Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống cấp nước thị trấn tứ kỳ tỉnh h...

Tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống cấp nước thị trấn tứ kỳ tỉnh hải dương

.PDF
94
150
139

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI ®ç V¨n Th¾ng Nghiªn cøu gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ hÖ thèng cÊp n­íc thÞ trÊn tø kú – tØnh h¶i d­¬ng LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI ®ç V¨n Th¾ng Tªn ®Ò tµi: Nghiªn cøu gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ hÖ thèng cÊp n­íc thÞ trÊn tø kú – tØnh h¶i d­¬ng Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng Mã số: 60 44 90 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐOÀN THU HÀ Hà Nội – 2015 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập cũng như làm luận văn, Tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của của Ban giám hiệu Trường Đại học Thủy lợi, Phòng Đào tạo đại học và sau đại học, Khoa Cấp Thoát Nước và toàn thể các thầy, cô giáo của nhà trường. Đặc biệt Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên cao học PGS.TS. Đoàn Thu Hà, người thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã hết lòng giúp đỡ, tận tình giảng giải cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Cuối cùng, Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các bạn trong lớp 21CTN21, các anh, chị khóa trước đó động viên, đóng góp ý kiến và hỗ trợ trong suốt quá trình học tập và làm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Đỗ Văn Thắng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, luận văn “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống cấp nước thị trấn Tứ Kỳ - Hải Dương” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu là trung thực, kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được sử dụng trong bất cứ một luận văn nào khác mà đã bảo vệ trước. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn các thông tin, tài liệu tham khảo đều được ghi từ nguồn gốc trích dẫn. Ngày 25 tháng 04 năm 2015 Học viên Đỗ Văn Thắng MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÂP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN – CẤP NƯỚC SẠCH TẠI THỊ TRẤN TỨ KỲ TỈNH HẢI DƯƠNG ............................. 4 1.1 Tổng quan chung về cấp nước nông thôn ở Việt Nam. ....................................... 4 1.2 Hiện trạng về cấp nước sạch tại thị trấn Tứ Kỳ. ............................................... 13 1.2.1 Tổng quan chung khu vực nghiên cứu: ........................................................ 13 1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống cấp nước sạch tại thị trấn Tứ Kỳ………… ............................................................................................................. 16 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC, THAY ĐỔI NGUỒN CẤP NƯỚC VÀ CẢI TẠO MẠNG CẤP NƯỚC THỊ TRẤN TỨ KỲ ............................................................................................................................ 17 2.1 Đánh giá hiện trạng nguồn nước phục vụ cấp nước sinh hoạt, hiện trạng các công trình xử lý nước cấp tại thị trấn Tứ Kỳ............................................................ 17 2.1.1 Đánh giá hiện trạng nguồn nước phục vụ cấp nước sinh hoạt tại thị trấn Tứ Kỳ: ............................................................................................................................ 17 2.1.2 Đánh giá hiện trạng các công trình xử lý nước cấp tại thị trấn Tứ Kỳ: ....... 18 2.1.3 Hiện trạng hệ thống đường ống nước câp tại thị trấn Tứ Kỳ: ...................... 26 2.2 Tính toán nhu cầu sử dụng nước hiện tại năm 2015 và năm 2025 đối với hệ thống cấp nước thị trấn Tứ Kỳ. ................................................................................ 27 2.2.1 Tính toán nhu cầu sử dụng nước hiện tại và tương lai cho năm 2025 ......... 27 2.2.2 Tính toán lưu lượng nước trong giờ dùng nước lớn nhất năm 2015, 2025.. 29 2.3 Phân tích lựa chọn phần mềm tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước. ........... 30 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THỊ TRẤN TỨ KỲ .......................................................................... 33 3.1 Đề xuất giải pháp cải tạo nâng công suất trạm cấp nước hiện có tại thị trấn Tứ Kỳ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho tương lai năm 2025 (phương án 1)............ 33 3.2 Đề xuất lựa chọn vị trí thay đổi nguồn nước, xây dựng lắp đặt công trình xử lý nước cấp mới đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho tương lai năm 2025 (phương án 2)............................................................................................................................... 41 3.3 Phân tích lựa chọn phương án: ........................................................................... 58 3.4 Tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước nhằm cải tạo mạng lưới đường ống cấp nước tại thị trấn Tứ Kỳ sử dụng phần mêm Epanet ................................................. 59 3.4.1. Tính toán thủy lực mạng lưới đường ống cấp nước tứ kỳ vào thời điểm giờ dùng nước lớn nhất xét trong năm 2015: ................................................................. 59 3.4.2. Tính toán thủy lực mạng lưới đường ống cấp nước tứ kỳ vào thời điểm giờ dùng nước lớn nhất xét trong năm 2025: ................................................................. 64 3.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả các công trình xử lý nước .................................... 66 3.5.1 Giải pháp kỹ thuật: ....................................................................................... 66 3.5.2 Giải pháp quản lý: ........................................................................................ 69 3.6 Đề xuất các giải pháp chống thất thoát, thất thu trên mạng lưới đường ống cấp nước tại thị trấn Tứ Kỳ ............................................................................................. 72 3.6.1 Các nguyên nhân gây thất thoát, thất thu ..................................................... 72 3.6.2 Các giải pháp phòng chống thất thoát, thất thu trong nước ......................... 75 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................ 79 4.1 Kết luận: ............................................................................................................. 79 4.2 Hạn chế của đề tài: ............................................................................................. 80 4.3 Kiến nghị: ........................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 81 PHỤ LỤC TÍNH TOÁN ........................................................................................ 82 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Nguồn nước đem lại sự sống trên trái đất…………………...……………4 Hình 1.2: Nguồn nước mưa, giếng và nước ngầm được sử dụng ở nông thôn….......7 Hình 1.3: Ô nhiễm nguồn nước do người dân đổ rác ra sông……………..…..…...11 Hình 1.4: Nước thải chăn nuôi, thuốc trừ sâu nông thôn………………….…..…...12 Hình 1.5: Vị trí thị trấn Tứ Kỳ……………………...……………...................……13 Hình 2.1: Người dân phải sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh………..……...18 Hình 2.2: Trạm cấp nước Tứ Kỳ - Xí nghiệp KDNS số 06…………...……...……19 Hình 2.3: Sông Đĩnh Đào và mương thu nước thô……………..………..…...……20 Hình 2.4: Trạm bơm cấp I…………………...…………………………………......21 Hình 2.5: Thiết bị trộn phèn PAC…………...……...…...…………………………21 Hình 2.6: Trạm Trạm Clo…………………..……………………………………...22 Hình 2.7: Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng và cụm bể lọc……………….………..23 Hình 2.8: Bể chứa nước sạch………...……...…………………..…………...…….25 Hình 2.9: Bơm cấp II……………..……………………………..…………...…….26 Hình 2.10: Biến tần trạm bơm cấp II và máy thổi khí rửa lọc………..………...….26 Hình 3.1: Mô hình epanet mạng cấp nước thị trấn Tứ Kỳ hiện trạng năm 2015......61 Hình 3.2: Kết quả phân tích vể áp lực sau khi chạy phần mềm Epanet……………61 Hình 3.3: Kết quả sau khi cải tạo tuyến ống pipe 194 và pipe 243………..……….63 Hình 3.4 : Mô hình epanet mạng cấp nước thị trấn Tứ Kỳ năm 2025......................65 Hình 3.5: Kết quả phân tích vể áp lực sau khi chạy phần mềm Epanet năm 2025...65 Hình 3.6: Thi công lắp đặt các Block phân vùng tách mạng………...…………….77 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Dân số thị trấn Tứ Kỳ và hai xã Đông Kỳ và Tây Kỳ.………………….15 Bảng 2.1: Nhu Cầu Dùng Nước Cho Sinh Hoạt năm 2025………………...……...28 Bảng 3.1: Một số thông số chính của sông Thái Bình……………………………..41 Bảng 3.2: Chỉ tiêu nguồn cấp nước sông Thái Bình……………………………….42 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NS&VSMTNT : Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. PTNT : Phát triển nông thôn. MTQG : Mục tiêu quốc gia. UNICEF : Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc. NSHNT : Nước sinh hoạt nông thôn. HTCN : Hệ thống cấp nước. UBND : Uỷ ban nhân dân. HTX : Hợp tác xã. WHO : Tổ chức Y tế thế giới XDCB : Xây dựng cơ bản KT – XH : Kinh tế - xã hội HDPE và PVC : Loại nhựa tổng hợp GDP : Tổng thu nhập quốc nội LHQ : Liên hiệp quốc NMN : Nhà máy nước 1 PHẦN MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Tứ Kỳ là một huyện thuộc Tỉnh Hải Dương nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Tứ Kỳ nằm hoàn toàn ở giữa vùng hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình, hầu như xung quanh huyện được bao bọc bởi các con sông nhỏ của hệ thống sông Thái Bình. Chính giữa địa bàn huyện là con sông Đĩnh Đào. Hầu hết các nhà máy xử lý nước cấp đều lấy nước từ con sông Đĩnh Đào, nguồn nước hiện nay đang trong tình trạng ô nhiễm chất hữu cơ dẫn tới làm tăng hóa chất xử lý, công suất khai thác giảm giá thành chi phí quản lý vận hành cao gây khó khăn cho thu nhập của công nhân trong các nhà máy này. Trạm xử lý cấp nước thị trấn Tứ Kỳ thuộc công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Hải Dương được xây dựng từ năm 2005, công suất thiết kế hiện nay 800 m3/ngày đêm cấp cho thị trấn Tứ Kỳ và hai xã Đông Kỳ, Tây Kỳ, nguồn cấp nước lấy từ sông Đĩnh Đào. Hệ thống các công trình xử lý hiện nay đã xuống cấp và vận hành thủ công. Hệ thống mạng lưới cấp nước bao gôm ống truyền tải D225, D160, D110 (ống nhựa HDPE), ống dịch vụ D90, D75, D63, D50…. Vật liệu là các loại ông thép và ống nhựa HDPE, hệ thống ống thép hiện tại cũng đã xuống cấp và hay bị vỡ ống rò rỉ ảnh hưởng rất nhiều cho việc quản lý vận hành, vấn đề chống thất thu thất thoát của toàn bộ hệ thống gặp rất nhiều khó khăn. Để nâng cao chất lượng cấp nước giảm chi phí xử lý nước và tối ưu hóa hệ thống cấp nước trạm cấp nước thị trấn Tứ Kỳ tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống cấp nước thị trấn Tứ Kỳ - Hải Dương” Mong muốn góp phần nhỏ nhoi công sức của mình trong vấn đề cải thiện dịch vụ, chất lượng và quản lý cấp nước tại thị trấn Tứ Kỳ II. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng, khả năng cấp nước hệ thống cấp nước thị trấn Tứ Kỳ; - Đề xuất các giải pháp cải tạo nâng cao hiệu quả hệ thống cấp nước thị trấn Tứ Kỳ. 2 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là nguồn cấp nước, các công trinh xử lý nước cấp và mạng lưới cấp nước tại thị trấn Tứ Kỳ - Hải Dương. * Phạm vi nghiên cứu: Các nguồn nước cấp cho trạm tứ kỳ, các công trình xử lý nước cấp và mạng lưới cấp nước tại thị trấn Tứ kỳ tỉnh Hải Dương; IV. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá tổng quan về hiệu quả hoạt động của các hệ thống cấp nước nông; - Đánh giá hiện trạng và hiệu quả làm việc của hệ thống; - Xác định nhu cầu sử dụng nước đến năm 2025; - Đánh giá khả năng làm việc của hệ thống tới năm 2025; - Đề xuất phương án cải tạo nâng cao hiệu quả làm việc của hệ thống. V. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cách tiếp cận - Tiếp cận các thành tựu nghiên cứu và công nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới; - Tiếp cận thực tế: Đi khảo sát thực địa, tìm hiểu các hồ sơ, tình hình hoạt động của các nhà máy công nghiệp trên địa bàn; - Tiếp cận đáp ứng nhu cầu: Đánh giá khả năng nguồn nước, hoạt động của các công trình xử lý nước cấp và mạng lưới cấp nước thị trấn Tứ Kỳ. 5.2 Phương pháp nghiên cứu - Thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu và tư liệu có liên quan đến đề tài, kế thừa các kết quả để tích hợp thông tin; - Phân loại và phân nhóm đối tượng nghiên cứu trên cơ sở thực trạng dân cư tập trung, nhu cầu dùng nước, điều kiện tự nhiên, địa hình, địa lý, môi trường,... của khu vực; 3 - Khảo sát hiện trường, lựa chọn đại diện, điển hình số liệu cần thiết về hiện trạng cấp nước...; - Phương pháp thông kê, nội ngoại suy số liệu; - Dựa trên số liệu khai thác vận hành thực tế của các công trình trạm KDNS thị trấn Tứ Kỳ cung cấp. VI. Kết quả dự kiến đạt được - Nâng cao công suất, chất lượng cấp nước của trạm cấp nước tại thị trấn Tứ Kỳ; - Thay đổi nguồn cấp nước sạch cho hệ thống cấp nước thị trấn Tứ Kỳ; - Mạng lưới cấp nước thị trấn Tứ Kỳ đạt hiệu quả tối ưu, chống thất thu thất thoát; 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÂP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN – CẤP NƯỚC SẠCH TẠI THỊ TRẤN TỨ KỲ TỈNH HẢI DƯƠNG 1.1 Tổng quan chung về cấp nước nông thôn ở Việt Nam. a.Vai trò của nước sạch đối với đời sống con người Nước là một vật phẩm quý giá nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho hành tinh của chúng ta và chính nó là khởi nguồn của sự sống, vạn vật không có nước không thể tồn tại, con người cũng không là ngoại lệ. Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống, nước còn là chất mang năng lượng (hải triều, thủy năng), điều hòa khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Hình 1.1: Nguồn nước đem lại sự sống trên trái đất Trong cơ thể con người nước chiếm tới 75% trọng lượng, hàng ngày mỗi người cần tối thiểu 60 – 80 lít nước, tối đa tới 150 – 200 lít nước hoặc nhiều hơn cho sinh hoạt, riêng lượng nước ăn uống vào cơ thể ít nhất cũng tới 1,5 – 2 lít mỗi ngày. 5 Nước nuôi dưỡng, làm sạch cơ thể, đối với tư duy của con người phụ thuộc vào nước, không có nước thì không có năng lượng tạo ra hoạt động của hệ thần kinh. Tiêu chuẩn dùng nước cho từng đầu người thường tùy thuộc vào mức độ phát triển kinh tế của từng vùng và điều kiện cấp nước. Mức sử dụng nước trong gia đình cho các yêu cầu trên thường biến động khá lớn do mức sống, điều kiện khí hậu, lãnh thổ, tập quán… khác nhau. b. Nông thôn và vấn đề cấp nước: Nông thôn là một địa bàn sinh sống của dân cư, trong đó người dân có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau (làng, xóm, thôn, bản, ấp…). Hiện nay, do thực hiện các chính sách phát triển kinh tế nông thôn của nhà nước (sự phát triển của kinh tế hộ, kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác xã..) nên các điểm dân cư nông thôn của nước ta đã có sự thay đổi đáng kể cả về quy mô và chất lượng cuộc sống. Nguồn nước được sử dụng cung cấp cho mục đích sinh hoạt của người dân nông thôn bao gồm các loại: - Nước mặt: sông, suối, ao, hồ.. - Nước ngầm: là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất. Hiện nay ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã xây dựng và vận hành hệ thống cấp nước tập trung nhằm phục vụ nhu cầu nước sạch cho một hoặc nhiều điểm dân cư lân cận. Đây là hướng đi được nhà nước khuyến khích vì nó huy động được sự tham gia của cộng đồng dân cư nông thôn và chất lượng nước cung cấp được đảm bảo hơn. Nước sạch và vệ sinh môi trường là một nhu cầu cơ bản trong đời sống hàng ngày của mọi người và đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong việc bảo vệ sức khỏe và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho nhân dân, cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tính đến nay vẫn còn hơn 70% người dân nông thôn sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh. Theo mục tiêu của Chính Phủ đã đưa ra trong chiến lược quốc 6 gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2025 tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60 lít/người/ng.đêm. c.Vai trò của nước sạch đối với đời sống dân cư nông thôn Ngoài những phân tích về vai trò của nước sạch đối với đời sống con người nói chung, thì với các điểm dân cư nông thôn hoạt động cung cấp nước sạch cũng giữ vị trí rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình CNH – HĐH nông nghiệp và giải quyết các vấn đề giữa nông thôn và thành thị. Trước hết có thể thấy cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn có mối quan hệ chặt chẽ với Chiến lược xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, nếu người dân nông thôn không được tiếp cận và sử dụng nguồn nước đảm bảo về chất lượng thì hầu như mọi nỗ lực của chúng ta cho công tác xóa đói giảm nghèo là không có ý nghĩa. Khu vực nông thôn là nơi tỷ lệ nhiễm các dịch bệnh liên quan tới việc sử dụng nguồn nước không đảm bảo còn lớn. Do người dân nông thôn vẫn giữ những thói quen sử dụng nước truyền thống không đảm bảo vệ sinh. Dân cư nông thôn ở Việt Nam vẫn đang sử dụng nguồn nước cho mục đích sinh hoạt bằng các loại hình cấp nước khác như: Giếng khoan, giếng đào, bể chứa nước mưa. Cụ thể đó là các loại hình cung cấp nước dưới đây: + Đối với nguồn nước ngầm: Có 2 loại hình được sử dụng chủ yếu tại các vùng nông thôn trong huyện đó là giếng khơi và giếng khoan. Nguồn nước ngầm hiện nay ở huyện chưa có thống kê về trữ lượng nhưng đây vẫn là một trong nguồn sử dụng quan trọng của người dân. + Đối với nguồn nước mưa: Người dân xây dựng các bể chứa nước mưa có thể tích từ 2-5 m3 7 Hình1.2: Nguồn nước mưa, giếng và nước ngầm được sử dụng ở nông thôn d. Tình hình cấp nước nông thôn ở Việt Nam Hiên nay theo Trung tâm Quốc gia NS và VSMTNT có tổng số CTCN Nông thôn hiện có tại 63 tỉnh là 15.093 công trình với qui mô nhỏ nhất phục vụ cho 15 hộ; qui mô lớn nhất phục vụ cho 25.700 hộ và tổng số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là 48.752.457 người. Tỉ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh tăng từ 62% lên đến 80%. Trong đó, tỉ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt QCVN 02/2009 của Bộ Y tế là 40%.( theo số liệu báo cáo của Trung tâm Quốc gia Nước sạch và VSMTNT tại Hội thảo ngày 14/05/2014 - Hà Nội). Một số tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ cấp nước phù hợp với điều kiện địa hình, khí tượng thủy văn từng địa phương đã được áp dụng. Trong đó cấp nước nhỏ lẻ đã được cải tiến và áp dụng công nghệ xử lý nước như dàn mưa và bể lọc cát để xử lý sắt và ô nhiễm Asen từ các giếng khoan sử dụng nước nhầm tầng nông. Nhiều thiết bị đồng bộ bằng nhiều loại vật liệu phù hợp để xử lý nước được giới thiệu và áp dụng trên cả nước. Một số công trình cấp nước tập trung đã áp dụng 8 công nghệ lọc tự động không van, xử lý hóa học (xử lý sắt, mangan, asen, xử lý độ cứng ...), hệ thống bơm biến tần, hệ thống tin học trong quản lý các công trình cấp nước .... Công nghệ hồ treo được cải tiến có quy mô và chất lượng tương đối tốt góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn nước ở vùng cao núi đá trong mùa khô. Khi xãy ra lũ lụt các địa phương đã sử dụng cloramin B và Aqua tab, túi PUR... để xử lý nước phục vụ ăn uống. * Các công nghệ xử lý nước ở Việt Nam hiện nay Thực tế hiện nay công nghệ xử lý nước sạch cho các vùng nông thôn rất đa dạng, từ công nghệ xử lý đơn giản cho các công trình cấp nước nhỏ lẻ đến đến các công nghệ xử lý hiện đại cho các hệ thống nước tập trung quy mô lớn. + Các công nghệ xử lý nước mặt có hàm lượng cặn <=2000mg/l (Tài liệu môn học cấp nước chi phí thấp - Tiến sĩ Đoàn Thu Hà. Nguồn nước Bể phản ứng Bể trộn Trạm bơm C1 Phèn, Mạng phân phối Khử trùng Bể chứa Trạm bơm cấp 2 Nguồn Trạm bơm nước cấp 1 nước sạch Trạm bơm cấp 2 Bể chứa nước sạch Bể lọc nhanh Bể lắng trong có Bể trộn Phèn, soda Mạng phân phối Bể lắng lớp cặn lơ lũng Khử trùng Bể lọc nhanh 9 Nguồn nước Trạm bơm cấp 1 Bể trộn Khử trùng Phèn,soda Mạng phân phối Bể lọc tiếp xúc Trạm bơm cấp 2 Bể chứa nước sạch + Các công nghệ xử lý nước mặt có hàm lượng cặn >= 2000mg/l Bể lắng sơ bộ Trạm bơm I Bể trộn Phèn, soda Mạng phân phối Trạm bơm II Hồ sơ Trạm lắng bơm cấp Bể phản ứng Khử trùng Bể trộn Trạm bơm cấp 2 Bể lọc nhanh Bể chứa nước sạch Bể phản ứng Bể lắng Khử trùng Phèn, soda Mạng phân phối Bể lắng Bể chứa nước sạch Bể lọc nhanh 10 + Các công nghệ xử lý nước ngầm Bể lắng tiếp xúc Giàn mưa thùng quạt gió Giếng khoan Khử trùng Mạng phân phối Trạm bơm cấp 2 Giếng khoan Bể lọc nhanh Bể chứa nước sạch Bầu trộn khí Khử trùng Mạng phân phối Trạm bơm cấp 2 Bể chứa nước sạch Bể lọc áp lực e. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước nông thôn Ngày nay mặc dù đã có những tiến bộ trong việc khoan dò, dẫn thủy và thanh lọc nhưng các vấn đề về chất lượng, số lượng nguồn nước uống vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều quốc gia. Ngày nay khi chúng ta đã dành ưu tiên quá mức cho phát triển kinh tế, khi con người phải sống chung với những nguồn nước “chết” thì chúng ta mới hiểu rằng chúng ta có lẽ sẽ bị cạn kiệt nguồn nước ngọt quý hiếm này. 11 Hình1.3: Ô nhiễm nguồn nước nông thôn do người dân đổ rác ra sông Nguyên nhân căn bản là nguồn nước ngọt dùng được cho nhu cầu sinh hoạt của con người đang bị thu hẹp về diện tích và tình trạng ô nhiễm đang hết sức căng thẳng. Bên cạnh đó các quốc gia đặc biệt là các nước đang và kém phát triển chưa thực sự dành những ưu tiên cũng như chưa có hành động quyết liệt để đảm bảo nước sạch cho người dân. Đối với nông thôn nước ta các nguồn ô nhiễm nước chủ yếu từ các lĩnh vực: Ô nhiễm nước do sản xuất nông nghiệp. Do hiện nay Việt Nam có 70% dân số đang sinh sống ở nông thôn, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất