Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng xây dựng công tr...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng xây dựng công trình hệ thống kênh thoát lũ phía nam khu công nghiệp hòa tâm, tỉnh phú yên

.PDF
136
178
88

Mô tả:

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .... ............................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ……..…...ix MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 1 2. Mục đích của đề tài ................................................................................................. 2 3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... .3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................... .3 6. Kết quả dự kiến đạt được....................................................................................... .3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ ................................................................................ 4 1.1 Tổng quan về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng .................................. 4 1.1.1 Khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng ................................................... 4 1.1.2 Vai trò của quản lý dự án đầu tư xây dựng ....................................................... 6 1.1.3 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam ...................................... 6 1.1.4 Tình hình quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam ...................................... 7 1.1.5 Tình hình quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Phú Yên ..................................... 11 1.2 Tổng quan về công tác QLCL công trình xây dựng ở Việt Nam ............….13 1.2.1 Công tác QLCL công trình xây dựng trong giai đoạn thiết kế ....................... 13 1.2.2 Công tác QLCL công trình xây dựng trong giai đoạn thi công .................... 16 1.3 Tổng quan về công tác QLCL công trình xây dựng ở Phú Yên ................... 19 1.3.1 Công tác QLCL công trình xây dựng trong giai đoạn thiết kế ....................... 19 1.3.2 Công tác QLCL công trình xây dựng trong giai đoạn thi công ...................... 24 Kết luận chương 1................................................................................................... 26 CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ .............................................................................. 28 2.1 Cơ sở khoa học công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng .............. 28 iii 2.1.1 Các cơ sở lý luận ............................................................................................. 28 2.1.2 Các cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 29 2.2 Cơ sở pháp lý công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng …............ 31 2.2.1 Các văn bản pháp quy về công tác quản lý chất lượng công trình .................. 31 2.2.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về công tác quản lý chất lượng công trình.... ....... 33 2.3 Mô hình QLCL công trình xây dựng giai đoạn thực hiện đầu tư................ 35 2.3.1 Nhà nước quản lý về chất lượng công trình xây dựng .................................... 35 2.3.2 Doanh nghiệp quản lý về chất lượng công trình xây dựng ............................. 38 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLCL công trình xây dựng ............. 40 2.4.1 Nhân tố chủ quan ............................................................................................. 41 2.4.2 Nhân tố khách quan ......................................................................................... 47 Kết luận chương 2................................................................................................... 50 CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HỆ THỐNG KÊNH THOÁT LŨ PHÍA NAM KHU CÔNG NGHIỆP HÒA TÂM, TỈNH PHÚ YÊN 3.1 Mô hình tổ chức hoạt động của Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Đồng Cam, tỉnh Phú Yên ....................................................................................... 51 3.1.1 Vị trí, chức năng .............................................................................................. 51 3.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn ................................................................................... 51 3.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân lực ............................................................................. 51 3.1.4 Phân tích mô hình hoạt động ........................................................................... 55 3.2 Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình đã xây dựng tại Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Đồng Cam, tỉnh Phú Yên ............. 56 3.2.1 Mô hình quản lý chất lượng một số dự án đầu tư đã hoàn thành .................... 56 3.2.2 Đánh giá năng lực quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Đồng Cam, tỉnh Phú Yên … ......................................... 59 3.2.3 Đánh giá kết quả đấu thầu, lựa chọn nhà thầu ................................................. 63 3.2.4 Đánh giá công tác QLCL công trình trong giai đoạn thiết kế ......................... 66 3.2.5 Đánh giá công tác QLCL công trình trong giai đoạn thi công ........................ 69 3.3 Những bài học từ thực tiễn về quản lý chất lượng công trình tại Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Đồng Cam, tỉnh Phú Yên ............................ 71 iv 3.3.1 Những kết quả đạt được .................................................................................. 69 3.3.2 Những tồn tại ................................................................................................... 72 3.3.3 Nguyên nhân .................................................................................................... 73 3.3.4 Vai trò và trách nhiệm của địa phương nơi có dự án đi qua ........................... 74 3.4 Giới thiệu chung dự án Hệ thống kênh thoát lũ phía nam khu công nghiệp Hòa Tâm, tỉnh Phú Yên ......................................................................................... 74 3.4.1 Vị trí địa lý ....................................................................................................... 74 3.4.2 Đặc điểm tự nhiên............................................................................................ 74 3.4.3 Thông tin chung về công trình......................................................................... 76 3.4.4 Mục tiêu, nhiệm vụ của công trình .................................................................. 76 3.4.5 Quy mô xây dựng công trình ........................................................................... 77 3.5 Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng xây dựng công trình Hệ thống kênh thoát lũ phía nam khu công nghiệp Hòa Tâm, tỉnh Phú Yên ........................ .................................................................................................. 80 3.5.1 Xây dựng mô hình và quy trình quản lý chất lượng dự án Hệ thống kênh thoát lũ phía nam khu công nghiệp Hòa Tâm, tỉnh Phú Yên ................................................ 80 3.5.2 Lựa chọn năng lực đội ngũ cán bộ tham gia quản lý chất lượng công trình xây dựng Hệ thống kênh thoát lũ phía nam khu công nghiệp Hòa Tâm, tỉnh Phú Yên . 86 3.5.3 Xây dựng tiêu chí kỹ thuật và năng lực cao đưa vào hồ sơ mời thầu, lựa chọn các nhà thầu thiết kế, thẩm tra, thi công, giám sát, kiểm định chất lượng ............... 86 3.5.4 Thiết lập Hệ thống quản lý chất lượng ............................................................ 87 3.5.5 Một số giải pháp hỗ trợ ................................................................................. 107 Kết luận chương 3................................................................................................. 109 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................114 PHỤ LỤC ...............................................................................................................116 v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1 Mô hình mục tiêu QLDA ở Việt Nam; Hình 1.2 Một đoạn tuyến kè Bạch Đằng-Tp.Tuy Hòa dài 11m (nguyên một nhịp) bị đổ sập do sai sót khảo sát, thiết kế, thẩm tra về địa chất; Hình 1.3 Công trình chỉnh trị cửa sông Đà Nông đã bị lũ cuốn trôi tháng 11/2003 do xây dựng mà không khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn; Hình 1.4 Đổ bê tông mặt đường một đoạn tuyến đường dự án Vệ sinh môi trường thành phố Tuy Hòa; Hình 1.5 Vật liệu đá 1x2 lẫn đất cát trong thi công bê tông công trình hồ chứa nước La Bách; Hình 2.1 Hiện tượng sụt lún đường tại Quốc lộ 18 đoạn Uông Bí - Hạ Long (Quảng Ninh); Hình 2.2 Vụ sập cầu Chu Va; Hình 2.3 Rò rỉ nước trên đập Thủy điện Sông Tranh 2; Hình 2.4 Đường ống nước sạch Sông Đà nhiều lần bị sự cố vỡ; Hình 2.5 Sơ đồ phương thức quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng; Hình 2.6 Mô hình doanh nghiệp quản lý chất lượng công trình theo ISO 9001:2008; Hình 2.7 Quản lý vật tư tại công trình bệnh viện tỉnh Phú Yên (Cốt thép được chia thành các ngăn theo kích thước); Hình 2.8 Kè Bạch Đằng - thành phố Tuy Hòa bị đổ sập một nhịp dài 11m Công trình do Sở Nông nghệp và PTNN làm chủ đầu tư; Hình. 2.9 Vỡ đập tại vị trí cống lấy nước Đập Ke 2/20 Rec-Hà Tĩnh (Lỗi thiết kế ở đây là không quy định cụ thể về chỉ tiêu đất đắp xung quanh cống); Hình. 2.10 Hồ chứa nước Suối Vực huyện Sơn Hòa thi công hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2015; Hình 2.11 Đơn vị kiểm định chất lượng đang thực hiện kiểm định chất lượng vật liệu kè Đà Nông - tinh Phú Yên; Hình 2.12. Thép trong kho được xếp cẩn thận để bảo quản tránh bị gỉ sét do nắng mưa; Hình 2.13 Khắc phục sự cố vỡ đường ống nước Sông Đà; Hình 2.14 Thi công bê tông đầm lăn (RCC) đập Thủy điện Sơn La; vi Hình 3.1 Bản đồ quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Nam Phú Yên; Hình 3.2 Mặt cắt ngang điển hình kênh thoát lũ; Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Đồng Cam; Hình 3.4 Sửa chữa, nâng cấp công trình hồ chứa nước Phú Xuân; Hình 3.5 Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Hóc Răm; Hình 3.6 Sơ đồ mô hình QLCL công trình xây dựng đã hoàn thành; Hình 3.7 Sơ đồ tổ chức giám sát thi công của hầu hết các tổ chức giám sát tại Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Đồng Cam; Hình 3.8 Sơ đồ tổ chức thi công phổ biến của các nhà thầu; Hình 3.9 Mô hình điều hành dự án Hệ thống kênh thoát lũ phía nam khu công nghiệp Hòa Tâm; Hình 3.10 Sơ đồ tổ chức hiện trường của đơn vị thi công; Hình 3.11 Sơ đồ quy trình QLCL thi công xây dựng công trình Hệ thống kênh thoát lũ phía nam khu công nghiệp Hòa Tâm; Hình 3.12 Sơ đồ quy trình kiểm tra, thẩm tra, trình duyệt TKKT-BVTC và dự toán Hình 3.13 Sơ đồ quy trình thi công; Hình 3.14 Sơ đồ quy trình giám sát kỹ thuật thi công; Hình 3.15 Sơ đồ quy trình kiểm định chất lượng; Hình 3.16 Sơ đồ quy trình nghiệm thu công việc xây dựng; Hình 3.17 Sơ đồ quy trình nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng; vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác; Bảng 3.2 Các chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ; Bảng 3.3 Bảng tổng hợp năng lực TVGS một số gói thầu điển hình; Bảng 3.4 Nhiệm vụ các bộ phận của đơn vị thi công tại công trường; Bảng 3.5 Yêu cầu năng lực đơn vị thi công; Bảng 3.6 Nhân sự ban điều hành dự án; viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQL QPPL QLCL CTXD QLDA TCVN QCVN QLNN TVGS ĐTXD CĐT CTXD DADT ĐTXD TMĐT TVGS UBND XDCB - Ban Quản lý - Quy phạm pháp luật - Quản lý chất lượng - Công trình xây dựng - Quản lý dự án - Tiêu chuẩn Việt Nam - Quy chuẩn Việt Nam - Quản lý nhà nước - Tư vấn giám sát - Đầu tư xây dựng - Chủ đầu tư - Công trình xây dựng - Dự án đầu tư - Đầu tư xây dựng - Tổng mức đầu tư - Tư vấn giám sát - Ủy ban nhân dân - Xây dựng cơ bản ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công trình thủy lợi thuộc nhóm công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn, việc đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tạo tiền đề phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái. Vốn đầu tư cho xây dựng công trình thủy lợi chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn ngân sách chi cho xây dựng cơ bản hàng năm. Các công trình thủy lợi, hệ thống thủy lợi mỗi năm đều được cải tạo, nâng cấp, xây mới nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng. Bên cạnh những lợi ích mang lại cũng là các nguy cơ tiềm ẩn ở các công trình thủy lợi. Thiệt hại sẽ là rất lớn nếu như một tuyến đê gặp sự cố, một con đập thủy điện bị vỡ … mà nguyên nhân chính là do trong quá trình đầu tư chưa quan tâm nhiều đến các quy trình quản lý chất lượng của những công trình này. Bởi vậy, song song với sự phát triển quy mô của hệ thống thủy lợi cần phải quan tâm đến công tác quản lý chất lượng công trình. Hiện vẫn còn những vấn đề đáng lo ngại về chất lượng. Quy mô công trình ngày một lớn hơn, giải pháp kiến trúc, kết cấu, vật liệu ngày càng phức tạp hơn, những đòi hỏi về tiêu chuẩn để hội nhập quốc tế và khu vực cũng ngày một cao. Trong khi đó, trình độ kỹ năng của lực lượng xây dựng của chúng ta còn thấp so với yêu cầu. Vấn đề quản lý dự án đầu tư xây dựng ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều bất cập về cơ chế chính sách, pháp luật trong hoạt động xây dựng có nhiều điểm chưa phù hợp, về các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng chậm đổi mới, gây khó khăn cho công tác quản lý. Mặt khác năng lực của các đơn vị tham gia dự án còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng của dự án. Chính những bất cập này dẫn tới những vi phạm về chất lượng công trình xây dựng gây nên các sự cố làm thiệt hại không nhỏ đến tài sản và sinh mạng. Do vậy, quản lý dự án trở nên rất quan trọng và quyết định đến sự tồn tại của dự án. Trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng, công tác quản lý dự án cần đặc biệt quan tâm đến chất lượng công tác thiết kế và chất lượng thi công công trình. Ở giai đoạn này vai trò của các chủ thể tham gia dự án như chủ đầu tư, cơ quan cấp phát vốn, nhà thầu thi công, đơn vị thiết kế, đơn vị giám sát là rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư dự án. 1 Tại tỉnh Phú Yên hiện nay, công tác quản lý chất lượng công trình cũng còn nhiều bất cập. Một số công trình sau khi xây dựng xong đã có sự cố như: sạt lở mái kè bờ bắc công trình chỉnh trị cửa sông Đà Nông năm 2006; sụp đổ đoạn tuyến kè - công trình Hệ thống chống ngập lụt thành phốTuy Hòa năm 2006; sạt lở vai phải đập dâng Bình Ninh và kênh chuyển lưu vực - công trình Hồ chứa nước Xuân Bình năm 2009. Nguyên nhân là do năng lực của một số Ban quản lý dự án còn nhiều hạn chế; năng lực của một số đơn vị tư vấn, thi công còn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về lượng và chất làm ảnh hưởng đến chất lượng của dự án khi hoàn thành. Công tác quản lý chất lượng chưa được quan tâm đúng mức từ cấp Tỉnh đến Sở chuyên ngành. Để đảm bảo chất lượng các dự án xây dựng công trình từ khi lập dự án đến khi hoàn thành đưa vào sử dụng, đặc biệt là ở giai đoạn thực hiện đầu tư, cần nghiên cứu về quản lý chất lượng xây dựng công trình nhằm tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng công trình. Xuất phát từ các vấn đề khoa học và thực tiễn trên, học viên đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng xây dựng công trình Hệ thống kênh thoát lũ phía nam khu công nghiệp Hòa Tâm, tỉnh Phú Yên”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng công trình giai đoạn thực hiện đầu tư dự án Hệ thống kênh thoát lũ phía nam khu công nghiệp Hòa Tâm, tỉnh Phú Yên. 3. Phương pháp nghiên cứu - Tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay trong lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung và công trình đầu mối Thủy lợi nói riêng. - Đánh giá, phân tích những tài liệu, văn bản pháp luật có liên quan đến công tác quản lý chất lượng công trình. - Phương pháp thống kê và phân tích số liệu thực tế từ các báo cáo của các dự án đã thực hiện. - Phương pháp điều tra khảo sát, đánh giá thực tế tại các công trình xây dựng và các Ban quản lý dự án tại tỉnh Phú Yên. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý dự án xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Yên, trong đó chú trọng đến công tác quản lý chất lượng thiết kế và thi công xây dựng công trình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu tại dự án Hệ thống kênh thoát lũ phía nam khu công nghiệp Hòa Tâm, tỉnh Phú Yên. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài sẽ có những đóng góp nhất định trong việc quản lý dự án xây dựng công trình hiệu quả. Trong đó đề tài tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tư. Trên cơ sở đó vận dụng những kết quả đạt được để quản lý chất lượng cho các dự án khác tương tự. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài, sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực quản lý dự án, nâng cao năng lực các nhà thầu và các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan, giúp việc quản lý các dự án có chất lượng tốt và đạt hiệu quả cao. 6. Kết quả đạt được - Tổng quan về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam và tỉnh Phú Yên. - Nghiên cứu những cở sở khoa học, pháp lý và phân tích các mô hình về quản lý chất lượng công trình xây dựng. - Thiết lập những yêu cầu kỹ thuật, giải pháp công nghệ và chất lượng xây dựng cần quản lý trong giai đoạn thực hiện đầu tư. - Đề xuất được một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng công trình giai đoạn thực hiện đầu tư áp dụng cho dự án Hệ thống kênh thoát lũ phía nam khu công nghiệp Hòa Tâm, tỉnh Phú Yên. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ 1.1. Tổng quan về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng 1.1.1 Khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng Dự án hiểu theo nghĩa thông thường là “điều mà người ta có ý định làm”. [1] - Theo Cẩm nang các kiến thức cơ bản về quản lý dự án của Viện nghiên cứu Quản lý dự án Quốc tế (PMI) thì: “Dự án là sự nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất”. - Theo định nghĩa của tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn ISO, trong tiêu chuẩn ISO 9000:2000 và theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN ISO 9000:2000) thì: “Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực”. Như vậy có nhiều cách hiểu khác nhau về dự án, nhưng các dự án có nhiều đặc điểm chung như: + Các dự án đều được thực hiện bởi con người; + Bị ràng buộc bởi các nguồn lực hạn chế: con người, tài nguyên; + Được hoạch định, được thực hiện và được kiểm soát. Như vậy có thể biểu diễn dự án bằng sơ đồ sau: - KẾ HOẠCH DỰ ÁN - TIỀN SẢN PHẨM DUY NHẤT - THỜI GIAN (Vật chất, tinh thần, dịch vụ) - Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định. 4 - Theo một quan điểm khác thì dự án đầu tư là tổng thể các giải pháp nhằm sử dụng các nguồn tài nguyên hữu hạn sẵn có để tạo ra những lợi ích thiết thực cho nhà đầu tư và cho xã hội. - Dự án đầu tư xây dựng (theo Luật xây dựng 2014): Là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng. Có thể hiểu dự án xây dựng bao gồm hai nội dung là đầu tư và hoạt động xây dựng. Nhưng do đặc điểm của các dự án xây dựng bao giờ cũng yêu cầu có một diện tích nhất định, ở một địa điểm nhất định (bao gồm đất, khoảng không, mặt nước, mặt biển và thềm lục địa) do đó có thể biểu diễn dự án xây dựng như sau: - KẾ HOẠCH DỰ ÁN XÂY DỰNG - TIỀN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG - THỜI GIAN - ĐẤT Như vậy quản lý dự án (QLDA) là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tính hệ thống để tiến hành quản lý có hiệu quả toàn bộ công việc liên quan tới dự án dưới sự ràn buộc về nguồn lực có hạn. Để thực hiện mục tiêu dự án, các nhà đầu tư dự án phải lên kế hoạch tổ chức, chỉ đạo, phối hợp điều hành, khống chế và đánh giá toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc dự án. Hay nói cách khác: Quản lý dự án là một quá trình hoạch định (Planning), tổ chức (Organizing), lãnh đạo (Leading/Directing) và kiểm tra (Controlling) các công việc và nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu đã định. Bản chất của QLDA xây dựng là sự điều khiển một hệ thống gồm 3 thành phần: + Phương tiện; + Con người; 5 + Hệ thống; Hoạt động của QLDA xây dựng là: Kiểm tra Mục tiêu Kiểm soát Trong QLDA xây dựng, mục tiêu của dự án khác với mục tiêu của từng giai đoạn xây dựng công trình. Chúng ta không thể quản lý được nếu chúng ta không kiểm soát được. ở Việt Nam các mục tiêu của QLDA đã được nâng lên thành 5 mục tiêu bắt buộc phải quản lý đó là: + Chất lượng; + Thời gian; + Giá thành; + An toàn lao động; + Bảo vệ môi trường. Chất lượng Thời gian Quản lý dự án xây dựng ở Giá thành Việt Nam An toàn lao động Môi trường Hình 1.1 Mô hình mục tiêu QLDA ở Việt Nam 1.1.2 Vai trò của quản lý dự án đầu tư xây dựng Quản lý dự án giúp chủ đầu tư hoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả những khía cạnh của dự án và khuyến khích mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn với chi phí, chất lượng và thời gian như mong muốn ban đầu. 1.1.3 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng Chu trình quản lý dự án xoay quanh 3 nội dung chủ yếu là (1) lập kế hoạch, (2) phối hợp thực hiện mà chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chi phí thực hiện và (3) giám sát các công việc dự án nhằm đạt được các mục tiêu đã định. [1] 6 Chi tiết hơn, nội dung quản lý dự án có nhiều, nhưng cơ bản là những nội dung chính như sau: - Quản lý phạm vi dự án - Quản lý thời gian dự án - Quản lý chi phí dự án - Quản lý chất lượng dự án - Quản lý nguồn nhân lực - Quản lý việc trao đổi thông tin dự án - Quản lý rủi ro trong dự án - Quản lý việc mua bán của dự án - Quản lý việc giao nhận dự án 1.1.4 Tình hình quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam 1.1.4.1. Quản lý nhà nước trong hoạt động xây dựng Với trọng tâm xây dựng và hoàn thiện thể chế, công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) luôn được Bộ Xây dựng đặt lên hàng đầu. Trong những năm qua, Bộ Xây dựng đã thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực được Chính phủ giao. Hệ thống thể chế trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Xây dựng ngày càng được hoàn thiện. Năm 2015 là năm đánh dấu sự cải cách thể chế mạnh mẽ của ngành xây dựng bằng việc một loạt các văn bản QPPL được ban hành: Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định 59/2015/NĐ-CP, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, Nghị định 32/2015/NĐ-CP, Nghị định 46/2015/NĐ-CP, ... 1.1.4.2. Những bất cập trong công tác quản lý dự án xây dựng Công trình xây dựng là một sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng, được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, được xây dựng theo thiết kế. Hàng năm nguồn vốn đầu tư cho xây dựng chiếm tỷ trọng rất lớn. Vì vậy, chất lượng công trình xây dựng là vấn đề cần được hết sức quan tâm. 7 Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật, việc áp dụng công nghệ mới, vật liệu mới, máy móc thiết bị mới trong xây dựng nhằm nâng cao năng suất xây dựng và chất lượng công trình xây dựng. Bên cạnh những công trình đạt chất lượng cũng còn nhiều công trình chất lượng kém như: không đáp ứng được yêu cầu sử dụng, bị nứt, vỡ, lún sụt, thấm dột, phải sửa chữa, đổ sập…, gây thiệt hại rất lớn đến tiền của và tính mạng con người. Nguyên nhân dẫn đến các công trình xây dựng công trình không đảm bảo chất lượng là do hệ thống quản lý của nhà nước trong hoạt động xây dựng còn nhiều bất cập và sự yếu kém trong công tác quản lý dự án xây dựng ở nước ta hiện nay. Trong những năm qua, qua công tác thanh tra, kiểm tra, đã phát hiện và kịp thời chấn chỉnh nhiều sai sót đối với các chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra, tư vấn lựa chọn nhà thầu, tư vấn giám sát và các nhà thầu thi công, ... Có thể nêu một số các tồn tại, bất cập trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng như sau: * Về chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền: Nhiều dự án chưa có trọng tâm, trọng điểm (nhất là các dự án do các xã, phường làm chủ đầu tư): đầu tư dàn trải, mục đích không rõ ràng, không phát huy hiệu quả, chia ra nhiều gói thầu nhưng thiếu nguồn vốn. Do vậy dẫn đến dự án treo, giá trị nợ đọng trong xây dựng cơ bản (XDCB) rất lớn. * Đối với Chủ đầu tư. - Một số các chủ đầu tư thiếu chuyên môn và năng lực để quản lý và điều hành dự án, nhưng không thuê tư vấn quản lý dự án. Do vậy ở tất cả các khâu đều có sai sót. - Chưa kiểm soát được tốt các dự án, nhiều chủ đầu tư không nắm được các quy trình quản lý do đó thực hiện còn thiếu các trình tự thủ tục. - Không lựa chọn được các nhà thầu có đủ năng lực, đáp ứng được yêu cầu để thực hiện dự án. Đa số các chủ đầu tư trong khâu khảo sát không thực hiện đúng theo quy định. - Công tác quản lý chất lượng công trình, nhiều chủ đầu tư không theo quy định do vậy không kiểm soát được tiến độ, chất lượng công trình, nghiệm thu không đúng thực tế thi công, có nhiều trường hợp thi công thiếu hoặc không thi công nhưng chủ đầu tư 8 vẫn ký nghiệm thu khối lượng theo đúng thiết kế dự toán được phê duyệt để tạm ứng, thanh toán. - Chưa quản lý được hồ sơ dự án: hồ sơ lưu trữ lộn xộn, không đầy đủ, không theo đúng quy định . - Phần lớn các dự án, công trình thi công chậm tiến độ, chậm làm thủ tục quyết toán. * Đối với các đơn vị tư vấn: - Tư vấn khảo sát thiết kế: + Tư vấn khảo sát làm không hết trách nhiệm, các số liệu khảo sát, thiết kế thường không đúng với hiện trạng dẫn đến khi thi công phải điều chỉnh, bổ sung mới phù hợp. + Trong công tác thiết kế, không đưa ra được giải pháp thiết kế phù hợp, không căn cứ vào điều kiện cụ thể của công trình. Thiết kế dựa vào các số liệu khảo sát không chính xác dẫn đến nhiều chi tiết không khả thi, phải thiết kế điều chỉnh, bổ sung, làm chậm tiến độ, gây lãng phí, hiệu quả thấp. Một số dự án bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công chất lượng không đạt yêu cầu, nhiều chi tiết thiếu kích thước, thiếu mặt cắt, quy cách cấu tạo, dự toán lập không chính xác, tính sai khối lượng, áp sai đơn giá và chế độ chính sách, … - Tư vấn thẩm tra, cơ quan thẩm định thiết kế - dự toán: Các đơn vị tư vấn thẩm tra hoặc cơ quan thẩm định, thiếu tinh thần trách nhiệm, trong quá trình thẩm tra, thẩm định không phát hiện ra các sai sót của tư vấn khảo sát thiết kế, dự toán. Khi đóng dấu thẩm tra/thẩm định không kiểm soát hồ sơ dẫn đến có những bất hợp lý trong thiết kế hoặc có sự không thống nhất giữa các bản vẽ và dự toán (Tình trạng này xảy ra phổ biến đối với các đơn vị tư vấn thẩm tra và một số cơ quan thẩm định). - Tư vấn lựa chọn nhà thầu: Nhiều Tư vấn lựa chọn nhà thầu không có tinh thần trách nhiệm cao, không tham mưu giúp được chủ đầu tư làm tốt công tác đấu thầu, chỉ thầu: + Lập Hồ sơ mời thầu sơ sài, không theo đúng quy định của Luật đấu thầu. + Khi đánh giá hồ sơ dự thầu có nhiều sai phạm trong việc đối chiếu các tiêu chuẩn đánh giá dẫn đến những đề xuất trúng thầu không công bằng. Thậm chí có những sai sót rất nghiêm trọng như: tự ý hạ tiêu chuẩn trúng thầu hoặc trong các biên bản chấm 9 thầu thì cho nhà thầu này trúng thầu, nhưng khi đề nghị với chủ đầu tư thì lại cho nhà thầu khác trúng thầu mà nhà thầu này không có tên trong các nhà thầu dự thầu. - Tư vấn giám sát thi công: + Tư vấn giám sát đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình, công tác thanh quyết toán. Tuy nhiên có nhiều tư vấn không ý thức được điều này dẫn đến những việc làm sai trái như: nghiệm thu không đúng với thiết kế được duyệt, ký Nhật ký công trình và hồ sơ hoàn công không đúng thực tế thi công. + Nhiều phát sinh trong qúa trình thi công nhưng tư vấn giám sát không báo cáo kịp thời với chủ đầu tư, tự ý cho thi công dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng thi công và các thủ tục thanh quyết toán. * Đối với các Nhà thầu xây lắp: - Rất nhiều các nhà thầu thi công không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng thi công, về năng lực máy móc thiết bị, khả năng ứng vốn, tiến độ thi công… Nhiều hạng mục, chi tiết thi công không đúng thiết kế đã được phê duyệt nhưng vẫn nghiệm thu, đề nghị thanh toán đúng như bản vẽ thi công được duyệt. - Một số công việc không làm đúng quy định như: không báo cáo kịp thời với chủ đầu tư các phát sinh thay đổi thiết kế, để kịp thời điều chỉnh bổ sung theo đúng quy định . - Lập hồ sơ hoàn công không đúng quy định: ghi nhật ký thi công, lập bản vẽ hoàn công không đúng thực tế thi công (thường lấy bản vẽ thiết kế làm bản vẽ hoàn công). Ngoài ra, công tác kiểm tra, giám sát chất lượng công trình xây dựng của cơ quan nhà nước còn chưa sâu sát, ít quan tâm đến giai đoạn thực hiện dự án, chỉ chú trọng “hậu kiểm” hoặc xử lý qua quýt sau khi sự cố công trình xảy ra. Việc phân giao trách nhiệm, quyền hạn chưa rõ ràng cho các đơn vị chức năng ở các cấp. Bên cạnh đó, chế tài chưa đủ mạnh, chưa mang tính răn đe, phòng ngừa cao và chưa xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm về chất lượng công trình. 10 1.1.5 Tình hình quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Phú Yên 1.1.5.1. Tình hình ban hành các văn bản hướng dẫn các chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng Công tác tổ chức thực hiện và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được UBND Tỉnh Phú Yên đặc biệt quan tâm và chỉ đạo các Sở, ban, ngành thực hiện. Ngoài việc tổ chức triển khai các Luật, Nghị định, Thông tư của Quốc hội, Chính phủ và Bộ ngành liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, trong các năm qua, UBND Tỉnh Phú Yên đã ban hành một số văn bản; giao các Sở, Ngành liên quan chủ trì soạn thảo một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng. Cụ thể, Sở xây dựng chủ động ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng theo chức năng nhiệm vụ được giao. Nhìn chung các văn bản ban hành đã góp phần cải thiện tình hình đầu tư xây dựng tại địa phương, giúp cho việc quản lý nhà nước về đầu tư đảm bảo đúng quy định pháp luật, tạo điều kiện thông thoáng cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trên địa bàn Tỉnh. 1.1.5.2. Tình hình quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn ngoài ngân sách Tại Phú Yên trong những năm qua, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng còn nhiều bất cập. Bên cạnh những dự án lớn hoàn thành như: Tuyến đường cứu nạn, cứu hộ, tránh lũ Tuy An - Sơn Hòa (ĐT643); tuyến thoát lũ, cứu nạn vượt sông Kỳ Lộ; đường giao thông tránh nạn, cứu hộ xã Xuân Cảnh; Hồ chứa nước Suối Vực; Cảng cá Phú Lạc; Hồ chứa nước Buôn Đức, huyện Sông Hinh; Cầu Bến Lớn, huyện Đông Hòa; Cầu Long Phú, huyện Tuy An thì cũng có một số công trình sau khi xây dựng xong đã có sự cố như: Công trình chỉnh trị cửa sông Đà Nông ở Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa bị lũ cuốn trôi tháng 11/2003; công trình Hệ thống chống ngập lụt thành phố Tuy Hòa sụp đổ đoạn tuyến kè 11m (nguyên một nhịp) năm 2006; công trình Hồ chứa nước Xuân Bình sạt lở vai phải đập dâng Bình Ninh và kênh chuyển lưu vực năm 2009. Trong năm 2015, kế hoạch vốn phân bổ đầu tư cho các dự án là 1.817 tỷ đồng; kết quả giải ngân vốn đầu tư đến 31/12/2015 là 1.516 tỷ đồng, bằng 83,4% kế hoạch vốn bố trí. [2] 11 Tình hình quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước: Trong năm 2015, có 286 dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, 325 dự án được thẩm định và phê duyệt, các dự án được phê duyệt phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, phù hợp với các quy định hiện hành và đã đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển trên địa bàn toàn Tỉnh. [2] Trên cơ sở Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, các cơ quan chuyên môn đã tổ chức thẩm định, trình cấp thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán theo đúng quy định. Nhìn chung, chất lượng hồ sơ đáp ứng yêu cầu, tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế. Tuy nhiên, vẫn có một số hồ sơ còn sai sót về mặt kỹ thuật, sai lệch về đơn giá, khối lượng... và trong quá trình thẩm định đã phát hiện điều chỉnh kịp thời. [2] Trong kỳ có 444 dự án thực hiện đầu tư, trong đó có 340 dự án khởi công mới, chủ yếu là các dự án nhóm C; có 314 dự án kết thúc đầu tư trong kỳ (chiếm 71% so với số dự án thực hiện đầu tư). Tổng giá trị khối lượng thực hiện năm 2015 đạt 1.742 tỷ đồng, bằng 95,9% so với kế hoạch vốn bố trí; giải ngân 1.516 tỷ đồng, bằng 83,4% kế hoạch vốn bố trí. [2] Nhìn chung, hầu hết các ngành, địa phương, các Chủ đầu tư đã có nhiều nỗ lực trong quá trình quản lý và triển khai thực hiện đầu tư dự án, đã có biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, chủ động giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai do vướng công tác đền bù giải phóng mặt bằng, vốn bố trí chưa kịp thời, một số nhà thầu gặp khó khăn về tài chính,... nên có 37 dự án chậm tiến độ; ngoài ra, để phù hợp với tình hình thực tế triển khai nên đã phải tiến hành rà soát, điều chỉnh nội dung thực hiện đầu tư 75 dự án. [2] Trong năm 2015, có 268 dự án được đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng, các dự án đã được các đơn vị sử dụng khai thác vận hành một cách có hiệu quả, đảm bảo đúng mục tiêu, quy mô đầu tư đã được phê duyệt, phát huy hiệu quả đầu tư của dự án, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. [2] 12 1.2 Tổng quan về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam 1.2.1 Công tác quản lý chất lượng (QLCL) công trình xây dựng trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật - thiết kế bản vẽ thi công 1.2.1.1. Công tác quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng (CTXD) Nội dung quản lý chất lượng của nhà thầu thiết kế và quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình (Điều 20, 21 và 22-NĐ46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng). [3] 1. Nội dung quản lý chất lượng của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình: a) Bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện thiết kế; cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế; b) Chỉ sử dụng kết quả khảo sát đáp ứng được yêu cầu của bước thiết kế và phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình; c) Chỉ định cá nhân, bộ phận trực thuộc tổ chức của mình hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện công việc kiểm tra nội bộ chất lượng hồ sơ thiết kế; d) Trình chủ đầu tư hồ sơ thiết kế để được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Xây dựng; tiếp thu ý kiến thẩm định và giải trình hoặc chỉnh sửa hồ sơ thiết kế theo ý kiến thẩm định; đ) Thực hiện điều chỉnh thiết kế theo quy định 2. Nhà thầu thiết kế chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế xây dựng công trình do mình thực hiện; việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế của cá nhân, tổ chức, chủ đầu tư, người quyết định đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng không thay thế và không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu thiết kế về chất lượng thiết kế xây dựng công trình do mình thực hiện. 3. Trường hợp nhà thầu thiết kế làm tổng thầu thiết kế thì nhà thầu này phải đảm nhận thiết kế những hạng mục công trình chủ yếu hoặc công nghệ chủ yếu của công trình và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện hợp đồng với bên giao thầu. Nhà thầu thiết kế phụ chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng thiết kế trước tổng thầu và trước pháp luật đối với phần việc do mình đảm nhận. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất