để gốc trung bình. Khả năng chịu hạn kém, dễ bị sâu bệnh. 1.2.9. Giống mía chín sớm ROC16: 14 a. Nguồn gốc: Nhập từ Đài Loan do công ty mía đường Biên Hòa tuyển chọn và khảo nghiệm. đã được khu vục hóa năm 1997. b. Những đặc tính chủ yếu: Nảy mầm nhanh và tập trung, sức đẻ khá, chồi hữu hiệu cao, tái sinh tốt ở vụ 2 và 3. Tốc độ vươn lóng nhanh, thân to vừa phải, thẳng đứng, chống đổ tốt, ít trổ cờ. Chín sớm, vụ đông xuân thu tháng 10-11, vụ hè thu thu hoạch tháng 3-4. Ít nhiễm sâu đục thân và nhiễm nhẹ than đen. Năng suất từ 80-100 tấn/ha. Trữ đường đạt từ 14-15, độ AP > 80%. 1.3. Địa lý phân bố của cây mía Việt nam có điều kiện thời tiết khí hậu thích hợp với cây mía, là một trong những chiếc nôi của cây mía. Từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây đâu đâu cũng trồng được mía. Căn cứ vào các đặc điểm của từng khu vực, nước ta có thể chia thành 6 vùng mía chính sau đây: 1.3.1. Vùng đồng bằng Bắc Bộ Trước ngày thống nhất đất nước, đây là vùng trồng mía chủ yếu của nước ta, bao gồm các tỉnh Hà Nam, Há Tây, Hưng Yên, Vĩnh Phú. Mía được trồng tập trung ở ven bãi các con sông chính: như hạ lưu sông Hồng, sông Thao, sông Châu Giang, sông Đáy, sông Thái Bình, sông Đuống,…đây là vùng đất phì nhiêu, điều kiện thời tiết rất phù hợp với sự sinh trưởng và tích lũy đường của cây mía. Có thể phấn đấu đạt năng suất mía cao, chất lượng tốt. Nhược điểm lớn nhất của vùng này là đất ít, người đông, lô thửa manh mún, giữa đất mía và đất lúa thường xen kẽ vào nhau, một bên cần giữ nước một bên cần thoát nước, nên thường gây khó khăn cho nhau. Đặc điểm lớn nhất của vùng này là gần thành phố Hà Nội, là vành đai thực phẩm của thành phố, nên nó được ưu tiên sản xuất rau quả, hoa, cây cảnh phục vụ cho nhu cầu cùa 15 thành phố Hà Nội và các thị xã lân cận. Hiệu quả kinh tế của các cây này cao hơn cây mía, nên cây mía phải dần dần lùi bước nhường chỗ cho các cây khác có lợi nhuận cao hơn. 1.3.2. Vùng trung du và miền núi phía Bắc Đây là vùng mía chủ lực hiện nay của khu vực phía bắc, vùng này bao gồm Thanh Hóa và các tỉnh trung du Bắc Bộ. Sở dĩ đưa Thanh Hóa vào vùng này vì Thanh Hóa ít chịu ảnh hưởng của gió Lào, thời tiết giống phía Bắc hơn là miền trung. Mía vùng này thường trồng trên 3 loại đất: đất đồi, đất phù sa cổ, đất phù sa ven sông suối. Đất vùng này rất đa dạng, độ phì nhiêu, độ dốc, độ chua biến động rất nhiều. đặc điểm chung là cao hạn, khó có điều kiện tưới nước nhưng rất dễ thoát nước, không bị úng thủy. Trên các loại đất này, nhất là đất đồi, cây mía có hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng ngằn ngày khác. Vì thời tiết vùng này có 2 mùa rõ rệt: có 6 tháng mùa mưa từ tháng 6 đến đầu tháng 11, 6 tháng mùa khô từ tháng 11 đến giữa tháng 5 năm sau. Trong mùa mưa nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng mạnh, lại đủ nước nên rất phù hợp cho mía vươn lóng, phát triển mạnh mẽ về chiều cao và đường kính thân. Nếu bố trí thời vụ trồng hợp lí để mía bước vào thời kì vươn lóng vào đầu mùa mưa thì chỉ trong 6 tháng thời tiết thuận lợi này, mía có thể cao từ 2,5-3m, nghĩa là có thể đạt năng suất từ 100 tấn trở lên nếu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho chúng. Sau mùa mưa là mùa khô, đặc biệt từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 4, có 150 ngày thời tiết vừa khô vừa rét, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm chênh lệch khá nhiều, rất phù hợp cho sự tích lũy đường, làm cho mía chín tốt, tỉ lệ đường cao, rất thuận lợi cho việc vận chuyển, đây là vùng mía có ưu thế về chất lượng. Vùng trung du miền núi phía bắc còn có một ưu điểm nữa là tương đối xa biển, địa hình đồi núi nên kín bão, bão thường nhẹ hơn các vùng ven biển, nên mía đỡ đổ ngã, năng suất ổn định và chất lượng tốt. Nhưng ở vùng cao có năm bị rét đậm vì sương muối có thể ảnh hưởng ở một mức độ nhất định đến cây mía. Nhưng mùa rét đúng vào mùa thu hoạch, nên nơi nào bị ảnh hưởng có thể thu và chế biến ngay. Nhược điểm cơ bản của vùng này là không bằng phẳng, dễ bị xói mòn, vùng không tập trung, vận chuyển khó khăn, xa nguồn nước, tưới nước khó. 16 1.3.3. Vùng núi miền trung Đặc điểm chung của vùng này là ảnh hưởng gió Lào. Trong mùa gió Lào thường xảy ra khô hạn từ tháng 3 đến tháng 8. Tùy từng vị trí, vụ hạn có thể bắt đầu và kết thúc sớm hơn hay muộn hơn một ít. Các tháng này cường độ bức xạ của ánh sáng mặt trời cao, độ ẩm không khí thấp, lượng mưa ít, gió mạnh làm tăng cường độ bốc hơi nước mặt đất và mặt lá, gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của mía. Lượng mưa 1600-2000mm, có tỉnh lên đến 2600-2800mm, song phân bố không đều, thường mưa dồn dập 3-4 tháng sau vụ hạn gây xói mòn và úng thủy, lũ lụt. Có tỉnh mưa kéo dài, kèm theo văn lượng nhiều làm cho cường độ ánh sáng giảm, nên trong mùa mưa mía vẫn sinh trưởng không tốt do thừa nước thiếu ánh sáng. Trong thời kì mía chín, vùng bắc miền trung được cả 2 yếu tố hạn và rét nên mía chín tốt hơn, các tỉnh phía nam chỉ có một yếu tố khô hạn, không có yếu tố rét và biên độ nhiệt cao giữa ngày và đêm nên sự tích lũy chưa thật tối ưu. Càng đi vào phía nam của vùng này, chu kì ánh sáng càng thích hợp cho sự ra hoa của mía. Do đó mía thường ra hoa sớm hơn và tỉ lệ ra hoa cao hơn ở khu vực phía bắc. Một điều đáng lưu ý là mía ra hoa đúng vào vào mưa, là mùa mía có điều kiện vươn cao mạnh để tạo năng suất, nên gây ảnh hưởng xấu đến năng suất. Đối với vùng này các giống mía ra hoa mạnh là rất bất lợi, vì thời gian tạo thân bị rút ngắn. Đầu vụ bị hạn hán, gió Lào, khỏi hạn vài ba tháng lại bước vào thời kì ra hoa, không tăng trưởng về chiều cao được nữa nên năng suất bị giảm sút đáng kể. 17 1.3.4. Vùng mía tây nguyên Vùng này có 4 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Lâm Đồng. Độ cao phổ biến của vùng này là 400-700m so với mặt biển. Tuy là vùng cao nhưng đất đai khá bằng phẳng, địa hình ít bị chia cắt, có thể quy thành vùng tập trung để giảm chi phí vận chuyển. Đất đai của vùng này khá phì nhiêu, phần lớn là đất đỏ bazan, một bộ phận ở bắc Kon Tum, An Khê và vùng ven sông Ba là thuộc về đất xám phát triển trên đá granit. Thời tiết vùng này chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình cả năm là 22240C. nhiệt độ tới thấp tuyệt đối thường xuất hiện vào tháng 1 và chỉ xuống đến 5 0C, có vùng chỉ xuống đến 100C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối thường chỉ lên đến 35-360C và thường xuất hiện vào tháng 4. Lượng mưa trung bình cả năm là 1800-2100mm. mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Lượng mưa phân bố khá đều vào các tháng mùa mưa. Mùa khô thường từ tháng 11 đến tháng 3. Tháng ít mưa nhất là tháng 1 và tháng 2. Độ ẩm trung bình cả năm là 80 – 85%. Ưu điểm lớn nhất của vùng này là không có bão và không có gió gió Lào. Xét về địa hình, đất đai và thời tiết thì đây là một vùng mía tốt. Nhưng về quy hoạch thì đây là vùng ưu tiên cho các cây công nghiệp dài ngày là cà phê và cao su, mía chỉ phát triển ở một giới hạn nhất định. Chu kì ánh sáng của vùng này rất thích hợp cho sự ra hoa của mía, nên khi trồng mía phải lưu ý chọn các giống ít ra hoa hoặc không ra hoa. Đối với vùng Tây Nguyên, vấn đề phòng chống hạn cũng phải đặc biệt lưu ý mới có thể đạt năng suất cao và hiệu quả kinh tế tốt. 18 1.3.5. Vùng mía Miền Đông Nam Bộ Đây là nơi có thể xây dựng thành vùng chuyên canh mía lớn nhất trong cả nước. Toàn vùng có trên 25 vạn ha đất có thể trồng được mía. Địa hình nhìn chung rất bằng phẳng, ít chia cắt, rất thuận lợi cho việc cơ giới hóa và thủy lợi hóa. Trong vùng có nhiều hệ thống sông ngòi có lưu lượng lớn như sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ, sông Bé, sông Đồng Nai, đặc biệt là có hồ Dầu Tiếng có trữ lượng nước rất lớn, có đủ nước tưới cho hàng vạn ha. Đất đai dành cho cây mía phần lớn thuộc loại đất xám phù sa cổ. Dưới có sa thạch hoặc đá mẹ granit. Thành phần cơ giới nhẹ, tương đối chua (pH từ 4,2 – 5). Hàm lượng dinh dưỡng thấp, nghèo CO2, đạm, lân và kali. Riêng Đồng Nai, Bình Long có một số đất đỏ bazan nhưng phần lớn đã trồng cao su. Một số đất ven sông Vàm Cỏ Đông và hạ lưu sông Sài Gòn (vùng Lái Thiêu) có hàm lượng các chất dinh dưỡng khá, nhưng lại thuộc loại đất trũng chua phèn, mực nước ngầm cao. Thời tiết chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Các tháng mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11; mùa khô bắt đầu từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau. Lượng mưa trung bình cả năm là 1500-2000mm. Lượng mưa nhìn chung phân bố khá đều trong các tháng mùa mưa. Trời nóng ẩm quanh năm, không có mùa rét, không có gió Lào. Rất ít khi có bão. Độ ẩm cao và đều. Nhiệt độ trung bình cả năm vào khoảng 26-27OC. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 25OC và tháng cao nhất gần 30OC. Nhiệt độ tối thấp cũng chỉ xuống đến 18-20O C (vào tháng 1). Chu kì ánh sáng ở đây rất thích hợp cho mía ra hoa. Vì ở vĩ độ thấp, nên mía ở đây ra hoa sớm hơn các tỉnh phía bắc đến trên 1 tháng. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc lai tạo giống mía, nhưng bất lợi cho việc sản xuất mía nguyên liệu cho nhà máy đường. 19 Do không có mùa rét, nên nếu có hệ thống tưới tiêu chủ động thì mía có thể trồng trọt và sinh trưởng tốt quanh năm, dễ tạo nên năng suất mía rất cao. Nhưng cũng do thiếu yếu tố rét và biên độ nhiệt cao giữa ngày và đêm nên sự tích lũy đường ở đây không thuận tiện bằng các tỉnh phía bắc. 1.3.6. Vùng đồng bằng sông Cửu Long Đến nay vùng đồng bằng sông cửu long đã trồng trên 100.000ha mía. Đất đai vùng này rất bằng phẳng và phì nhiêu, đất thấp nên độ ẩm cao, ít khi bị khô hạn nên hiện nay đây là vùng có năng suất mía cao nhất cả nước. Nhược điểm của vùng này là đất chua, mực nước ngầm cao, các vùng không có bờ bao thường bị ngập nước trong mùa lũ. Trong đất luôn luôn đầy đủ nước, thiếu yếu tố rét và yếu tố khô hạn nên tỉ lệ đường không cao ít thuận lợi cho việc tích lũy đường. Cũng như miền đông nam bộ thời gian chiếu sáng thích hợp cho sự ra hoa, và ở vĩ độ thấp nên mía ra hoa sớm hơn các vùng núi phía bắc trên một tháng. Ở đây phần lớn diện tích thuộc loại đất trũng và chua phèn, nên biện pháp canh tác ở đây khác hẳn vùng mía miền đông và trung du. Các vùng khác phải chống hạn thì ở đây chủ yếu là sổ phèn, chống úng, chống lũ lụt. Phải lên luống cao và phải có hệ thống mương thoát nước, phải có bờ bao để chống lũ. 1.4. Tình hình sản xuất mía  Giai đoạn 1980-1994: Vào đầu những năm 80, diện tích mía của cả nước tăng đạt 162.000ha năm 1984. Sau đó diện tích mía giảm dần, chủ yếu là do giá đường thế giới giảm mạnh, đường nhập khẩu nhiều và thậm chí có lúc vượt quá nhu cầu tiêu dùng trong nước, làm giá đường và giá mía trong nước giảm mạnh. Tốc độ tăng diện tích mía bình quân trong 10 năm 1980-1990 là 1,77%/năm. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng