Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Con đường tơ lụa và vai trò của nó đối với chính trị, kinh tế và văn hóa xã hộ...

Tài liệu Con đường tơ lụa và vai trò của nó đối với chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội thời đường (618 907) ở trung quốc

.PDF
53
2817
124

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LƢƠNG MỸ HẠNH CON ĐƢỜNG TƠ LỤA VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI CHÍNH TRỊ, KINH TẾ VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI THỜI ĐƯỜNG (618 - 907) Ở TRUNG QUỐC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LƢƠNG MỸ HẠNH CON ĐƢỜNG TƠ LỤA VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI CHÍNH TRỊ, KINH TẾ VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI THỜI ĐƯỜNG (618 - 907) Ở TRUNG QUỐC Chuyên ngành: Lịch sử thế giới KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Điêu Thị Vân Anh Sơn La, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Khóa luận này được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Điêu Thị Vân Anh. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô - người đã luôn quan tâm, chỉ bảo tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thư viện Trường Đại Học Tây Bắc, toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa và các bạn sinh viên trong lớp k51 ĐHSP Sử - Địa đã tạo mọi điều kiện và ủng hộ tôi hoàn thành khóa luận này. Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của các thầy cô và các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn. Sơn la, tháng 5 năm 2014 Tác giả: Lƣơng Mỹ Hạnh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2 3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu ...................................................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 3 3.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3 5. Đóng góp của khóa luận ................................................................................. 4 6. Bố cục của khóa luận...................................................................................... 4 CHƢƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CON ĐƢỜNG TƠ LỤA ............................................................................................................ 5 1.1. Con đường tơ lụa trên bộ ............................................................................. 5 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của con đường tơ lụa trên bộ. ........................ 5 1.1.2 Sự suy vong của con đường tơ lụa trên bộ. .............................................. 10 1.2. Con đường tơ lụa trên biển ........................................................................ 12 1.2.1 Sự hình thành và phát triển của con đường tơ lụa trên biển ...................... 12 1.2.2 Sự suy vong của con đường tơ lụa trên biển…………………………..…17 CHƢƠNG 2: VAI TRÒ CỦA CON ĐƢỜNG TƠ LỤA ĐỐI VỚI CHÍNH TRỊ, KINH TẾ VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI THỜI ĐƢỜNG (618-907) Ở TRUNG QUỐC .............................................................................................. 20 2.1 Về chính trị................................................................................................. 20 2.2. Về kinh tế .................................................................................................. 24 2.3. Về văn hóa – xã hội ................................................................................... 32 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 49 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ xa xưa, những hoạt động giao lưu trao đổi buôn bán đã xuất hiện. Cùng với thời gian, sản xuất ngày càng phát triển, thương mại trở nên phồn thịnh. Tuy nhiên, hoạt động đó mới chỉ diễn ra cục bộ trong một vùng, một thành bang, một trung tâm văn hóa chính trị hay chỉ bó hẹp trong trong phạm vi của một đất nước. Trong bối cảnh ấy, sự hình thành con đường tơ lụa đánh dấu một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử thương mại quốc tế. Nó được coi là hệ thống những con đường thương mại lớn nhất thế giới cổ đại, là cầu nối giữa những quốc gia với nhau thúc đẩy sự tiếp xúc giữa các nền văn minh. Thời cổ đại, Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên tìm ra cách trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Đồng thời cũng là cái nôi sản sinh ra tơ lụa sớm nhất trên thế giới. Có lẽ vì vậy, tơ lụa thời đó chỉ dành riêng cho vua chúa và quý tộc, chỉ có giới thượng lưu mới có đủ điều kiện sử dụng mặt hàng xa xỉ, hiếm hoi này. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, do nhu cầu của con người tơ lụa mới được đưa đi các vùng, các nơi trên thế giới. Đến thời nhà Đường, với kinh đô Trường An được các nhà sử học coi là đỉnh cao trong văn minh Trung Hoa, vai trò quan trọng của con đường tơ lụa càng thể hiện rõ nét. Cùng với sản phẩm chính là tơ lụa, gốm sứ cũng được đưa tới những miền đất mới sang Tây Á, vượt qua vạn dặm xa xôi đến với nền văn minh phương Tây. Qua những chặng đường lịch sử, con đường tơ lụa không đơn giản chỉ là huyết mạch thông thương, nó còn là hành trình giao lưu văn hóa, tôn giáo đa dạng giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, xung quanh đề tài “Con đường tơ lụa” có rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Con đường tơ lụa là gì? Nó có từ bao giờ? Vai trò của nó trong lịch sử thương mại quốc tế ra sao? Đặc biệt với nền kinh tế xã hội thời Đường như thế nào?.... Vậy nên, việc tìm hiểu con đường này là một vấn đề vô cùng hấp dẫn, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà văn hóa, lịch sử và những học giả khắp nơi trên thế giới. Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Con đường tơ lụa và vai trò của nó đối với chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội thời Đường (618 - 907) ở Trung Quốc” để làm đề tài nghiên 1 cứu của mình, đồng thời nhằm tái hiện một cách cụ thể, tương đối đầy đủ, chính xác và hệ thống về những ảnh hưởng của con đường tơ lụa tới lịch sử phát triển của thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng. Đề tài hoàn thành còn góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu tham khảo phục vụ cho học tập và giảng dạy ở trường trung học phổ thông và chuyên nghiệp. Vì vậy đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về con đường tơ lụa huyền thoại. Nhà địa lí học người Đức Phécđinăng Vôn Richtophen (1833-1904) chính là người đã khai sinh ra khái niệm “Con đường tơ lụa”. Vào giữa thế kỉ XIX, ông đã xuất bản hàng loạt những cuốn sách và bài nghiên cứu về con đường tơ lụa thương mại cổ đại này. Nhà Hán học người Pháp Pôn Penliô đã đề cập đến con đường thương mại trên biển giữa Trung Hoa và Ấn Độ trong tác phẩm “Deux itineraires de Chine en Inde au VIIIe siefcle” (Hai ghi chép lữ hành giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong thế kỉ VIII). Về sau, vấn đề về con đường tơ lụa được mở rộng và nghiên cứu sâu hơn bởi nhiều học giả khắp nơi trên thế giới. Tại Trung Quốc, người khởi xướng cho việc nghiên cứu về con đường thương mại biển giữa Trung Quốc và các nước lại là một người Nhật – học giả Tam Sang Long Mẫn. Năm 1967, tác phẩm “Nghiên cứu con đường tơ lụa trên biển” của ông viết về quá trình hình thành phát triển của con đường tơ lụa trên biển đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu. Sau đó, giáo sư Trần Viên đã có hàng loạt bài báo, bài viết chuyên đề đăng trên nhiều tạp chí khoa học. Theo sau ông là nhiều học giả khác, tiêu biểu có tác giả Xa Mộ Kì với cuốn “Con đường tơ lụa” (Nguyễn Phố dịch – NXB Trẻ, 2008), Cuốn sách này kể về cuộc hành trình của tác giả đi tìm lại những dấu tích của con đường tơ lụa cổ đại. Ở Việt Nam, con đường tơ lụa được Nguyễn Minh Mẫn và Hoàng Văn Việt nghiên cứu khá đầu đủ và chi tiết trong cuốn “Con đường tơ lụa quá khứ và tương lai”. Cuốn sách này đã đưa đến cho độc giả kiến thức cơ bản và khái quát 2 nhất về con đường tơ lụa trong một không gian và một thời gian rộng lớn, thể hiện sự giao lưu văn minh Đông Tây diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, đề tài về con đường tơ lụa có rất nhiều tài liệu khác đề cập đến như cuốn “Lịch sử văn minh thế giới” NXB Giáo dục (2009); “Lịch sử Trung - Cận Đông” NXB Giáo dục (2009); “Lịch sử thế giới trung đại” NXB Giáo dục (2010); “Lịch sử Trung Quốc” NXB Giáo dục (2009)… Tuy nhiên, tất cả các cuốn sách, bài viết trên đều tập trung về cuộc hành trình khai thông con đường tơ lụa. Vấn đề vai trò, tầm quan trọng của con đường tơ lụa và vai trò cụ thể của nó trong nền kinh tế xã hội thời Đường ở Trung Quốc tuy đã được đề cập nhưng chưa sâu và đầy đủ. Trên cơ sở tiếp thu và chọn lọc các bài viết của các tác giả, tôi quyết định tiếp tục phát triển đề tài một cách khái quát và hệ thống. 3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là Con đường tơ lụa 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nhằm giải quyết các vấn đề sau đây: - Quá trình con đường tơ lụa hình thành và phát triển. - Đánh giá vai trò và ý nghĩa của con đường tơ lụa với chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội thời nhà Đường (618-907) ở Trung Quốc. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài nghiên cứu sự hình thành và phát triển con đường tơ lụa trên không gian rộng lớn từ Đông sang Tây, từ đất liền ra biển đảo. Ưu tiên nghiên cứu quãng đường xuất phát từ Trung Quốc tới các nước xung quanh. - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu con đường tơ lụa thời kì cổ - trung đại và tập trung nghiên cứu con đường tơ lụa trong thời nhà Đường (618-907) ở Trung Quốc. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng hai phương pháp cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài ra, tôi còn sử dụng phương pháp so sánh, thu thập thông tin lí thuyết,…thông qua các tài liệu có 3 sẵn, sách báo, tạp chí, báo cáo, website và các nguồn thông tin đáng tin cậy có liên quan đến khóa luận. 5. Đóng góp của khóa luận Khóa luận hoàn thành sẽ có ý nghĩa quan trọng sau đây: - Tổng quan được những chặng đường lịch sử của con đường tơ lụa cũng như đánh giá vai trò của nó tới nền kinh tế xã hội trong thời nhà Đường (618907) ở Trung Quốc. Đó cũng là nguồn tư liệu có giá trị cao cho những người quan tâm đến con đường tơ lụa. - Đề tài hoàn thành sẽ là nguồn tư liệu giúp các nhà giáo, nhà nghiên cứu lịch sử hiểu thêm về con đương tơ lụa để có thể giảng dạy tốt hơn môn lịch sử. 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục khóa luận gồm hai chương: Chương 1 : Sự hình thành và phát triển của con đường tơ lụa Chương 2 : Vai trò của con đường tơ lụa đối với chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội thời Đường (618-907) ở Trung Quốc 4 CHƢƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CON ĐƢỜNG TƠ LỤA 1.1. Con đƣờng tơ lụa trên bộ 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của con đƣờng tơ lụa trên bộ. *Sự hình thành của con đƣờng tơ lụa. Bước qua thời kì xã hội nguyên thủy, lịch sử phát triển thế giới đã có một bước ngoặt vĩ đại, đánh dấu bằng sự ra đời của những nền văn minh đầu tiên. Ở phương Đông (châu Á và châu Phi) xuất hiện bốn trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Mặc dù ra đời ở những vùng lãnh thổ khác nhau nhưng các nền văn minh này đều có một đặc điểm chung là hình thành trên lưu vực các con sông lớn mang đặc trưng kinh tế nông nghiệp thủy nông. Nhờ những điều kiện tự nhiên thuận lợi, văn minh phương Đông đã sớm hình thành và đạt được những thành tựu vô cùng rực rỡ. Từ sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp cũng có điều kiện phát triển theo. Trung Quốc theo dọc chiều dài lịch sử là một nước lớn ở Đông Bắc Á. Trên lãnh thổ Trung Quốc có hai con sông lớn chảy qua là Hoàng Hà (dài 5464 km) ở phía Bắc và Trường Giang (dài 6300 km) ở phía Nam. Hai con sông này đã tạo nên những đồng bằng phù sa màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển khi công cụ lao động còn tương đối thô sơ. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành một trong những chiếc nôi của nền văn minh nhân loại. Trường An, Lạc Dương là những trung tâm kinh tế - chính trị lớn, trở thành nơi giao lưu kinh tế - văn hóa phồn thịnh bậc nhất Trung Hoa thời bấy giờ. Tuy nhiên, đặc điểm của giao lưu buôn bán lúc này chỉ bó hẹp trong nội bộ trường thành hoặc giữa những trường thành trong nước mà thôi. Trung Quốc và các nước lân bang có mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao, hòa hợp dân tộc trong điều kiện đất nước đã ổn định. Nên những chuyến đi xứ của quan lại triều đình do vua chúa Trung Hoa cử đi các nước cũng như những chuyến viếng thăm Trung Hoa của các nước lân cận ngày càng trở nên phổ biến. Thông qua những chuyến ngoại giao, xứ giả các nước mang theo quốc 5 thư và nhiều vật phẩm là những đặc sản của nước mình để cống nạp, dâng tặng cho vua chúa Trung Quốc. Ngược lại các xứ giả Trung Quốc khi đi xứ cũng mang theo tơ lụa, gốm sứ, hương liệu… những sản vật có giá trị dâng tặng các nước. Cho nên, gắn với mục đích chính trị, những chuyến đi xứ ban đầu còn mang mục đích giao lưu kinh tế văn hóa giữa các quốc gia với nhau. Cùng với thời gian các món đồ cống nạp, dâng tặng vua chúa được sử dụng rộng rãi trong tầng lớp quý tộc. Trong đó, tơ lụa, hương liệu và gốm sứ trở thành những sản phẩm quý giá phục vụ đời sống của vua chúa, quý tộc các nước với nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều hơn. Đây là lý do để việc trao đổi buôn bán giữa các nước, các nền văn hóa khác nhau diễn ra nhanh hơn, mạnh mẽ hơn. Đến thế kỉ VIII TCN, trên bờ Bắc Địa Trung Hải xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Tây. Các quốc gia này ra đời trên vùng đất khô cằn, khí hậu ôn hòa và đất đai kém màu mỡ hơn rất nhiều so với các quốc gia cổ đại phương Đông. Việc canh tác nông nghiệp rất khó khăn, tài nguyên thiên nhiên không nhiều. Vậy nên, trong con mắt người phương Tây, phương Đông được phác họa như một xứ sở của tơ lụa, vàng bạc, hương liệu...Vua chúa phương Tây thèm khát những sản phẩm này của phương Đông. Đó cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy hoạt động giao lưu, buôn bán phát triển. Thương nhân các nước cũng nô nức đến Trung Quốc, Ấn Độ buôn bán và trao đổi hàng hóa. Từ đó dẫn đến sự ra đời của con đường thương mại đầu tiên trên thế giới – con đường tơ lụa, nối liền phương Đông với phương Tây. Con đường tơ lụa trở thành đại diện tiêu biểu và quan trọng nhất trong số hệ thống những tuyến giao thông thương mại bấy giờ. Con đường giao lưu buôn bán giữa các quốc gia trong khu vực phương Đông nói riêng và giữa phương Đông với phương Tây nói chung đã được hình thành, phát triển từ rất lâu, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của thương nghiệp, kinh tế thế giới. Tuy nhiên, đến cuối thế kỉ XIX, khái niệm “con đường tơ lụa” mới được ra đời. Fecđinăng Vôn Richtôphen, nhà địa lý học người Đức là người khai sinh ra tên gọi con đường tơ lụa này. Sở dĩ mang tên “con đường tơ lụa” vì đây là con đường mang ý nghĩa thương mại to lớn [2;35]. 6 Nó đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người là hình ảnh những đàn súc vật chất đầy hương liệu, hàng hóa, vàng bạc... nhẫn nại hướng tới những miền đất lạ. Trong số những mặt hàng chất trên lưng đàn gia súc ấy, tiêu biểu nhất là tơ lụa. Vì vậy, Richtôphen đã đặt tên cho con đường này là con đường tơ lụa. Con đường tơ lụa là con đường huyền thoại nối liền Trung Hoa rộng lớn với Tây Á kỳ bí. Con đường tơ lụa gắn liền với hàng nghìn câu chuyện truyền thuyết xa xưa, không đơn thuần chỉ là huyết mạch thông thương buôn bán, nó còn là hành trình văn hóa tôn giáo đa dạng, hấp dẫn. Vào thời cổ đại, khi công cụ, phương tiện chưa phát triển người xưa đã khai phá ra con đường tơ lụa dài dằng dặc mà lộ trình trải qua vạn dặm sa mạc mênh mông, thảo nguyên rộng lớn, núi cao hiểm trở hoàn toàn do người dắt lạc đà hoặc cưỡi ngựa đi lại họ quả là những anh hùng đáng để người đời sau khâm phục. Đến đây, một câu hỏi lớn được đặt ra, “Ai là người khai thông tìm ra con đường tơ lụa đầu tiên trong lịch sử loài người?” Trương Khiên là câu trả lời thực sự xác đáng. Ông chính là người đặt những viên gạch đầu tiên xây nên nền móng của con đường tơ lụa huyền thoại. Trương Khiên là người thành Thiểm Tây, thủa thiếu thời của ông lịch sử không ghi chép nhiều. Trương Khiên thích đọc sách Nho giáo, là người văn võ song toàn. Tên tuổi chàng trai ngày càng nhiều người biết tới. Đến thời Hán Vũ Đế (khoảng năm 140 TCN) ông giữ chức quan lang, thân thể tráng kiện, cá tính cứng cỏi, trung thực đáng tin, rộng rãi khoáng đạt và giàu suy nghĩ. Nhờ vào tài năng và bản lĩnh của mình, Trương Khiên được vua giao sứ mệnh đi thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia Tây Vực. Vào chính thời điểm đó, Hán Vũ Đế đang ra kế sách đối phó với Hung Nô. Từ một lời khai của tù binh Hung Nô, nhà Hán đã biết được ở Tây Vực có một quốc gia tên Đại Nguyệt Thị đang là kẻ thù với Hung Nô. Hán Vũ Đế rất thích thú khi biết tin này nên đã chủ động liên kết với Nguyệt Thị chống lại Hung Nô, chắc chắn sẽ giành phần thắng. Trương Khiên là người dũng cảm, tình nguyện đi sứ Tây Vực không quản đường xa, điều kiện khó khăn thực hiện sứ mệnh lịch sử giao phó. 7 Tây Vực thời Hán vừa có nghĩa rộng lại vừa có nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, Tây Vực bao gồm suốt cả Trung Á, Tây Á và bán đảo Ấn Độ cho đến Đông Âu, Bắc Phi ngày nay. Theo nghĩa hẹp, Tây Vực bao gồm khu vực Tân Cương, Thanh Hải và Tây Tạng. Khu vực mà Trương Khiên có ý định đi sứ có nghĩa rộng bởi cả Hán Vũ Đế khi ra lệnh cho Trương Khiên đi sứ đều chưa biết được chính xác tộc Nguyệt Thị đang cư trú ở đâu, chỉ biết vùng này có nhiều quốc gia vốn sống bằng nghề du mục và có vài nước có nền kinh tế nông nghiệp phát đạt. Trước Hán Vũ Đế, Trung Nguyên và Tây Vực chưa hề có mối quan hệ ngoại giao qua lại với nhau. Trương khiên là người mở đầu cho công cuộc giao thông với Tây Vực. Ông đi sứ hai lần, trải qua nhiều gian lao thử thách, và đầy dẫy những nguy hiểm. Về mục đích hai lần đi sứ của Trương Khiên là phục vụ cho chính trị quân sự. Tuy nhiên, trên thực tế hai lần Trương Khiên đi sứ Tây Vực đã khai thông tuyến đường giao thông từ triều Hán thông qua Trung Á, Tây Á đến các vùng phương Tây xa xôi, mở đầu cho giao lưu văn hóa Đông Tây. Như vậy, Trương Khiên là người đầu tiên khai thông con đường Tây Vực mà sau này lịch sử gọi là “Con đường tơ lụa”. Không quản ngại khó khăn, là người đốt đuốc đi đêm, ngọn hải đăng dẫn lối cho thế hệ sau này. * Sự phát triển của con đƣờng tơ lụa Theo chân Trương Khiên rất nhiều thương nhân Trung Quốc sang buôn bán ở Tây Vực. Đồng thời thương nhân La Mã, Ba Tư cũng qua lại trao đổi hàng hóa với Trung Hoa. Con đường tơ lụa ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, tiếp sau Trương Khiên phải kể đến hai nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc là pháp sư Huyền Trang và Khưu Xứ Cơ. Huyền Trang (602- 664) mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoàn cành đã xô đẩy ông và hai anh trai phải tới nương nhờ của phật, trong lúc nhà Đường trọng thị Phật giáo và xây chùa chiền khắp nơi. Bởi tài năng và căn duyên của mình chỉ trong vòng vài năm Huyền Trang đã trở nên nổi tiếng trong giới phật tử. Ông bắt đầu đi nhiều nơi gặp những vị pháp sư tài giỏi để tầm sư học đạo. Lúc này, Phật giáo đang rất thịnh hành ở Trung Quốc nhưng lại phát triển theo nhiều tông 8 phái điều này đã làm cho người tu học phải luống cuống. Đúng lúc ấy, Huyền Trang xuất hiện. Ông vốn là người ham học, ham hiểu biết và mong ước tìm về nguyên bản phật pháp. Cho nên cũng từ đây Huyền Trang đã nuôi ước nguyện tới Tây Phương cầu phật pháp và thỉnh chân kinh. Ước nguyện đó của Huyền Trang ngày càng được nung nấu khi nghe các vị cao tăng uy tín nói có con đường tơ lụa để đến Ấn Độ tu học. Huyền Trang chuẩn bị mọi thứ lên đường mặc dù không được nhà Đường chấp nhận nhưng Huyền Trang vẫn lặng lẽ chuẩn bị tư trang và rời khỏi Trường An. Huyền Trang bắt đầu cuộc hành trình của mình khi đặt chân đến Lương Châu, Tấn Châu và ở lại đây hơn một tháng giảng kinh cho các phật tử. Với tài năng thuyết phục của mình Huyền Trang đã chiếm được nhiều tình cảm của cả các phật tử ngoại quốc cũng khâm phục và ca tụng ông. Ông được nhiều phật tử thành tâm dâng vàng, bạc và nhiều sản vật quý hiếm. Lộ trình thỉnh chân kinh của Huyền Trang trải qua nhiều gian nan vất vả. Nhà Đường bấy giờ vì những lý do xác đáng để bảo vệ anh ninh quốc gia nên kiểm soát ra vào Tây Vực nghiêm ngặt. Để làm được điều này, nhà Đường cho xây dựng hệ thống phong hỏa đài, mỗi phong hoả đài cách nhau một trăm dặm là điểm tiếp tế nước ngọt duy nhất trên sa mạc, giúp bảo vệ biên cương, Huyền Trang vượt qua hệ thống phong hỏa đài quả thực rất khó khăn mất nhiều thời gian có lúc nguy hiểm tới cả tính mạng của mình. Với lòng kiên định quyết tâm hướng tới chân lý có thời điểm ông một mình vượt qua sa mạc cũng không nản lòng. Rồi cuối cùng Huyền Trang đã đến được các quốc gia Tây Vực, Huyền Trang qua Y Ngô đến Cao Xương, Yên Xá, Quy Tư - những quốc gia sùng bái Phật giáo. Chính nhờ vậy, Huyền Trang được coi trọng, đi đến đâu cũng được giảng kinh Niết Bàn và Bát Nhã phổ độ chúng sinh. Huyền Trang đến với Phạn ngữ như một lẽ tự nhiên. Dời những tiểu quốc đó ông đến với Thiên trúc - đất Phật, bắt đầu mười năm học ông đã đi nhiều nơi học tập được nhiều điều từ các phật gia bậc thầy, Huyền Trang tu học dưới sự chỉ bảo của pháp sư Giới Hiền - 9 người tinh thông tam tạng kinh điển. Sau thời gian này tên tuổi của Huyền Trang đã nổi tiếng khắp giới tăng ni Phật tử Ấn Độ. Sau khi đã tinh thông phật pháp, Huyền Trang đã hồi hương khi ông 39 tuổi bắt tay vào dịch kinh điển phật giáo từ Phạn ngữ ra Hán tự rồi phổ biến trong dân chúng. Đồng thời, thuật lại những gì tai nghe mắt thấy trên đường đi từ địa lý, lịch sử tôn giáo và văn hóa Tây Vực trong vòng 18 năm, ra sách lịch sử đầu tiên của các quốc gia Tây Vực mang tên “Đại Đường Tây Vực Ký”. Huyền Trang đã làm tốt bổn phận của một pháp sư sùng đạo. Hơn nữa, ông là người khẳng định lần nữa sự tồn tại của con đường tơ lụa. Sau Huyền Trang là Khưu Xứ Cơ(1148-1227), ông sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng có ước mơ trở thành đạo sỹ. Từ thời thơ ấu ông đã tự tìm hướng đi riêng cho bản thân mình. Ông đến ẩn cư 13 năm tại Thiểm Tây sau thời gian này ông đến Yên Kinh được phong tước Cao Công pháp sư. Trong thời gian đó nhà Nguyên đã thôn tính lần lượt các quốc gia trung nguyên, Khưu Sứ Cơ miễn cưỡng nhận lời hội kiến Thành Cát Tư Hãn. Tại đây hành trình mới bắt đầu, ông bắt đầu từ Oa Nhĩ Đóa cho xây dựng Hòa An giảng đạo lý toàn ân giáo, mở đạo quán cho những vùng đất đã đi qua, những mảnh đất Trung Á. Khưu Sứ Cơ đã được chứng kiến cảnh buôn bán nhộn nhịp phong tục tập quán của cư dân Trung Á, ông đã quan sát rất tỉ mỉ và những quan sát đó được thể hiện trong tác phẩm “Trường Xuân Chân Nhân Tây Du Ký”. Cuối cùng, Khưu Xứ Cơ đã gặp Thành Cát Tư Hãn và kết thúc chuyến viễn du ba năm ở Tây Á của mình. Như vậy, sau khi Trương Khiên khai thông con đường tơ lụa, con đường lại được Huyền Trang và Khưu Xứ Cơ cùng các thương nhân sau này phát triển. 1.1.2 Sự suy vong của con đƣờng tơ lụa trên bộ. Sau một thời gian phát triển cường thịnh, đến thời Trung Đường con đường tơ lụa trên bộ đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của sự suy thoái, hạn chế ngày càng nhiều và không thể khắc phục. Trước hết, con đường tơ lụa chỉ đi qua một số quốc gia nhất định. Nói cách khác là nó phụ thuộc vào các quốc gia mà nó đi qua rất nhiều. Nếu một trong 10 những quốc gia, dân tộc mà nó đi qua xảy ra loạn lạc sẽ dẫn tới ngừng trệ hệ thống giao thương. Trên thực tế, ở Trung và Tây Á là nơi con đường tơ lụa đi qua dài nhất thường xuyên xảy ra biến loạn chiến tranh nên dẫn đến hạn chế của con đường tơ lụa trên bộ. Những nước có con đường tơ lụa đi qua thường khống chế các thương đoàn bằng cách đánh thuế nặng vào các mặt hàng. Đây là một trong những nguyên nhân thúc đẩy tìm kiếm con đường tơ lụa khác. Một lí do khác nữa là con đường tơ lụa nằm ở phía tây Trung Quốc cách xa nội địa trong khi hàng hóa chủ yếu xuất phát từ phía đông. Việc vận chuyển chính vì vậy mà trở nên bất tiện, hiệu quả kinh tế không cao, hàng hóa trở nên đắt đỏ. Trong khi đó lộ trình con đường tơ lụa phải trải qua rất nhiều nguy hiểm mà phương tiện vận chuyển lại chỉ có lạc đà với khối lượng hàng không nhiều làm mất thời gian nên khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì chi phí, giá thành cao là điều dễ hiểu. Vì lí do trên mà ngành kinh tế thương nghiệp trung gian không phát triển tương xứng trong khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng cao, sản xuất ngày càng phát triển. Nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của con đường tơ lụa trên bộ chính là dấu gạch nối, chuyển tiếp đưa đến sự ra đời của con đường tơ lụa trên biển. Sự khủng hoảng của nền chính trị Trung Quốc từ thế kỉ VIII, thậm chí là trước đó nữa đã trở thành chướng ngại vật làm gián đoạn không nhỏ con đường tơ lụa trên bộ. Sự chuyển hướng từ đường bộ sang đường biển không phải diễn ra một sớm một chiều mà nó là cả quá trình lâu dài. Cuối và sau nhà Đường, con đường tơ lụa trên bộ vẫn tồn tại mặc dù gặp nhiều trở ngại do yếu tố khách quan. Cũng trong khoảng thời gian này đánh dấu sự ra đời và phát triển của của một con đường mới, con đường thương mại bằng đường biển với những ưu thế vượt trội. Con đường này có tên là “Con đường tơ lụa trên biển”, đã thích ứng được với nhu cầu phát triển của lịch sử kinh tế thương mại đương thời. Con đường tơ lụa đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử. Tuy nhiên, tiến trình của nó lại không hề đơn giản. Trương Khiên đã mất cả tuổi thanh 11 xuân hi sinh cho công cuộc khai thông con đường tơ lụa đầu tiên trong lịch sử. Theo chân Trương Khiên đã có những con người tiếp tục phát quang, mở đường phát triển con đường tơ lụa trên bộ, đưa con đường này trở thành một trong những con đường lớn nhất mang ý nghĩa thương mại quốc tế đầu tiên trên thế giới. Không dừng lại ở vai trò thương mại con đường tơ lụa là cầu nối giữa các nền văn minh khác nhau, làm cho văn hóa Đông - Tây được hòa trộn, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong khi phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. 1.2. Con đƣờng tơ lụa trên biển 1.2.1 Sự hình thành và phát triển của con đƣờng tơ lụa trên biển *Sự hình thành của con đƣờng tơ lụa trên biển Trung Quốc là nước có đường bờ biển kéo dài hơn 14.500km. Ngay từ thời cổ - trung đại đã xuất hiện những thành thị, cảng biển ở duyên hải phía Đông. Đây là điều kiện tiên quyết để con đường tơ lụa trên biển được hình thành. Vùng biển phía Đông Trung Quốc là khu vực có kĩ thuật đóng tàu và đi biển phát triển. Lợi thế của việc sử dụng thuyền vận chuyển hàng hóa trên biển thay cho lạc đà trên bộ là đảm bảo được tính an toàn và ổn định cao hơn, quá trình vận chuyển thì chi phí thấp hơn. Mặt khác, các chủng loại hàng hóa như: tơ lụa, gốm sứ, đồ đồng, đồ sơn trà,… cũng rất phong phú, tập trung một lượng lớn ở duyên hải Đông Nam Trung Quốc, nơi mà con đường tơ lụa trên bộ khởi nguồn. Từ rất sớm, ở Trung Quốc đã có khá nhiều thành thị sầm uất như: Minh Châu (Triết Giang), Tuyền Châu (Phúc Kiến), Quảng Châu (Quảng Đông), Tô Châu (Giang Tô),… Những thành thị này chính là nơi tập kết hàng hóa phục vụ cho trao đổi, chuyên chở giữa các thương lái, người dân. Đồng thời các thành thị này còn bị nhà nước quản lí chặt chẽ nên đôi khi vai trò của nó bị hạn chế và chưa được phát huy hết tác dụng. Tuy rằng con đường tơ lụa trên bộ xuất hiện từ khoảng thế kỉ II - III TCN nhưng thực chất, con đường tơ lụa trên biển có lịch sử lâu đời hơn. Thời nhà Hán, các hoạt động hàng hải đầu tiên đã xuất hiện. Con đường tơ lụa trên biển thời Hán là tuyến đường thương mại biển sớm nhất của Trung Quốc. Đến thời 12 Tây Hán, Trung Quốc đã hoàn toàn thống nhất về mặt chính trị, nền kinh tế vững mạnh, đó là tiền đề quan trọng cho việc giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa với các nước. Cùng với sự hình thành của con đường tơ lụa qua Tây Vực, nhà Hán nỗ lực khai thông tuyến đường biển nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của vương triều Hán ra bên ngoài. Vậy nên tơ lụa Trung Quốc đã được vận chuyển ra nước ngoài bằng đường biển từ thời nhà Hán, song đó mới chỉ là hoạt động “tư doanh”, mang tính chất dân gian, triều đình chưa chỉ đạo trực tiếp và kiểm soát gắt gao. Do đó hàng tơ lụa tuyệt đẹp của Trung Quốc ngày càng trở nên hấp dẫn đối với nước ngoài. Các nước từ khu vực Đông Nam Á, Nam Á cho đến Tây Á, châu Âu lần lượt phái sứ đoàn vượt biển đến bang giao với Trung Quốc. Thực tế con đường tơ lụa trên biển thời Hán phát triển thành “Con đường sứ giả”, “Con đường hữu nghị”. Cho đến cuối thế kỉ VIII, con đường tơ lụa trên biển có những đột phá mới trở thành ưu thế của con đường này: Thứ nhất, với những lợi thế về đường bờ biển thành thị ven biển, hàng hóa đa dạng, thương thuyền lớn nhỏ,…Thứ hai, ngay từ thời cổ đại, các hoạt động giao thương ở các cảng biển và thành thị Trung Quốc diễn ra để lại hệ quả là nhiều thương nhân Ba Tư, Ả Rập di chuyển đến làm ăn, sinh sống ở vùng duyên hải phía Đông này. Hơn nữa, Hoa Kiều cũng di dân đến sinh sống và làm ăn ở nước ngoài ngày càng nhiều, đông nhất là ở Mã Lai, Inđônêxia (Đông Nam Á). Thứ ba, Con đường tơ lụa trên bộ không còn hoạt động như trước được nữa. Sau nhiều năm chiến tranh tàn phá thì kinh tế lưu vực Hoàng Hà giảm sút nghiêm trọng. Thay vào đó thì lưu vực Trường Giang lại phát triển không ngừng. Nền kinh tế Trung Quốc dần chuyển dịch từ phía Bắc xuống phía Nam, chính là vùng mà Trung Quốc tiếp xúc với khu vực Đông Nam Á, gần với Nam Á, thuận lợi hơn trong việc di chuyển hàng hóa, các hoạt động trao đổi đường biển diễn ra tiện lợi hơn. Thứ tư, sự đa dạng về chủng loại các mặt hàng buôn bán ở con đường tơ lụa trên biển. Ngoài tơ lụa thì gốm sứ, hương liệu và gia vị là những mặt hàng có số lượng lớn được trao đổi buôn bán. Nếu như trước kia khi vận chuyển gốm sứ bằng con đường tơ lụa trên bộ với lộ trình rừng núi, sa mạc hiểm trở làm cho đồ gốm sứ dễ vỡ 13 và hư hỏng. Nay vận chuyển bằng thuyền, đi dưới sóng nước bồng bềnh đã hạn chế sự va chạm giữa các sản phẩm, bảo đảm được chất lượng sản phẩm. Vì lẽ đó mà có không ít học giả cho rằng nên gọi “Con đường tơ lụa” trên biển là “Con đường tơ gốm”, “Con đường hương liệu gia vị”,… Thứ năm, quan hệ ngoại giao của Trung Quốc với các nước ngày càng được đẩy mạnh, tăng cường chính nhờ sự xuất hiện của con đường tơ lụa trên biển này. Trong đó, giao lưu kinh tế - văn hóa giữa Trung Quốc và các nước gần gũi về mặt địa lí càng có điều kiện phát triển, ví dụ như Triều Tiên, Nhật Bản ở Đông Á; Việt Nam, Thái Lan, Inđônêxia,… ở Đông Nam Á; Ấn Độ, XriLanca ở Nam Á, thậm chí con đường giao lưu kinh tế - văn hóa của Trung Quốc còn tới tận bờ Đông của lục địa Phi, đến tận châu lục xa xôi là châu Âu. Những ưu thế vượt trội của tuyến đường biển đã tạo điều kiện cho Trung Quốc có thể giao lưu và dung hợp kinh tế văn hóa với nhiều quốc gia trên thế giới. Con đường trở thành “cây cầu” kết nối văn minh phương Đông với văn minh phương Tây, trở thành “cánh cửa” mở rộng, liên kết văn minh, văn hóa toàn cầu. Thời Đông Tấn (thế kỉ V ), nhà sư Pháp Hiển từ Ấn Độ đến XriLanca, sau đó trở về nước (Trung Quốc) bằng đường biển. Những ghi chép sinh động của ông trong “Phật quốc kí” (còn gọi là Pháp Hiển truyện) đã miêu tả chi tiết tuyến hàng hải từ XriLanca qua Giava và cuối cùng là qua vùng Sơn Đông (Trung Quốc). “Đây là chuyến đi mang tính lịch sử” vì đã khai thông con đường giao thông biển từ biển Đông đến Ấn Độ Dương qua các eo biển ở khu vực Đông Nam Á hải đảo. Do đó cột mốc đánh dấu sự hình thành con đường tơ lụa trên biển là sau chuyến trở về bằng đường biển của nhà sư Pháp Hiển” [3;125]. Hơn nửa đời người, nhà sư Pháp Hiển đã sống cùng với đạo Phật, tu thân ở thành Trường An, nơi Phật giáo phát triển mạnh mẽ. Năm 65 tuổi, ông quyết định đến Ấn Độ - quê hương Phật giáo với mục đích tu học và cầu chân kinh. Thực tế khi đó cho thấy, các Phật tử ở Trung Quốc cần có những bộ kinh có tính chất giáo lí sâu sắc để tu hành, song trong “Tam Tạng Kinh” cơ bản của Phật giáo Luật Tạng còn thiếu nhiều. Do đó ông quyết tâm sang Ấn Độ để điền khuyết phần còn lại của Luật Tạng ấy. 14 Theo dấu chân của thương nhân các nước trên con đường tơ lụa, nhà sư Pháp Hiển đã tìm đường đến Ấn Độ. Đây là một chuyến đi nhiều khó khăn, thử thách, nguy hiểm. Ông cùng với những nhà sư khác đã đi qua sa mạc, núi cao, hẻm vực, những nơi đi qua đều khắc nghiệt về khí hậu và rất ít bóng người. Bằng sự nỗ lực thì cuối cùng ông và những người đồng hành đã tới được nơi cần tới. Ở Ấn Độ, tại đây ông tu học hơn 10 năm, kết hợp việc sưu tập các kinh điển về Luật tạng. Sau đó ông tới Tích Lan XriLanca và quyết định trở về quê hương theo dấu chân của các thương nhân những không phải trên bộ mà là bằng đường biển. Khoảng thời gian lênh đênh trên biển với các tàu buôn, cũng là khoảng thời gian khá dài đối với nhà sư Pháp Hiển. Phải đối mặt với bão biển, sóng gió, con đường biển mà ông lựa chọn cũng không hề dễ dàng so với con đường bộ mà em đã đi qua. Từ Ấn Độ, ông xuôi xuống phía Nam tới XriLanca rồi từ đó đi chếch hướng Đông Nam, vòng qua eo biển thuộc khu vực Inđônêxia ngày nay. Quãng đường thứ ba được tiếp tục từ eo biển đó nhằm thẳng hướng Đông Bắc và kết thúc ở Sơn Đông (Trung Quốc) vào năm 415. Lúc đó ông 80 tuổi. Chuyến đi xuất phát từ nguyện vọng thỉnh chân kinh, nhà sư Pháp Hiển đã vượt qua bao khó khăn nguy hiểm tới được Ấn Độ. Sau khi tu học, ông đã trở về quê hương, chuyến đi của ông không chỉ thành công về mặt tôn giáo, ước mong thỉnh kinh và sau đó là phổ độ chúng sinh được toại nguyện và chuyến đi của ông còn mở đường cho con đường thương mại trên biển từ Ấn Độ đến Trung Quốc. Với thành công trên con đường biển trở về quê hương, nhà sư Pháp Hiển đã tạo hi vọng cho sự phát triển của con đường tơ lụa trên biển. Đánh giá về chuyến đi này thì “nó không đơn giản mang lại ánh sáng Phật pháp cho chúng sinh ở Trung Quốc mà nó còn là chuyến đi mang ý nghĩa mở đường cho sự giao lưu, mở rộng quan hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực bằng đường biển” [3;132]. * Sự phát triển của con đƣờng tơ lụa trên biển Vào thời nhà Minh, ngành hàng hải và thương mại biển Trung Quốc đã được mở rộng và phát triển mạnh mẽ. Người có công lớn trong việc thúc đẩy sự 15 phát triển của ngành thương mại biển Trung Quốc cũng như thúc đẩy con đường tơ lụa trên biển phát triển đến mức cực thịnh chính là Tam Bảo thái giám Trịnh Hòa. Trịnh Hòa (1371-1433) là người dân tộc Hồi, quê ở huyện Côn Dương, tỉnh Vân Nam (nay thuộc huyện Phổ Ninh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc). Ông là một tín đồ Hồi giáo vốn mang họ Mã. Năm lên 10 tuổi được tướng quân họ Phổ đưa vào quân đội, sau đó ông bị “tịnh thân” được đưa vào làm gia nô trong phủ Yến Vương. Yến Vương Chu Đệ rất hài lòng về Trịnh Hòa vì ông thông minh lại chăm chỉ làm việc. Năm 1398, Minh Thái Tổ băng hà, cháu đích tôn là Chu Duẩn Văn lên ngôi, Yến Vương Chu Đệ khi đó đã dấy binh chống lại triều đình. Năm 1402, Chu Đệ chiếm được Nam Kinh - kinh đô nhà Minh rồi lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Vĩnh Lạc (tức vua Minh Thành Tổ - vị vua nổi tiếng nhà Minh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc). Nhờ những đóng góp và có công phù tá nên Trịnh Hòa (Mã Hòa) được đề bạt làm thái giám, được ban họ Trịnh và được gọi là Tam Bảo thái giám. Trịnh Hòa là người thân cận nhất mà Minh Thành Tổ tin tưởng giao phó trọng trách lớn sau này. Từ năm 1405-1433, Trịnh Hòa vâng lệnh triều đình nhà Minh bảy lần xuất dương với hải đoàn hùng hậu gồm 200 bảo thuyền lớn nhỏ, 27000 người, đi từ Đông sang Tây, từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, đi qua hơn 30 quốc gia trên suốt hải trình. “Chuyến đi lịch sử này của Trịnh Hòa đã đưa lịch sử hàng hải Trung Quốc sang một trang mới, đồng thời thúc đẩy con đường biển phát triển đến cực thịnh” [3;175]. Nhưng để tiến hành những chuyến đi dài ngày với lực lượng lớn như vậy thì cần có điều kiện khách quan thuận lợi, yêu cầu tiên quyết là phải có tiềm lực về kinh tế. Sau khi Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương) thống nhất đất nước lên ngôi Hoàng đế, ông đã ban hành những biện pháp khôi phục kinh tế, trong đó lấy phát triển kinh tế nông nghiệp làm trọng điểm. Nhờ vậy mà xã hội đương thời Trung Quốc no đủ, thái bình và vươn đến cực thịnh vào thời Minh Thành Tổ trị vì. Hàng hóa dồi dào thì nhu cầu trao đổi, mậu dịch cũng tăng, phạm vi buôn bán trong nước và ngoài nước 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng