Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo trì công trình...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo trì công trình đê sông tại tỉnh thái bình

.PDF
103
153
124

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các thông tin tài liệu trích dẫn trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào trước đây. Tác giả luận văn Đoàn Văn Hà i LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo trì công trình đê sông tại tỉnh Thái Bình.” đã được tác giả hoàn thành đúng thời hạn quy định và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trong bản đề cương đã được phê duyệt. Trước hết tác giả xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, Khoa công trình, Trường Đại học Thuỷ lợi và toàn thể các thầy, cô giáo đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn này. Đặc biệt tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Đinh Thế Mạnh, thầy giáo TS. Dương Đức Toàn đã tận tình hướng dẫn và cung cấp các thông tin khoa học cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Chi cục Thủy lợi Thái Bình - Sở NN & PTNT Thái Bình đã giúp đỡ trong việc thu thập tài liệu nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã khích lệ, ủng hộ, động viên về mọi mặt cho tác giả hoàn thành luận văn này. Do hạn chế về mặt thời gian, kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn, chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong muốn nhận được sự góp ý, chỉ bảo tận tình của các Thầy, Cô giáo và cán bộ đồng nghiệp đối với bản luận văn. ii MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ẢNH ...............................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐÊ SÔNG ...........................................................................................................4 1.1 Khái quát chung về công tác bảo trì công trình đê sông ....................................4 1.1.1 Giải thích từ ngữ liên quan đến đê điều ......................................................4 1.1.2 Khái niệm về bảo trì công trình xây dựng ...................................................5 1.1.3 Đặc điểm của công trình đê điều .................................................................6 1.1.4 Hệ thống đê sông Việt Nam ........................................................................9 1.1.5 Vai trò của hoạt động duy tu bảo trì công trình ........................................10 1.1.6 Các công việc bảo trì đê sông ....................................................................10 1.2 Đánh giá về việc thực hiện công tác bảo trì công trình đê sông ở Việt Nam ...10 1.2.1 Hệ thống tổ chức quản lý đê điều ..............................................................10 1.2.2 Lực lượng trực tiếp quản lý đê điều ..........................................................15 1.2.3 Tổng quan công tác bảo trì công trình đê sông ở Việt Nam .....................16 1.3 Đánh giá công tác quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình đê sông ở Việt Nam.................................................................................................................18 1.3.1 Hoạt động bảo trì công trình xây dựng trong Quản lý Nhà nước .............18 1.3.2 Những chính sách về bảo trì công trình đê điều ở Việt Nam ....................19 1.3.3 Mô hình quản lý bảo trì đê điều hiện nay ở Việt Nam ..............................19 1.3.4 Vấn đề tồn tại trong Quản lý chất lượng bảo trì công trình đê điều ở Việt Nam ....................................................................................................................19 1.3.5 Các sự cố đê điều ở Thái Bình do bảo trì không tốt ..................................20 Kết luận chương 1 .........................................................................................................22 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐÊ SÔNG ............................................................................................................................23 2.1 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác bảo trì công trình đê sông ..........23 2.1.1 Nhân tố con người: ....................................................................................23 2.1.2 Nhân tố vật tư: ...........................................................................................24 iii 2.1.3 Nhân tố máy móc thiết bị: ......................................................................... 25 2.1.4 Nhân tố giải pháp thi công: ....................................................................... 26 2.2 Quy định về công tác bảo trì công trình đê sông.............................................. 26 2.2.1 Hệ thống các văn bản pháp luật ................................................................ 26 2.2.2 Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn.......................................................... 31 2.2.3 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP một văn bản quy phạm pháp luật quan trọng ................................................................................................................... 33 2.2.4 Cơ cấu mới của Tổng cục Phòng, chống thiên tai .................................... 34 2.3 Nội dung và yêu cầu kỹ thuật trong công tác bảo trì đê sông .......................... 35 2.3.1 Nội dung và quy định chung của Nghị định 46/2015/NĐ-CP về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng ......................................................... 35 2.3.2 Nội dung hoạt động trong duy tu, bảo dưỡng đê điều ............................. 36 2.3.3 Yêu cầu kỹ thuật bảo trì đê sông ............................................................... 39 Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 47 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BẢO TRÌ ĐÊ SÔNG TẠI TỈNH THÁI BÌNH .................................................... 48 3.1 Giới thiệu chung về hệ thống đê sông tại tỉnh Thái Bình ................................ 48 3.2 Thực trạng về chất lượng công tác bảo trì công trình đê sông tại Thái Bình ... 50 3.2.1 Công tác lập kế hoạch bảo trì đê sông ...................................................... 50 3.2.2 Công tác kiểm tra thường xuyên ............................................................... 52 3.2.3 Công tác quan trắc chất lượng đê sông thường xuyên .............................. 55 3.2.4 Công tác bảo dưỡng và sửa chữa công trình ............................................. 58 3.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo trì đê sông tại Thái Bình ........................................................................................................................ 60 3.3.1 Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch bảo trì .................................. 61 3.3.2 Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra thường xuyên.............................. 70 3.3.3 Nâng cao chất lượng công tác quan trắc ................................................... 77 3.3.4 Nâng cao chất lượng công tác bảo dưỡng và sửa chữa ............................. 84 Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 93 iv DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 : Sạt lở kè Vũ Đông II ....................................................................................20 Hình 1.2 : Lở mái đê phía sông Tả Trà lý xã Thái Thọ huyện Thái Thụy ....................21 Hình 1.3 : Lở Chân đê phía sông Đê Hữu Trà Lý huyện Kiến Xương .........................21 Hình 1.4 : Lở mái kè Vũ Bình Huyện Kiến Xương ......................................................22 Hình 3.1: Bản đồ các tuyến đê trên địa bàn tỉnh Thái Bình ..........................................50 Hình 3.2 : Ứng dụng công nghệ CIS .............................................................................51 Hình 3.3 : Kiểm tra sạt lở kè Nhân Thanh Thành phố Thái Bình .................................53 Hình 3.4 : Sửa chữa hư hỏng đê Hồng Hà I- Huyện Quỳnh Phụ đảm bảo chất lượng .58 Hình 3.5: Cơ cấu tổ chức BQLDA1- Chi cục Thủy Lợi ...............................................59 Hình 3.6: Quy trình lập kế hoạch bảo trì công trình đê điều .........................................62 Hình 3.7: Quy trình kiểm tra thường xuyên ..................................................................71 Hình 3.8: Quy trình công tác quan trắc .........................................................................78 Hình 3.9: Công nghệ rada khảo sát mặt đất...................................................................82 Hình 3.10: Quy trình công tác bảo dưỡng và sửa chữa .................................................85 v DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 3.1 : So sánh hiện trạng hư hỏng công trình đê sông trong những năm 20152016, 2017. ............................................................................................................ 54 Bảng 3.1: Biểu mẫu sổ theo dõi sự cố công trình đê điều tỉnh Thái Bình BT01 .......... 76 Bảng 3.2: Biểu mẫu sổ theo dõi sự cố công trình đê điều tỉnh Thái Bình BT02 .......... 76 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTXD : Công trình xây dựng CLCTXD : Chất lượng công trình xây dựng QLĐ : Quản lý đê Ban QLDA : Ban quản lý dự án TVGS : Tư vấn giám sát NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn CĐT : Chủ đầu tư CTTL : Công trình Thủy Lợi CLCT : Chất lượng công trình UBND : Ủy ban nhân dân PCTT : Phòng chống thiên tai vii MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Sự xuống cấp sớm của các công trình xây dựng chủ yếu do không được bảo trì vì vậy bảo trì trở thành một phần công việc không thể tách rời trong hoạt động xây dựng. Công tác bảo trì công trình xây dựng giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn khai thác sử dụng theo đúng công năng và tuổi thọ thiết kế của công trình. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, công tác bảo trì đã không được quan tâm đúng mức nên nhiều công trình đã xuống cấp và xuống cấp nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống mà còn ảnh hưởng đến cả tính mạng và tài sản của nhân dân sống ở gần khu vực các công trình xuống cấp này.[1] Ngày nay khí hậu toàn cầu biến đổi, thiên tai, lũ lụt diễn biến rất phức tạp. Tỉnh Thái Bình là một trong những tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng nhất, hàng năm phải hứng chịu hàng chục cơn bão lũ. Ngành Đê điều và PCTT Thái Bình thời gian qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã rất lỗ lực tận dụng các nguồn lực của Địa phương và Trung ương để đầu tư hàng trăm công trình thủy lợi, đê điều lớn nhỏ trong phạm vi toàn tỉnh, điển hình như Dự án đầu tư xây dựng củng cố, nâng cấp đê Tả sông Hồng tỉnh Thái Bình, đê sông Trà Lý , giúp tăng cường khả năng chống lũ, an toàn ổn định cho đê điều, bảo vệ tính mạng tài sản cho hàng triệu nhân dân. Tuy nhiên, khi lượng công trình thủy lợi – đê điều sau khi xây dựng xong được bàn giao cho Chi cục quản lý sử dụng là rất nhiều, mà vì nhiều lý do công tác bảo trì thực hiện chưa có hiệu quả, hoặc hiệu quả rất ít. Để đảm bảo an toàn ổn định cho đê điều, tăng cường khả năng chống lũ bão. Xuất phát từ yêu cầu thực tế, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo trì công trình đê sông tại tỉnh Thái Bình” để tìm hiểu, nghiên cứu và đề xuất giải pháp khắc phục những tồn tại, tăng cường công tác bảo trì tại Chi cục Thủy Lợi tỉnh Thái Bình là rất cần thiết và có tính thực tiễn cao. 1 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo trì các công trình đê sông trên địa bàn tỉnh Thái Bình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Nầng cao công tác quản lý chất lượng bảo trì công trình đê sông do Chi cục Thủy Lợi Thái Bình là đơn vị quản lý. b. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng công tác bảo trì các công trình đê sông trên địa bàn tỉnh Thái Bình do Chi Cục Thủy Lợi là đơn vị quản lý sử dụng trong giai đoạn đến năm 2017 để phân tích và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo trì cho các năm tiếp theo. Các số liệu thực tiễn dùng trong phân tích đánh giá được thu thập từ các năm 2012 – 2017. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp sau : - Phương pháp điều tra thu thập, phân tích tổng hợp; - Phương pháp nghiên cứu lý luận, thực tiễn; - Phương pháp chuyên gia; - Phương pháp kế thừa, áp dụng có chọn lọc; - Phương pháp tổng quan. Ngoài ra tác giả đã dựa vào cơ sở khoa học quản lý xây dựng và những quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức và những quy định hiện hành của hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực xây dựng. 2 5. Kết quả đạt được - Đánh giá thực trạng công tác bảo trì các công trình xây dựng đê sông trên địa bàn tỉnh Thái Bình. - Đề xuất một số giải pháp về tổ chức thực hiện nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo trì công trình đê sông tại Thái Bình. - Kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá và đề xuất các giải pháp là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các tỉnh có hệ thống sông tương tự trên toàn quốc từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo trì công trình đê điều của tỉnh. 6. Ý nghĩa a) Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bảo trì công trình b) Ý nghĩa thực tế: Kết quả nghiên cứu xây dựng được phương phấp đánh giá chất lượng bảo trì và nêu ra giải pháp nâng cao công tác bảo trì công trình đê điều. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐÊ SÔNG 1.1 Khái quát chung về công tác bảo trì công trình đê sông 1.1.1 Giải thích từ ngữ liên quan đến đê điều - Đê là công trình ngăn nước lũ của sông hoặc ngăn nước biển, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phân loại, phân cấp theo quy định của pháp luật. - Đê điều là hệ thống công trình bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê và công trình phụ trợ. - Đê sông là đê ngăn nước lũ của sông. - Đê biển là đê ngăn nước biển. - Đê cửa sông là đê chuyển tiếp giữa đê sông với đê biển hoặc bờ biển. - Đê bao là đê bảo vệ cho một khu vực riêng biệt. - Đê bối là đê bảo vệ cho một khu vực nằm ở phía sông của đê sông. - Đê chuyên dùng là đê bảo vệ cho một loại đối tượng riêng biệt. - Kè bảo vệ đê là công trình xây dựng nhằm chống sạt lở để bảo vệ đê. - Cống qua đê là công trình xây dựng qua đê dùng để cấp nước, thoát nước hoặc kết hợp giao thông thuỷ. - Công trình phụ trợ là công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ đê điều, bao gồm công trình tràn sự cố; cột mốc trên đê, cột chỉ giới, biển báo đê điều, cột thủy chí, giếng giảm áp, trạm và thiết bị quan trắc về thông số kỹ thuật phục vụ công tác quản lý đê; điếm canh đê, kho, bãi chứa vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão, trụ sở Hạt quản lý đê, trụ sở Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão; công trình phân lũ, làm chậm lũ; dải cây chắn sóng bảo vệ đê. - Chân đê đối với đê đất là vị trí giao nhau giữa mái đê hoặc mái cơ đê với mặt đất tự nhiên được xác định tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mốc chỉ 4 giới hành lang bảo vệ đê. Chân đê đối với đê có kết cấu bằng bê tông hoặc vật liệu khác là vị trí xây đúc ngoài cùng của móng công trình. - Cửa khẩu qua đê là công trình cắt ngang đê để phục vụ giao thông đường bộ, đường sắt. - Phân lũ là việc chuyển một phần nước lũ của sông sang hướng dòng chảy khác. - Làm chậm lũ là việc tạm chứa một phần nước lũ của sông vào khu vực đã định. - Công trình đặc biệt là công trình liên quan đến an toàn đê điều, bao gồm công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, công trình ngầm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống giếng khai thác nước ngầm; cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền; di tích lịch sử, văn hóa, khu phố cổ, làng cổ; cụm, tuyến dân cư trong vùng dân cư sống chung với lũ và trên các cù lao. - Hộ đê là hoạt động nhằm bảo đảm an toàn cho đê điều, bao gồm cả việc cứu hộ các công trình liên quan đến an toàn của đê điều. - Bãi sông là vùng đất có phạm vi từ biên ngoài hành lang bảo vệ đê điều trở ra đến bờ sông. - Bãi nổi, cù lao là vùng đất nổi trong phạm vi lòng sông. - Lòng sông là phạm vi giữa hai bờ sông. - Mực nước lũ thiết kế là mực nước lũ làm chuẩn dùng để thiết kế đê và công trình liên quan, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Lưu lượng lũ thiết kế là lưu lượng lũ của một con sông tương ứng với mực nước lũ thiết kế.[2] 1.1.2 Khái niệm về bảo trì công trình xây dựng Đảm bảo tuổi thọ công trình ngày nay đã trở thành nội dung quan trọng của chiến lược quản lý tài sản ở nhiều nước trên thế giới. Từ trước năm 1980 phần lớn các nước đều coi việc quản lý loại tài sản này như là một chế độ “duy tu”, “bảo dưỡng” nhằm thỏa mãn hơn nhu cầu của người sử dụng. Ngày nay, các nước tiên tiến trên thế giới đều 5 cho rằng chiến lược quản lý loại tài sản này phải được thiết lập trên cơ sở đảm bảo chất lượng dài hạn thông qua các biện pháp kỹ thuật và pháp lý xuyên suốt các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và khai thác nhằm đảm bảo và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai thác sử dụng. Chiến lược này được cụ thể thông qua chế độ bảo trì “CTXD” . Chúng ta cần hiểu, bảo trì là sự bảo đảm rằng các tài sản vật chất tiếp tục thực hiện được các chức năng xác định của chúng. Bất kì một tài sản vật chất nào được đưa vào sử dụng đều nhằm thực hiện một hoặc nhiều chức năng cụ thể. Vì thế khi chúng ta bảo trì một tài sản, trạng thái mà ta muốn bảo vệ phải là trạng thái mà tài sản đó tiếp tục thực hiện được chức năng xác định. Nói cách khác, nếu một tài sản vật chất ngay từ đầu đã không thể xác định được các chức năng của nó thì bảo trì cũng không mang lại khả năng đó. Chính vì vậy khi thiết kế đã phải tính đến toàn bộ thời gian sử dụng công trình.[1] Ở Việt Nam, lần đầu tiên “bảo trì CTXD” được xuất hiện trong nghị định 52/1999/NĐ- CP của Chính phủ về quy chế quản lý đầu tư xây dựng. Tính đến thời điểm này, Nghị định 114/2010/NĐ- CP, Thông tư 02/2012/TT-BXD, Nghị định 46/2015/NĐ-CP là những văn bản pháp lý chính thức quy định đầy đủ nhất về công tác bảo trì CTXD. Theo nghị định 46/2015/NĐ-CP khái niệm về “bảo trì công trình” là tập hợp các công việc nhằm đảm bảo và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai thác sử dụng.[3] 1.1.3 Đặc điểm của công trình đê điều 1.1.3.1 Đặc điểm của sản phẩm ảnh hưởng đến vấn đề chất lượng - Tính cá hiệt, đơn chiếc - Công trình đê điều mang tính đơn chiếc vì phụ thuộc vào điều kiện địa lý, địa chất công trình nơi xây dựng, bên cạnh đó còn mang nhiều tính cá biệt, đa dạng về cấu tạo và phương pháp sản xuất, chế tạo. Vì lý do đó, hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy trình quy phạm, công nghệ thi công rất phức tạp và đa dạng. - Được xây dựng và sử dụng tại chỗ 6 Công trình đê điều là các công trình được xây dựng và sử dụng tại chỗ. Vốn đầu tư xây dụng lớn, thời gian xây dựng cũng như thời gian sử dụng lâu dài. Vì tính chất này nên khi tiến hành xây dựng phải chú ý ngay từ khâu quy hoạch, lập dự án, chọn địa điểm xây dựng, khảo sát thiết kế và tổ chức thi công xây lắp công trình sao cho hợp lý, tránh phá đi làm lại hoặc sửa chữa không đảm bảo về thời hạn hoàn thành công trình, gây thiệt hại vốn đầu tư của chủ đầu tư, vốn sản xuất của các nhà thầu và giảm tuổi thọ công trình. -Kích thước và trọng lượng lớn, cấu tạo phức tạp Công trình đê điều thường có kích thước lớn, trọng lượng lớn. Số lượng chủng loại vật tư, thiết bị xe máy thi công và hao phí lao động cho mỗi công trình cũng rất khác nhau, luôn thay đổi theo tiến độ thi công. Công tác giám sát chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện thi công gặp nhiều khó khăn. Giá thành sản phẩm xây dựng rất phức tạp, thường xuyên thay đổi theo từng khu vực, từng thời kỳ gây khó khăn cho công tác khống chế giá thành công trình xây dựng. - Liên quan đến nhiều ngành, đến môi trường tự nhiên và cộng đồng dân cư Sản phẩm xây dựng liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp các yếu tố đầu vào, thiết kế và chế tạo sản phẩm và cả về phương diện sử dụng công trình. Sản phẩm xây dụng ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan và môi trường tự nhiên và do đó liên quan nhiều đến lợi ích cộng đồng nhất là đối với dân cư địa phương nơi đặt công trình do đó vấn đề vệ sinh và bảo vệ môi trường được đặc biệt quan tâm trong xây dựng công trình. -Thể hiện trình độ phát triển kinh tế- văn hoá – xã hội từng thời kỳ Sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng. Sản phẩm xây dựng chịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố thượng tầng kiến trúc, mang bản sắc văn hoá dân tộc, thói quen tập quán sinh hoạt của dân cư… 1.1.3.2 Đặc điểm của sản xuất xây dựng ảnh hưởng đến vấn đề chất lượng Những đặc điểm của sản phẩm xây dựng có ảnh hưởng lớn đến phương thức tổ chức và quản lý sản xuất xây dựng, làm cho việc thi công xây dựng công trình có nhiều điểm khác biệt so với việc sản xuất sản phẩm của các ngành công nghiệp khác, sản 7 xuất xây dựng có các đặc điểm sau ảnh hưởng đến chất lượng và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng: - Thời gian xây dựng công trình dài, chỉ phí sản xuất sản phẩm lớn +Vốn đầu tư xây dựng của chủ đầu tư và vốn sản xuất của các doanh nghiệp xây dựng thường bị ứ đọng lâu trong công trình. + Doanh nghiệp xây dựng dễ gặp phải các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian như rủi ro về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết; các rủi ro thanh toán, biến động giá cả; các rủi ro về an ninh, an toàn… - Tổ chức sản xuất phức tạp Quá trình sản xuất xây dựng mang tính tổng hợp, cơ cấu sản xuất phức tạp, các công việc xen kẽ và có ảnh hưởng lẫn nhau, có thể có nhiều đơn vị cùng tham gia thi công công trình. Do đó, công tác tổ chức quản lý sản xuất trên công trường rất phức tạp, biến động, gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi phải phối hợp hoạt động của các nhóm làm việc khác nhau trên cùng một diện công tác. - Sản xuất xây dựng tiến hành ngoài trời Sản xuất xây dựng thường được tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thiên nhiên tới các hoạt động lao động. Các doanh nghiệp xây lắp khó lường trước những khó khăn phát sinh do điều kiện thời tiết, khí hậu. Ngoài ra, sản xuất xây dựng là lao động nặng nhọc, làm việc trên cao, dễ mất an toàn lao động và phát sinh bệnh nghề nghiệp. -Sản xuất theo đơn đặt hàng Sản xuất xây dựng thường theo đơn đặt hàng và thường là các sản phẩm xây dựng được sản xuất đơn chiếc. Đặc điểm này dẫn đến: + Sản xuất xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng thường có tính bị động và rủi ro do phụ thuộc vào kết quả’đấu thầu. +Việc tiêu chuẩn hoá, định hình hoá các mẫu sản phẩm và công nghệ chế tạo sản phẩm xây dựng gặp nhiểu khó khăn. + Giá cả của sản phẩm xây dựng thường không thống nhất và phải được xác định 8 trước khi sản phẩm ra đời (theo phương pháp dự toán) trong hợp đồng giao nhận thầu hoặc đấu thầu. Doanh nghiệp xây dựng phải coi trọng công tác ký kết hợp đồng, tìm hiểu kỹ đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật, đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương để có các biện pháp kỹ thuật thích hợp, quản lý hợp lý nhằm đảm bảo chất lượng, thời hạn và hiệu quả kinh tế. 1.1.4 Hệ thống đê sông Việt Nam Đê sông của Việt Nam không nối liền nhau mà tạo thành dãy theo hệ thống các con sông. Hệ thống đê sông ở đồng bằng sông Hồng bao gồm hệ thống đê sông Hồng và hệ thống đê sông Thái Bình, đây là hệ thống đê sông có quy mô lớn nhất nước ta với tổng chiều dài khoảng 2.012 km. Nhìn chung, đê có chiều cao phổ biến từ 5- 8 mét, có nới cao tới 11 mét. Trong đó hệ thống đê sông hồng bao gồm 18 tuyến với tổng chiều dài khoảng 1.314 km dọc theo các sông Đà, Thao, Phó Đáy, Lô, Đuống, Luộc, Đào, Ninh Cơ, Trà Lý và sông Đáy. Đê thuộc hệ thống sông Thái Bình bao gồm 27 tuyến với tổng chiều dài khoảng 698 Km chạy dọc theo các sông : Công, Thương, Lục Nam, Cầu, Thái Bình, Kinh Thầy, Cà Lồ, Văn Úc, Lai Vu, Lạnh Tray, Cấm, Bạch Đằng, Tam Bạc, Hóa, Nam, Đá Bạch và sông Chanh. Các tuyến đê ở miền Trung bao gồm tuyến đê thuộc hệ thống sông Mã và sông Cả, đây là hai hệ thống sông lớn ở Bắc Trung Bộ. Hệ thống đê sông Mã , sông Cả có tổng chiều dài là 381,47 km, trong đó chiều dài đê thuộc hệ thống sông Mã, sông Chu là :316,1 Km, chiều dài đê thuộc hệ thống sông Cả, sông La là: 65,4 Km. Thượng nguồn của hai hệ thống sông này chưa có hồ chứa để tham gia điều tiết lũ, vì vậy đê vẫn là biện pháp công trình duy nhất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chống lũ. Hiện tại tuyến đê thuộc hai hệ thống sông này chỉ còn khoảng 31 Km đê thấp so với thiết kế, khoảng 164 km có mặt cắt đê nhỏ, mái dốc, đê chưa có cơ, trong thân đê có nhiều ẩn họa, nền đê nhiều đoạn là nề cát hoặc bùn, lòng sông có độ dốc lớn và diễn biến rất phức tạp, nhiều đoạn đê mái đê là mái kè. Ở miền Nam hệ thống đê điều chủ yếu là đê biển và đê cửa sông ,hệ thông đê sông Mê kông. Ở miền Nam hệ thống đê sông có kết cấu đơn giản, chủ yếu là đê bối, đê bao ngăn mặn. 9 1.1.5 Vai trò của hoạt động duy tu bảo trì công trình Công tác bảo trì công trình xây dựng đóng góp phần quan trọng trong vấn đề sử dụng và khai thác công trình. Bảo trì CTXD là các công tác xây dựng tiến hành sau khi công trình đã bàn giao, đưa vào khai thác sử dụng nhằm khai thác công trình hết và vượt tuổi thọ dự định. 1.1.6 Các công việc bảo trì đê sông - Sửa chữa, cải tạo, gia cố mặt đê, dốc lên xuống đê, đường hành lang chân đê; - Duy tu, bảo dưỡng và trồng cỏ mái đê, cơ đê, chân đê; - Khảo sát, phát hiện, xử lý mối và các ẩn họa trong thân đê, khoan phụt vữa gia cố chất lượng đê; - Kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ cống dưới đê; - Theo dõi, kiểm tra hiện trạng và tu sửa các hư hỏng nhỏ của kè bảo vệ đê; - Duy tu, bảo dưỡng, bổ sung, sửa chữa các công trình phụ trợ phục vụ việc quản lý, bảo vệ đê điều; - Sửa chữa các công trình phân lũ, làm chậm lũ, công trình tràn sự cố, giếng giảm áp, điếm canh đê, mố hạn chế tải trọng, thiết bị quan trắc ...; - Bổ xung, sữa chữa, thu gom kho vật tư dự trữ phòng, chống lụt bão; - Khảo sát, đo vẽ định kì địa hình, địa chất đê bổ xung cơ sở dữ liệu về đê điều phục vụ công tác quản lý đê điều và phòng, chống lụt bão; - Đánh giá hiện trạng đê điều trước mùa mưa bão; - Xử lý cấp bách sự cố đê điều. 1.2 Đánh giá về việc thực hiện công tác bảo trì công trình đê sông ở Việt Nam 1.2.1 Hệ thống tổ chức quản lý đê điều 1.2.1.1 Trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều của Chính phủ, bộ và các cơ quan ngang bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện việc quản lý nhà nước về đê điều, cần thực hiện các công việc như: - Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên 10 cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê. - Ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về đê điều và quy định mực nước thiết kế cho từng tuyến đê. - Tổng hợp, quản lý các thông tin dữ liệu về đê điều trong phạm vi cả nước; tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về xây dựng và bảo vệ đê điều. - Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều. - Xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế về lĩnh vực đê điều; - Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân. - Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ và chỉ đạo địa phương tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều. - Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về đê điều và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Bộ Tài nguyên và Môi trường cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổ chức thực hiện công tác dự báo khí tượng, thuỷ văn; chỉ đạo và hướng dẫn việc lập quy hoạch sử dụng đất thuộc hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê, bãi sông theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai. - Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn, kiểm tra việc khai thác cát, đá, sỏi trong các sông; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ngăn chặn việc khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép gây mất an toàn đê điều. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng và thực hiện Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng và thực hiện 11 Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng và thực hiện chứa nước theo quy chuẩn kỹ thuật về vận hành hồ chứa nước. Bộ Giao thông vận tải cần chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong các việc sau đây: - Quy hoạch luồng lạch giao thông thủy, quy hoạch và xây dựng các cầu qua sông bảo đảm khả năng thoát lũ của sông, các công trình phục vụ giao thông thủy và việc cải tạo đê điều kết hợp làm đường giao thông. - Chuẩn bị phương tiện, vật tư dự phòng, bảo đảm an toàn giao thông phục vụ công tác hộ đê trong mùa lũ, lụt, bão. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn lập và quản lý quy hoạch xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật xây dựng công trình. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bảo đảm bố trí kinh phí cho các giải pháp công trình đối phó với lũ vượt mực nước lũ thiết kế hoặc những tình huống khẩn cấp về lũ. Bố trí thành một hạng mục riêng đầu tư kinh phí cho các dự án về xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều, quản lý, bảo vệ đê điều, hộ đê và các vùng lũ quét, các vùng chứa lũ và phân lũ, làm chậm lũ. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện các việc sau: - Hướng dẫn việc bồi thường cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi hoặc trưng dụng đất để phục vụ cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều và các công trình phòng, chống lũ, lụt, bão. - Xây dựng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đối với các lực lượng tuần tra canh gác đê, hộ đê và chính sách bồi thường thiệt hại vật tư, phương tiện được huy động cho việc hộ đê. phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng công an lập và thực hiện phương án bảo đảm trật tự, an ninh ở khu vực đê xung yếu và 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan