Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện việt nam thụy điển, thành ...

Tài liệu Nghiên cứu quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện việt nam thụy điển, thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh

.PDF
29
183
86

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --------------------- NGUYỄN SƠN TÙNG NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM – THỤY ĐIỂN, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội, 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --------------------- NGUYỄN SƠN TÙNG KHÓA: 2013-2015 NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM – THỤY ĐIỂN, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành : Quản lý đô thị và công trình Mã số : 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. TRẦN THỊ HƯỜNG Hà Nội, 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học cũng như luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học và các khoa, phòng, ban liên quan cùng tập thể cán bộ, giảng viên của Nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu. Tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trần Thị Hường, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn cơ quan, ban giám đốc bệnh viện Đa khoa Việt Nam - Thụy Điển, UBND thành phố Uông Bí đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Nguyễn Sơn Tùng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Sơn Tùng MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, sơ đồ MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 * Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 2 * Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 2 * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................... 2 * Khái niệm và thuật ngữ dùng trong luận văn ................................................. 3 * Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 6 NỘI DUNG Chương 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ Ở TP UÔNG BÍ VÀ BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN .................. 7 1.1Giới thiệu khái quát về Thành Phố Uông Bí............................................ 7 1.1.1.Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 7 1.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................... 9 1.1.3.Cơ sở hạ tầng kỹ thuật........................................................................ 11 1.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thành phố Uông Bí ............. 15 1.2.1.Mạng lưới các cơ sở y tế tại Thành phố Uông Bí ............................. 15 1.2.2.Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại TP Uông Bí ....................... 16 1.3. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại BV Việt Nam - Thụy Điển .. 20 1.3.1.Giới thiệu về bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển................................. 20 1.3.2.Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế trong bệnh viện ........................... 24 1.3.3.Khối lượng chất thải rắn y tế tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển .. 25 1.3.4.Phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải rắn y tế tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển ............................................................ 26 1.3.5.Xử lý chất thải rắn y tế ...................................................................... 31 1.3.6.Cơ cấu tổ chức quản lý CTRYT ....................................................... 34 1.4. Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Việt Nam Thụy Điển ....................................................................................... 36 1.4.1.Ưu điểm .............................................................................................. 36 1.4.2.Tồn tại ................................................................................................ 36 Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ CHÁT THẢI RẮN Y TẾ ........ 39 2.1. Cơ sở lý thuyết ..................................................................................... 39 2.1.1.Nguồn phát sinh, đặc điểm, thành phần và tính chất chất thải rắn y tế ......................................................................................................... 39 2.1.2.Tác động của chất thải y tế đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng ......................................................................................................... 41 2.1.3.Các yêu cầu và nguyên tắc quản lý chất thải rắn y tế ........................ 44 2.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chất thải rắn y tế .......................... 44 2.2.Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 52 2.2.1.Các văn bản pháp lý do Nhà nước ban hành ..................................... 52 2.2.2.Các văn bản pháp lý do địa phương ban hành ................................... 56 2.2.3.Các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến quản lý CTRYT .................... 57 2.2.4.Chiến lược phát triển ngành y tế và quản lý CTRYT tại TP Uông Bí ......................................................................................................... 59 2.3.Dự báo khối lượng CTRYT phát sinh tại TP Uông Bí đến năm 2020 . 61 2.4.Kinh nghiệm quản lý CTRYT trong nước và trên thế giới................... 63 2.4.1.Kinh nghiệm quản lý CTRYT trong nước ......................................... 63 2.4.2.Kinh nghiệm quản lý CTRYT một số nước trên thế giới .................. 64 Chương 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH ............................................................................................... 71 3.1 Hoàn thiện mô hình xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Việt Nam Thụy Điển ....................................................................................... 71 3.2 Giải pháp phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, Thành phố Uông Bí ................. 72 3.2.1Giải pháp phân loại, thu gom chất thải rắn y tế :- ............................... 72 3.2.2Giải pháp vận chuyển và lưu giữ chất thải rắn y tế ............................ 76 3.2.3Giải pháp xử lý chất thải rắn y tế ........................................................ 78 3.3 Giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý CTRYT tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, Thành phố Uông Bí .......................................... 78 3.4 Đề xuất cơ chế chính sách quản lý chất thải rắn y tế cho bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, Thành phố Uông Bí .......................................... 80 3.4.1Sự cần thiết phải xây dựng cơ chế quản lý chất thải rắn y tế ............. 80 3.4.2Đề xuất quy chế quản lý chất thải rắn y tế trên Thành phố Uông Bí . 81 3.4.3Đề xuất quy chế quản lý chất thải rắn y tế trong bệnh viện Việt Nam Thụy Điển ....................................................................................... 85 3.5 Giải pháp kiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm môi trường..................... 87 3.6 Các giải pháp khác ................................................................................ 92 3.6.1Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.................................. 92 3.6.2Giải pháp tài chính và kêu gọi đầu tư ................................................. 92 3.6.3Giải pháp áp dụng công nghệ điện tử, hệ thống thông tin GIS .......... 94 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 97 1. Kết luận ................................................................................................... 97 2. Kiến nghị ................................................................................................. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt BKHCNMT Tên đầy đủ Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường BVCK Bệnh viện chuyên khoa BVĐK Bệnh viện đa khoa BXD Bộ Xây dựng BYT Bộ Y tế CP Chính phủ CSYT Cơ sở y tế CTR CTRYT CTRYTNH Chất thải rắn Chất thải rắn y tế Chất thải rắny tế nguy hại CTYT Chất thải y tế HĐND Hội đồng Nhân dân MTg Môi trường NĐ Nghị định NQ Nghị quyết NXB Nhà xuất bản PL Pháp lệnh QĐ Quyết định QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TP Thành phố TT Thông tư TTg Thủ tướng UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu bảng, biểu Tên bảng, biểu Bảng 1.1 Giá trị sản xuất Thành phố Uông Bí (triệu đồng) Bảng 1.2 Tỷ trọng GDP các ngành trong cơ cấu kinh tế TP 2013-2015 Bảng 1.3 Tỷ lệ phát sinh CTRYTNH từ các bệnh viện trên địa bàn TP Uông Bí Bảng 1.4 Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ hoạt động y tế Bảng 1.5 Lượng chất thải rắn y tế phát sinh trung bình tại bệnh viện Bảng 1.6 Phương pháp xử lý CTRYT tại BV Việt Nam - Thụy Điển Bảng 2.1 Thành phần CTYT trung bình ở các bệnh viện tại Việt Nam Bảng 2.2 Dự báo khối lượng CTRYT phát sinh từ các bệnh viện trên địa bàn TP Uông Bí đến năm 2020 Bảng 2.3. Tình hình xử lý CTRYT nguy hại ở một số nước trên thế giới DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Số hiệu hình Hình 1.1 Vị trí địa lý thành phố Uông Bí Hình 1.2 Mạng lưới cơ sở y tế Thành phố Uông Bí Hình 1.3 Bãi rác Khe Giang đang được gấp rút xây dựng Hình 1.4 Vị trí bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Hình 1.5 Phân loại CTYT trong phòng bệnh Hình 1.6 Thu gom CTYT tại các phòng Hình 1.7 Vận chuyển CTYT đến các điểm tập kết Hình 1.8 Nhà tạm chứa chất thải Hình 1.9 Hình 1.10 Sơ đồ thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTRYT BV Việt Nam - Thụy Điển Ống thoát khói của lò đốt CTYT Hình 1.11 Lò đốt Muller-CP50M Hình 2.1 Sơ đồ các nguồn phát sinh chất thải từ hoạt động bệnh viện Hình 2.2 Sơ đồ các khối chức năng chủ yếu trong bệnh viện Hình 2.3 Hình 3.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chất thải và quy hoạch môi trường bệnh viện Ô tô chuyên dụng có lắp đặt hệ thống hút chân không tự động thu gom và vận chuyển CTRYT Hướng dẫn phân loại chất thải rắn y tế Hình 3.2 Thùng rác thông minh Hình 3.3 Sơ đồ đề xuất cơ cấu tổ chức quản lý CTRYT tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Hình 2.4 Tên hình 1 MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài Uông Bí là một thành phố trẻ có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, tốc độ đô thị hóa nhanh và mật độ dân cư đang tăng lên một cách chóng mặt. Cùng với đó là nhu cầu được khám chữa bệnh của người dân ngày một lớn hơn. Bệnh viện Việt Nam-Thuỵ Điển thành phố Uông Bí là bệnh viện đa khoa khu vực hạng 1 trực thuộc Bộ Y tế, được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 1981, và là bệnh viện chính của thành phố. Chính vì lẽ đó, áp lực về dân số cũng ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viện. Hàng năm bệnh viện tiếp nhận đến hơn 140.000 lượt người đến khám chữa bệnh, điều trị nội trú 33.000 bệnh nhân, phẫu thuật 9.500 ca, cấp cứu 14.000 ca bệnh nặng hiểm nghèo. Công suất sử dụng giường bệnh thường xuyên từ 110 đến 117%. Bên cạnh các lợi ích về chăm sóc sức khỏe cho người dân thành phố thì bệnh viện cũng phát sinh một vấn đề nhức nhối : đó là lượng rác thải y tế lớn, đặc biệt là CTRYT. Xu thế sử dụng các sản phẩm dùng một lần trong ngành y tế càng khiến lượng CTRYT phát sinh nhiều hơn, trong đó có nhiều nhóm chất thải cực nguy hiểm với môi trường và con người. Các loại CTRYT nếu không được quản lý và xử lý tốt sẽ trở thành nguồn gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh khu dân cư, gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sức khỏe của người dân, gây bức xúc dư luận trong cộng đồng. Thời gian qua, địa phương và Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư, xây dựng và vận hành hệ thống quản lý, xử lý CTYT nói chung và CTRYT nói riêng, tuy nhiên hiệu quả vẫn còn khiêm tốn và còn nhiều bất cập. Chính vì vậy đề tài mà tác giả chọn “Nghiên cứu 2 quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển , thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh” có ý nghĩa thực tế, mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRYT không chỉ cho bệnh viện Việt Nam Thụy Điển, cho địa bàn thành phố Uông Bí nói riêng mà còn cho các cơ sở y tế khác trên địa bàn cả nước nói chung, góp phần giảm tải ô nhiễm, đảm bảo sức khỏe và chất lượng đời sống của người dân. * Mục đích nghiên cứu - Nâng cao chất lượng quản lý CTRYT trong bệnh viện Việt Nam Thụy Điển, Thành phố Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: quản lý chất thải rắn y tế trong bệnh viện - Phạm vi nghiên cứu: Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin, thống kê, tổng hợp, phân tích tài liệu. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực trạng. - Phương pháp kế thừa. - Phương pháp phân tích đánh giá. - Phương pháp so sánh đối chiếu. - Phương pháp chuyên gia. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học : đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả trên cơ sở khoa học để quản lý chất thải rắn y tế trong bệnh viện. - Ý nghĩa thực tiễn : qua việc khảo sát, phân tích và đánh giá hiện trạng, tìm ra các tồn tại và khó khăn trong công tác quản lý, thu gom và xử lý CTRYT tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển . Trên cơ sở đó, kết hợp với 3 những kinh nghiệm quản lý chất thải rắn y tế trong và ngoài nước để đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện riêng của địa phương và bệnh viện, nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện, phòng chống ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng môi trường bệnh viện. Từ đó có thể áp dụng cho các bệnh viện khác có điều kiện tương đồng. * Khái niệm, thuật ngữ dùng trong luận văn - Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác [14] - Chất thải y tếlà vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường [6 ] - Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn [6]. - Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.[6] - Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải chất thải y tế, bao gồm: giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hành và phân loại chất thải chính xác. [6] - Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới. - Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm mới. [6] - Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, 4 đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế. [6] - Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, tới nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy.[6] - Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ hoặc tiêu hủy. [6] -Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường. [6] * Các nhóm chất thải y tế [6] Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm sau: - Chất thải lây nhiễm - Chất thải hóa học nguy hại - Chất thải phóng xạ - Bình chứa áp suất - Chất thải thông thường * Các loại chất thải y tế [6] - Chất thải lây nhiễm: + Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác trong các hoạt động y tế. + Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly. 5 + Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm. + Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người: rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm. - Chất thải hóa học nguy hại: + Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng. + Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế + Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu. + Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị). - Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất. - Bình chứa áp suất: Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt. - Chất thải thông thường: Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm: + Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly). 6 + Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại. + Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim. + Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh. * Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn có ba chương: Chương 1: Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế ở Thành Phố Uông Bí và Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý chất thải rắn y tế bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 97 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Thông qua thời gian làm luận văn, tác giả rút ra các kết luận sau : (1). Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển là một trong những bệnh viện lớn có nhiều cố gắng trong việc đầu tư, xây dựng và vận hành hệ thống quản lý CTRYT. Tuy nhiên, trên thực tế, dưới áp lực của dân số, lượng người dân đến khám chữa bệnh ngày một tăng, cùng với xu thế sử dụng các sản phẩm dùng một lần trong ngành y tế đã khiến lượng CTRYT phát sinh nhiều hơn khiến bộ máy quản lý xử lý CTRYT trở nên quá tải,công tác tổ chức quản lý vẫn còn một số tồn tại trong các khâu phân loại, thu gom, vận chuyển đến lưu giữ và xử lý CTRYT. Vì vậy cần thiết phải có những nghiên cứu, đề xuất giải pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRYT tại BV ViệtNam Thụy Điển. (2). Công tác quản lý CTRYT tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển hiện có nhiều ưu điểm như đã chú trọng phân công, thực hiện theo đúng quy chế của Bộ Y Tế, tiếp cận áp dụng các công nghệ xử lý CTRYT mới có xu hướng thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại như cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động thiếu hiệu quả, cơ sở hạ tầng (nhà chứa, đường xe đẩy...) ít được quan tâm nâng cấp, trang thiết bị (đồ bảo hộ lao động, xe đẩy, xe gom ...) không đủ đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng, chưa chú trọng công tác đào tạo và thiếu các quy định thưởng phạt cần thiết, các bước quản lý xử lý CTRYT làm chưa tốt, phân loại nhầm, vương vãi CTYT hoặc thất thoát CTYT ra ngoài cơ sở. (3). Luận văn đã xây dựng cơ sở khoa học bao gồm : Cơ sở lý thuyết (Nguồn phát sinh, đặc điểm, thành phần và tính chất 98 CTRYT,tác động của CTYT đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng,các yêu cầu và nguyên tắc quản lý CTRYT, các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý CTRYT). Cơ sở pháp lý (gồm các văn bản pháp lý do Nhà nước và địa phương ban hành, các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến quản lý CTRYT,chiến lược phát triển ngành y tế và quản lý CTRYT tại TP Uông Bí). Dự báo khối lượng CTRYT phát sinh đến năm 2020. Bài học kinh nghiệm quản lý CTRYT trong nước (bệnh viện đa khoa Bãi Cháy, bệnh viện đa khoa mới thành phố Vĩnh Yên) và trên thế giới (Malaysia, Nhật Bản, Thái Lan). (4). Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRYT tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, tác giảđề xuất các giải pháp : - Hoàn thiện mô hình xử lý CTRYT. - Tăng cường công tác quản lý trong các khâu phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTRYT. - Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý CTRYT tại bệnh viện - Hoàn thiện cơ chế chính sách cho địa phương và bệnh viện - Kiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm môi trường Và một số giải pháp khác như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chủ động tài chính kết hợp với kêu gọi đầu tư, áp dụng công nghệ điện tử, hệ thống thông tin GIS ... 2. Kiến nghị Từ kết quả nghiên cứu trên tác giả kiến nghị: * Đối với UBND tỉnh Quảng Ninh kết hợp với Sở y tế tỉnh: - Sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế của Bộ Y Tế. - Bổ sung các văn bản quy chế riêng về quản lý CTRYT phù hợp với
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất