Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thành lập ban quản lý dự án chuyên ngành trực thuộc ủy ban nhân dân t...

Tài liệu Nghiên cứu thành lập ban quản lý dự án chuyên ngành trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh vĩnh long lấy đặc thù của dự án thuộc lĩnh vực y tế (tt)

.PDF
20
93
133

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --------------------------------------- LÊ TRUNG HIẾU NGHIÊN CỨU THÀNH LẬP BAN QUÁN LÝ DỰ ÁN CHUYÊN NGÀNH TRỰC THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG – LẤY ĐẶC THÙ CỦA DỰ ÁN THUỘC LĨNH VỰC Y TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN Hà Nội - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ------------------------------------- LÊ TRUNG HIẾU KHOÁ: 2012 – 2014 NGHIÊN CỨU THÀNH LẬP BAN QUÁN LÝ DỰ ÁN CHUYÊN NGÀNH TRỰC THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG – LẤY ĐẶC THÙ CỦA DỰ ÁN THUỘC LĨNH VỰC Y TẾ CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN MÃ SỐ: 60.58.02.08 LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PTS. LÊ VĂN KIỀU Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS. Lê Kiều người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chỉ bảo và cung cấp tài liệu cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo, các cán bộ công tác tại khoa Sau đại học – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã nhiệt tình truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm học tập và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Ban lãnh đạo Công ty TNHH Tư vấn Giám sát – QLDA Xây dựng Vĩnh Long, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn của mình. Hà Nội, ngày…….tháng ……năm 2014 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Trung Hiếu LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Trung Hiếu MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục hình minh họa Danh mục bảng biểu MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 Mục tiêu của đề tài Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Ý nghĩa khoa học của đề tài Cấu trúc luận văn NỘI DUNG Chương 1. Tổng quan về công tác quản lý dự án ....................................... 4 1.1. Khái niệm chung về công tác quản lý dự án .......................................... 4 1.1.1. Khái niệm về dự án .................................................................... 4 1.1.2. Đặc điểm của dự án ..................................................................... 5 1.1.3. Phân loại dự án ............................................................................ 6 1.1.4. Các hình thức quản lý dự án ........................................................ 6 1.1.5. Chu trình của dự án đầu tư xây dựng .......................................... 7 1.2. Tổng quan về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trên thế giới..... 9 1.2.1. Về kế hoạch đầu tư và quy hoạch phát triển ............................... 9 1.2.2. Về tổ chức quản lý đầu tư và thẩm định dự án.......................... 10 1.2.3. Về điều chỉnh dự án ................................................................... 12 1.2.4. Về ủy thác đầu tư....................................................................... 12 1.2.5. Về giám sát, kiểm tra, đánh giá đầu tư ...................................... 13 1.3. Tổng quan về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam .. 15 1.3.1. Quản lý dự án đầu tư xây dựng thời kỳ bao cấp ....................... 15 1.3.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn hiện nay ......... 18 1.4. Tổng quan và những đặc trưng của dự án lĩnh vực Y tế tại Vĩnh Long ..................................................................................................... 20 1.4.1. Tổng quan về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Vĩnh Long. ........................................................................................... 20 1.4.2. Những đặc trưng của dự án lĩnh vực Y tế trong giai đoạn thiết kế cơ sở ........................................................................................ 25 1.4.3. Những đặc trưng của dự án lĩnh vực Y tế trong công tác xây dựng ..................................................................................................... 28 1.4.4. Những đặc trưng của dự án lĩnh vực Y tế trong công tác lắp đặt thiết bị ............................................................................................ 29 1.4.5. Những đặc trưng của dự án lĩnh vực Y tế trong công tác nghiệm thu .......................................................................................... 31 1.5. Phân tích những tồn tại của Ban quản lý dự án do Chủ đầu tư thành lập ........................................................................................................ 32 1.5.1. Cơ cấu, tổ chức của Ban QLDA................................................ 32 1.5.2. Trách nhiệm của Ban QLDA trong các giai đoạn đầu tư .......... 33 1.5.3. Trách nhiệm của Ban quản lý dự án đối với Chủ đầu tư .......... 41 1.5.4. Trách nhiệm của Ban QLDA trong công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước .................................................................... 42 1.6. Phân tích về Ban quản lý dự án chuyên ngành ............................................... ...42 1.6.1. Các ưu điểm của Ban quản lý dự án chuyên ngành............................... 42 1.6.2. Các khuyết điểm của Ban quản lý dự án chuyên ngành ........... 43 Chương 2. Cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ........................................................................................... 44 2.1. Cơ sở pháp lý ....................................................................................... 44 2.1.1. Luật Xây dựng và các hệ thống văn bản quy định khác về QLDA .. 44 2.1.2. Các quy định, hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về QLDA .. 50 2.2. Cơ sở khoa học ................................................................................................... ..66 2.2.1. Khái niệm về Ban quản lý dự án và lý thuyết quản lý nhóm ....... 66 2.2.2. Lập kế hoạch thực hiện công tác QLDA ................................................ 68 2.2.3. Các phương tiện và kỹ năng thực hiện công tác QLDA ....................... 69 2.2.4. Một số dự án điển hình thuộc lĩnh vực Y tế tại Vĩnh Long ................. 71 2.2.5. Các nội dung đề xuất thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành ................................................................................................... 72 Chương 3. Đề xuất mô hình hoạt động, quy trình vận hành và cơ chế kiểm soát của Ban quản lý dự án chuyên ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ................................................................................................... 74 3.1. Đề xuất mô hình hoạt động Ban Quản lý dự án chuyên ngành........... 74 3.1.1. Các nguyên tắc hình thành, mối quan hệ giữa các thành viên và sơ đồ tổ chức của Ban quản lý dự án chuyên ngành ..................... 74 3.1.2.Vị trí và chức năng chung của Ban quản lý dự án chuyên ngành ................................................................................................... 76 3.1.3.Tổ chức bộ máy và biên chế của Ban quản lý dự án chuyên ngành .................................................................................................. 77 3.1.4.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ban Giám đốc ....................................................................................................... 78 3.1.5. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các Phòng chức năng trực thuộc Ban quản lý dự án.................................. 80 3.2. Đề xuất quy trình vận hành Ban Quản lý dự án chuyên ngành........... 89 3.2.1.Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ban quản lý dự án chuyên ngành ....................................................................................... 89 3.2.2.Chế độ chính sách, tiền lương và cơ chế tài chính ..................... 92 3.2.3.Quan hệ công tác của Ban quản lý dự án .................................... 93 3.2.4. Chế độ làm việc và hội họp của Ban quản lý dự án .................. 94 3.3. Đề xuất cơ chế kiểm soát Ban Quản lý dự án chuyên ngành .............. 96 3.3.1. Tổ chức kiểm soát .................................................................... 96 3.3.2. Kiểm soát về thủ tục hành chánh ............................................. 96 3.3.3. Kiểm soát về quy mô và mục tiêu ............................................ 98 3.3.4. Kiểm soát về tài chính.............................................................. 98 3.3.5. Kiểm soát giám sát từ cộng đồng và đơn vị thụ hưởng ........... 98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận ................................................................................................. 100 2. Kiến nghị ............................................................................................... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ CĐT Chủ đầu tư DA Dự án QLDA Quản lý dự án BTC Bộ Tài chính NĐ-CP Nghị định Chính phủ TT-BXD Thông tư Bộ xây dựng USD Đô la Mỹ UBND Ủy ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản DANH MỤC HÌNH MINH HỌA Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1.1 Biểu diễn từng bước thực hiện dự án 8 Hình 1.2 Mô hình quản lý của Việt Nam thời kỳ bao cấp 17 Hình 1.3 Sơ đồ quy trình quản lý dự án hiện nay 19 Hình 2.1 Nội dung tổ chức quản lý ban QLDA 68 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý dự án chuyên ngành 76 DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng Bảng 1.1 Bảng 2.1 Tên bảng Trang Chất lượng một số dự án mà khâu chuẩn bị đầu tư 34 chưa được quan tâm thoả đáng Định mức chi phí quản lý dự án 59 1 MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài Cùng hoà nhập vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Trong những năm gần đây tình hình đầu tư các dự xây dựng công trình ngày càng phát triển, nhất là các dự án thuộc lĩnh vực y tế. Hiện nay trên cả nước có hàng nghìn dự án đầu tư về lĩnh vực y tế và như thế cũng tương ứng với việc có hàng nghìn ban quản lý xây dựng công trình vì theo Luật hiện hành là ai sử dụng công trình thì phần lớn người đó là chủ đầu tư, và người chủ đầu tư có quyền thành lập ra Ban quản lý công trình để quản lý các công trình cho mình. Vấn đề này theo xét thấy chỉ phù hợp với các nguồn vốn ngoài Nhà nước, đối với nguồn vốn Nhà nước thì như thế chưa thật sự phù hợp. Thay vì phải thành lập hàng nghìn chủ đầu tư như vậy, hàng nghìn ban quản lý như vậy mà chúng ta lại có quá ít những người có đủ năng lực để quản lý về đầu tư xây dựng, kỹ thuật xây dựng cũng như nghiệp vụ, mà phải chia ra nhiều Ban quản lý như vậy thì chắc chắn mỗi Ban quản lý chất lượng sẽ là thấp, mặt khác Ban quản lý này chỉ tồn tại khi công trình còn đang xây dựng, khi xây dựng xong công trình thì Ban quản lý cũng giải thể làm ảnh hưởng và gây ra nhiều khó khăn trong công tác bảo hành, bảo trì và xử lý khắc phục khi xây ra sự cố công trình trong giai đoạn sử dụng vận hành. Để khắc phục vấn đề nêu trên thì trong luật Xây dựng sửa đổi yêu cầu phải thành lập các ban quản lý chuyên nghiệp, trong đó có ban quản lý khu vực, rồi ban quản lý chuyên ngành. Chẳng hạn như là ở các tỉnh thì trên tỉnh chỉ cần thành lập các ban quản lý chuyên ngành về dân dụng, trong đó bao gồm cả y tế, giáo dục rồi các công trình công cộng…là một Ban quản lý. Các công trình về giao thông thì cũng thành lập một Ban quản lý, một ban quản lý công trình về nông nghiệp nông thôn chẳng hạn như thủy lợi,… thì cho cả 2 một ban quản lý dự án. Và chúng ta làm như vậy thì chắc chắn là ít Ban quản lý, những Ban quản lý này sẽ tồn tại lâu dài và đảm bảo xuyên suốt theo tuổi thọ của công trình. Mặt khác, việc thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành sẽ tăng được chất lượng, năng lực của Ban quản lý, và do Ban quản lý tồn tại trong thời gian kéo như vậy thì các Ban quản lý cũng phải có trách nhiệm hơn, bởi vì nếu có xảy ra sự cố hay có những vấn đề gì đó thì có Ban quản lý vẫn còn tồn tại, vẫn phải có trách nhiệm đến cùng với chất lượng của công trình, không chỉ trong quá trình xây dựng mà cả khi công trình được đưa vào sử dụng. Từ các nội dung phân tích trên chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long – Lấy đặc thù của dự án thuộc lĩnh vực Y tế” cho luËn v¨n tèt nghiÖp cña m×nh. * Mục tiêu của đề tài Trên cơ sở những hiểu biết về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, căn cứ những đặc thù của dự án thuộc lĩnh vực Y tế, Luận văn nghiên cứu thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời, nghiên cứu, phân tích một số nội dung về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án chuyên ngành. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu, phân tích một số nội dung về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án xây dựng công trình dân dụng. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu, phân tích một số nội dung về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án xây dựng công trình thuộc lĩnh vực Y tế tại tỉnh Vĩnh Long. 3 * Phương pháp nghiên cứu Kết hợp nghiên cứu lý thuyết và quá trình quản lý thực tế các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc lĩnh vực Y tế tại tỉnh Vĩnh Long. * Ý nghĩa khoa học của đề tài Nghiên cứu, phân tích các yếu tố, sự cần thiết và các ưu điểm, khuyết điểm cho việc thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long. * Cấu trúc luận văn Bao gồm các phần và các chương sau: MỞ ĐẦU NỘI DUNG Chương 1. Tổng quan về công tác quản lý dự án. Chương 2. Cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng. Chương 3. Đề xuất mô hình hoạt động, quy trình vận hành và cơ chế kiểm soát của Ban quản lý dự án chuyên ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Quản lý đầu tư xây dựng công trình là vấn đề lớn và rất phức tạp liên quan đến rất nhiều các chủ thể và trong đó vai trò của Ban quản lý dự án là rất quan trọng. Để nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư xây dựng bao gồm rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết một cách đồng bộ và bài bản, mỗi vấn đề đều có những tác động nhất định ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng. Nghiên cứu để tìm ra những nguyên nhân của sự hạn chế, tồn tại từ Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập và đề xuất những giải pháp cho vấn đề nghiên cứu thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh là rất khó khăn. Do đặc thù của lĩnh vực xây dựng là các công trình thường được đầu tư xây dựng trong thời gian dài, trong khi các cơ chế chính sách của Nhà nước thường hay thay đổi, vì vậy nên công tác phân tích đánh giá các dự án đầu tư là gặp rất nhiều khó khăn. Qua nội dung của đề tài “Nghiên cứu thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long – Lấy đặc thù của dự án thuộc lĩnh vực Y tế” tác giả đã nghiên cứu làm rõ và đề xuất được một số nội dung chính sau đây: - Làm rõ và đề xuất một số nội dung liên quan đến mô hình hoạt động Ban Quản lý dự án chuyên ngành; - Làm rõ và đề xuất một số nội dung liên quan đến quy trình vận hành Ban Quản lý dự án chuyên ngành; - Làm rõ và đề xuất một số nội dung liên quan đến cơ chế kiểm soát Ban Quản lý dự án chuyên ngành. Với thời gian nghiên cứu có hạn, trong khi vấn đề nghiên cứu rộng và phức tạp. Mặc dù đã được sự tận tình giúp đỡ của các đồng nghiệp mà đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS. Lê Kiều, nhưng sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý chia sẻ của các Thầy giáo, Cô giáo và những người quan tâm đến lĩnh vực đầu tư xây dựng để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. 2. Kiến nghị - Ban quản lý dự án chuyên ngành thành lập sẽ đảm nhận vai trò thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư cho tất cả các dự án thuộc chuyên ngành theo Quyết định phân cấp của UBND tỉnh. Dó đó, số lượng dự án mà Ban quản lý dự án chuyên ngành đảm nhận là không nhỏ. Nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong công tác quản lý, tác giả kiến nghị Giám đốc Ban quản lý dự án chuyên ngành phải có Quyết định thành lập Ban quản lý dự án xây dựng cho từng công trình cụ thể. - Trong cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án xây dựng cho từng công trình, tác giả kiến nghị phải có sự tham gia của đơn vị thụ hưởng (đơn vị quản lý, sử dụng) và giữa vai trò là Phó Trưởng ban quản lý dự án xây dựng công trình./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 05/2014/TT-BTC, quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và vốn Trái phiếu Chính phủ; 2. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 04/2010/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; 3. Bộ Xây dựng (2009), Quyết định số 957/QĐ-BXD Quy định về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình; 4. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư số 10/TT-BXD Quy định về một số chi tiết về một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng; 5. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư 03/2009/TT-BXD Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; 6. Chính Phủ (2013), Nghị định 15/2013/NĐ-CP Về quản lý chất lượng công trình xây dựng; 7. Chính Phủ (2009), Nghị định 112/2009/NĐ-CP Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; 8. Chính Phủ (2009), Nghị định 12/2009/NĐ-CP Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; 9. Công ty Cổ phần tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng – CONINCO (2010), Bộ sổ tay công tác tư vấn xây dựng – Phiên bản 1.0/2010; 10. Đinh Tuấn Hải (2013), Quản lý dự án trong giai đoạn xây dựng – Nhà xuất bản Xây dựng – Bộ Xây dựng; 11. Lê Kiều, Nguyễn Cường Sơn (2009), Quản lý dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư – Nguồn: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; 12. Lê Kiều (2006), Tổ chức sản xuất xây dựng – Nhà xuất bản Xây dựng – Bộ Xây dựng; 13. Ngô Lê Minh (2008) Quản lý dự án đầu tư – Trình tự thực hiện dự án đầu tư , Tạp chí Xây dựng – Bộ Xây dựng; 14. Quốc Hội (2003), Luật Xây dựng số 16; 15. Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Long, Công tác nghiệm thu chất lượng công trình 16. Bùi Ngọc Toàn (2010), Quản lý dự án xây dựng, thiết kế đấu thầu và các thủ tục trước xây dựng – Nhà xuất bản Xây dựng – Bộ Xây dựng; 17. Bùi Ngọc Toàn (2010), Quản lý dự án xây dựng giai đoạn thi công xây dựng công trình – Nhà xuất bản Xây dựng – Bộ Xây dựng; 18. Trịnh Quốc Thắng (2010), Quản lý dự án đầu tư xây dựng– Nhà xuất bản Xây dựng – Bộ Xây dựng; 19. Lê Văn Thịnh (2002), Nội dung, trình tự giám sát và nghiệm thu lắp đặt thiết bị - Tạp chí Xây dựng – Bộ Xây dựng; 20. Ban Nội chính Trung Ương, Kinh nghiệm quản lý đầu tư của một số quốc gia trên thế giới; 21. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2012), Báo cáo số 257/BC-UBND về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội năm 2013; 22. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2013), Báo cáo số 263/BC-UBND về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội, Quốc phòng, an ninh năm 2013, kế hoạch năm 2014; 23. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2011), Báo cáo số 180/BC-UBND về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội, Quốc phòng – An ninh năm 2011, kế hoạch năm 2012; 24. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2011), Quyết định số 08/2011/QĐ-UBND Ban hành quy định về trình tự, thời gian lập thủ tục và phân cấp quản lý đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất