Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường Câu hỏi ôn tập môi trường và con người có đáp án...

Tài liệu Câu hỏi ôn tập môi trường và con người có đáp án

.DOC
18
9055
60

Mô tả:

Ôn tập môi trường và con người Câu 1: khái niệm về quần thể, quần xã, hệ sinh thái và môi trường? Quần thể là một tập hợp những cá thể cùng loài sống trong một không gian xác định, thống nhất với nhau về thuộc tính, số lượng, cấu trúc và di truyền Quần xã là một tập hợp các quần thể thống nhất, có quan hệ trao đổi chất và năng lượng, đồng thời có tính tổ chức nhằm duy trì khả năng sinh tồn của loài trong 1 không gian xác định Quần xã có thể là đại quần xã có kích thước lớn, hoàn thiện về tổ chức, chỉ cần nguồn năng lượng từ mặt trời là có thể hoạt động được không phụ thuộc vào quần xã lân cận, đồng thời cũng có thể là những tiểu quần xã kích thước nhỏ bé và phụ thuộc vào quần xã lân cận Quần xã thường được phân loại và đặt tên theo cấu trúc loài(loài chiếm đa số, ưu thế) điều kiện nơi ở (phổ biến, tạo ra khá nhiều loài quẫn xã khác nhau) luôn trao đổi chất (kiểu sinh sống) Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm các quần xã sinh vật và môi trường vật lý tương tác với nhau thông qua dòng năng lượng và các chu trình tuần hoàn vật chất tạo nên 1 cấu trúc dinh dưỡng và sự đa dạng nhất định về loài ứng với một không gian cụ thể Hệ sinh thái sản xuất là hệ sinh thái cũng tác động khá mạnh nhằm thu về những nguồn dinh dưỡng cần thiết Hệ sinh thái bảo vệ là hệ sinh thái cùng bảo tồn nhằm phục vụ cho nhu cầu bảo vệ cơ bản sinh thái Hệ sinh thái đô thị: sự can thiệp của con người mạnh mẽ, yếu tố thiên nhiên bị lẫn áp Hệ sinh thái với các mục đích khác: hệ sinh thái du lịch, hệ sinh thái giải trí… Môi trường theo định nghĩa chung nhất về môi trường trong từ điển của Mỹ, thì môi trường là tập hợp các vật thể có điều kiện và những ảnh hưởng bao quanh một đối tượng nào đó ở góc độ tổng hợp xem đối tượng trọng tâm là con người 1980: môi trường là một tập hợp các yếu tố như vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế và xã hội bao quanh và tác động đến đời sống và sự phát triển của một cá thể hoặc một cộng đồng người 1994 luật môi trường của VN đưa ra một định nghĩa mới như sau: môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên Câu 2: tương quan sinh học trong hệ sinh thái Quan hệ trong chuỗi dinh dưỡng, quan hệ sinh học được biểu hiện qua 3 dạng khác nhau - quan hệ âm: cả hai loài đều bị hại. có nhiều loài như hãm sinh (loài A tạp áp lực gây hại cho loài B), tranh sinh (2 loài tranh nhau chỗ ở, thức ăn hoặc các điều kiện vật lý khác), ký sinh: vật dữ-con mồi ( tương tự như kiểu quan hệ ký sinh hoặc chuỗi thức ăn của loài kia) - quan hệ dương: cả 2 hoặc 1 trong 2 được lợi và không bị ai hại cả. có những dạng: tương sinh (hợp tác đơn giản, cả 2 đều có lợi nhưng thường lỏng lẻo và tùy tiện), hợp sinh (1 trong 2 hoặc cả 2 cùng có lợi, có tính chặt chẽ hơn tương sinh nhưng cũng không bắt buộc), cộng sinh (bổ sung) - quan hệ trung tính: khi quần xã còn non, quan hệ âm phát triển mạnh hơn, khi quần thể đi đến xa thể hủy diệt, quan hệ âm cũng còn bành trướng. quá trình phát triển của quần xã xu thế thông thường là quan hệ dương t ăng lên và quan hệ âm giảm. Quần xã càng lâu thì kích thước càng lớn, nó có quan hệ tương quan sinh học cũng phức tạp và càng phong phú hớn các quẫn xã nhỏ bé và ngắn hạn câu 3: Vai trò của thực vật trong hệ sinh thái a, Dòng năng lượng : mỗi dạng số năng lượng có ích sẽ không như nhau. Thông thường tồn tại dưới dạng điện năng đều có sự ích cao, ngược lại là ở dạng tiềm năng. Bản chất hoạt động của năng lượng phụ thuộc vào một số quy luật: có 2 định luật cơ bảnL - định luật 1: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, và chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác - định luật 2: còn gọi là định luật Entropi ( Entropi là hệ số sự hao hụt năng lượng có ích trong quá trình chuyển hóa năng lượng khi chuyển từ dạng này sang dạng khác) Ví dụ: chuyển từ quang năng sang dạng hóa năng thì hiệu suất chuyển hóa dưới 100% - Dòng năng lượng là sự chu chuyển năng lượng trong hệ sinh thái biểu thị bởi quá trình vận chuyển và hao hụt của năng lượng mặt trời khi vào các mô thực vật chuyển qua mô động vật các cấp nằm trong các phế liệu hữu cơ v à thành nhiệt tỏa vào môi trường sau giai đoạn khoáng hóa các thực vật ở vùng nhiệt đới có khả năng chuyển hóa cao hơn Chuỗi thức ăn : là quá trình các chất được chuyển từ các mô thực vật sang các mô động vật các cấp bằng cách một số sinh vật này dùng những sinh vật khác làm thức ăn Ví dụ: trong rừng Taiga có một chuỗi thức ăn gồm 5 bậc: hạt dẻ- sóc- chồn- sóc- hổ Có 2 loại chuỗi thức ăn: - chuỗi chăn nuôi: chuỗi thức ăn mà các sinh vật dùng những phần nguyên chất tồn tại trong các thực vật, động vật - chuỗi vật phế liệu: chuỗi thức ăn mà các sinh vật thường dùng các chất phế thải - trong hệ sinh thái các sinh vật tiêu thụ thường tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau. Liên kết các chuỗi thức ăn đó lai tạo nên mạng lưới thức ăn câu 4: ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí và các biện pháp kỹ thuật để giải quyết. a, ô nhiễm nước: - nguồn nước (nước mặn và nước ngầm) bị ô nhiễm khi những tính hóa lý, sinh hóa của nguồn nước bị thay đổi với những chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn cho phép - nguồn nước bị ô nhiễm có thể nhận biết được qua những dấu hiệu sau: xuất hiện những tạp chất nổi hoặc lơ lửng: thay đổi độ màu, độ trong đôi khi có mùi; thay đổi các thành phần hóa học, các chỉ tiêu đặc trưng cho các mức độ ô nhiễm khác nhau biểu hiện qua bảng sau: Các chỉ tiêu theo các mức độ ô nhiễm nước Mức độ ô nhiễm Sạch Tương đối sạch Ô nhiễm it Ô nhiễm nhiều DD 7-9 5-6 3-4 0-2 S.S 3-10 11-12 22-60 62-100 B.O.D 1-2 3-4 5-6 7-12 N-NO3 0.05-0.1 0.2-0.3 0.4-1 1.1-3 Các nguồn gây ô nhiễm và các tác nhân ô nhiễm chủ yếu. có nhiều nguồn gây ô nhiễm nước mặn và nước ngầm, chủ yếu là do nước thải từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người Nước thải là loại nước sau khi đã sử dụng cho mục đích sản xuất và sinh hoạt đã bị bô nhiễm phải dẫn ra khỏi khu dân cư và khu sản xuất, đổ ra nguồn sau khi đã được xử lý Phân biệt 3 nhóm nước thải sau đây: - nước thải sinh hoạt: là loại nước thải từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học, cơ quan… thường xuyên khoảng 70% lượng nước cấp trên đầu người mỗi ngày đêm - nước thải công nghiệp: là loại nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành sản xuất mà nước thải CN có những tính chất khác nhau. Có thể chia thành 2 loại nước thải CN: Nước thải CN ô nhiễm: thường chiếm 20-30% trong số nước thải CN. Về nguyên tắc nước thải CN ô nhiễm được xử lý. Chúng chứa nhiều chất bẩn vô cơ ( ngành luyện kim, chế tạo ô tô), các chất hữu cơ( ngành thực phẩm, cao su, dệt, nhuộm,da, dầu mỏ…) Một số chất độc hại: đồng, chì,(ngành xi, mạ…) các vi trùng gây bệnh (da, giết mổ…) Nước thải CN quy ước sạch: thường chiếm 70-80% lưu lượng nước thải CN, loại này được thải ra trong quá trình làm mát thiết bị, làm nguội sản phẩm, rửa sàn nhà. Do đó ô nhiễm không đáng kể, có thể xả thẳng ra nguồn mà không phải xử lý. Nước thải tràn mặt đất: do nước mưa hoặc nước thoát ra từ đồng ruộng, lượng nước thải này thường chứa các tạp chất rắn, thuốc trừ sâu, phân bón, dầu mỏ, vi trùng….Ngoài ra trong nước còn phát sinh các chaatsa ô nhiễm tự nhiên, do sự phân hủy của động vật, xâm nhập mặn từ nước biển và nhiễm phèn từ đất. Về nguồn ô nhiễm nhân tạo, cũng nên lưu ý đến chất thải rắn sinh hoạt do dân cư đổ trực tiếp vào nguồn nước, đây cũng là 1 tác nhân gây ô nhiễm đáng kể . b. ô nhiễm không khí: - ô nhiễm không khí là sự có mặt trong không khí trời một hay nhiều chất so với lượng có tính chất và thời hạn nguy hại cho con người, tài sản nhân tạo và các nhân tố tự nhiên khác, hoặc làm cản trở 1 cách vô lý sự hưởng thục cuộc sống và tài sản của con người Các tác nhân gây ô nhiễm không khí - các chất khí: đây là nhóm gây ô nhiễm không khí nhiều nhất, đặc biệt là chúng có thể tạo ra các ô nhiễm thứ cấp có hại hơn chất ban đầu, sau đây là 1 số chất quan trọng SO2 : nguồn nhân tạo do chủ yếu đốt nhiên liệu như than đá, xăng, dầu… H2S và các loại Sulfur hữu cơ: nguồn chủ yếu do chế biến khí thiên nhiên CO2 và hiệu ứng nhà kính : sự gia tăng CO2 trong không khí chủ yếu do đốt nhiên liệu thiên nhiên và nạn phá rừng. Lớp CO2 và hơi nước trong không khí sẽ hấp thụ các bức xạ song dài từ mặt đất phát ra từ vũ trụ, phá vỡ sự cân bằng nhiệt trong thiên nhiên, làm nhiệt độ của khí quyển bao quanh trái đất tăng lên. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng nhà kính Freon, Halon và lỗ thủng tầng Ozon: Freon và Halon là những chất khí hữu cơ chứa Clo. Brom. Flo như CFCL3, CF3CLBr… chúng không có trong thiên nhiên, được tạo ra do kỹ thuật làm lạnh và CN hóa chất Các chất thể hạt (rắn, lỏng) đây là các chất lơ lửng trong không khí, hoặc rơi xuống đất theo quy luật trọng lực ở xung quanh các nguồn ô nhiễm Bụi: do sụ nghiền nát hay xay nhỏ các chất hữu cơ hoặc vô sinh cơ gây ra Khói: là các hạt cacbon lơ lửng trong không khí có 1 kích thước nhỏ hơn 1Mn như : khói dầu, khói than, khói thuốc lá. Loại này gây ô nhiễm trong không gian như ở nhà, lớp học, nơi làm việc, to axe… Các chất ô nhiễm gây không khí khác: - nhiệt thừa: là lượng nhiệt tỏa ra khi hấp thụ và nhiệt tỏa ra lớn hơn nhiệt tồn thất. Lượng nhiệt này làm cho nhiệt độ môi trường tăng lên vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nói chung khi nhiệt độ môi trường tăng lên 1oC thì mức độ ô nhiễm môi trường tăng lên 10%. - Tiếng ồn : là tập hợp những âm thanh chói tai, phát sinh từ nhiều nguồn chấn động không tuần hoàn, có tần số và chu kỳ khác nhau. Đơn vị thường dùng biểu thị tiếng ồn là Decibel (dB). Tiếng ồn làm giảm trí nhớ và có thể gây ra điếc nghề nghiệp. - Ngoài tác nhân và nguồn ô nhiễm trên, trong thiên nhiên cũng tạo ra các chất thải ô nhiễm do các khí thoát ra từ quá trình hoạt động của núi lửa động đất, phân hủy tự nhiên, phát tán của phấn hoa Câu 5: những vấn đề về không khí ? 1. Khái niệm gây ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí là sự có mặt của chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí làm nó không sạch, bụi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn 2. Các nguồn gây ô nhiễm không khí : có 2 nguồn gây ô nhiễm không khí là nguồn thiên nhiên và nguồn nhân tạo a, Thiên nhiên • Gió thổi tung đất cát thành bụi : • Núi lửa phun trào • Cháy rừng • Bụi muối do nước biển bốc hơi b. Nhân tạo Do công nghiệp : Đây là nguồn ô nhiễm rất đa dạng Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau Hằng năm, khí quyển lại có thêm: 20 tỷ tấn Cacbon dioxyt, 1.53 triệu tấn SiO2, hơn 1 triệu tấn niken, 700 triệu tấn bụi, 1.5 triệu tấn asen, 900 tấn coban và 600.000 tấn kẽm, hơi thủy ngân, hơi chì và các chất độc hại khác ( Theo nghiên cứu mới nhất năm 2008) Các nhà máy nhiệt điện thường dung nhiên liệu là than, dầu madut, khí đốt…các chất độc hại trong khói thải gồm CO2 , NOx, CO, SO2 và bụi tro Các nhà máy gạch, lò nung vôi thải ra một lượng đáng kể bụi, các khí CO, CO2, NOx, đặc biệt các lò thủ công có ống khói thấp và công nghệ thô Ngành hóa chất và phân bón thải vào khí quyển nhiều chất độc hại khác. Các chất thải của ngành này mang tính đẳng nhiệt với nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của môi trường cho nên sau khi ra ngoài thì khó phát tán loãng ra Ngành luyện kim cơ khí thải nhiều khói bụi kim loại, khói thải. Các chất khí này do nhiệt độ cao nên dễ dàng tán loãng ra ngoài không khí Do giao thông vận tải: Giao thông vận tải: (70% khí thải ô nhiễm từ hoạt động giao thông) tăng phương tiện giao thông là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn. Những yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí do phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chủ yếu là C02, S02, 03, NO2, chì, bụi, khói đen, VOC, Hyđro cácbon, tiếng ồn, vì khí hậu xấu ảnh hưởng có hại đến sức khỏe con người  Chủ yếu xảy ra trên các tuyến đường giao thông  Giao thông vận tải hàng không nhất là các máy bay siêu âm ở độ cao lớn thải nhiều khí NO có hại cho tầng ozon  Phương tiện giao thông kém chất lượng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí  • Do sinh hoạt : Gây bởi hai quá trình chính: quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch để lấy nhiệt và quá trình bốc hơi, rò rỉ, thất thoát chất độc trên dây chuyền sản xuất Tùy theo kích thước của công trình thải khí (độ cao, hình dạng…) và các đặc tính nguồn thải mà người ta chia thành nhiều loại như nguồn thải cao hay thấp, nguồn thải điểm, nguồn thải di động, nguồn thải diện, nguồn thải có tổ chức hay không có tổ chức, nguồn thải ổn định, liên tục hay theo chu kỳ, nguồn thải nóng hay lạnh Đối với mỗi ngành công nghiệp, lượng nguồn thải và mức độ độc hại đặc trưng cho mỗi ngành. Chúng phụ thuộc vào quy mô công nghiệp, công nghệ áp dụng, loại nhiên liệu sử dụng và phương pháp đốt.  Chủ yếu phát sinh từ đun nấu, lò sưởi sử dụng nhiên liệu chất lượng kém. Khí độc chính là CO và CO2  Đặc điểm của nguồn thải là nhỏ nhưng phân bố dày và cục bộ trong từng không gian nhà nên độc hại trực tiếp đến sức khỏe con người 3. Tác nhân gây ô nhiễm không khí Các tác nhân gây ô nhiễm không khí bao gồm: • Các loại oxit như NOx, CO, CO2, SO2, H2S, các khí halogen • Các phần tử lơ lửng như hạt bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật, nitrat,sunfat, phân tử cacbon, muội than, khói sương mù,… • Các loại hạt bụi nặng như bụi đất đá, bụi kim loại… • Các khí quang hóa như ozon, FAN, FB2N, NOx, aldehyt, etylen… • Các khí thải có tính phóng xạ • Tiếng ồn 4. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ không khí bị ô nhiễm  Cơ quan Bảo vệ môi trường của Mỹ biểu thị ô nhiễm không khí bằng chỉ số chuẩn ô nhiễm (PSI)  PSI là một chỉ số thu được khi tính tới nhiều chỉ số ô nhiễm, ví dụ tổng các hạt lơ lửng, SO2,CO2,CO, O3, NO2 được tính theo m g/m3/giờ • Nếu PSI từ 0-49 là không khí có chất lượng tốt. • Nếu PSI từ 50-100 là trung bình, không ảnh hưởng tới sức khoẻ của người • Nếu PSI từ 100-199 là không tốt. • Nếu PSI từ 200-299 là rất không tốt. • Nếu PSI từ 300-399 là nguy hiểm, làm phát sinh một số bệnh. • Nếu PSI trên 400 là rất nguy hiểm, có thể gây chết người 5. Hiện trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam  Với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 8%, VN đang đối mặt với một hiểm hoạ ô nhiễm ngày càng trầm trọng  Về nồng độ bụi, hai TP lớn nhất VN chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi và Dhaka  VN đứng thứ hạng thấp nhất trong số 8 nước Đông Nam Á về ô nhiễm môi trường  Các chuyên gia cho biết, nếu tính đến cả các tổn thất môi trường thì tốc độ tăng GDP thực tế của VN sẽ chỉ là 3-4%  Hà Nội và Thành phố (TP) Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 6 TP ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới 6. tác hại của ô nhiễm không khí A, ảnh hường trực tiếp lên sức khỏe của con người Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới WHO, hiện Đông Nam Á và Thái Bình Dương mỗi năm có 530.000 người chết vì các bệnh đường hô hấp liên quan đến ô nhiễm không khí. Theo thống kê, hằng năm trên thế giới có khoảng 2 triệu trẻ em bị tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp, trong đó 60% trường hợp có liên quan đến ô nhiễm không khí.  Cacbon monoxit: có tác dụng mạnh với hemoglobin (Hb) (mạnh gấp 250 lần so với oxy), lấy oxy của hemoglobin và tạo thành cacboxyhemoglobin, làm mất khả năng vận chuyển oxy của máu và gây ra ngạt. Nhiễm độc cấp CO thường bị đau đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, co giật, rồi bị hôn mê. Nếu bị nhiễm nặng thì bị hôn mê ngay, chân tay mềm nhũn, mặt xanh tím, bị phù phổi cấp. Nhiễm độc mãn tính CO thường bị đau đầu dai dẳng chóng mặt, mỏi mệt, sút cân.  Sulfur dioxit (SO2) và H2SO4 với nồng độ thấp gây kích thích hô hấp. Với nồng độ cao gây ra bệnh tật và có thể bị chết  Khí clo tác dụng đoạn trên của đường hô hấp. Khí clo gây độc hại cho người và động vật. Tiếp xúc với môi trường có nồng độ clo cao sẽ bị xanh xao, vàng vọt, bệnh tật và có thể bị chết  Bệnh phổi nhiễm bụi: do người hít thở bụi khoáng, bụi amiang, bụi than và kim loại  Bệnh ở đường hô hấp: tùy theo nguồn gốc các loại bụi mà gây ra bệnh viêm mũi, họng, phế quản  Bụi vô cơ rắn: có cạnh góc sắc nhọn lúc đầu thường gây ra viêm mũi làm cho niêm mạc đầy lên, tiết nhiều niêm dịch, hít thở khó. Sau vài năm chuyển thành viêm mũi teo, giảm chức năng lọc giữ bụi của mũi, gây ra bệnh phổi nhiễm bụi  Bệnh ngoài da: bụi đồng gây ra bệnh nhiễm trùng da rất khó chữa  Bệnh ở đường tiêu hóa: bụi đường, các loại bột có thể gây sâu răng, làm hỏng men răng. Bụi kim loại, bụi khoáng to nhọn có cạnh sắc đi vào dạ dày gây viêm niêm mạc dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Bụi chì gây ra bệnh thiếu máu, giảm hồng cầu và gây rối loạn thận. Bụi vi sinh vật có nhiều tác hại tới sức khỏe con người, gây ra các bệnh dịch, bệnh đường hô hấp, bệnh đau mắt và bệnh đường tiêu hóa B, phá hủy dần hệ sinh thái, thực bì, các công trình xây dựng Các công trình xây dựng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi mưa axit  Mưa axit được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1948 tại Thuỵ Điển.  Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dòng chảy do mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ giảm xuống, lượng nước trong ao hồ sẽ giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Hồ, ao trở thành các thuỷ vực chết.  Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất, hoà tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca), magiê (Mg),... làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển. Lá cây gặp mưa axit sẽ bị "cháy" lấm chấm, mầm sẽ chết khô, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp.  Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm... làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng, làm lở loét bề mặt bằng đá của các công trình  Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên, lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên  Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, ozon tầng đối lưu là 7%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%  Trái đất nóng lên là nguyên nhân chính của hiện tượng băng tan, dẫn đến lũ lụt, sóng thần và thiên tai Nói chung, động vật được chăn nuôi cũng như động vật hoang dã đều nhạy cảm đối với ô nhiễm môi trường không khí lớn hơn con người. Ở một số nước công nghiệp lớn, một số loài động vật đã bị diệt vong vì ô nhiễm môi trường Tác hại đối với thực vật Hầu hết các chất ô nhiễm trong môi trường không khí đều có tác hại xấu đến thực vật, gây ảnh hưởng có hại đối với nghề nông và nghề làm vườn. Biểu hiện chính là làm cho cây trồng chậm phát triển đặc biệt là sương khói quang hoá đã gây tác hại rất lớn đối với các loại rau: rau diếp, đậu Hà Lan, lúa, ngô, các loại cây ăn quả và các loại phong lan Đồng thời làm chậm quá trình sinh trưởng của thực vật, nồng độ cao làm vàng lá, làm hoa quả bị lép, bị nứt, bị thúi và mức độ cao hơn thì lá cây cũng như hoa quả đều bị rụng, chết hoại. Các loại bụi đất đá bám vào cây lá nhiều cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật vì làm giảm quá trình lục diệp hoá quang hợp của cây. Tác hại đối với vật liệu Nói chung, ô nhiễm không khí có tác dụng xấu, làm vật liệu, kết cấu cũng như đồ dùng và thiết bị chóng bị hư hỏng. Các chất ô nhiễm trong không khí như SO2, H2SO4, clorua, các sol không khí … làm gỉ sét thép, làm hư hỏng các mối hàn kim loại và vật liệu xây dựng rất nhanh. Do đó, làm giảm tuổi thọ công trình và tăng nhanh tốc độ phải sửa chữa nhà cửa. Các loại đá dùng trong xây dựng sẽ bị phá hoại nếu trong không khí có chứa nhiều khí CO2 bởi vì khi độ ẩm lớn thì khí CO2 sẽ kết hợp với hơi nước để hình thành axit cacbonic H2CO3, chúng có tính chất ăn mòn đá, lâu ngày tạo thành các khe rãnh trên mặt đá. Các chất ô nhiễm oxit đồng, oxit lưu huỳnh có tác dụng xấu đối với sản phẩm dệt, giấy và đồ da. Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu Ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu thể hiện ở sự hình thành hiệu ứng nhà kính của tầng khí CO2, làm tăng nhiệt độ toàn cầu, nâng cao mực nước biển hay là hiện tượng làm thủng tầng ozon, cái ô bảo vệ sinh vật trên trái đất khỏi bị bức xạ tử ngoại của mặt trời hủy diệt … Sau đây là một số ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối với khí hậu địa phương Nhiệt độ tối thiểu trong ngày ở vùng đô thị cao hơn vùng nông thôn xung quanh 2 – 5oC và nhiệt độ trung bình năm thường cao hơn 0,5 – 1,3oC. Nguyên nhân là do đốt nhiên liệu và các quá trình sản xuất theo phương pháp gia công nhiệt đã tỏa lượng nhiệt lớn vào môi trường không khí, đồng thời diện tích bề mặt nhà cửa, đường xá, sân bãi chiếm nhiều, chúng hút bức xạ mặt trời nhiều hơn mặt đất có cây xanh ở nông thôn. Mặt khác, lượng nước bốc hơi hút nhiệt ở thành phố ít hơn ở nông thôn. Ngược lại, độ ẩm tương đối của không khí ở thành phố thấp hơn ở nông thôn 2 – 8%. Giảm bức xạ mặt trời và tăng độ mây Các bụi khói, sương mù ô nhiễm môi trường không khí đô thị có tác dụng hấp thụ 10 – 20% bức xạ mặt trời và làm giảm tầm nhìn, tức là làm giảm độ trong suốt của khí quyển. Các bụi, các khí thải do hoạt động sản xuất, giao thông và sinh hoạt của con người thải vào không khí có khả năng tạo ra các hạt nhân ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Hơi nước kết tủa ở vùng đô thị thường lớn hơn vùng nông thôn 5 – 10%. 7. các giải pháp bảo vệ môi trường không khí - giải pháp quy hoạch - giải pháp cách ly môi trường - giải pháp công nghệ - giải pháp kỹ thuật làm sạch khí thải - giải pháp sinh học - giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường không khí Công nghệ xử lý khí thải A, phương pháp thiêu hủy khí thải Thiêu đốt là quá trình dùng nhiệt cao để phân hủy các hợp chất hữu cơ trong rác thải và giảm thể tích của nó Lò đốt công suất nhỏ: xử lý khoảng 300kg/ngày, có thể ứng dụng công nghệ xử lý gồm thiết bị venture thấp áp, tháp đệm, quạt khói, bơm, bể tuần hoàn và hệ thống van gió Lò đôt công suất lớn: với lò thiêu có quy mô xử lý trên 1000kg/ngày, thường được thiết kế hoàn chỉnh đồng bộ từ khu vực tập kết rác, lò đốt, thiết bị xử lý, khu vực lấy tro, buồng điều khiển trung tâm. Phần nhiều các khâu được cơ giới hóa, tự động hóa, nhiệt độ thiêu của lò lớn hơn 1000 độ b. phương pháp hấp thụ khí thải biện pháp này có thể áp dụng cho các nhà máy, luyện kim, nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy nhiệt điện, hoặc các cơ sở công nghiệp khó sử dụng chất đốt như lò bánh mì các hạt lọc có màu trắng và đường kính khoảng 0.5cm, hấp thụ khí CO2 qua một phản ứng hóa học ở nhiệt độ cao, Tốc độ hấp thụ phụ thuộc vào yếu tố nhiệt. Ưu điểm của nó là lượng khí CO2 hấp thụ lớn, hạt lọc hấp thụ CO2 trước khi loại khí gây hiệu ứng nhà kính này tiếp xúc với không khí các hạt sau khi đã hấp thụ bão hòa có thể xử lý hóa học để tái sử dụng hoặc làm nguyên vật liệu trong các ngành hóa chất, sản xuất nhựa hoặc dệt may. c. phương pháp tách tạp chất ở dạng bụi sủ dụng thiết bị lọc bụi Xiclon Xiclon được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp vì hiệu quả sử lý bụi cáo đối với các loại bụi có cỡ hạt >= 5mm. thu hồi bụi trong Xiclon diễn ra dưới tác dụng của lực ly tâm d. phương pháp ngưng tụ quá trình thu hồi dựa trên sự tiếp xúc của dòng khí với chất lỏng được thực hiện qua phương pháp cơ bản sau: 1, dòng khí chứa bụi đi vào thiết bị và được rửa bằng chất lỏng. các hạt bụi được tách ra khỏi khí nhờ va chạm với các giọt chất lỏng 2, chất lỏng tưới ướt bề mặt làm việc của thiết bị, còn dòng khí tiếp xúc với bề mặt này. Các hạt bụi bị hút bởi màng nước và bị tách ra khỏi dòng khí. 3, dòng khí bụi được sục vào nước và bị chia ra thành các bọt khí. Các hạt bụi bị dính ướt và loại ra khỏi khí e. phương pháp sinh hóa- vi sinh rất nhiều bệnh sinh ra do nhiễm các loại khí độc này; viên da, đau đầu, chảy máu não, ung thư da, ung thư tinh hoàn. Đối với các loại khí thải ít ô nhiễm như cyclic, chỉ cần lọc sinh học, hiệu quả xử lý đạt được 80-90%. Đối với những khí thải độc hại, áp dụng cả 4 quá trính sinh học : lọc sinh học, tháp lưới sinh học, lọc nhỏ giọt, máng sinh học cho những hợp chất hữu cơ và vô cơ trong khí thải có độ độc hại. Phương pháp này đã được đưa ra thực nghiệm với hiệu quả xử lý đạt trên 90% câu 6: những vấn đề về nước 1. Nguồn nước A, nguồn nước phát sinh từ 3 nguồn : trong lòng đất, từ các thiên thạch, lớp trên của khí quyển trái đất B, tầm quan trọng của nước: Nước là tài nguyên rất cần thiết cho sự sống trên trái đất Chiếm 70% trọng lượng cơ thể con người. nước chiếm khoảng 80% của trọng lượng các cơ Ngày nay đã khám phá thêm nhiều khả năng to lớn của nước đảm bảo cho nền văn minh nhân loại. - Những vấn đề về nước: Thiếu nước ngọt do 4 nguyên nhân là: do khí hậu khô, do hạn hán, do sự làm khô hạn, do áp lực sử dụng nước Quá nhiều nước: Ở việt nam: là nước có tài nguyên nước giàu có, ngoài ra còn có lượng nước đổ về từ Trung Quốc, Lào, Campuchia thông qua hệ thống sông Mekong. Tuy nhiên khả năng khai thác nước sạch chưa cao 2. Ô nhiễm nguồn nước và sự ảnh hưởng của nó tới môi trường A, các chất gây ô nhiễm nguồn nước - nguồn tự nhiên: gồm có nước mưa, các vi sinh vật nước đồng thời cũng là nguồn tự nhiên gây ô nhiễm - nguồn thành thị: nước thải từ các khu sinh hoạt của dân cư, cũng bao gồm hỗn hợp nước thải và nước mưa chảy trực tiếp ra nguồn nước mà không qua xử lý - nguồn nông nghiệp: các phân hóa học, thuốc trừ sâu, ..là những nguồn gây ô nhiễm đáng kể * các chất gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu là những chất sau: Các chất hữu cơ là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu, chiếm tỷ lệ cao trong nước sinh hoạt đô thị, nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm. các chất thải hữu cơ bao gồm: Chất dễ bị phân hủy: cơ thể động vật, thực vật và vi sinh vật Khó bị phân hủy: các chất hữu cơ có vòng thơm Có tính độc: thường bền, có nhiều trong nước thải công nghiệp, nông nghiệp, bệnh viện… Phenol, các chất bảo vệ thực vật, tannin và lignin  các chất vô cơ: nitrat, phosphat, amon, sunphat, clorua  các kim loại nặng: chì, thủy ngân, asen, mùi, ammoniac, trứng thối  sinh vật trong nước thải: tảo, rong và bèo ở vùng nhiều dinh dưỡng, động vật nguyên sinh, động vật đa bào, các loài nhuyễn thể, tôm, cá Hiện tượng nở hoa của nước Khái niệm: là sự phát triển quá mức của các loài tảm lam, tảo lục trong nước ngọt khi trong nước có quá nhiều chất hữu cơ nito và phốtpho Nguyên nhân: sự tích lũy các chất dinh dưỡng này sẽ khiến cho các loài tảo sinh sôi nảy nở nhanh chóng, làm cho hệ sinh thái thủy sinh trong nước bị phá hủy nghiêm trọng. sau đó khi tảo chết đi, trong quá trình phân hủy cần tới một lượng oxy hòa tan trong nước khiến cho độ thiếu hụt oxy tăng lên và nước ở trạng thái yếm khí gây mùi khó chịu ảnh hưởng: hiện tượng nở hoa trong nước không những phá hoại chất lượng nguồn nước mà còn làm ảnh hưởng tới cảnh quan mặt nước các chỉ tiêu đánh giá sự ô nhiễm a. chỉ tiêu vật lý: nhiệt độ, màu,mùi vị,độ đục, dẫn điện b. chỉ tiêu hóa học: độ PH, hàm lượng cặn lơ lửng, các chỉ tiêu nito, chỉ tiêu dầu mỡ, các muối kim loại nặng, các chất phóng xạ, thuốc trừ sâu….đặc biệt người ta dùng 2 chỉ số BOD và COD BOD: là lượng oxy cần thiết để oxi hóa sinh hóa các chất bẩn hữu cơ trong nước trong 1 khoảng thời gian xác định COD: là lượng oxi cần thiết để oxi hóa các chất bẩn hữu cơ trong nước, với lượng oxi có trong các chất oxi hóa mạnh KMNO4, K2CR2O7 Chất lơ lửng là các chất không tan trong nước được xác định bằng cách lọc mẫu nước qua giấy lọc chuẩn. cặn thu được sấy ở 105oC cho đến khi khối lượng không đổi và đem cân xác định khối lượng chất lơ lửng đó thì ta dược khối lượng chất lửng trong nước phân tích Ảnh hưởng của sự ô nhiễm nguồn nước - - ảnh hưởng tới chất lượng nước ngầm: việc tưới tiêu, thủy lợi trong nông nghiệp đã làm cho các nguồn nước ngầm bị nhiễm bẩn bởi các loại phân hóa học, các thuốc trừ sâu diệt cỏ thấm qua đất vào từ nước tưới. ngoài ra, do sự ăn ở mất vệ sinh ở các khu vực nông thôn, các nguồn phân người, rác, phân gia súc không được xử lý mà đưa thẳng ra tưới tiêu, ngấm qua đất đi vào nước ngầm cũng làm cho chất lượng nước ngầm bị thay đổi ảnh hưởng tới hệ sinh vật nước: với các nguồn nước bị ô nhiễm, nồng độ các chất bẩn hữu cơ cao, lượng oxy hòa tan bị quá thấp làm cho các loại vi sinh vật nước không sống sót được đặc biệt là sản lượng cá bị giảm rất nhiều trong các hồ nuôi các bị ô nhiễm. ở các nguồn nước do các chất dinh dưỡng N và P quá lớn sẽ gây - - - hiện tượng nở hoa làm cho tính chất của hồ không đáp ứng được nhu cầu cung cấp do các thực vật nước bị thối rữa và phân hủy trong nguồn ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước: trong các ao hồ bị nhiễm bẩn, các chất này di vào chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thủy vực và gây ra những tác động nguy hại tớ hệ thực vật và động vật nước. Mặt khác,trong hồ thường có dòng chảy tầng, dòng chảy này ít bị xáo trộn theo phương thẳng đứng. vì vậy sự hòa tan và pha loãng chất bẩn ít hơn ở sông ảnh hưởng dến hệ sinh thái nông nghiệp: sử dụng nhiều chất trong hệ sinh thái nông nghiệp là thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. điều này một mặt đem lại lợi ích làm tăng năng suất cây trồng nhưng mặt khác chúng làm cho hệ sinh vật đất nói chung cũng bị phá hủy, một số các sinh vật tiêu thụ phân, rác hữu cơ, đảm bảo độ phì cho đất cũng bị tiêu diệt như các loài giun, mối, các loại vi khuẩn, tảo, nấm, mốc dẫn đến làm biến đổi tính chất của đất, giảm độ phì của đất ảnh hưởng đến hệ sinh thái sông hồ và đại dương: môi trường nước bị ô nhiễm bởi nhiều nguồn: nước thải từ thành phố, từ các khu công nghiệp….ô nhiễm dầu tự nhiên do các tàu chuyên chở dầu gây ra. Ô nhiễm môi trường nước biển gây ra bởi việc xả thải các chất cacbuahydro vào môi trường nước biển. các giải pháp bảo vệ nguồn nước a, giải pháp làm giảm sự ô nhiễm bề mặt nước sử dụng vừa phải lượng phân bón, tránh dư lượng nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng và nguồn nước bố trí các vùng chăn thả không nằm ở các vùng đất dốc gần nước mặn trồng nhiều cây xay bền vững nằm giữa vùng trồng trọt và vùng nước mặn b, giải pháp cung cấp nước nhiều hơn - phương pháp điều hành nguồn nước: một cách để điều hành nguồn nước để tăng cường cung cấp trong các vùng đặc biệt nhờ xây dựng các đập, các bể chứa, hút vào nước bề mặt ở các vùng khác, hay chút nước ngầm lên. Một hướng khác là tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn nước - xâu dựng đập và bể chứa: các vùng hồ chứa cũng dùng cho du lịch giải trí như bơi, câu cá, bơi thuyền. khoảng 25-50% các dòng chảy ở lục địa đều được điều khiển bởi đập chuẩn và hồ nước, và rất nhiều dự án đang được lập kế hoạch - hút nước ngầm: sự lạm dụng nước ngầm có thể là lý do hay sự nổi trội của một số vấn đề: sự cạn kiệt của tầng ngậm nước. Sự lún của tầng ngậm nước và sự xâm nhập của nước mặn vào tầng ngậm nước - sự khử muối: là sự loại bỏ nước biến hoặc trong nước ngầm hơi mặn được gọi là sự khử muối- đó là một cách để tăng nguồn cung cấp nước ngọt. có 2 cách là sự chưng cất và phương pháp thẩm thấu ngược lại c. xử lý nước: - xử lý sơ bộ( bậc 1) Các quá trình lọc qua song hoặc lưới chắn, lắng, tuyển nổi tách dầu mỡ, trung hòa - xử lý tập trung (bậc 2): gồm các quá trình sinh học như hoạt hóa bùn, lọc sinh học hay oxy hóa sinh học trong các hồ và phân hủy yếm khí - xử lý triệt để (bậc 3) gồm các quá trình: vi lọc, kết tủa hóa học, đông tụ, hấp thụ bằng than hoạt tính, trao đổi ion, thẩm thấu ngược, điện thẩm tích, các quá trình khử các chất dinh dưỡng, clo hóa và ozon hóa Theo bản chất quá trình làm sạch, người ta chia ra các phương pháp: phương pháp xử lý cơ học, phương pháp xử lý hóa lý, phương pháp xử lý sinh học.. Các công nghệ xử lý nước thải Phương pháp hóa lý Phương pháp hóa học Phương pháp sinh học Phương pháp kết hợp Câu 7: ô nhiễm đất và các loại ô nhiễm khác 1. Vai trò của đất đối với con người - con người và các sinh vật ở cạn đều sống trên hoặc trong đất - đất là nền móng cho toàn bộ công trình xây dựng của con người: đường xá, cầu cống… - đất cung cấp cho con người trực tiếp hay gián tiếp hầu hết các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống như, khoáng sản, lương thực, vật liệu xây dựng 2. các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất - các hoạt động công nghiệp: hoạt động công nghiệp xả vào môi trường đất một lượng lớn các phế thải của chúng ta qua các ống khói, bãi rác tập trung. Các phế thải này rơi xuống đất làm thay đổi thành phần của loại đất, PH, quá trình nitrat hóa..Hệ sinh vật trong đất sẽ bị ảnh hưởng bởi các loại phế thải này. Quá trình khai khoáng gây ô nhiễm và suy thoái môi trường đất ở mức độ nghiêm trọng. Do khai thác mỏ, một lượng lớn phế thải, quặng từ lòng đất đưa lên trên bề mặt. mặt khác thảm thực vật trong khu vực khai khoáng bị hủy diệt, đất có thể bị xói mòn. Một lượng lớn phế thải, xi quặng theo khói và bụi bay vào không khí rồi lắng đọng xuống có thể làm nhiễm bẩn đất ở quy mô lớn. các loại phế thải rắn được tạo nên từ hầu hết các khâu công nghệ sản xuất và trong quá trình sử dụng sản phẩm. các loại phê thải này được tập trung tại nhà máy hoặc vận chuyển khỏi khu vực, rồi bằng cách này hay cách khác quay trở lại môi trường đất. theo. Theo đặc tính lý hóa, các chất thải rắn công nghiệp gây nhiễm bẩn đất được chia thành 4 nhóm sau đây Chất thải vô cơ từ các nhà máy, xí nghiệp, mạ điện, thủy tinh, công nghiệp giấy, các trạm xử lý nước… Chất thải khó phân hủy như dầu mỡ trong nước, sợi nhân tạo, phế thải công nghiệp da Chất thải dễ cháy từ các nhà máy lọc dầu, sửa chữa xe máy, sản xuất máy lạnh, thực phẩm Chất thải mang tính độc hại: các chất thải mang tính ăn mòn, chất thải đồng vị phóng xạ - - từ các hoạt động sinh hoạt: đất thường dùng làm chỗ tiếp nhận rác, phân và các chất thải rắn khác ở các thành phố và khu công nghiệp. hàng ngày con người xả một lượng lớn các phế thải sinh hoạt rắn vào môi trường. thành phần rác và phế thải rắn sinh hoạt thay đổi theo mùa, đặc điểm xây dựng thành phố. Trong rác và phế thải rắn sinh hoạt có phế thải thực phẩm, lá cây, vật liệu xây dựng, các loại bao bì, phân người và súc vật. trong rác , phân và phế thải sinh hoạt đô thị hàm lượng chất hữu cơ lớn, độ ẩm cao. Đó là môi trường cho các loại vi khuẩn, trong đó có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh phát triển từ các hoạt động nông nghiệp: chủ yếu cho sử dụng trong nông nghiệp những sản phẩm hóa học như phân bón và các loại chất diệt côn trùng, diệt cỏ và các chất độc hóa học trong chiến tranh. Các chất gây ô nhiễm môi trường đất A, các chất hóa học: bao gồm các loại phân hóa học và các chất diệt côn trùng, diệt cỏ. ngoài ra các hợp chất của chì, thủy ngân hợp thành trong đất những chất cặn lắng bền vững và truyền vào cây trồng.ví dụ thuốc bảo vệ thực vật DDT sau 5 năm sử dụng vẫn còn sót 4-5% sót lại trong đất B, các chất phóng xạ: các chất phóng xạ từ các vụ nổ bom hạt nhân. Các chất thải phóng xạ phát ra từ các trung tâm công nghiệp hoặc trung tâm nghiên cứu khoa học. các chất phóng xạ này ví dụ C14 xâm nhập vào cơ thể động vật, vào đất ngây nguy hại cho động vật ăn phải thực vật đó C, các loại vi sinh vật gây bệnh: gồm các trực khuẩn và nguyên nhân sinh động vật đường ruột. ngoài ra còn có các loại ký sinh trùng như giun, sán và các loại nấm. ngoài ra trong đất còn phát triển các loại côn trùng bệnh phụ thuộc vào lượng mưa, nhiệt độ không khí, thực vật, ánh sang mặt trời, độ ẩm của đất D, các chất khác: các chất rắn vô cơ kích thước lớn vật liệu xây dựng, phế liệu sắt thép.. hoặc các chất nhựa tổng hợp bền vững trong đất. chúng khó bị phân hủy và khí thải vào đất sẽ ngăn cản sự phát triển của thảm thực vật làm thay đổi cấu trúc đất và địa hình.. vì v ậy người ta thường tận dụng các loại này để san nền hoặc sử dụng lại Các biện pháp bảo vệ môi trường đất a. Chống xói mòn Chống xói mòn là hiện tượng lớp đất mặn màu mỡ nhất bị đi mất do gió ở vùng khí hậu và do nước chảy ở vùng khí hậu ẩm. ở việt nam xói mòn chủ yếu xảy ra do nước vì lượng mưa rất lớn. Các biện pháp chống xói mòn của đất hiện nay là: - giảm độc dốc và chiều dài sườn dốc - trồng lại cây, phục hồi rừng - san ruộng bậc thang,đào mương, đắp bờ - trồng các hàng cây để ngăn chiều dài dốc ra nhiều đoạn ngắn hơn Biện pháp lâm nghiệp che phủ kín mặt đất cụ thể là: - gieo trồng theo hướng ngang với sườn dốc - làm luống ngang với sườn dốc - nếu là cây hàng thưa thì giữa hàng cây phải có dải cây nông nghiệp ngắn ngày - chú trọng giữ rừng ở đầu nguồn và ở chỏm đồi - chọn cây trồng phù hợp với đất để nâng cao năng suất cây trồng b. xử lý phế thải rắn do sinh hoạt - quản lý chất thải rắn là một quá trình tổng hợp bao gồm thu gom, vận chuyển, tập trung và xử lý chế biến rác và phế thải rắn - theo công nghệ thì phương pháp xử lý được chia ra: xử lý sơ bộ, phương pháp xử lý sinh học nhờ vi sinh vật, phương pháp nhiệt, phương pháp cơ học như ép, nén phế thải để dễ xử lý và vận chuyển c. xử lý chất thải rắn các loại chất công nghiệp rắn tạo nên trong quá trình sản xuất công nghiệp có thể sử dụng lại làm nguyên vật liệu thứ cấp cho quá trình sản xuất đó hoặc là một quá trình khác. Các phế thải không sử dụng được, tùy thuộc vào mức độ gây ô nhiễm và độc hại đối với môi trường và con người một số phương pháp xử lý nước thải 1, phương pháp chôn lấp Đổi tượng là chất thải rắn có lượng hữu cơ thấp, chất thải rắn không thể đốt được, chất thải rắn không phân hủy vi sinh or phân hủy chậm Yêu cầu: sử dụng vi sinh vật có trong tự nhiên phân hủy chất hữu cơ. Phải xa khu dân cư, xa nguồn nước, diện tích đủ rộng Có 2 phương pháp là: chôn lấp hờ, chôn lấp đúng kỹ thuật 2. phương pháp đốt đối tượng là các chất rắn không thể chôn lấp, mà có khả năng cháy nhưng không gây nổ, không tạo ra khí độc khi đốt nguyên tắc: nhờ sự oxy hóa và phân hủy nhiệt, chất hữu cơ sẽ được khử tính độc và phá vỡ cấu trúc. Thành phần khí thải là CO2, CO, NOx, và một số chất khác như HCL,HF, CL2 ưu điểm: phân hủy gần như hoàn toàn chất hữu cơ, thời gian xử lý nhanh, diện tích công trình nhỏ gọn nhược điểm: có thể sinh ra khí độc hại khi đốt chất hữu cơ có chứa clo, sủ dụng lò không đảm bảo kỹ thuật 3. phương pháp sinh học đối tượng: rác thải có lượng hữu cơ cao nguyên tắc: nhờ hoạt động sống của vi sinh vật. chất thải rắn phân hủy thành các phần nhỏ hơn sản phẩm: các sản phẩm trao đổi chất, sinh khối vi sinh vật, các loại chất khí CH4, CO2, H2S, NH3. Mục đích: làm ổn định chất thải, chất thải hữu cơ đưa vào môi trường có thành phần thay đổi. quá trình xử lý làm ổn định chúng bằng những phẩn ứng sinh hóa. Tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Chất lượng dinh dưỡng được cải tạo Hạn chế của phương pháp: Thời gian xử lý kéo dài Nếu không kiểm soát sẽ dễ gây ô nhiễm nguồn nước, không khí Cần lựa chọn phương pháp phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và thành phần của chất thải Các loại ô nhiễm khác và biện pháp bảo vệ 1, Ô nhiễm nhiệt k/n: hiện tượng nhiệt từ các nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện nguyên tử và các hệ thống máy điều hòa là tác nhân chính làm nóng bầu khí quyển và làm thủng tầng ozon nguồn gốc: mọi sự hoạt động của con người trên trái đất đều sinh ra nhiệt nguồn gốc ô nhiễm nhiệt chủ yếu là quá trình đốt nhiên liệu như than đá, dầu khí, tỏng sản xuất công nghiệp sản xuất càng phát triển, dân số càng tăng thì tiêu hao nhiên liệu càng lớn và do đó lương nhiệt thải ra môi trường càng nhiều tác hại: nhiệt độ của nước tăng lên tới 30-35oC gây nguy hiểm đối với nhiều sinh vật dưới nước nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến tốc độ hô hấp, tăng tốc độ phản ứng hóa học nhiệt độ tăng tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn phát triển nhanh và gây bệnh biện pháp phòng chống: sử dụng các hồ làm mát nhân tạo, các tháp làm mát tìm cách cải thiện hệ số hiệu quả của các nhà máy , các thiết bị điện để làm giảm bớt lượng nhiệt thải ra môi trường 2. ô nhiễm phóng xạ k/n: sự ô nhiễm môi trường gây ra bởi các chất phóng xạ nguy hiểm. đặc biệt là tình trạng o nhiễm do các chất phóng xạ không bị tiêu hủy hay không bị vô hiệu hóa bởi con người mà nó tự phân hủy theo thời gian, do đó không thể loại trừ chất phóng xạ khi bị nhiễm nguồn gốc: từ quá trình khai thác quặng tự nhiên các khí dung xạ rơi xuống từ các tầng lớp trên của khí quyển do các vụ nổ của vũ khí hạt nhân (mưa phóng xạ) sử dụng đồng vị phóng xạ trong điều trị các bệnh và nghiên cứu khoa học sử dụng đồng vị phóng xạ trong nông nghiệp và trong công nghiệp lò phản ứng công nghiệp và thí nghiệm khoa học từ quá trình vận hành của máy gia tốc thực nghiệm tác hại : ảnh hưởng: có thể gây tổn thương cho các cơ quan của cơ thể. Khả năng phát sinh tổn thương do phóng xạ và thời gian xuất hiện triệu chứng thường khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. những tia phóng xạ có thể bẻ gẫy liên kết hóa học cảu AND trong tế bào những tác động này có thể xảy ran gay lập tức, sau một thời gian và chậm chạp: tiếp xúc từ 100-250 rad, người không bị chết, nhưng bị mệt mỏi, nôn mửa, rụng tóc từ 400-500 rad thì tủy xương bị tác động mạnh, trong khi đó các tế bào máu bị giảm >= 10 000 rad, cơ thể bị chết do các mo tim và não bị hư hại. trong những tác động được xảy ra chậm nhất là mầm mống của bệnh ung thư Tác động của bụi phóng xạ: Bụi phóng xạ khi rơi xuống lá cây sẽ gây tác động có hại và qua chuỗi thức ăn, bụi này từ lá cây qua động v ật rồi đến con người. Lượng bụi phóng xạ mà mặt đất thu nhận, phụ thuộc vào bản chất của đất, địa hình và loại thảm thực vật Phương thức thâm nhập: chất phóng xạ v ào cơ thể người chủ yếu là qua nước Biện pháp: phế thải dạng lỏng chia làm 3 loại: hoạt động thấp, hoạt động trung bình và hoạt động cao Những phế thải có hoạt động thấp: tạo kết bông, lắng đọng, hấp thụ, lọc và quá trình trao đổi ion. Tách riêng các loại khác nhau của vật liệu phóng xạ Đối với các loại phóng xạ độc và khó xử lý thông thường cho vào các thùng đặc biệt và chôn lấp Ô nhiễm tiếng ồn k/n: tiếng ồn nó chung là những âm thanh xuất hiện không đúng lúc, đũng chỗ gây khó chịu, quấy rối sự làm việc nghỉ ngơi của con người. tiếng ồn là một yếu tố tự nhiên nhưng cũng là sản phẩm của nền văn minh kỹ thuật nguồn gốc: nguồn ô nhiễm chủ yếu và lớn nhất là trong giao thông tiếng ồn trong sản xuất công nghiệp tiếng ồn trong xây dựng tác hại” giảm thính giác của con người giảm khả năng làm việc và sự thông minh. Gây ra bệnh loét dạ dày do chức năng tiết chế của dạ dày bị phá vỡ Tăng rủi ro nhồi máu cơ tim Khi mức tiếng ồn ở 45db và 60db thì con người ở trạng thái bình thường Khi mức ồn từ 70-80db, con người ở trạng thái mệt mỏi Khi mức ồn từ 90-110 bắt đầu gây nguy hiểm Khi mức ồn từ 120-140 đe dọa gây chấn thương Tạp âm trong các thành phố hiện đại không được vượt quá 70-75db Khắc phục: a. xây dưng bê tong ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc b. trồng nhiều cây xanh để âm truyền đến gặp lá cây sẽ phản ứng theo các hướng khác nhau c. làm trần nhà, tường nhà dày bằng xốp, ;làm tường phủ dạ, phủ nhung để ngăn cách bớt âm truyền qua d. trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất cần phải có các biện pháp chấn động và hút chấn động, các biện pháp tiêu âm để làm giảm tiếng ồn cùng các phòng hộ cá nhân Phải làm gì để bảo vệ môi trường? Để bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam nghiêm cấm các hành vi sau đây:   Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái; Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí; phát phóng xạ, bức xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh;      Thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước; Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép; Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ; Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập khẩu, xuất khẩu chất thải; Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật. Sự phú dưỡng là gì? Phú dưỡng là hiện tượng thường gặp trong các hồ đô thị, các sông và kênh dẫn nước thải. Biểu hiện phú dưỡng của các hồ đô thị là nồng độ chất dinh dưỡng N, P cao, tỷ lệ P/N cao do sự tích luỹ tương đối P so với N, sự yếm khí và môi trường khử của lớp nước đáy thuỷ vực, sự phát triển mạnh mẽ của tảo và nở hoa tảo, sự kém đa dạng của các sinh vật nước, đặc biệt là cá, nước có màu xanh đen hoặc đen, có mùi khai thối do thoát khí H2S v.v... Nguyên nhân gây phú dưỡng là sự thâm nhập một lượng lớn N, P từ nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, sự đóng kín và thiếu đầu ra của môi trường hồ. Sự phú dưỡng nước hồ đô thị và các sông kênh dẫn nước thải gần các thành phố lớn đã trở thành hiện tượng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Hiện tượng phú dưỡng hồ đô thị và kênh thoát nước thải tác động tiêu cực tới hoạt động văn hoá của dân cư đô thị, làm biến đổi hệ sinh thái nước hồ, tăng thêm mức độ ô nhiễm không khí của đô thị
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan