Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu giải pháp chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng khu kinh tế vũng áng h...

Tài liệu Nghiên cứu giải pháp chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng khu kinh tế vũng áng hà tĩnh nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

.PDF
43
107
71

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --------------------------------- ĐỖ MINH HÀ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ KỸ THUẬT KHU ĐẤT XÂY DỰNG KHU KINH TẾ VŨNG ÁNG – HÀ TĨNH NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ Hà Nội - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --------------------------------- ĐỖ MINH HÀ KHÓA 2013 - 2015 NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ KỸ THUẬT KHU ĐẤT XÂY DỰNG KHU KINH TẾ VŨNG ÁNG – HÀ TĨNH NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG Chuyên ngành : Kỹ thuật cơ sở hạ tầng đô thị Mã số : 60.58.02.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ HƯỜNG Hà Nội - 2015 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa Sau Đại học – Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ chuyên ngành kỹ thuật hạ tầng đô thị. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Trần Thị Hường và ThS. Vũ Hoàng Điệp đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây Dựng. Xin cảm ơn các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, các cán bộ giảng viên trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu Luận văn. Xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh Hà Tĩnh, Sở Xây Dựng tỉnh Hà Tĩnh, Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn – Bộ Xây Dựng và các cơ quan ban ngành khác đã cung cấp những tài liệu quý báu và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp trong khoa Đô Thị, các bạn bè đồng nghiệp làm việc tại Viện Quy hoạch Đô thị và Nông Thôn – Bộ Xây Dựng, Formosa Hà Tĩnh đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn Thạc sỹ này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2015 Đỗ Minh Hà. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN ĐỖ MINH HÀ i MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình vẽ Danh mục đồ thị MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Tính cấp thiết của đề tài. ................................................................................ 1 Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................. 3 Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................... 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ....................................................... 4 Các khái niệm, thuật ngữ:............................................................................... 4 Cấu trúc luận văn. .......................................................................................... 5 NỘI DUNG .................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CBKT KHU ĐẤT XÂY DỰNG KKT VŨNG ÁNG – HÀ TĨNH ................................................................... 7 1.1. Giới thiệu KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh. .............................................. 7 1.1.1. Điều kiện tự nhiên.[20] ............................................................. 7 1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội [20]................................................... 15 1.1.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng kỹ thuật ............................................. 15 1.2. Thực trạng công tác CBKT KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh................... 20 ii 1.2.1. Thực trạng công tác lựa chọn đất xây dựng trong quá trình quy hoạch KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh. .................................................... 20 1.2.2. Thực trạng nền xây dựng KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh. ............ 22 1.2.3. Thực trạng thoát nước mưa KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh. ......... 23 1.2.4. Thực trạng công tác phòng chống ngập lụt, hạn hán KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh. ................................................................................. 23 1.3. Ảnh hưởng BĐKH và nước biển dâng đến KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh. ..................................................................................................... 26 1.3.1. Ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng đến Hà Tĩnh: ........ 26 1.3.2. Xu hướng biến động của các yếu tố tự nhiên dưới tác động của BĐKH và nước biển dâng tại KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh tính đến thời điểm 2014. ........................................................................................ 28 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP CBKT CHO KKT VŨNG ÁNG – HÀ TĨNH NHẰM GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG. .................................................... 31 2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................. 31 2.1.1. Nguyên tắc ứng phó với BĐKH và nước biển dâng.[6] ........... 31 2.1.2. Nguyên tắc phòng chống lũ lụt, ngập úng ở Bắc Trung Bộ. .... 31 2.1.3. Các yêu cầu, nguyên tắc đối với công tác CBKT khu đất xây dựng. ................................................................................................ 32 2.1.4. Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Hà Tĩnh. .................. 34 2.1.5. Tính toán cao độ nền xây dựng tối thiểu cho khu đất xây dựng [7] ..................................................................................................... 36 2.1.6. Tính toán công trình hồ, kênh điều tiết:................................... 37 2.1.7. Giải pháp đắp đê khoanh vùng – Tính toán cao trình đê. ......... 39 2.2. Cơ sở pháp lý................................................................................. 41 iii 2.2.1. Các văn bản pháp quy liên quan đến công tác ứng phó với BĐKH và nước biển dâng................................................................. 41 2.2.2. Định hướng quy hoạch xây dựng KKT Vũng Áng. ................. 42 2.2.3. Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu. [6]......... 55 2.3. Kinh nghiệm thực tiễn trong công tác CBKT nhằm giảm nhẹ tác động của BĐKH và nước biển dâng trong và ngoài nước..................... 57 2.3.1. Trên thế giới (Hà Lan, Singapore)........................................... 57 2.3.2. Kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam (Tx Gia Nghĩa, TP Đồng Hới). ................................................................................................. 65 CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP CBKT CHO KKT VŨNG ÁNG – HÀ TĨNH NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BĐKH VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG. ........ 67 3.1. Các vấn đề KKT Vũng Áng phải đối mặt hiện nay. ........................ 67 3.2. Xác định các giải pháp thích ứng với BĐKH tại KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh. ............................................................................................... 68 3.2.1. Nhóm giải pháp cho khu vực địa hình miền núi. ..................... 68 3.2.2. Nhóm giải pháp cho khu vực địa hình trung du, vùng chuyển tiếp. .................................................................................................. 68 3.2.3. Nhóm giải pháp cho khu vực đồng bằng ven biển. .................. 68 3.3. Đề xuất các giải pháp kĩ thuật cụ thể cho KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh. ............................................................................................................. 69 3.3.1. Giải pháp lựa chọn đất xây dựng. ............................................ 70 3.3.2. Giải pháp lựa chọn cao độ nền xây dựng................................. 71 3.3.3. Giải pháp đê bao bảo vệ ngăn mặn chống lũ. .......................... 74 3.3.4. Giải pháp kênh tiêu, hồ điều hòa thoát nước mưa.................... 81 3.3.5. Các giải pháp hỗ trợ khác........................................................ 87 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ............................................................................. 96 Kết luận........................................................................................................ 96 iv Kiến nghị. .................................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO: ............................................................................. a PHỤ LỤC ....................................................................................................... f v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Cụm từ viết tắt BĐKH Biến đổi khí hậu BTCT Bê tông cốt thép CBKT Chuẩn bị kỹ thuật KCN Khu công nghiệp KKT Khu kinh tế NCKT Nghiên cứu khả thi TNM Thoát nước mưa TK Thế kỷ SUDS Sustainable Urban Drainage Systems Hệ thống thoát nước dô thị bền vững QL Quốc lộ vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Độ ẩm trung bình tháng KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh Bảng 1.2 Tốc độ gió trung bình(m/s) hàng tháng trong năm KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh Bảng 1.3 Tốc độ gió (m/s) lớn nhất ứng với các chu kỳ (năm) KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh Bảng 1.4 Số giờ nắng các tháng trong năm KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh Bảng 1.5 Tổng hợp mực nước giờ, trung bình, đỉnh triều và chân triều (cm) ứng với tần suất thiết kế tại Vũng Áng (theo hệ cao độ hải đồ) Bảng 1.6 Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh Bảng 2.1 Kịch bản BĐKH trung bình cho khu vực Hà Tĩnh Bảng 2.2 Kịch bản BĐKH về nhiệt độ cực trị khu vực Hà Tĩnh Bảng 2.3 Kịch bản BĐKH về lượng mưa cho khu vực Hà Tĩnh Bảng 2.4 Kịch bản BĐKH về nước biển dâng cho khu vực Hà Tĩnh Bảng 2.5 Kết quả thu thập được từ Nghiên cứu BĐKH Singapore Bảng 3.1 Mực nước biển dâng dự báo cho KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh đến năm 2030 Bảng 3.2 Bảng thống kê tần suất mưa theo đường tần suất lý luận tính toán cho KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh vii DANH MỤC HÌNH MINH HỌA Hình 1.1 Sơ đồ liên hệ vùng Khu Kinh tế Vũng Áng – Hà Tĩnh Hình 1.2 Sơ đồ đánh giá đất xây dựng theo địa hình Hình 1.3 Hiện trạng dân số và cơ cấu lao động KKT Vũng Áng - Hà Tĩnh Hình 1.4 Hồ Tàu Voi, hệ thống đập chắn và dẫn nước Hình 1.5 Hệ thống đê, kè biển đang được xây dựng Hình 1.6 Đê biển cảng Vũng Áng – Hà Tĩnh Hình 2.1 Sơ đồ polder Hà lan Hình 2.2 Vị trí và thời gian vỡ đê ở Hà Lan từ 1700 đến 1950 Hình 2.3 Đê “mềm hóa” bằng thực vật Hà lan Hỉnh 2.4 Kết quả sử dụng phương pháp Sand Engine tại Hà Lan Hình 2.5 Xây dựng đê lấn biển Hà Lan Hình 2.6 Sơ đồ sử dụng, tái chế nguồn nước của Singapore Hình 2.7 Bể chứa ngầm dưới đại lộ Tyersall – Singapore Hình 2.8 Cơ chế hoạt động của cống ngăn triều Singapore Hình 3.1 Sơ đồ giải pháp CBKT khu đất xây dựng cho KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh Hình 3.2 Đường tần suất mưa xác định cho KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh Hình 3.3 Sơ đồ lưu vực kênh thoát nước phần phía Đông KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh. Hình 3.4 Mặt cắt kênh 1 đề xuất Hình 3.5 Mặt cắt kênh 2 đề xuất Hình 3.6 Cỏ Vetiver trồng để gia cố mái dốc địa hình Hình 3.7 Cỏ Vetiver kết hợp vật liệu địa phương: rau muống biển, xơ dừa gia cố mái dốc, bờ đê, đỉnh đê ngăn mặn chắn sóng Hình 3.8 Mặt cắt kè bờ, đê có sử dụng vải địa kĩ thuật gia cố mái dốc viii Hình 3.9 Sử dụng vải địa kỹ thuật dạng geo cell để gia cố mái dốc Hình 3.10 Cấu tạo ông địa kỹ thuật Geo – cell Hình 3.11 Ống địa kĩ thuật bảo vệ bờ biển và giữ gìn cảnh quan bờ biển Hình 3.12 Thảm bê tông bờ kè sông Hình 3.13 Gia cố vệt tụ thủy bằng đá xẻ tự nhiên Hình 3.14 Mái nhà xanh (Green roof) là bước đầu trong SUDS sử dụng 1 phần nước mưa rơi xuống tại các mái nhà Hình 3.15 Mương thực vật bước đầu xử lý nước mặt bằng cách loại bỏ các tạp chất trong nước Hình 3.16 Hệ thống ao, bể chứa nước làm chậm dòng chảy ra nguồn xả chính Hình 3.17 Quy trình thấm làm chậm dòng chảy của SUDS ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1 Nhiệt độ trung bình năm tại KKT Vũng Áng trong khoảng 20 năm (1995 – 2014) Biểu đồ 1.2 Nhiệt độ tuyệt đối cao nhất tại KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh trong 20 năm (1995 – 2014) Biểu đồ 1.3 Nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất tại KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh trong thời gian 20 năm (1995 – 2014) Biểu đồ 1.4 Lượng mưa hàng năm tại KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh trong 20 năm(1995 – 2014) Biểu đồ 1.5 Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng trong 20 năm quan trắc tại KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh (1995 – 2014) 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài. Hạn hán, bão lũ, hiện tượng thiên tai cực đoan, tình trạng nước biển dâng, xâm nhập mặn cũng như sự bất thường của lượng mưa và các hình thái thời tiết khác là những biểu hiện đặc trưng của hiện tượng biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. Với hơn 3300km dài đường bờ biển cùng hệ thống đảo và quần đảo ven biển, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước những tác động của BĐKH toàn cầu. Cuối thế kỷ 21 nhiệt độ có thể tăng từ 2,5-3,7 độ C, nước biển dâng khoảng 1m, theo đó, khoảng 39% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh bị ngập trong nước[5]. Tuy nhiên, trên thực tế BĐKH, nhất là nước biển dâng diễn ra nhanh hơn dự báo. Điều này có nghĩa rằng chúng ta phải có những biện pháp thích hợp để ứng phó với tình trạng này. Nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, khu kinh tế (KKT) Vũng Áng là khu vực giàu tiềm năng phát triển với hạt nhân phát triển chính là cụm cảng biển nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương. Vũng Áng có vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu quốc tế: nằm trên hành lang của các tuyến hàng hải quốc tế, là cửa ngõ ra biển của Lào và Thái Lan thông qua QL12A, có cảng Vũng Áng - Sơn Dương; đồng thời có QL1A, quốc lộ Bắc Nam đi qua (và tương lai sẽ đấu nối với đường sắt quốc gia). Quy hoạch chung xây dựng KKT Vũng Áng đến năm 2025 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 20/8/2007) đã xác định KKT Vũng Áng là KKT tổng hợp, trong đó khu công nghiệp Vũng Áng gắn với cụm cảng nước sâu Vũng 2 Áng - Sơn Dương giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực gồm công nghiệp sắt thép, luyện kim, công nghiệp điện, du lịch, dịch vụ, hệ thống các trường đào tạo, dạy nghề và các ngành kinh tế khác; thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Sự đầu tư mạnh mẽ của các tập đoàn kinh tế trong nước và nước ngoài như Tập đoàn Formosa (Đài Loan); Liên doanh tập đoàn TaTa (Ấn Độ) và Tổng công ty thép Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam và Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê... trong những năm gần đây là minh chứng cho tầm quan trọng và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của khu vực này. Tuy nhiên, BĐKH toàn cầu và nước biển dâng cũng là một thách thức mà KKT ven biển phải đối mặt. Để ứng phó với hiện tượng BĐKH và nước biển dâng toàn cầu, các quốc gia trên thế giới đã đưa ra rất nhiều các chính sách cũng như dự án mang tính cộng đồng cũng như mang tính kỹ thuật. Quy hoạch xây dựng đô thị với những giải pháp kỹ thuật cụ thể cũng là một trong những biện pháp để thích ứng kịp thời với hiện tượng BĐKH và nước biển dâng. Trong đó, giải pháp kỹ thuật về chuẩn bị kỹ thuật (CBKT) khu đất xây là một trong những nhiệm vụ quan trọng và không thể thiếu trong công tác quy hoạch đô thị. Giai đoạn CBKT kết hợp với định hướng phát triển đô thị hình thành nên hình thái và bản sắc riêng của đô thị đó, đồng thời cũng là giải pháp kỹ thuật góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng như lũ lụt, ngập úng ... cho đô thị. KKT Vũng Áng là khu trung tâm phát triển kinh tế và công nghiệp nặng của Bắc Miền Trung. Vị trí địa lý ven biển đem lại thuận lợi về giao thương và trao đổi quốc tế nhưng cũng đặt Vũng Áng vào thế phải thích ứng với BĐKH toàn cầu, nước biển dâng. Do đó, nhiệm vụ bảo vệ KKT tránh khỏi những tác động tiêu cực của BĐKH và nước biển dâng là nhiệm vụ hàng 3 đầu bên cạnh nhiệm vụ an ninh quốc phòng. CBKT khu đất xây dựng là một trong nhưng biện pháp kỹ thuật có hiệu quả để giảm nhẹ tác động xấu của BĐKH lên vùng kinh tế, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng. Chính vì vậy, đề tài học viên chọn là “Nghiên cứu các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật khu kinh tế Vũng Áng – Hà Tĩnh nhằm thích ứng với BĐKH và nước biển dâng” là thực sự cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhằm đáp ứng được yêu cầu xây dựng và phát triển đô thị Việt Nam. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng công tác CBKT, tình hình thích ứng với BĐKH và nước biển dâng ở KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh; từ đó đưa ra giải pháp CBKT hợp lý cho KKT nhằm thích ứng với BĐKH và nước biển dâng. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: công tác CBKT khu đất xây dựng nhằm giảm nhẹ tác động của BĐKH và nước biển dâng. - Phạm vi nghiên cứu: KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh. Phương pháp nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong luận văn: - Phương pháp điều tra khảo sát. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp thu thập số liệu. - Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp số liệu. - Phương pháp kế thừa có chọn lọc các tài liệu và các kết quả nghiên cứu và tài liệu có liên quan đến đề tài luận văn. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. 4 - Phương pháp dự báo. - Phương pháp chuyên gia. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. - Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa lý luận vè các giải pháp ứng phó với BĐKH và nước biển dâng xét trên góc độ công tác CBKT khu đất xây dựng nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học về công tác CBKT trong phòng tránh các tác động và thích ứng với BĐKH và nước biển dâng. - Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần hoàn thiện công tác CBKT khu đất xây dựng KKT Vũng Áng thích ứng với BĐKH và nước biển dâng, đồng thời có thể áp dụng cho những khu vực có điều kiện tương đồng khác. Các khái niệm, thuật ngữ: - Khu kinh tế(KKT): là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP. [10] - Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/ hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất. [6] - Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác.[ 19] 5 - Khả năng bị tổn thương do tác động của BĐKH là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do BĐKH, hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của BĐKH. [6] - Ứng phó với BĐKH là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. [6] - Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng cơ hội do nó mang lại. [6] - Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải nhà kính. [6] - Kịch bản BĐKH là giả định có cơ sở khoa học về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, phát thải nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Lưu ý rằng, kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó chỉ đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống khí hậu.[19] - Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật (CBKT) khu đất xây dựng: là giải pháp sử dụng và cải tạo điều kiện tự nhiên phụ vụ cho kỹ thuật xây dựng và tổ chức không gian đô thị, không gian sản xuất, tổ chức đời sống, tổ chức cảnh quan và môi trường đô thị.[17]. Cấu trúc luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được cấu trúc làm 3 chương như sau: Chương 1: Thực trạng công tác CBKT khu đất xây dựng KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh. 6 Chương 2: Cơ sở khoa học xây dựng các giải pháp CBKT cho KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh nhàm giảm nhẽ tác động của BĐKH và nước biển dâng. Chương 3: Các giải pháp CBKT cho KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh nhằm thích ứng với BĐKH và nước biển dâng. Kết luận kiến nghị. Tài liệu tham khảo. Phụ lục. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất