Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đánh giá tài nguyên môi trường nước mặt thành phố hội an và đề xuất g...

Tài liệu Nghiên cứu đánh giá tài nguyên môi trường nước mặt thành phố hội an và đề xuất giải pháp phát triển bền vững

.PDF
118
217
63

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI NGUYỄN THỊ THÚY NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT THÀNH PHỐ HỘI AN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2014 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI NGUYỄN THỊ THÚY NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT THÀNH PHỐ HỘI AN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 60-85-02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Văn Thắng Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Luận văn “Nghiên cứu đánh giá tài nguyên môi trường nước mặt thành phố Hội An và đề xuất giải pháp phát triển bền vững” được hoàn thành ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tác giả còn được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô, cơ quan, bạn bè và gia đình. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS-TS Nguyễn Văn Thắng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, quan tâm theo dõi, gợi ý các ý tưởng khoa học và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình điều tra thu thập tài liệu cho luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Môi trường- Trường Đại học Thuỷ Lợi đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, cũng như quá trình thực hiện luận văn này. Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, tập thể lớp cao học K20MT động viên tác giả rất nhiều trong suốt thời gian hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà nội, tháng 11/2014 Tác giả Nguyễn Thị Thúy LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Nguyễn Thị Thúy Mã số học viên: 128440301013 Lớp: 20MT Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60-85-02 Khóa học: K20 (2011 - 2014) Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Thắng với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Nghiên cứu đánh giá tài nguyên môi trường nước mặt thành phố Hội An và đề xuất giải pháp phát triển bền vững”. Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây, do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn. Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định./. Hà nội, tháng 11/2014 NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Nguyễn Thị Thúy DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH : Biến đổi khí hậu BVMT : Bảo vệ môi trường CLN : Chất lượng nước CN : Công nghiệp DT : Diện tích HL : Hạ lưu HST : Hệ sinh thái HTTL : Hệ thống thủy lợi KCN : Khu công nghiệp KTTV : Khí tượng thủy văn KTXH : Kinh tế xã hội LVS : Lưu vực sông NN&PTNT : Nông nghiệp & phát triển nông thôn NTTS : Nuôi trồng thủy sản PTBV : Phát triển bền vững PTTNN : Phát triển tài nguyên nước QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QH : Quy hoạch TCVN : Tiêu chuẩn Việt nam TCCP : Tiêu chuẩn cho phép TNN : Tài nguyên nước TP : Thành phố VSMTNT : Vệ sinh môi trường nông thôn XLNT : Xử lý nước thải WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 I. Tính cấp thiết của Đề tài ................................................................................. 1 II. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2 IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................................................. 2 V. Những kết quả đạt được ................................................................................ 3 VI. Cấu trúc của luận văn ................................................................................... 4 CHƯƠNG 1................................................................................................................ 5 GIỚI THIỆU THÀNH PHỐ HỘI AN VÀ YÊU CẦU BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG NƯỚC CHO PTBV KINH TẾ - XÃ HỘI................................... 5 1.1. TỔNG QUAN VỀ PTBV CÁC KHU VỰC ĐÔ THỊ, LIÊN HỆ VỚI KHU VỰC TP HỘI AN ............................................................................................... 5 1.1.1. Tổng quan về PTBV và vấn đề thực hiện PTBV trên Thế giới và ở Việt Nam ...................................................................................................... 5 1.1.2. Phát triển bền vững đối với các khu vực đô thị ................................. 7 1.1.3. PTBV thành phố Hội An, yêu cầu, những khó khăn và thách thức .. 8 1.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TP HỘI AN VÀ YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO PTBV ...................................................................................... 9 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của TP Hội An ............................ 9 1.2.2. Điều kiện tự nhiên............................................................................ 10 1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................. 14 1.2.4. Quy hoạch phát triển KTXH và du lịch của TP Hội An .................. 17 1.3. TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC TP HỘI AN .... 19 1.3.1. Tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước................................. 19 1.3.2. Quản lý bảo vệ môi trường khu vực đô thị ...................................... 21 1.3.3. Yêu cầu bảo vệ tài nguyên môi trường nước cho PTBV ................. 22 1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................... 23 CHƯƠNG 2.............................................................................................................. 24 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT THÀNH PHỐ HỘI AN VÀ XÁC ĐỊNH NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC CẦN NGHIÊN CỨU GIẢI QUYẾT ............................................................................... 24 2.1. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT ............................................... 24 2.1.1. Các đặc trưng nguồn nước ............................................................... 24 2.1.2. Khai thác sử dụng nguồn nước các sông cho phát triển KTXH, du lịch của TP Hội An .................................................................................... 26 2.1.3. Suy thoái nguồn nước mặt ............................................................... 28 2.1.4. Các rủi ro, hiểm họa do nước ảnh hưởng đến phát triển KTXH và du lịch của TP Hội An .................................................................................... 29 2.1.5 Những bức xúc cần giải quyết liên quan đến tài nguyên nước mặt .. 37 2.2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TẠI CÁC NHÁNH SÔNG CHẢY QUA TP HỘI AN ..................................................... 38 2.2.1. Giới thiệu chung .............................................................................. 38 2.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm ................................................................... 39 2.2.3. Tính toán tải lượng các chất ô nhiễm............................................... 40 2.2.4. Đánh giá chất lượng nước và ô nhiễm nước .................................... 51 2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................... 68 CHƯƠNG 3.............................................................................................................. 69 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT THÀNH PHỐ HỘI AN ..................... 69 3.1. GIỚI THIỆU CHUNG .............................................................................. 69 3.2. PHÂN TÍCH XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN ........................................... 69 3.3. GIẢI PHÁP TỔNG THỂ PTBV TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT THÀNH PHỐ HỘI AN .......................................................................... 70 3.3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp ............................................................. 70 3.3.2. Định hướng các giải pháp đề xuất ................................................... 71 3.3.3. Đề xuất các giải pháp tổng thể quản lý bảo vệ tài nguyên nước mặt71 3.4. GIẢI PHÁP KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC CÁC NHÁNH SÔNG ĐOẠN CHẢY QUA TP HỘI AN . 72 3.4.1. Bổ sung nguồn nước trong mùa kiệt ................................................ 72 3.4.2. Nạo vét khơi thông dòng chảy ......................................................... 73 3.4.3. Xây dựng hồ chứa nước ngọt ........................................................... 75 3.4.4. Kè bờ sông phòng chống sạt lở và xâm nhập mặn .......................... 77 3.5. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ CHỐNG Ô NHIỄM NƯỚC CÁC NHÁNH SÔNG ĐOẠN CHẢY QUA TP HỘI AN ................... 78 3.5.1. Quản lý và kiểm soát các nguồn nước thải ...................................... 78 3.5.2. Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đô thị ....................................... 78 3.5.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ môi trường đô thị ...... 82 3.5.4. PTBV tài nguyên nước và môi trường các khu đô thị vệ tinh ......... 83 3.6. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................... 87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 88 1. KẾT LUẬN .................................................................................................. 88 2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 90 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 91 PHỤ LỤC A: MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ PHÁT TRIỂN KTXH VÀ NHU CẦU DÙNG NƯỚC CỦA TP HỘI AN .......................................................... 91 PHỤ LỤC B: SỐ LIỆU QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TP HỘI AN NĂM 2011, 2012............................................................. 91 PHỤ LỤC C: THÔNG TIN VỀ CÁC KHU ĐÔ THỊ VỆ TINH CỦA THÀNH PHỐ HỘI AN ................................................................................................... 91 DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Các thông số khí hậu chính của TP Hội An năm 2010 ............................12 Bảng 1.2. Dân số thành phố Hội An đến cuối năm 2011 ..........................................14 Bảng 1.3. Dự báo quy mô dân số TP Hội An đến năm 2030 ....................................15 Bảng 2.1. Đặc điểm dòng chảy trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn .....................25 Bảng 2.2. Những thay đổi được dự đoán theo kịch bản BĐKH trung bình cho khu vực ven biển miền Trung ..........................................................................................33 Bảng 2.3. Diện tích và dân số năm 2012 của các lưu vực thoát nước ......................44 Bảng 2.4. Lưu lượng nước thải sinh hoạt và tải lượng BOD 5 có trong nước thải sinh hoạt các lưu vực NLDP .............................................................................................45 Bảng 2.5. Lưu lượng nước thải công nghiệp của các cơ sở tập trung .......................46 Bảng 2.6. Lưu lượng nước thải công nghiệp của các cơ sở phân tán .......................48 Bảng 2.7. Nồng độ chất các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp theo nhóm ngành nghề sản xuất. .................................................................................................48 Bảng 2.8. Tải lượng BOD 5 có trong nước thải công nghiệp tại các lưu vực ............49 Bảng 2.9. Tải lượng BOD 5 có trong nước thải chăn nuôi ........................................50 Bảng 2.10. Tổng tải lượng BOD 5 và áp lực ô nhiễm do BOD 5 của nước thải SH, CN, CN phát sinh trên các lưu vực NLDP ................................................................51 Bảng 2.11. Tổng hợp các điểm quan trắc chất lượng nước thành phố Hội An.........53 Bảng 2.12. Các điểm quan trắc nước sông thành phố Hội An ..................................55 Bảng 2.13. Các điểm quan trắc chất lượng nước hồ và hồ chứa...............................57 Bảng 2.14. Các điểm quan trắc chất lượng nước ngầm ............................................58 Bảng 2.15. Các điểm quan trắc chất lượng nước biển ven bờ ..................................60 Bảng 3.1. Tổng hợp các giải pháp quản lý bảo vệ tài nguyên nước mặt ..................71 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1. Vị trí thành phố Hội An trên bản đồ tỉnh Quảng Nam..............................11 Hình 1.2. Hệ thống sông ngòi của thành phố Hội An ...............................................14 Hình 1.3. Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hội An, 2020-2030 .....................19 Hình 2.1. Mạng lưới sông ngòi chính quanh TP Hội An ..........................................24 Hình 2.2. Biểu đồ dự báo nguy cơ ngập lụt của thành phố Hội An ..........................33 Hình 2.3. Bản đồ dự báo nguy cơ nhiễm mặn của thành phố Hội An ......................34 Hình 2.4. Bản đồ hiện trạng xói lở bờ biển thành phố Hội An .................................35 Hình 2.5. Sơ đồ phân chia lưu vực thoát nước của TP Hội An ................................44 Hình 2.6. Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc nước sông và hồ tại thành phố Hội An ...58 Hình 2.7. Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc nước ngầm tại thành phố Hội An ............59 Hình 2.8. Biến thiên nồng độ COD trong nước sông Hội An đoạn qua phố Cổ ......62 Hình 2.9. Biến thiên nồng độ BOD 5 trong nước sông Hội An đoạn qua phố Cổ .....62 Hình 2.10. Mặt cắt độ mặn ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn .........................................63 Hình 2.11. Biến thiên nồng độ COD trong nước hồ qua các đợt quan trắc ..............64 Hình 2.12. Biến thiên nồng độ BOD 5 trong nước hồ qua các đợt quan trắc ............65 Hình 2.13. Biến thiên nồng độ TSS trong nước hồ qua các đợt quan trắc ...............65 Hình 2.14. Biến thiên nồng độ NH 4 + trong nước hồ qua các đợt quan trắc .............66 Hình 3.1. Sơ đồ vị trí nạo vét, khơi thông dòng chảy các nhánh sông .....................74 Hình 3.2. Vị trí cải tạo, nạo vét khơi thông hồ Pháp Bảo .........................................75 Hình 3.3. Sơ đồ vị trí xây dựng hồ chứa nước ngọt Lai Nghi ..................................76 Hình 3.4. Phương án cấp nước cho hồ chứa nước ngọt Lai Nghi .............................76 Hình 3.5. Vị trí các khu vực kè chống xói lở bờ biển và sạt lở bờ sông ...................77 Hình 3.6. Sơ đồ vị trí các hạng mục thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt ..............79 Hình 3.7. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đề xuất ...............80 1 MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của Đề tài Hội An không chỉ là trung điểm của Việt Nam mà còn là trung tâm của khu vực, từ thế kỷ thứ I vùng đất Hội An đã là một cảng thị trọng yếu của Chămpa, trong thời kỳ thịnh đạt ở thế kỷ 15 đến thế kỷ 18 là một trong những thương cảng sầm uất của vùng biển Đông Nam Á. Ngoài những di sản vật thể như kiến trúc và không gian đô thị còn có những giá trị phi vật thể tồn tại bền vững đến tận ngày nay, Hội An là tấm gương phản chiếu chặng đường dài của quá trình giao thoa - hội nhập - tiếp biến văn hoá tạo nên một sắc thái rất riêng. Hội An đang chịu sức ép về bảo tồn Di sản và phát triển mới mang tính bắt buộc của đô thị. Hội An chịu ảnh hưởng chính của chế độ thuỷ văn sông Thu Bồn. Hạ lưu sông Thu Bồn, đoạn qua thành phố Hội An gọi là sông Hội An. Từ trong lịch sử địa hình luôn bị biến đổi bởi phù sa và sự dịch chuyển của cồn cát rộng lớn ven biển. Với sự biến đổi khí hậu mang tính toàn cầu thì ảnh hưởng của thiên tai càng nghiêm trọng hơn. Khu vực ven sông luôn chịu tác động của lũ lụt, ven biển chịu xâm thực mạnh của thuỷ triều. Nói chung, dòng chảy tương đối điều hoà nhưng do lưu tốc nhỏ là nguyên nhân gây bồi cạn trong sông, về mùa khô có những đoạn sông bị cạn, nước bị nhiễm mặn. Mặt khác, theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Nam 5 năm 2006 đến 2010, tổng diện tích đã thu hồi để phục vụ cho các dự án thủy điện vừa và nhỏ và các công trình phụ trợ khác có liên quan là 12.973ha, trong đó có 4.744ha là đất lâm nghiệp có rừng. Điều đặc biệt đáng nói là hầu hết diện tích rừng nhường chỗ cho các công trình thủy điện đều thuộc loại rừng phòng hộ xung yếu, là nơi hình thành và duy trì tính ổn định của các con sông lớn thuộc hệ thống sông Vu Gia Thu Bồn. Mất rừng do phát triển thủy điện, cùng với những thay đổi về thời tiết, khí hậu trong những năm gần đây, đang làm cho tài nguyên nước mặt vùng đồng bằng ven biển Quảng Nam diễn biến theo chiều hướng bất lợi như suy giảm trữ lượng, 2 tăng phạm vi và mức độ nhiễm mặn trong mùa cạn, cường độ và tần suất lũ gia tăng trong mùa mưa bão. Bên cạnh đó, trong những năm qua, kinh tế xã hội, đặc biệt là du lịch, thành phố Hội An có những bước phát triển nhanh kéo theo tốc độ đô thị hoá tăng nhanh làm cho công tác quy hoạch xây dựng, quản lý quy hoạch và đầu tư chưa theo kịp tình hình phát triển và vấn đề về bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức đang dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt tại nhánh sông Hội An (nhánh hạ lưu sông Thu Bồn theo trục Đông - Tây), sông Đế Võng (nhánh sông Thu Bồn theo trục Bắc - Nam) do nước thải sinh hoạt, nước thải từ khu công nghiệp, làng nghề nước và hồi quy từ sản xuất nông nghiệp. Từ những nhu cầu thực tiễn nêu trên, cho thấy đề tài “Nghiên cứu đánh giá tài nguyên môi trường nước mặt thành phố Hội An và đề xuất giải pháp phát triển bền vững” là rất cần thiết, luận văn sẽ đưa ra cái nhìn toàn diện về tình hình quản lý chất lượng nước mặt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và du lịch bền vững, đặc biệt là du lịch sông nước, du lịch văn hóa và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ đáp ứng yêu cầu của PTBV. II. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu đánh giá được hiện trạng tài nguyên môi trường nước mặt thành phố Hội An, xác định các vấn đề môi trường cần ưu tiên giải quyết. - Đề xuất được các giải pháp quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường nước mặt cho phát triển bền vững thành phố Hội An. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: luận văn chỉ tập trung nghiên cứu tài nguyên môi trường nước mặt, đối với nước ngầm sẽ không đi sâu nghiên cứu mà chỉ xem xét trong mối liên quan với tài nguyên môi trường nước mặt. - Phạm vi nghiên cứu: tài nguyên và môi trường nước mặt thành phố Hội An. IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu IV.1. Cách tiếp cận 3 1) Tiếp cận tổng hợp: tiếp cận tổng hợp trong phân tích đánh giá hiện trạng tài nguyên và môi trường nước mặt của khu vực TP Hội An cũng như trong nghiên cứu đề xuất các giải pháp. 2) Tiếp cận PTBV: tiếp cận khái niệm và các tiêu chí/điều kiện của PTBV áp dụng cho TP Hội An để thực hiện nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cho PTBV kinh tế - xã hội và du lịch bền vững của Thành phố. 3) Tiếp cận thực tế: đi khảo sát, nghiên cứu, thu thập các số liệu về những vùng thường xuyên ngập lũ, vùng có nguy cơ bị cạn kiệt dòng chảy, vùng có dấu hiệu ô nhiễm môi trường nước mặt. 4) Tiếp cận hệ thống: tiếp cận, tìm hiểu, phân tích hệ thống từ tổng thể đến chi tiết, đầy đủ và hệ thống đối với tài nguyên và môi trường nước mặt TP Hội An. 5) Tiếp cận có sự tham gia: tiếp cận có sự tham gia của những người hưởng lợi và các bên liên quan về bảo vệ tài nguyên nước mặt của TP Hội An. IV.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: 1) Phương pháp thống kê, tổng hợp: phân tích tổng hợp những thông tin số liệu thu thập làm cơ sở cho các nghiên cứu chuyên sâu của luận văn. 2) Phương pháp điều tra, phỏng vấn, khảo sát tại thực địa: đi thực địa để thu thập thông tin số liệu tại hiện trường, tìm hiểu tình hình thực tế của khu đô thị Hội An và xác định những vấn đề bức xúc cần giải quyết. 3) Phương pháp phân tích hệ thống: để phân tích bài toán và nghiên cứu đề xuất các giải pháp đề xuất trong luận văn. 4) Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến của các chuyên gia về kết quả phân tích, đánh giá và những giải pháp đã được đề xuất trong kết quả nghiên cứu. V. Những kết quả đạt được Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả đã tổng hợp, phân tích và có những đánh giá cơ bản về tình hình quản lý trữ lượng và chất lượng nước mặt thành phố Hội An, các kết quả đạt được của luậṇ văn như sau: - Đánh giá được hiện trạng tài nguyên nước mặt thành phố Hội An: đánh giá 4 được tiềm năng, trữ lượng và chất lượng của tài nguyên nước mặt khu vực nghiên cứu. - Đánh giá và dự báo được xu thế biến đổi số lượng và chất lượng nguồn tài nguyên nước mặt TP Hội An: trên cơ sở các thông tin về hiện trạng và các quy hoạch/kế hoạch phát triển kinh tế, du lịch, công nghiệp, biến đổi khí hậu trong tương lai của TP Hội An; đánh giá những tác động môi trường và dự báo xu thế biến đổi trữ lượng và chất lượng tài nguyên nước mặt khu vực TP Hội An. - Đánh giá những tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý tài nguyên môi trường nước mặt tại khu vực TP Hội An. - Đề xuất các giải pháp chính để phục hồi và bảo vệ tài nguyên môi trường nước mặt; nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp quản lý tài nguyên nước; thúc đẩy phát triển TP Hội An theo hướng bền vững, gắn liền với bảo vệ môi trường nước và duy trì cảnh quan sinh thái tự nhiên hiện có. VI. Cấu trúc của luận văn Luận văn được trình bày trong 89 trang đánh máy khổ A4, được viết trong 3 chương sau ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị: - Chương 1: Giới thiệu thành phố Hội An và yêu cầu bảo vệ tài nguyên môi trường nước cho PTBV kinh tế - xã hội. - Chương 2: Đánh giá hiện trạng tài nguyên môi trường nước mặt thành phố Hội An và xác định những vấn đề bức xúc cần nghiên cứu giải quyết. - Chương 3: Nghiên cứu đề xuất giải pháp PTBV tài nguyên môi trường nước mặt thành phố Hội An. 5 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU THÀNH PHỐ HỘI AN VÀ YÊU CẦU BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG NƯỚC CHO PTBV KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1. TỔNG QUAN VỀ PTBV CÁC KHU VỰC ĐÔ THỊ, LIÊN HỆ VỚI KHU VỰC TP HỘI AN 1.1.1. Tổng quan về PTBV và vấn đề thực hiện PTBV trên Thế giới và ở Việt Nam Khái niệm "phát triển bền vững" xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, trong Báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, "phát triển bền vững" được định nghĩa "là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau" [2]. Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định "phát triển bền vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống [2]. Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử. 6 Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển được tổ chức năm 1992 ở Rio de Janeiro (Braxin), 179 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21. Hội nghị khuyến nghị từng nước căn cứ vào điều kiện và đặc điểm cụ thể để xây dựng Chương trình nghị sự 21 ở cấp quốc gia, cấp ngành và địa phương. Mười năm sau, tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức năm 2002 ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi), 166 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Bản Tuyên bố Johannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện về phát triển bền vững. Hội nghị đã khẳng định lại các nguyên tắc đã đề ra trước đây và tiếp tục cam kết thực hiện đầy đủ Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững [2]. Việt Nam tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển tại Rio de Janeiro, Brazin năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững ở Johannesburg, Nam Phi năm 2002, đã ký Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển, Chương trình nghị sự 21 toàn cầu, đồng thời cam kết thực hiện phát triển bền vững. Trong 20 năm thực hiện phát triển bền vững đất nước, nhất là sau khi Định hướng chiến lược phát triển bền vững (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) được ban hành ngày 17 tháng 8 năm 2004, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Bên cạnh đó, công cuộc thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, thách thức. Theo Báo cáo “Thực hiện Phát triển bền vững ở Việt Nam” năm 2012, trong những năm qua, nhất là sau khi ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong cả ba trụ cột về kinh tế, xã hội và môi trường của PTBV và đã được tổng kết trong các Hội nghị Phát triển bền vững toàn quốc lần thứ nhất (12/2004), lần thứ hai (5/2006) và lần thứ ba (1/2011) [3], cụ thể: 7 Về kinh tế: Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong số các nước đang phát triển đã đạt được những thành tựu nổi bật trong cải cách kinh tế hướng tới tăng trưởng và giảm nghèo. Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm đạt 7,85% trong giai đoạn 2000 - 2008. Quy mô của nền kinh tế và năng lực sản xuất các ngành đều tăng. GDP bình quân đầu người năm 2011 là trên 1200 đô la Mỹ, tăng gấp 3 lần so với năm 2000. Việt Nam đã từ vị trí nhóm nước nghèo bước sang nhóm nước có mức thu nhập trung bình. Về xã hội: Công tác xoá đói giảm nghèo, dân số, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân, giáo dục - đào tạo và tạo việc làm cho người lao động đều đạt được những thành tựu bước đầu đáng khích lệ. An sinh xã hội được chú trọng nhằm đảm bảo ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, đặc biệt trong tình hình lạm phát cao, nhiều thiên tai. Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học theo chuẩn phổ cập của quốc gia vào năm 2000. Tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ 28,9% năm 2002 xuống còn 9,45% năm 2010, bình quân cả nước mỗi năm giảm 2% số hộ nghèo. Chỉ số bình đẳng giới của Việt Nam khá cao so với các quốc gia có cùng mức độ phát triển và thu nhập. Chỉ số phát triển con người (HDI) cũng được cải thiện qua các năm. Về môi trường: Hệ thống chính sách, pháp luật về BVMT đã được xây dựng khá đầy đủ và toàn diện. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương đã từng bước được kiện toàn và đi vào hoạt động ổn định. Kinh phí cho công tác BVMT đã được tăng cường. Nhiều nội dung về phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Việc lồng ghép các vấn đề về môi trường từ giai đoạn lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và giai đoạn chuẩn bị đầu tư các dự án đã góp phần hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 1.1.2. Phát triển bền vững đối với các khu vực đô thị Phát triển bền vững đô thị là tư duy mới về quá trình đô thị hóa được diễn giải trên cơ sở duy trì những hiểu biết về kinh tế, văn hóa và bảo vệ môi trường. 8 Phát triển đô thị bền vững, một yêu cầu chiến lược trong quá trình đô thị hóa tại Việt Nam. Theo các nhà sinh thái phát triển đô thị bền vững cần đảm bảo các tiêu chí: (1) Phát triển nhà ở theo chiều cao để tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu và mặt bằng; (2) Bảo tồn địa hình địa mạo tự nhiên; (3) Tránh xây dựng thành phố trong thung lũng vì đất ở đấy phì nhiêu và dễ lở; (4) Bảo vệ và phát triển cây xanh đô thị; (5) Khuyến khích tiết kiệm nước; (6) Hạn chế sử dụng phương tiện di chuyển có động cơ; (7) Tái sinh vật liệu phế thải. Các nhà nghiên cứu và quản lý lại có quan điểm: (1) Lấy chỉ tiêu HDI để đánh giá đô thị chứ không dựa vào quy mô dân số, kinh tế hay xây dựng như trước đây; (2) Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị; (3) Sự phối hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá và quản lý. Về cơ bản phát triển bền vững đô thị cần tập trung giải quyết các vấn đề: (1) Phát triển kinh tế đô thị ổn định, tạo công ăn việc làm cho người dân đô thị, đặc biệt cho người có thu nhập thấp và người nghèo đô thị; (2) Đảm bảo đời sống vật chất văn hóa tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, đảm bảo công bằng xã hội; (3) Tôn tạo, gìn giữ và bảo vệ môi trường đô thị xanh, sạch, đẹp với đầy đủ ý nghĩa vật thể và phi vật thể đô thị. 1.1.3. PTBV thành phố Hội An, yêu cầu, những khó khăn và thách thức Hội An là một Di sản văn hoá Thế giới, với trên một nghìn di tích kiến trúc văn hoá nghệ thuật, là tài sản quý giá của Quốc gia và Quốc tế. Cùng với yếu tố chủ thể là con người, Hội An còn có nhiều cảnh đẹp, địa hình được vây bọc bởi biển và sông từ phía Đông Bắc đến Đông, Đông Nam và Nam. Hình thể đất liền là các đồi cát theo hướng Tây Bắc xuôi dần xuống, vùng đồng ruộng theo hướng Đông Nam rồi ra cửa biển (Cửa Đại). Hệ sinh thái đa dạng thuộc vùng hạ lưu sông Thu Bồn, rừng ngập mặn Cẩm Thanh, khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Tuy nhiên, Hội An đã tiềm ẩn các dự án ở cấp độ khác nhau chất chứa những nguy cơ và thách thức: sự mất dần nguyên bản giá trị lịch sử của đô thị cổ, thiên nhiên bị phá huỷ, Hội An bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi biến đổi khí hậu, hệ trầm 9 tích và sinh thái ngập mặn bị san bằng, đất nông nghiệp bị lấn chiếm, xa lộ băng ngang thành phố, cộng đồng cư dân bị chia cắt bởi giao thông xe cộ, điều này có thể không diễn ra nhanh chóng để chúng ta nhận biết ngay. Khả năng nghiêm trọng là sự trộn lẫn Di sản văn hoá vào những đô thị lớn mang tính toàn cầu đang mọc lên xung quanh với một tốc độ đáng kinh ngạc. Hội An rất cần những giải pháp mới có nhiều đổi mới cho quy hoạch trong thời gian tới đây, ví như làm sao bảo tồn và duy trì hoạt động của khu phố Cổ, làm sao không đô thị hoá vùng sinh thái đặc thù mà vẫn phát triển kinh tế, giải pháp giao thông nào để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo chức năng vận tải mà không cắt chia đô thị, làm sao đem lại môi trường kinh tế tương đồng cho các vùng dân cư. Mọi người đều mong muốn một hướng quy hoạch vừa ổn định vừa mạnh mẽ, năng động, vừa truyền thống vừa hiện đại, kiến trúc mới hài hoà với kiến trúc cũ, một lối quy hoạch đa dạng và phát triển bền vững. Do vậy, cấu trúc phát triển đô thị Hội An đã được lựa chọn chính là sự kết tụ của môi trường thiên nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường kinh tế-văn hoá-xã hội, hướng tới sự phát triển bền vững. 1.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TP HỘI AN VÀ YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO PTBV 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của TP Hội An Hội An là vùng cửa sông - ven biển và là nơi hội tụ của các con sông lớn của xứ Quảng: sông Thu Bồn - Vu Gia theo trục Đông – Tây (đoạn sông Thu Bồn chảy qua địa phận TP Hội An được gọi là sông Hội An với chiều dài qua là 8,5km), sông Đế Võng theo trục Bắc – Nam với chiều dài khoảng 9km. Các nhánh sông Hội An, Đế Võng hợp lưu với nhau trước khi đổ ra biển Đông qua Cửa Đại. Nhờ những dòng sông này, từ Hội An ngược nguồn sông Thu Bồn lên các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Đại Lộc... Ngoài ra, từ Cửa Đại đến đảo Cù Lao Chàm bằng đường biển có thể vươn đến mọi miền đất nước và cả thế giới. Trục lộ ven biển từ Sơn Trà vào Cẩm An, qua Cẩm Thanh vượt cầu Cửa Đại vào các huyện phía Nam của tỉnh Quảng Nam, cùng với tỉnh lộ 607 đi Non 10 Nước - Đà Nẵng và tỉnh lộ 608 đi Vĩnh Điện - Quốc lộ 1A là các tuyến giao thông đường bộ chủ yếu nối TP Hội An với các vùng trong và ngoài tỉnh. Trong những năm qua, kinh tế xã hội thành phố Hội An có những bước phát triển nhanh kéo theo tốc độ đô thị hoá tăng nhanh làm cho công tác quy hoạch xây dựng, quản lý quy hoạch và đầu tư chưa theo kịp tình hình phát triển. Đồng thời sự phát triển của các thành phố huyện lỵ lân cận tác động rất lớn đến định hướng phát triển đô thị trong thời gian tới. Do vậy, Hội An cần có những thay đổi so với quy hoạch định hướng trước đây để phù hợp với giai đoạn mới. 1.2.2. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý TP Hội An nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn, được giới hạn bởi tọa độ từ 15o15’26” đến 15o55’15” vĩ độ Bắc và từ 108o17’08” đến 108o23’10” kinh độ Đông; cách quốc lộ 1A khoảng 9km về phía Đông, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 25km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50km về phía Đông Bắc. Ranh giới hành chính của thành phố Hội An như sau: - Phía Bắc giáp huyện Điện Bàn - Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên - Phía Đông giáp Biển Đông - Phía Tây giáp huyện Điện Bàn. Phần đất liền của thành phố có hình thể gần giống như một hình thang cân, đáy là phía Nam giáp huyện Duy Xuyên với ranh giới chung là sông Thu Bồn, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Điện Bàn, phía Đông là bờ biển dài 7km. Cách đất liền 18km là cụm đảo Cù Lao Chàm, bao gồm nhiều hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Ông, Hòn Tai, Hòn Lá, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con với diện tích chiếm một phần tư thành phố Hội An. Tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố là 6.171,25ha, phần diện tích đất liền 4.850ha chiếm 73,50% (trong đó diện tích đất 3.669ha và diện tích mặt nước 1.180,3ha), diện tích hải đảo 1.654ha chiếm 26,50%.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất