Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu quy hoạch giao thông công cộng thành phố phủ lý, tỉnh hà nam đến năm ...

Tài liệu Nghiên cứu quy hoạch giao thông công cộng thành phố phủ lý, tỉnh hà nam đến năm 2030

.PDF
20
150
118

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGÔ HUY THANH NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH GIAO THÔNG CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2030 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG Hà Nội, năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGÔ HUY THANH KHÓA 2013 – 2015 NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH GIAO THÔNG CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2030 Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng Mã số: 60.58.02.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN HỒNG TIẾN Hà Nội, năm 2015 LỜI CÁM ƠN  Lời đầu tiên tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn đến PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến đã truyền thụ những kinh nghiệm, những phương pháp nghiên cứu và chỉ bảo tận tình tôi suốt quá trình thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trong Khoa Sau Đại Học, Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội đã tận tâm truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua. Cuối cùng, xin gửi lời chân thành cám ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như làm luận văn. Hà nội, tháng 06 năm 2015 KS.Ngô Huy Thanh LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan: Luận văn “Nghiên cứu quy hoạch giao thông công cộng Thành phố Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam đến năm 2030” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, tháng 06 năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN VĂN KS. Ngô Huy Thanh MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu Danh mục hình minh họa PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài………………………………………………………............…….1 Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………............…………1 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu……………………………………............………...2 Phương pháp nghiên cứu……………………………………………............……….2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài……………………………............………2 Một số khái niệm, thuật ngữ.......................................................................................2 Cấu trúc luận văn……………………………………………………..............……..4 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 5 CHƯƠNG 1. HIỆN TRẠNG VỀ GIAO THÔNG CÔNG CỘNG CỦA THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM ............................................................ 5 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM ........ 5 1.1.1. Vị trí địa lý, mối liên hệ vùng của thành phố Phủ Lý ............................... 5 1.1.2. Điều kiện tự nhiên và môi trường cảnh quan ........................................... 7 1.1.3. Hiện trạng về phát triển kinh tế, xã hội .................................................. 10 1.1.4. Hiện trạng về hệ thống hạ tầng kỹ thuật................................................. 15 1.2. HIỆN TRẠNG TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM ........................................... 23 1.2.1. Giao thông đối ngoại ............................................................................. 23 1.2.2. Giao thông đối nội ................................................................................. 28 1.3. HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM. .................................................................................................. 29 1.3.1. Hiện trạng về tổ chức các tuyến giao thông công cộng của Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam ............................................................................................. 29 1.3.2. Các DA phát triển hệ thống GTCC tại Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 32 1.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG .................................................................................... 34 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUY HOẠCH GIAO THÔNG CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM .................. 36 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH GIAO THÔNG CÔNG CỘNG...... 36 2.1.1. Vai trò của giao thông công cộng trong phát triển đô thị........................ 36 2.1.2. Những yếu tổ ảnh hưởng đến quy hoạch giao thông công cộng ............. 38 2.1.3. Những nguyên tắc cơ bản về quy hoạch giao thông công cộng [15]....... 41 2.1.4. Những chỉ tiêu cơ bản về quy hoạch giao thông công cộng.................... 42 2.1.5. Các loại phương tiện giao thông công cộng, ưu điểm và hạn chế ........... 47 2.1.6. Các yếu tố lựa chọn phương tiện giao thông công cộng [15].................. 51 2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUY HOẠCH GIAO THÔNG CÔNG CỘNG ...... 52 2.2.1. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về giao thông đô thị, giao thông công cộng ................................................................................................................ 52 2.2.2. Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Phủ Lý giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 .................................................................. 58 2.3. KINH NGHIỆM QUY HOẠCH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ VỀ QUY HOẠCH GIAO THÔNG CÔNG CỘNG............................................................ 72 2.3.1. Kinh nghiệm trong nước........................................................................ 72 2.3.2. Kinh nghiệm quốc tế ............................................................................. 74 CHƯƠNG 3. QUY HOẠCH GIAO THÔNG CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2030....................................................... 78 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH GIAO THÔNG CÔNG CỘNG .................................................................................................................. 78 3.1.1. Quan điểm về quy hoạch giao thông công cộng ..................................... 78 3.1.2. Mục tiêu nghiên cứu quy hoạch ............................................................. 78 3.2. DỰ BÁO LƯU LƯỢNG GIAO THÔNG .................................................... 79 3.2.1. Tỷ lệ sử dụng phương tiện GTCC của TP Phủ Lý đến năm 2030 ........... 79 3.2.2. Mô hình tổng quát dự báo lưu lượng giao thông đến năm 2030 cho TP Phủ Lý ............................................................................................................ 80 3.2.3. Phương pháp xác định lưu lượng giao thông đến năm 2030 cho TP Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam ........................................................................................... 82 3.2.4. Kết quả tính toán lưu lượng giao thông cho TP Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam và nhận xét .......................................................................................................... 84 3.3. LỰA CHỌN PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN VÀ CÁC TUYẾN GIAO THÔNG................................................................................................................ 86 3.3.1. Lựa chọn phương tiện vận chuyển ......................................................... 86 3.3.2. Đề xuất tổ chức mạng lưới xe buýt cho Thành phố Phủ Lý.................... 87 3.4. LỰA CHỌN VỊ TRÍ VÀ PHƯƠNG THỨC BỐ TRÍ CÁC ĐIỂM ĐỖ XE CÔNG CỘNG, TRẠM TRUNG CHUYỂN. ...................................................... 90 3.4.1. Vị trí các điểm đỗ xe công cộng ............................................................ 90 3.4.2. Phương thức bố trí điểm đỗ xe công cộng .............................................. 92 3.4.3. Trạm trung chuyển giao thông công cộng: ............................................. 93 3.5. NGHIÊN CỨU THÍ ĐIỂM MỘT SỐ TUYẾN XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ – TỈNH HÀ NAM: ....................................................... 94 3.5.1. Tuyến xe buýt số 1 ................................................................................ 95 3.5.2. Tuyến xe bus số 2 .................................................................................. 98 3.5.3. Một số đề xuất cho các tuyến xe buýt .................................................. 101 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 102 Kết luận .............................................................................................................102 Kiến nghị ..........................................................................................................102 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Cụm từ viết tắt BQLDA Ban quản lý dự án CSHT Cơ sở hạ tầng ĐTM Đô thị mới GTVT Giao thông vận tải HTKT Hạ tầng kỹ thuật HTKTĐT Hạ tầng kỹ thuật đô thị KCN Khu công nghiệp QCXDVN Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QHKT Quy hoạch kiến trúc SXD Sở xây dựng TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu bảng Tên bảng Bảng 1-1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 – 2013 Bảng 1-2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố Phủ Lý giai đoạn 2010 - 2013 Bảng 1-3 Dân số và diện tích đất tự nhiên theo đơn vị hành chính [13] Bảng 1-4 Doanh thu dịch vụ trên địa bàn TP Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam [13] Bảng 1-5 Một số trung tâm thương mại – siêu thị tại khu vực nghiên cứu [18] Bảng 1-6 Giờ xuất bến của các tuyến xe Bus Bảng 1-7 Niêm yết giá vé các tuyến xe Bus Bảng 2-1 Mối quan hệ giữa quy mô thành phố và phương tiện GTCC [16] Bảng 2-2 Chiều dài trung bình của 1 hành trình xe buýt chạy trong TP [20] Bảng 2-3 Mối quan hệ giữa quy mô dân số thành phố và phương tiện GTCC [5] Bảng 2-4 Trị số vuốt 2 đầu chỗ dừng xe Bảng 2-5 Các chỉ tiêu chính thiết kế bến xe ôtô công cộng Bảng 2-6 Diện tích và dân số của các khu trung tâm chính TP Phủ Lý Bảng 2-7 Dự báo tăng trưởng dân số đến năm 2030 cho Thành phố Phủ Lý [18] Bảng 3-1 Hệ số gia tăng dân số đến năm 2030 [8] Bảng 3-2 Các tuyến giao thông công cộng đề xuất Bảng 3-3 Đề xuất các điểm đỗ và trạm trung chuyển cho tuyến số 1 Bảng 3-4 Đề xuất các điểm đỗ và trạm trung chuyển cho tuyến số 2 DANH MỤC HÌNH MINH HỌA Số hiệu hình Tên hình Hình 1-1 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Hình 1-2 Mặt cắt đường giao thông đối ngoại Hình 1-3 Đường Quốc lộ trong khu vực nghiên cứu Hình 1-4 Hệ thống đường sắt hiên trạng Hình 1-5 Hệ thống giao thông hiện trạng TP Phủ Lý Hình 1-6 Ngã ba sông Đáy và sông Nhuệ Hình 1-7 Mặt cắt đường giao thông đối nội hiện trạng Hình 1-8 Xe Bus trên địa bàn Thành phố Phủ Lý Hình 1-9 Bến chờ xe Bus trên địa bàn Thành phố Phủ Lý Hình 1-10 Sơ đồ tổ chức hệ thống GTCC của TP Phủ Lý theo quy hoạch năm 2012 [17] Hình 2-1 Xe Taxi [9] Hình 2-2 Xe buýt thành phố [9] Hình 2-3 Xe điện bánh sắt trên làn đường riêng [9] Hình 2-4 Cấu tạo chỗ dừng xe không có làn phụ Hình 2-5 Cấu tạo chỗ dừng xe có làn phụ, dạng dừng tránh. Hình 2-6 Cấu tạo chuyển tiếp làn đỗ xe tại nút giao Hình 2-7 Định hướng phát triển không gian Hình 2-8 Sơ đồ QH hệ thống giao thông TP Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam Hình 2-9 Xe bus du lịch tại Christchurch[9] Hình 2-10 Xe điện [9] Hình 2-11 Xe buýt [9] Hình 3-1 Phân vùng dự báo lưu lượng giao thông trong tương lai Hình 3-2 Mô hình tổng quát dự báo lưu lượng giao thông TP Phủ Lý đến năm 2030 Hình 3-3 Phương pháp lập bảng tính toán lưu lượng GT hiện trạng. Hình 3-4 Phương pháp lập bảng tính toán lưu lượng giao thông trong tương lai Hình 3-5 Sơ đồ dòng hành khách trên địa bàn Thành phố Phủ Lý Hình 3-6 Các tuyến giao thông công cộng đề xuất Hình 3-7 Bố trí điểm đỗ trung gian tại nút giao thông Hình 3-8 Tận dụng thu hẹp vỉa hè để bố trí điểm dừng xe buýt Số hiệu hình Tên hình Hình 3-9 Trạm trung chuyển có đất dự trữ cho các phương tiện khác [9] Hình 3-10 Mặt cắt ngang điển hình tuyến xe buýt số 1 Hình 3-11 Đề xuất các điểm dừng và trạm trung chuyển cho tuyến số 1 Hình 3-12 Mặt cắt ngang điển hình tuyến xe buýt số 2 Hình 3-13 Đề xuất các điểm dừng và trạm trung chuyển cho tuyến số 2 1 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Thành phố Phủ Lý là đô thị tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục của tỉnh Hà Nam, được Bộ Xây Dựng công nhận là đô thị loại III tại Quyết định số 1402/QĐ-BXD ngày 10 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng. Ngày 23 tháng 7 năm 2013, thành phố Phủ Lý được mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết 89/NQ-CP của Chính phủ. Việc mở rộng địa giới hành chính làm thay đổi về mặt không gian của thành phố, tạo điều kiện cho Thành phố Phủ Lý xây dựng các trung tâm y tế chất lượng cao và các dịch vụ đi kèm; xây dựng các trường đại học đào tạo nguồn nhân lực cho vùng Thủ đô Hà Nội và góp phần phát triển sản xuất công nghiệp sạch, thân thiện môi trường. Mặt khác, cùng với sự hình thành và phát triển các khu vực đầu mối giao thông đường sắt, đường bộ kết hợp với các khu chức năng trong đô thị, nhu cầu giao thông công cộng ngày một gia tăng, vì vậy “Nghiên cứu quy hoạch giao thông công cộng Thành phố Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam đến năm 2030“ là cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu của cuộc sống và góp phần giải quyết các vấn đề giao thông cho Thành phố Phủ Lý trong thời gian tới. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích đánh giá hiện trạng giao thông Thành phố Phủ Lý nói chung và giao thông công cộng nói riêng. Trên cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất quy hoạch giao thông công cộng đến năm 2030, đảm bảo hướng tới phát triển bền vững. 2 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ phạm vi mở rộng ranh giới hành chính của Thành phố Phủ Lý theo Nghị quyết 89/NQ-CP ngày 23/7/2013 của Chính phủ. - Đối tượng nghiên cứu: Giao thông công cộng cho Thành phố Phủ Lý. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp kế thừa. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Phương pháp sơ đồ, bản đồ. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Tổng hợp các cơ sở khoa học liên quan đến quy hoạch Giao thông công cộng để áp dụng cho một đô thị loại 3 hướng tới đô thị loại 2 và loại 1 trong tương lai. - Góp phần đảm bảo môi trường giao thông đô thị an toàn và hiệu quả. - Đảm bảo sử dụng đất giao thông đô thị tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp. - Góp phần thúc đẩy và phát triển hệ thống GTCC trở thành hệ thống đi lại chính của người dân trong Thành phố. Một số khái niệm ( thuật ngữ ) - Đô thị: Là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, 3 bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. [19] - Đường đô thị: là đường bộ trong đô thị bao gồm phố, đường ô tô thông thường và các đường chuyên dụng khác. [2] - Giao thông: theo định nghĩa rộng có thể hiểu là sự thông tin, liên hệ, liên lạc bằng mọi hình thức. Theo nghĩa hẹp có thể hiểu hình thức liên hệ ở đây là bằng phương tiện vận chuyển con người và hàng hóa đi lại trên tuyến đường. [5] - Giao thông đô thị: Là tập hợp công trình, các phương tiện, các con đường đảm bảo sự liên hệ thuận lợi giữa các khu vực trong thành phố với nhau và giữa thành phố với các khu vực bên ngoài thành phố. Hay còn nói một các khác đó là sự tương tác giữa các đối tượng vận động như người, xe cộ và các cấu trúc tĩnh tại ( đường, đường phố ) và các công trình giao thông như bến, bãi ... [16] - Giao thông đối ngoại: giao thông đối ngoại có thể hiểu một cách đơn giản là sự liên hệ giữa đô thị với bên ngoài, bao gồm đô thị với đô thị khác, với các khu công nghiệp, các khu nghỉ ngơi của các vùng phụ cận và giữa đô thị với các vùng trong cả nước. [16] - Giao thông đối nội: Là hệ thống giao thông bên trong đô thị, còn gọi là giao thông nội thị có nhiệm vụ đảm bảo sự liên hệ thuận tiện giữa các khu vực bên trong đô thị với nhau cũng như với giao thông đối ngoại. Giao thông đối nội liên hệ với giao thông đối ngoại thông qua các đầu mối giao thông như ngả giao nhau ( cùng mức hoặc khác mức ), bến xe ô tô liên tỉnh, ga xe lửa, bến cảng, sân bay. [16] - Giao thông công cộng: là giao thông vận tải hành khách công cộng bằng phương tiện giao thông chạy bằng tuyến đường nhất định được quy 4 hoạch trước, có lộ trình ( điểm đầu, điểm cuối ) nhằm phục vụ chung cho toàn đô thị như: Ô tô buýt, xe buýt chạy nhanh, tàu điện trên cao, tàu điện ngầm. [8] - Vận tải hành khách công cộng: là loại hình vận chuyển trong đô thị có thể đáp ứng khối lượng lớn nhu cầu đi lại của mọi tầng lớp dân cư một các thường xuyên, liên tục theo thời gian xác định, theo hướng và theo tuyến ổn định trong từng thời kì nhất định. [8] - Tuyến giao thông công cộng: là các tuyến đường có phương tiên giao thông vận tải hành khách công cộng chạy qua. Trên tuyến GTCC có các điểm đầu là điểm xuất phát và kết thúc bằng điểm cuối của tuyến, dọc theo tuyến có các trạm đỗ xe và các trang thiết bị phục vụ khác. [8] - Trạm trung chuyển: là một trạm đỗ mà ở đó có nhiều tuyến GTCC chạy qua và chuyển hướng. Tại trạm trung chuyển hành khách có thể chuyển đổi sang tuyến khác và phương tiện khác thuận tiện, dễ dàng. [8] Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung luận văn gồm có 3 chương: - Chương I: Hiện trạng về giao thông công cộng của Thành phố Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam. - Chương II: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nghiên cứu quy hoạch giao thông công cộng Thành phố Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam đến năm 2030. - Chương III: Quy hoạch giao thông công cộng Thành phố Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam đến năm 2030. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Trong thời gian tới từ nay đến năm 2030, Thành phố Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam sẽ tiếp tục mở rộng và kéo theo đó là sự hình thành các điểm tập trung thu hút giao thông mới trên các trục giao thông chính của Thành phố, từ đó dẫn đến sự gia tăng nhu cầu giao thông. Tuy nhiên hiện nay Thành phố chưa thực sự phát triển hệ thống giao thông công cộng nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển trong tương lai do đó tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu quy hoạch giao thông công cộng Thành phố Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam” là hết sức cần thiết và phù hợp với các điều kiện về kinh tế kỹ thuật của Thành phố. Thông qua luận văn này tác giả đã: - Giải quyết được các vấn đề về giao thông công cộng cho Thành phố Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam trong thời gian tới. - Xây dựng được cơ sở khoa học về việc nghiên cứu lựa chọn phương tiện GTCC cho các đô thị ở Việt Nam. - Đề xuất tổ chức mạng lưới, lựa chọn phương tiện và một số giải pháp tăng tính khả thi cho dự án phát triển xe buýt trên địa bàn đô thị. Như vậy nội dung luận văn đã đạt được mục tiêu đề ra KIẾN NGHỊ Để nâng cao được hiệu quả của mạng lưới GTCC bằng xe buýt ở Thành phố Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam nói riêng và các TP khác ở Việt Nam nói chung, tác giả xin kiến nghị đề xuất các vấn đề sau: - Phải xây dựng lộ trình thích hợp để áp dụng hệ thống xe buýt cho các TP có nhu cầu và có đủ điều kiện để triển khai. - Phát huy vai trò của quản lý Nhà nước bằng các biện pháp can thiệp 103 thông qua các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển GTCC đặc biệt là xe buýt. - Tăng cường tuyên truyền, quảng bá GTCC bằng xe buýt trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo mọi điều kiện thuận lợi và khuyến khích người dân sử dụng xe buýt. 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Nguyễn Lan Anh, "Nghiên cứu hệ thống bãi đỗ xe thành phố Huế đến năm 2020" - Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật hạ tầng đô thị. 2. Bộ Xây dựng (2007), Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 1042007 "Đường đô thị và yêu cầu thiết kế". 3. Bộ Xây dựng (2008), "Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (QCXDVN 01: 2008/BXD)" 4. Bộ Xây dựng (2007), "Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN 104 : 2007)" 5. Lâm Quang Cường (1993), "Giáo trình giao thông đô thị và quy hoạch đường phố", ĐHXD Hà Nội. 6. Bùi Xuân Cậy (2000), "Đường đô thị và tổ chức giao thông', NXB Giao thông vận tải". 7. Trần Mai Chi, "Lựa chọn phương tiện giao thông công cộng phù hợp với thành phố Hạ Long đến năm 2020" - Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật hạ tầng đô thị. 8. Lưu Đức Hải và nhóm nghiên cứu Viện quy hoạch đô thị và nông thôn Bộ Xây dựng (2005), "Nghiên cứu hướng dẫn lập quy hoạch GTCC trong các đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị ( từ đô thị loại 3 trở lên )". 9. Internet 10. Nguyễn Khải (2008) – "Đường và giao thông đô thị" – Nhà xuất bản giao thông vận tải. 11. Luật Quy hoạch đô thị, 2009. 105 12. Uông Phương Lan, "Lựa chọn phương tiện vận tải hành khách công cộng nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống giao thông công cộng của thủ đô Hà Nôi ( giai đoạn 2005-2020)" – Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật hạ tầng đô thị. 13. Tỉnh Hà Nam (Năm 2013), "Niên gián thống kế tỉnh Hà Nam năm 2013". 14. Trần Hoài Nam, "Nghiên cứu phát triển hệ thống GTCC thành phố Đà Nẵng theo định hướng phát triển đô thị bền vững" – Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật hạ tầng đô thị. 15. Nguyễn Hồng Tiến (2011), "Quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật đô thị" – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 16. Vũ Thị Vinh (2001), "Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị", Nhà xuất bản Xây dựng. 17. Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn ( Tháng 8/2012), "Điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam đến năm 2030". 18. Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn (2015), "Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Phủ Lý giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050". 19. Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn ( Tháng 4/2011), "Quy hoạch xây dựng Vùng Tỉnh Hà Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050". 20. Vũ Thị Vinh – "Nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu trong quy hoạch phát triển mạng lưới đường thành phố Hà Nội đến năm 2010" – Luận án PTS KHKT Tiếng Anh: 21. New Zealand Transport Agency (3/2010), "Public transport network planning: A guide to best practice in NZ cities".
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất