Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu NGHIEN CUU KHOA HOC

.DOC
3
192
100

Mô tả:

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN SÔNG LÔ TRƯỜNG THCS TỨ YÊN TÓM TẮT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Lĩnh vực: ĐỀ TÀI KỸ THUẬT ĐAN LỜ TÔM 18 Tên lĩnh vực: Khoa học thực vật NHÓM THỰC HIỆN: 1. Nguyễn Hoài Trang Nhóm trưởng 2. Hà Thị Vân Anh Thành viên NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Nguyễn Bá Mạnh Nguyễn Thị Thúy Tứ Yên, tháng 09 / 2015 1 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài: Nghề đan lờ ở xã Tứ Yên, huyện Sông Lô có từ bao giờ không ai biết, ngay cả những cụ cao niên nhất trong làng cũng chỉ biết rằng đây là nghề cha truyền con nối, từ khi còn nhỏ đã thấy cha ông làm rồi. Nghề phụ này đã góp phần không nhỏ xóa đói, giảm nghèo, đem lại cuộc sống ổn định cho người dân nơi đây. Để hạn chế sự mai một của một làng nghề truyền thống, chúng em đã có ý tưởng là tìm hiểu về nguyên liệu cũng như là quy trình thành phẩm một chiếc lờ với mong muốn gìn giữ những nét truyền thống cũng như đem lại hiệu quả kinh tế cho một bộ phận người dân ở nơi đây. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài đã đem lại hiệu quả hết sức to lớn cho việc phát triển một loại làng nghề truyền thống của địa phương vừa cho chúng ta một dụng cụ đánh bắt thủy, hải sản hiệu quả không gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời đem lại sự phát triển kinh tế cho rất nhiều gia đình, tạo sự thúc đẩy phát triển kinh tế cho xã. Thành công của đề tài đã tạo cho mọi người biết cách sử dụng các loại nguyên liệu ở quanh ta vào quá trình thành phẩm một dụng cụ hữu ích trong đánh bắt thủy hải sản, thân thiện với môi trường, từ đó có ý thức hơn trong việc gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của dân tộc. 3. Mục tiêu nghiên cứu: Lờ là một dụng cụ đánh bắt thủy sản gồm 3 phần chính: mình lờ, mặt lờ và hom lờ. Nguyên liệu chính làm ra sản phẩm này chủ yếu là từ tre. Để có một chiếc lờ hoàn chỉnh, phải qua rất nhiều công đoạn, từ việc mua tre, cắt đoạn mang về rồi pha mảnh, vót nan, đan mê, bẻ má, cài tua, lắp ráp...Mỗi công đoạn ấy lại do từng người có tay nghề khác nhau đảm nhiệm. Ví như đan mê đơn giản thì trẻ con, phụ nữ đều làm được còn bẻ má, cài tua thì nhất thiết phải dành cho những người có nhiều kinh nghiệm vì đây là bộ phận quan trọng nhất của lờ, phải đúng kích cỡ, đường nan thoáng, khoáy tròn tuyệt đối như miệng phễu thì mới đánh lừa được con tôm chui vào. Vì vậy đề tài nghiên cứu của chúng em nhằm tìm ra quy trình kỹ thuật thành phẩm một chiếc lờ tôm. Nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao ý thức của con người trong việc giữ gìn những nét văn hóa truyền thống cũng như khuyến khích mọi người sử dụng các công cụ đánh bắt thủy hải sản thân thiện với môi trường. 4. Phương pháp nghiên cứu: 2 Trong đề tài này chúng em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phân tích lý thuyết, điều tra cơ bản, tìm hiểu thông tin qua các tài liệu trên sách báo cũng như trên mạng Internet... 5. Một số kết quả chính: Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, nhóm em đã tìm ra được các bước để thành phẩm một chiếc lờ tôm không những hiệu quả trong đánh bắt tôm, cua mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. 1 .Chọn nguyên liệu – tre được cắt đoạn rồi pha mảnh Việc chọn tre cũng phải kỳ công. Tre đan lờ không thể là tre đực mà phải là tre cái, không cộc ngọn. Tre mà cũng có đực cái thì thật buồn cười. Nhưng dân gian đã phân biệt, tre cái là tre to, vấu nhỏ, đốt dài, mình mỏng. Loại đó mới dùng được vào việc đan lờ. Tre phải qua xuân hè, sang thu mới đủ tuổi. "Tháng tám tre non làm nhà, tháng ba tre già làm lạt" là thế. 2.Vót nan : 3. Đan mê 4.Bẻ má: Bẻ má, cài tua thì nhất thiết phải những người có tay nghề cao, lọc lõi, vì tua, má là bộ phận quan trọng nhất của lờ, phải đúng kích cỡ, đường nan thoáng, khoáy tròn tuyệt đối như miệng phễu thì mới đánh lừa được con tôm chui vào. 5.Cài tua: 6.Lắp dáp: 6. Kết luận khoa học: Quá trình nghiên cứu và tìm hiểu đã tìm ra quy trình kỹ thuật hoàn thiện thành phẩm một chiếc lờ tôm từ việc chọn nguyên liệu cho tới các bước để thành phẩm như đan mê, bẻ má, cài tua, lắp dáp ...đem lại cho con người một dụng cụ đánh bắt tôm, cua thân thiện với môi trường và hiệu quả kinh tế cao. Từ đó góp phần tuyên truyền cho mọi người có ý thức trong việc gìn giữ, kế thừa và phát huy làng nghề truyền thống của quê hương. 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan