Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đánh giá tình hình hạn hán và đề xuất các giải pháp chống hạn cho hệ ...

Tài liệu Nghiên cứu đánh giá tình hình hạn hán và đề xuất các giải pháp chống hạn cho hệ thống thủy nông nam nghệ an

.PDF
107
89
112

Mô tả:

i MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của đề tài ............................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2 4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu ................................................... 2 4.1. Cách tiếp cận ...................................................................................... 2 4.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 3 5. Kết quả đạt được ....................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HỆ THỐNG THỦY NÔNG NAM NGHỆ AN ....................................................... 4 1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 4 1.2. Đặc điểm địa hình .................................................................................. 4 1.3. Đặc điểm địa chất ................................................................................... 4 1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng ............................................................................. 5 1.5. Đặc điểm khí tượng, khí hậu .................................................................. 5 1.6. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp............................................................ 8 1.6.1. Ngành trồng trọt .............................................................................. 8 1.6.2. Ngành chăn nuôi ............................................................................. 9 1.6.3. Nuôi trồng thủy sản ....................................................................... 10 1.7. Hiện trạng công nghiệp ........................................................................ 11 1.8. Hiện trạng thủy lợi ............................................................................... 12 1.8.1. Tiểu vùng sử dụng nước hệ thống tưới Nam - Hưng - Nghi ........ 12 1.8.2. Tiểu vùng vách núi Tây Nam Đàn, Nghi Lộc............................... 15 ii 1.8.3. Tiểu vùng các trạm bơm lấy nước trực tiếp bờ Tả sông Lam....... 16 1.8.4. Tiểu vùng hữu sông Lam của Nam Đàn ....................................... 16 1.9. Hiện trạng kinh tế - xã hội ................................................................... 18 1.9.1. Dân số............................................................................................ 18 1.9.2. Tình hình phát triển kinh tế ........................................................... 18 1.10. Hiện trạng sử dụng nước .................................................................... 21 1.10.1. Cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp ..................................... 21 1.10.2. Cấp nước tưới .............................................................................. 22 1.11. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020................... 24 1.12. Tổng quan về tình hình hạn hán trên thế giới và khu vực nghiên cứu..... 25 1.12.1. Tổng quan về tình hình hạn hán trên thế giới ............................. 25 1.12.2. Tổng quan về tình hình hạn hán ở Việt Nam .............................. 27 1.12.3. Tổng quan về tình hình hạn hán và những tác động của hạn hán tới sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân của hệ thống thủy nông Nam Nghệ An. ........................................................................................ 34 CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC VÀ XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC BỊ THIẾU HỤT .................................................................................. 40 2.1. Tính toán nhu cầu nước cho hệ thống thủy nông Nam Nghệ An ........ 40 2.1.1. Tính toán nhu cầu nước cho trồng trọt .......................................... 40 2.1.2. Nhu cầu nước cho nuôi trồng thủy sản ......................................... 54 2.1.3. Nhu cầu nước cho chăn nuôi ......................................................... 56 2.1.4. Nhu cầu nước cho sinh hoạt .......................................................... 57 2.1.5. Nhu cầu nước cho công nghiệp ..................................................... 59 2.1.6. Nhu cầu nước cho môi trường ...................................................... 60 iii 2.1.7. Kết quả tính toán nhu cầu nước .................................................... 61 2.1.8. Đánh giá kết quả tính toán nhu cầu nước...................................... 61 2.2. Tính toán cân bằng nước cho hệ thống thủy nông Nam Nghệ An ...... 62 2.2.1. Quan điểm tính toán ...................................................................... 63 2.2.2. Sơ đồ tính toán .............................................................................. 63 2.2.3. Dữ liệu đầu vào ............................................................................. 69 2.2.3.1. Số liệu thủy văn...................................................................... 69 2.2.3.2. Số liệu nhu cầu sử dụng nước ................................................ 69 2.2.3.3. Số liệu về hồ chứa .................................................................. 72 2.2.4. Kết quả cân bằng nước cho hệ thống Nam Nghệ An ................... 74 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG HẠN CHO HỆ THỐNG THỦY NÔNG NAM NGHỆ AN .................................................................... 78 3.1. Cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp .................................................. 78 3.1.1. Kết quả tính cân bằng nước .......................................................... 78 3.1.2. Hiện trạng công trình thủy lợi đã có ............................................. 78 3.1.3. Hiện trạng sản xuất........................................................................ 78 3.1.4.Hiện trạng quản lý công trình ........................................................ 78 3.2. Đề xuất các giải pháp chống hạn cho vùng nghiên cứu....................... 78 3.2.1. Giải pháp công trình ..................................................................... 78 3.2.2. Giải pháp nông nghiệp .................................................................. 83 3.2.2.1. Nhóm giải pháp nhằm né tránh điều kiện khô hạn ............... 83 3.2.2.2. Nhóm giải pháp thích ứng với điều kiện khô hạn.................. 86 3.2.3. Giải pháp tưới tiết kiệm nước ....................................................... 89 3.2.4. Giải pháp nâng cao độ che phủ ..................................................... 91 iv 3.2.5. Nhóm giải pháp hỗ trợ .................................................................. 91 3.2.5.1. Giải pháp về khuyến nông, khuyến lâm ................................ 91 3.2.5.2. Tăng cường vai trò của nhà nước trong quản lý sử dụng đất 92 3.2.5.3. Tăng cường công tác tuyên truyền ......................................... 92 3.2.5.4. Giải pháp về khoa học công nghệ .......................................... 92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 94 v DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1. Đặc trưng nhiệt độ trung bình tháng tại trạm Vinh .......................... 5 Bảng 1.2. Số giờ nắng trung bình tháng, năm tại trạm Vinh ............................ 6 Bảng 1.3. Lượng nước bốc hơi bình quân tháng tại trạm Vinh ........................ 6 Bảng 1.4. Độ ẩm không khí các tháng tại trạm Vinh ........................................ 7 Bảng 1.5. Tốc độ gió trung bình tại trạm Vinh ................................................. 7 Bảng 1.6. Lượng mưa tháng, năm trung bình nhiều năm tại trạm Vinh ........... 8 Bảng 1.7. Diện tích cây trồng các loại năm 2011 ............................................. 8 Bảng 1.8. Số lượng gia súc, gia cầm vùng nghiên cứu ................................... 10 Bảng 1.9. Sản lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt .................................... 11 Bảng 1.10. Các các khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp .......................... 12 Bảng 1.11. Thống kê tình hình tưới tiểu vùng lấy nước qua cống Nam Đàn . 14 Bảng 1.12. Năng lực tưới của các công trình trong tiểu vùng ........................ 16 Bảng 1.13. Thống kê năng lực tưới của trạm bơm tả sông Lam..................... 16 Bảng 1.14. Thống kê năng lực tưới của các công trình vùng hữu Nam Đàn.. 17 Bảng 1.15. Dân số 4 huyện của hệ thống thủy nông Nam Nghệ An .............. 18 Bảng 1.16. Một số chỉ tiêu kinh tế vùng nghiên cứu ...................................... 19 Bảng 1.17. Điểm cấp nước đô thị và sinh hoạt tập trung vùng nghiên cứu .... 21 Bảng 1.18. Tổng hợp hiện trạng công trình tưới vùng nghiên cứu................. 23 Bảng 1.19. Tổng hợp hiện trạng tưới của các CT lấy nước trực tiếp Sông Cả23 Bảng 1.20. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế .............................. 24 Bảng 1.21. Các đợt hạn hán điển hình ở Việt Nam ........................................ 28 Bảng 1.22. Diện tích hạn hán năm 2008 ......................................................... 35 vi Bảng 1.23. Diện tích hạn hán năm 2009 ......................................................... 37 Bảng 1.24. Diện tích hạn hán năm 2010 ......................................................... 38 Bảng 2.1. Thông số thống kê .......................................................................... 41 Bảng 2.2. Xác định hệ số thu phóng Kp ......................................................... 41 Bảng 2.3. Số liệu khí tượng thủy văn trung bình nhiều năm tại trạm Vinh.... 42 Bảng 2.4. Thời vụ các loại cây trồng của vùng nghiên cứu............................ 42 Bảng 2.5. Hệ số cây trồng của một số loại cây trồng chính............................ 42 Bảng 2.6. Các chỉ tiêu cơ lý của đất................................................................ 43 Bảng 2.7. Độ ẩm trong lớp đất canh tác cho cây trồng cạn ............................ 43 Bảng 2.8. Thống kê kết quả nhu cầu nước giai đoạn hiện trạng..................... 49 Bảng 2.9. Số liệu khí tượng thủy văn năm 2020 của Nghệ An ...................... 51 Bảng 2.10. Thống kê kết quả nhu cầu nước giai đoạn 2020 ........................... 53 Bảng 2.11. Diện tích nuôi trồng thủy sản hiện tại và đến năm 2020 .............. 55 Bảng 2.12. Tổng yêu cầu nước nuôi trồng thủy sản hiện tại và đến năm 202056 Bảng 2.13. Thống kê yêu cầu nước cho chăn nuôi hiện tại và đến năm 2020 57 Bảng 2.14. Tổng yêu cầu nước cho chăn nuôi hiện tại và đến năm 2020 ...... 57 Bảng 2.15. Thống kê yêu cầu nước cho sinh hoạt hiện tại và đến năm 2020. 58 Bảng 2.16. Tổng yêu cầu nước cho sinh hoạt hiện tại và đến năm 2020 ....... 58 Bảng 2.17. Thống kê yêu cầu nước cho CN hiện tại và đến năm 2020 .......... 59 Bảng 2.18. Tổng yêu cầu nước cho công nghiệp hiện tại và đến năm 2020 .. 59 Bảng 2.19. Thống kê yêu cầu nước cho môi trường hiện tại và đến năm 202060 Bảng 2.20. Tổng yêu cầu nước cho môi trường hiện tại và đến năm 2020 .... 60 Bảng 2.21. Tổng nhu cầu nước tại đầu mối hiện tại và đến năm 2020........... 61 Bảng 2.22. Nhu cầu nước trên lưu vực sông Cả hiện trạng ............................ 70 vii Bảng 2.23. Nhu cầu nước trên lưu vực sông Cả giai đoạn 2020 .................... 71 Bảng 2.24. Thông số cơ bản các công trình lợi dụng tổng hợp đã xây dựng . 72 Bảng 2.25. Thông số cơ bản các công trình lợi dụng tổng hợp dự kiến trên lưu vực sông Cả ..................................................................................................... 73 Bảng 2.26. Tổng lượng nước thiếu hụt vùng nghiên cứu hiện trạng với P=85%77 Bảng 2.27. Tổng lượng nước thiếu hụt vùng nghiên cứu năm 2020 với P=85%77 Bảng 3.1. Dung tích trữ các kênh vùng Nam Nghệ An .................................. 82 Bảng 3.2. Đề xuất phát triển màu và cây công công nghiệp ngắn ngày chính 84 Phụ lục 1.1. Đặc trưng thống kê mưa năm...................................................... 96 Phụ lục 1.2. Diện tích cây trồng chính đến năm 2020 .................................... 97 Phụ lục 1.3. Thống kê các khu- cụm công nghiệp đến năm 2020 .................. 97 viii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Cơ cấu kinh tế năm 2011 vùng nghiên cứu .................................... 19 Hình 2.1. Đường tần suất lưu lượng mưa tại trạm Vinh ................................. 41 Hình 2.2. Kết quả tính yêu cầu nước cho lúa Đông Xuân .............................. 48 Hình 2.3. Kết quả tính yêu cầu nước cho lúa Hè Thu..................................... 49 Hình 2.4. Kết quả tính yêu cầu nước cho ngô vụ đông................................... 49 Hình 2.5. Kết quả tính yêu cầu nước cho lúa Đông Xuân năm 2020 ............. 52 Hình 2.6. Kết quả tính yêu cầu nước cho lúa Hè Thu năm 2020.................... 52 Hình 2.7. Kết quả tính yêu cầu nước cho ngô vụ đông năm 2020.................. 53 Hình 2.8. Sơ đồ tính toán cân bằng nước lưu vực sông Cả ............................ 67 Hình 2.9. Sơ đồ tính toán mô hình Mike Basin lưu vực sông Cả ................... 68 Hình 2.10. Kết quả kiểm định mô hình tại Cửa Rào năm 2011...................... 75 Hình 2.11. Kết quả kiểm định mô hình tại Dừa năm 2011 ............................. 75 Hình 2.12. Kết quả kiểm định mô hình tại Quỳ Châu năm 2011 ................... 76 Hình 2.13. Kết quả kiểm định mô hình tại Hòa Duyệt năm 2011 .................. 76 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Hạn hán là một hiện tượng phổ biến hầu hết các khu vực địa lý trên trái đất, là dạng thiên tai phức tạp. Hạn hán không chỉ ảnh hưởng về các mặt kinh tế, xã hội mà còn tác động lớn đến môi trường. Khi hạn hán xảy ra, nông nghiệp là ngành chịu ảnh hưởng trước tiên do đặc trưng của ngành sản xuất này phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước. Sông Cả là một lưu vực lớn ở vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích lưu vực 27.200 km2 phân bố trên lãnh thổ 2 quốc gia: Việt Nam và CHDCND Lào. Ở Việt Nam sông Cả nằm trên địa giới hành chính của 3 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Phần lưu vực sông Cả thuộc địa phận tỉnh Nghệ An có diện tích khoảng 15.030 km2, chiếm trên 55% diện tích toàn lưu vực, với dân số khoảng hiện nay khoảng 2,1 triệu dân sinh sống, trong đó 90% là dân tộc Kinh. Nguồn nước sông vào mùa kiệt trong những năm gần đây luôn trong tình trạng khan hiếm nước so với trước đây. Sự khan hiếm nước đó thể hiện rõ qua hiện tượng thường xuyên thiếu điện cho dân sinh và các hoạt động công nghiệp và nông nghiệp. Lượng mưa trong mùa khô liên tục giảm mạnh, năm sau thấp hơn năm trước. Cùng với tác động của gió Lào nên hạn hán tại khu vực này càng trở lên khốc liệt. Tại Nghệ An tổng lượng mưa mùa khô 2010 chỉ khoảng 236mm, thấp hơn năm 2009 là 229mm, một số vùng thấp kỷ lục như ở Quỳnh Lưu tháng 5 đo được là 42,2mm, Tương Dương là 86,5mm. Theo Báo cáo của Sở NN&PTNT Nghệ An mùa khô tháng 6 năm 2010 toàn tỉnh có 12.689 ha trong số 55.000ha kế hoạch lúa Hè Thu không thể gieo cấy do thiếu nước. Hệ thống thủy nông Nam Nghệ An là một hệ thống lớn của tỉnh Nghệ An và cũng chịu tác động của hạn hán rất nhiều. 2 Chính vì thế việc nghiên cứu những biến động, tác động của hạn hán và các giải pháp chống hạn hán cho hệ thống thủy nông Nam Nghệ An là rất cần thiết. 2. Mục tiêu của đề tài - Nghiên cứu đánh giá tình hình hạn hán cho hệ thống thủy nông Nam Nghệ An. - Đề xuất các giải pháp chống hạn cho hệ thống thủy nông Nam Nghệ An. 3. Phạm vi nghiên cứu Hệ thống thủy nông Nam Nghệ An. 4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận - Tiếp cận tổng hợp và liên ngành: Hiện nay, mỗi ngành, mỗi địa phương dường như đang tự đặt cho mình các mục tiêu về khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước theo các ngành riêng. Trong nhiều trường hợp, phát triển của một địa phương hay một ngành nào đó đã làm ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường của một hay nhiều địa phương khác hoặc các ngành khác dẫn đến mâu thuẫn và có sự tranh chấp nhất định. Vì thế, để giải quyết vấn đề hạn hán cần có phương pháp tiếp cận tổng hợp và liên ngành, xem xét nhiều yếu tố, những mối tác động qua lại lẫn nhau để xây dựng cơ cấu ngành kinh tế hợp lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nước và bảo vệ môi trường. Quá trình này cần có sự tham gia của các nhà chuyên môn ở các lĩnh vực khác để nhìn nhận vấn đề một cách tổng hợp, toàn diện, tránh những mâu thuẫn trong quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên nước trong các ngành kinh tế. 3 - Tiếp cận theo nhu cầu thực tiễn: Thực địa, điều tra khảo sát, tổng hợp số liệu nhằm nắm rõ hiện trạng và tình hình phát triển của ngành cũng như từng khu vực, các hệ sinh thái thủy sinh, các hệ sinh thái ven sông, tình hình về lưu lượng và mực nước trong các hệ thống sông tại các thời gian khác nhau. - Tiếp cận từ các chính sách, định hướng, quy hoạch phát triển: Nắm bắt và hiểu rõ các chính sách và định hướng phát triển kinh tế xã hội của các địa bàn trên lưu vực, các quy hoạch phát triển vùng, ngành, tỉnh trong hệ thống sông (hệ sinh thái, nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, thủy lợi, giao thông thủy,...) để hiểu rõ và xác định nhu cầu nước và phân bổ các hệ sinh thái nông nghiệp theo không gian lưu vực. - Tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng: Tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng người dùng nước vào quá trình sử dụng tài nguyên nước và phòng chống hạn hán được bảo đảm quyền dùng nước và chia sẻ nguồn nước và có cơ hội thực sự tham gia gánh vác một phần trách nhiệm của họ. Các quyết định quản lý và thông tin phải được luôn được thông báo tới tất cả mọi người để lấy ý kiến phản hồi và để thực hiện khi được cả cộng đồng chấp thuận. 4.2. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa. - Phương pháp kế thừa tài liệu. - Phương pháp phân tích, thống kê, xử lý, đánh giá số liệu. - Phương pháp kết hợp giữa nghiên cứu chi tiết và nghiên cứu tổng thể. 5. Kết quả đạt được - Đánh giá được tình hình hạn hán của hệ thống thủy nông Nam Nghệ An. - Các giải pháp chống hạn phục vụ sản xuất nông nghiệpcho hệ thống thủy nông Nam Nghệ An. 4 CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HỆ THỐNG THỦY NÔNG NAM NGHỆ AN 1.1. Vị trí địa lý Hệ thống thủy nông Nam Nghệ An gồm toàn bộ diện tích TP Vinh, thị xã Cửa Lò, huyện Nam Đàn, huyện Nghi Lộc và huyện Hưng Nguyên. - Phía Bắc giáp lưu vực sông Bùng. - Phía Nam là sông Lam đoạn từ Chợ Chàng đến Cửa Hội. - Phía Tây là sông Cả đoạn từ Nam Đàn đến Chợ Chàng. - Phía Đông giáp biển Đông. 1.2. Đặc điểm địa hình Địa hình hệ thống thủy nông Nam Nghệ An có tính cục bộ về địa hình, vùng cát Nghi Lộc cao độ từ +2,0 ÷ +4,5m tương đối bằng phẳng, dốc về hai phía sông Cấm và nhánh suối Rào Đừng. Khu trũng nhất là dọc kênh Hoàng Cần phía Tây kênh Vinh cao độ chỉ từ + 0,8 ÷ +1,5m. Đồng bằng sông Nghèn lại có dạng lòng máng dốc từ hai phía Tây và Đông đổ vào lòng trũng sông Nghèn. Cao độ phổ biến ở +1,5 ÷ + 2,0m. Có nơi trũng ven sông Nghèn có cao độ 0,0 ÷+ 0,5m. 1.3. Đặc điểm địa chất Hệ thống thủy nông Nam Nghệ An thuộc lưu vực sông Cả nằm trong miền uốn nếp Bắc bộ và miền uốn nếp Varixêt Đông dương ranh giới giữa hai miền uốn nếp là đới khâu sông Mã. Những nghiên cứu mới nhất trong chuyên khảo “thành hệ địa chất và địa động học Việt Nam 1993” do Nguyễn Xuân Tùng biên tập, xếp lưu vực sông Cả nằm trong “lĩnh vực Bắc bộ - Dương Tử KaTaZia” giữa đai vỏ lục địa Bắc Trường Sơn tuổi Paleozoi. Thời kỳ trước Cambri đến Paleozoi sớm đến Paleozoi muộn vùng sông Cả tồn tại chế độ đại dương vi lục địa, sườn châu lục địa, cận lục địa. Chế độ rift và prerift tồn tại 5 trong thời gian Paleozoi muộn đến Merozoi muộn. Từ Merozoi muộn phát sinh các bồn trũng nhỏ mang tính orogen dọc theo đứt gãy sông Cả lấp đầy bởi trầm tích lục nguyên vụn thô. 1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng Đặc điểm thổ nhưỡng của hệ thống thủy nông Nam Nghệ An được phân bố chủ yếu là loại đất thủy thành. Gồm 5 nhóm đất chính: - Nhóm đất cát: phân bố ven biển như ở Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò. - Nhóm đất phù sa dốc tụ: phân bố các huyện ven sông Cả, sông La. - Nhóm đất mặn: chủ yếu ven cửa sông và ven biển. - Nhóm phèn mặn. - Nhóm đất bạc màu và biến đổi do trồng lúa. 1.5. Đặc điểm khí tượng, khí hậu a. Nhiệt độ Hệ thống thủy nông Nam Nghệ An có nhiệt độ chia làm hai thời kỳ rõ rệt. - Mùa đông có thể tính từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau trùng với thời kỳ hoạt động mạnh của khối không khí lạnh lục địa Châu Á. Nhiệt độ thấp nhất là tháng 1. Chênh lệch nhiệt độ ngày trong mùa đông từ 60C đến 80C. - Mùa hè có thể tính bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 khi khối không khí xích đạo - Thái Bình Dương ảnh hưởng lớn tới lưu vực. Nhiệt độ trung bình ngày các tháng mùa lũ đạt từ 260C - 280C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7. Chênh lệch nhiệt độ trong ngày về mùa lũ đạt tới 12-140C. Bảng 1.1. Đặc trưng nhiệt độ trung bình tháng tại trạm Vinh Đơn vị: 0C Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Vinh 17,1 17,7 20,4 23,9 27,6 29,2 29,6 28,5 26,7 24,4 21,4 18,5 23,8 Nguồn: Quy hoạch thủy lợi tỉnh Nghệ An đến năm 2020 b. Bức xạ 6 Theo tài liệu đo đạc, số giờ nắng trung bình năm của hệ thống thủy nông Nam Nghệ An biến động từ 1.500 ÷1.800 giờ/năm. Lượng bức xạ nhiệt tổng đạt bình quân 120÷130 Kcad/cm2 năm. Số giờ nắng trung bình và lượng bức xạ lớn trên lưu vực là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên lưu vực. Bảng 1.2. Số giờ nắng trung bình tháng, năm tại trạm Vinh Đơn vị: giờ Tháng Vinh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 72,3 48 63,8 132 213 186 206 167 152 135 94,8 87,5 1557 Nguồn: Quy hoạch thủy lợi tỉnh Nghệ An đến năm 2020 c. Bốc thoát hơi nước Trạm Vinh đo bốc thoát hơi nước bằng thiết bị GGI-3000 lượng nước bốc hơi bình quân năm 954 mm/năm. Bảng 1.3. Lượng nước bốc hơi bình quân tháng tại trạm Vinh Đơn vị: mm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Vinh 39,4 28,9 35,5 54,1 110,0 155 180 121 65,6 59,9 54,7 50,5 Năm 954 Nguồn: Quy hoạch thủy lợi tỉnh Nghệ An đến năm 2020 Tháng 7 có lượng bốc hơi lớn nhất đạt 180 mm/tháng. Tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất là tháng 2 chỉ đạt 28,9 mm/tháng. Bốc hơi 4 tháng lớn nhất là tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8; tổng lượng bốc hơi đạt tới 541mm chiếm gần 60% tổng lượng bốc hơi năm. Bốc hơi ngày lớn nhất tại Vinh đạt tới 5,4 mm/ngày. d. Độ ẩm không khí 7 Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm biến động từ 82 ÷ 85%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 7; tháng có độ ẩm cao là tháng 1, tháng 2, tháng 3. Bảng 1.4. Độ ẩm không khí các tháng tại trạm Vinh Đơn vị: % Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Vinh 90,0 91,0 99,0 88,0 82,0 76,0 74,0 80,0 87,0 86,0 89,0 89,0 85,0 Nguồn: Quy hoạch thủy lợi tỉnh Nghệ An đến năm 2020 e. Gió và bão - Từ tháng 4 ÷ 10 thịnh hành là gió Đông Nam, tốc độ gió bình quân 1,5 ÷ 3,0 m/s. Gió thổi từ ngoài biển vào mát mẻ, hay có mưa. Xen kẽ gió Tây Nam thổi (gió Lào) từng đợt 3 ÷ 5 ngày, gió nóng gây khô hạn. - Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau gió mùa Đông Bắc thổi là chủ yếu, tốc độ gió 1,9 ÷ 2,5 m/s. Gió rét, lạnh, hanh, vùng đồng bằng thường kèm theo mưa dầm, vùng núi cao những năm rét đậm có sương muối. Từ tháng 8 ÷ 10 hàng năm thường có bão xuất hiện, Nghệ An trung bình 1 ÷ 1,5 cơn bão/năm, đổ bộ vào đất liền thường xảy ra tới cấp 9, 10, có trận tới cấp 12. Bão đổ bộ thường kèm theo mưa lớn trên diện rộng, cường độ mạnh, triều biển dâng cao nên gây úng, lụt cho vùng đồng bằng, sạt lở, lũ ống, lũ quét cho vùng miền núi, vùng ven biển đất đai bị nhiễm mặn, tài sản bị cuốn trôi. Bảng 1.5. Tốc độ gió trung bình tại trạm Vinh Đơn vị: m/s Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Vinh 1,9 1,8 1,9 2,0 2,2 2,5 2,7 2,0 1,7 1,9 1,8 1,8 2,0 Nguồn: Quy hoạch thủy lợi tỉnh Nghệ An đến năm 2020 8 f. Mưa Do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa, lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian. Từ tháng12÷ 4 năm sau thường ít mưa, lượng mưa chỉ chiếm 20 ÷ 25% tổng lượng mưa. Từ tháng 5 ÷ 11 là mùa mưa, đặc biệt là các tháng 9, tháng 10, tháng 11; do ảnh hưởngcủa áp thấp, bão, kèm theo mưa lớn diện rộng, lượng mưa thời kỳ này chiếm 50 ÷ 60% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa đo được ở trạm Vinh như sau: Bảng 1.6. Lượng mưa tháng, năm trung bình nhiều năm tại trạm Vinh Đơn vị: mm Tháng 1 Vinh 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Năm 12 53,7 41,5 48,9 67,5 136,0 114,7 117,1 200,9 495,6 540,8 179,3 68,2 2064 Nguồn: Quy hoạch thủy lợi tỉnh Nghệ An đến năm 2020 1.6. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp 1.6.1. Ngành trồng trọt Sản lượng lương thực liên tục tăng qua các năm, năm 2011 đạt 50.410tấn, chiếm 20,66% sản lượng toàn tỉnh Nghệ An. Lương thực bình quân đầu người đạt 435,2kg (bình quân toàn tỉnh Nghệ An 398kg), tăng so với năm 2007 là 18,4kg/người (416,8kg/người). Bảng 1.7. Diện tích cây trồng các loại năm 2011 Đơn vị: ha Huyện Lúa Ngô Khoai lang Sắn Lạc Vừng Cam Nhãn Vải Tổng cộng 42122 8981 1203 665 7672 2227 261 935 185 1 Nghi Lộc 14384 3377 523 189 4065 1433 71 20 31 2 Nam Đàn 12911 4480 488 476 1755 199 116 54 111 TT 9 TT Huyện Lúa Ngô Khoai lang Sắn Lạc Vừng Cam Nhãn Vải 3 Hưng Nguyên 11433 539 138 565 73 65 19 40 4 Vinh 3004 241 54 974 332 3 0 0 5 Cửa Lò 390 344 152 313 190 6 2 3 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2011 Cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ được chuyển dịch đúng hướng, diện tích lúa giảm, diện tích ngô tăng, nhất là ngô vụ đông trên đất hai lúa. Sản lượng lúa tăng đều qua các năm mặc dù diện tích giảm nhờ năng suất tăng nhanh, năm 2010 đạt trên 172.957tấn, năm 2011 đạt 215.507tấn. Sản lượng ngô cũng tăng do diện tích và năng suất ngô đều tăng nhanh, năm 2011 đạt 34.044tấn. 1.6.2. Ngành chăn nuôi Trong những năm qua, ngành chăn nuôi đạt tốc độ phát triển nhanh về cả số lượng và chất lượng đàn. Năm 2011 các huyện thuộc hệ thống thủy nông Nam Nghệ An có số lượng đàn trâu và gia cầm tăng, số lượng đàn bò, lợn giảm. Các chương trình dự án chăn nuôi do tỉnh đầu tư như: chương trình cải tạo đàn bò theo hướng Zê-bu hóa, bò thịt chất lượng cao, chương trình lợn hướng nạc… đã góp phần cải tạo, nâng cấp chất lượng đàn nên đã nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Một số mô hình sản xuất chăn nuôi tiên tiến, với quy mô vừa và lớn đó được hình thành và phát triển. Những kết quả đạt được đó góp phần đưa tỷ trọng giá trị sản xuất của chăn nuôi trong tổng GTSX nông nghiệp các huyện thuộc hệ thống thủy nông Nam Nghệ An đạt 40,15% (theo niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2011) 10 Bảng 1.8. Số lượng gia súc, gia cầm vùng nghiên cứu Đơn vị: con Trâu T T Lợn Bò Gia cầm Huyện 2009 2011 2009 2011 2009 Tổng cộng 29581 30223 83062 77207 195692 164445 2990000 3260000 2011 2009 2011 1 Nghi Lộc 9843 9611 27232 26705 70146 65060 965000 1017000 2 Nam Đàn 10344 10826 26403 24514 55265 47940 737000 883000 3 Hưng Nguyên 8155 8660 19555 18550 40934 30178 851000 924000 4 Vinh 1218 1108 7722 6279 25355 18452 368000 356000 5 Cửa Lò 21 18 2150 1159 3992 2815 69000 80000 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2011 1.6.3. Nuôi trồng thủy sản Trong những năm qua, sản lượng khai thác thủy sản không ngừng tăng nhanh, sản lượng khai thác năm 2009 là 11.756tấn, năm 2011 là 13.100tấn. Tuy nhiên, sản lượng nuôi trồng lại giảm, năm 2009 đạt 10.691tấn, năm 2011 giảm còn 9.862tấn. Chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm có giá trị kinh tế cao tăng nhanh, như sản lượng tôm sú, cá rôphi, cá tra, ếch, baba,.... Tuy diện tích nuôi trồng giảm nhưng năng suất nuôi trồng thuỷ sản có sự phát triển khá, năng suất nuôi trồng thuỷ sản bình quân toàn tỉnh đạt 1,06 tấn/ha, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 3%/năm; nhiều hình thức nuôi đạt năng suất khá cao, như nuôi cá rô phi thương phẩm đạt 4-5 tấn/ha một số mô hình đạt năng suất 10-15 tấn/ha; nuôi cá trong ao hồ nhỏ đạt tên 2 tấn/ha; nuôi tôm sú thâm canh đạt bình quân trên 1,5 tấn/ha, có nhiều hộ nuôi đạt năng suất từ 3-4 tấn/ha, đặc biệt có hộ nuôi đạt 10 tấn/ha đối với tôm Sú và 18 tấn/ha đối với tôm he chân trắng. 11 Bảng 1.9. Sản lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt Đơn vị: tấn Nuôi trồng Khai thác Huyện TT Tổng cộng 2009 2011 2009 2011 11756 13100 10691 9862 1 Nghi Lộc 3626 3672 2234 2331 2 Nam Đàn 922 1132 3815 3530 3 Hưng Nguyên 353 432 3132 2474 4 Vinh 85 146 1435 1394 5 Cửa Lò 6770 7718 75 133 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2011 1.7. Hiện trạng công nghiệp Công nghiệp vùng nghiên cứu là vùng có tốc độ phát triển nhanh với quy mô lớn. Có các ngành công nghiệp: công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến gia công và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Hiện tại có khu công nghiệp Nam Cấm: Địa điểm xây dựng của khu công nghiệp tại các xã Nghi Long, Nghi Thuận, Nghi Xá, Nghi Quang, thuộc huyện Nghi Lộc. Với quy mô diện tích được quy hoạch 100 ha; có vị trí hết sức thuận lợi về giao thông, (nằm trên trục đường quốc lộ 1A; cách cảng biển Cửa Lò 6 km; có đường sắt Bắc Nam đi qua và cách ga đường sắt Quán Hành 2km; cách sân bay Vinh 12km), khu công nghiệp Nam Cấm có đầy đủ các yếu tố để trở thành một khu công nghiệp lớn; đáp ứng được yêu cầu của các dự án có quy mô lớn mà tỉnh Nghệ An đang kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng như: Nhà máy (NM) chế biến bột giấy 130.000 tấn/năm, NM sản xuất máy nông nghiệp 2.000 máy/năm, NM sản xuất tấm lợp công nghệ cao 2.000.000 m2/năm, NM sản xuất gạch không nung 15.000.000 viên/năm, NM sản xuất nhựa dân dựng 10.000 tấn/năm, NM sản xuất xi măng trắng 20 vạn tấn/năm. 12 Đồng thời khu công nghiệp cũng quy hoạch để phát triển các ngành công nghiệp như: Cán thép, luyện kim, chế tạo cơ khí, lắp ráp ô tô, hóa chất, phân bón, chế biến gỗ, dày da, chế biến lương thực thực phẩm, chế biến khoáng sản, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu khác. Bảng 1.10. Các các khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp TT Tên các khu công nghiệp Địa điểm Quy mô (ha) 1 Khu công nghiệp Bắc Vinh Tp. Vinh 60,6 2 Khu công nghiệp Nam Cấm Tp. Vinh 100 3 Hưng Lộc Tp. Vinh 8,9 4 Hưng Đông Hưng Nguyên 39,5 5 Trường Thạch Nghi Lộc 20,0 6 Đồng Trộ Nghi Lộc 20,1 7 Đồng Mẫn Nam Đàn 16,0 8 Hưng Tây Hưng Nguyên 30,0 9 Cửa Hội Cửa Lò 20,0 Nguồn: Quy hoạch thủy lợi tỉnh Nghệ An đến năm 2020 1.8. Hiện trạng thủy lợi 1.8.1. Tiểu vùng sử dụng nước hệ thống tưới Nam - Hưng - Nghi - Quá trình xây dựng và khai thác công trình: Hệ thống thuỷ lợi Nam - Hưng - Nghi được khởi công xây dựng năm 1936 đến 1941, do chiến tranh thế giới lần thứ hai nên dừng lại. Hoà bình lập lại đến năm 1958 tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống công trình gồm các hạng mục chính. + Cống Nam Đàn lấy nước sông Lam vào hệ thống, cống 4 cửa chiều rộng mỗi cửa B1 = 2m, một cửa âu thuyền rộng B2 = 5m, mực nước thiết kế
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất