Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm nước và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ chất lượng ...

Tài liệu Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm nước và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước khu vực thượng lưu sông kiến giang đoạn chảy qua thành phố thái bình

.PDF
219
171
61

Mô tả:

ssBỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI NGUYỄN QUỲNH TRANG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC KHU VỰC THƯỢNG LƯU SÔNG KIẾN GIANG ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội – 2015 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI NGUYỄN QUỲNH TRANG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC KHU VỰC THƯỢNG LƯU SÔNG KIẾN GIANG ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI BÌNH Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 60-85-02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Văn Thắng Hà Nội - 2015 LỜI CẢM ƠN Luận văn “Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm nước và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước khu vực thượng lưu sông Kiến Giang đoạn chảy qua Thành phố Thái Bình” được hoàn thành ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tác giả còn được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô, cơ quan, bạn bè và gia đình. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS-TS Nguyễn Văn Thắng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, quan tâm theo dõi, gợi ý các ý tưởng khoa học và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình điều tra thu thập tài liệu cho luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Môi trường- Trường Đại học Thuỷ Lợi đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, cũng như quá trình thực hiện luận văn này. Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, tập thể lớp cao học K20MT động viên tác giả rất nhiều trong suốt thời gian hoàn thành luận văn. XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN! Hà nội, tháng 3/2015 Tác giả Nguyễn Quỳnh Trang LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Nguyễn Quỳnh Trang Mã số học viên: 128440301015 Lớp: 20MT Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60-85-02 Khóa học: K20 (2011 - 2014) Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Thắng với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm nước và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước khu vực thượng lưu sông Kiến Giang đoạn chảy qua Thành phố Thái Bình”. Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây, do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn. Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định./. Hà nội, tháng 3/2015 NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Nguyễn Quỳnh Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường CCN : Cụm công nghiệp CLN : Chất lượng nước CN : Công nghiệp CP : Chính phủ HTTL : Hệ thống thủy lợi KCN : Khu công nghiệp KTXH : Kinh tế xã hội NĐ : Nghị định NN : Nông nghiệp NN&PTNT : Nông nghiệp & phát triển nông thôn NSTP : Nông sản thực phẩm NTSH : Nước thải sinh hoạt PTTNN : Phát triển tài nguyên nước QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QĐ : Quy định QH : Quy hoạch TCVN : Tiêu chuẩn Việt nam TCCP : Tiêu chuẩn cho phép TNN : Tài nguyên nước TP : Thành phố TT : Thông tư TNMT : Tài nguyên và Môi trường XLNT : Xử lý nước thải UBND : Ủy ban nhân dân WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận 4.2 Phương pháp nghiên cứu 5. Cấu trúc của luận văn CHƯƠNG I GIỚI THIỆU KHU VỰC VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU 1.1. Vài nét về ô nhiễm nước các sông chảy qua các thành phố, thị trấn 1.2. Giới thiệu về khu vực nghiên cứu 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 1.2.2. Tình hình Kinh tế - xã hội. 1.3. Tổng quan các nghiên cứu về ô nhiễm nước tại sông Kiến Giang 1.4 Những nội dung nghiên cứu chủ yếu của luận văn 1.5. Kết luận chương 1 1 1 1 2 2 2 2 3 4 4 4 7 7 11 12 13 13 CHƯƠNG 2 15 NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ Ô NHIỄM NƯỚC THƯỢNG LƯU SÔNG KIẾN GIANG 15 2.1. Giới thiệu chung 15 2.2. Các nguồn gây ô nhiễm nước và ước tính tải lượng chất ô nhiễm 16 2.2.1 Xác định các nguồn gây ô nhiễm nước 16 2.2.2. Tính toán tải lượng các chất gây ô nhiễm 21 2.3. Đánh giá chất lượng nước đoạn sông nghiên cứu đựa theo theo số liệu quan trắc chất lượng nước 36 2.3.1. Đánh giá chất lượng nước theo tiêu chuẩn Việt Nam. 36 2.3.2. Đánh giá chất lượng nước theo chỉ tiêu WQI 46 2.4. Đánh giá khả năng tự làm sạch, khả năng khả năng tiếp nhận nước thải của đoạn sông nghiên cứu 53 2.4.1. Đánh giá khả năng tự làm sạch 53 2.4.2. Khả năng tiếp nhận nước thải của đoạn sông 54 2.5. Kết luận chương 2 58 CHƯƠNG 3 59 NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THƯỢNG LƯU SÔNG KIẾN GIANG 59 3.1. Đánh giá chung về quản lý và bảo vệ chất lượng nước 59 3.1.1. Về tổ chức bộ máy 59 3.1.2. Về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường 59 3.1.3. Công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 60 3.1.4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường 60 3.2. Dự báo lượng nước thải và tải lượng chất gây ô nhiễm đến năm 2010 61 3.2.1. Giới thiệu sơ lược về Quyết định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020. 61 3.2.2. Dự báo lượng nước thải và tải lượng chất gây ô nhiễm đến năm 2010 62 3.3. Dự báo biến đổi tải lượng chất ô nhiễm theo các kịch bản quản lý và bảo vệ môi trường nước 67 3.4. Đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước cho đoạn sông 70 3.4.1. Tổng hợp về nguyên nhân ô nhiễm nước 70 3.4.2. Cơ sở đề xuất các giải pháp 71 3.4.3. Đề xuất giải pháp tổng thể quản lý bảo vệ tài nguyên nước mặt 71 3.4.4. Các giải pháp nâng cao khả năng tự làm sạch của nguồn nước 72 3.4.5. Các giải pháp quản lý bảo vệ chất lượng nguồn nước, hạn chế ô nhiễm nước. 73 3.4.6. Các biện pháp quản lý về môi trường 80 3.5. Kết luận chương 3 82 1. KẾT LUẬN 83 2. KIẾN NGHỊ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Dân số tỉnh Thái Bình 11 Bảng 2.1. Các KCN, CCN trong khu vực nghiên cứu 20 Bảng 2.2 . Diện tích và dân số của các LVNL chảy vào các đoạn sông 23 Bảng 2.3: Lưu lượng nước thải sinh hoạt của các lưu vực 25 Bảng 2.4: Giá trị nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi đã qua xử lý bằng bể tự hoại hoặc không qua xử lý 25 Bảng 2.5. Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt các lưu vực nhập lưu 26 Bảng 2.6. Nồng độ chất các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp theo nhóm ngành nghề sản xuất. 28 Bảng 2.7. Lưu lượng nước thải, tải lượng chất ô nhiễm công nghiệp của các KCN, CCN tập trung 28 Bảng 2.8. Lưu lượng nước thải công nghiệp của các cơ sở phân tán 30 Bảng 2.9: Nồng độ các chất ô nhiễm lựa chọn tính toán cho các LVNL 30 Bảng 2.10. Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp của các cơ sở phân tán các lưu vực bộ phận 31 Bảng 2.11: Tổng tải lượng các chất ô nhiệm do nước thải công nghiệp 32 Bảng 2.12: Lượng nước thải chăn nuôi của các lưu vực nhập lưu 33 Bảng 2.13: Giá trị nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi 33 Bảng 2.14. Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải chăn nuôi 34 Bảng 2.15. Tổng tải lượng các chất ô nhiễm trên các LVNL 35 Bảng 2.16: Áp lực ô nhiễm do các chất ô nhiễm trên các lưu vực nhập lưu địa phương của khu vực nghiên cứu 35 Bảng 2.17. Tổng hợp các điểm quan trắc chất lượng nước 37 Bảng 2.18: Các thông số phân tích đánh giá 39 Bảng 2.19: Số liệu đo đạc đợt 1 (tháng 3) 39 Bảng 2.20: Số liệu đo đạc đợt 4 (tháng 11) 39 Bảng 2.21: Số liệu đo đạc đợt 2 (tháng 5) 41 Bảng 2.22: Số liệu đo đạc đợt 3 (tháng 8) 41 48 Bảng 2.22. Bảng quy định các giá trị q i , BP i Bảng 2.24: Số liệu cho tính WQI tại các vị trí quan trắc 49 Bảng 2.25: Kết quả WQI si của các thông số BOD 5 , COD, N-NH 4 , P-PO 4 , TSS, độ đục, Tổng coliform 50 51 Bảng 2.26. Bảng quy định các giá trị PB i và qi đối với DO % bão hòa Bảng 2.27: Giá trị WQI đối với thông số DO 51 Bảng 2.28. WQI tại các vị trí tính toán 51 Bảng 2.29. Kết quả đánh giá mức chất lượng nước tại các vị trí quan trắc 52 Bảng 3.1: Dân số của các LVNL dự báo đến năm 2020 62 Bảng 3.2. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt dự báo đến năm 2020 63 Bảng 3.3: Tải lượng các chất ô nhiễm trong các KCN,CCN dự báo đến năm 2020 63 Bảng 3.4:Tải lượng các chất ô nhiễm đối với các cơ sở phân tán dự báo đến năm 2020 64 Bảng 3.5: Tải lượng các chất ô nhiễm trong công nghiệp dự báo đến năm 2020 65 Bảng 3.6: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi dự báo đến năm 2020 66 Bảng 3.7: Tổng hợp tải lượng các chất ô nhiễm dự báo đến năm 2020 66 Bảng 3.8: Nồng độ các chất ô nhiễm trong QCVN 40:2011/BTNMT 67 Bảng 3.9: Nồng độ các chất ô nhiễm trong QCVN 14:2008/BTNMT 68 Bảng 3.10: Tải lượng các chất ô nhiễm còn lại theo PA1 68 Bảng 3.11: Tải lượng các schất ô nhiễm còn lại theo PA2 69 Bảng 3.12: Tải lượng các chất ô nhiễm còn lại theo PA3 69 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu 8 Hình 2.1: Sơ đồ phân chia lưu vực nhập lưu 22 Hình 2.2: Tải lượng các chất ô nhiễm có trong NTSH các LVNL 26 Hình 2.3: Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải chăn nuôi 34 Hình 2.4: Vị trí các điểm trắc 38 Hình 2.5: Sự biến đổi COD trong sông Kiến Giang qua các đợt quan trắc 44 Hình 2.6: Sự biến đổi BOD trong sông Kiến Giang qua các đợt quan trắc 45 Hình 2.7: Sự biến đổi TSS trong sông Kiến Giang qua các đợt quan trắc 45 + 46 Hình 2.8: Sự biến đổi NH 4 trong sông Kiến Giang qua các đợt quan trắc 346 Hình 2.9: Sự biến đổi PO 4 trong sông Kiến Giang qua các đợt quan trắc Hình 2.10: Quá trình đánh giá sơ bộ nguồn nước tiếp nhận nước thải 55 Hình 2.11: Đánh giá chi tiết khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước 56 Hình 3.1: Sơ họa mặt cắt sông và sự bồi lắng của đoạn sông từ cống Tân Đệ đến cầu Phúc Khánh 72 Hình 3.2: Sơ họa mặt cắt sông và sự bồi lắng của đoạn sông từ cầu Phúc Khánh đến đập Cổ Ninh 73 Hình 3.3: Sơ đồ thoát nước thải đề xuất 77 Hình 3.4: Sơ đồ xử lý nước thải được đề xuất 79 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và vành đai kinh tế ven Vịnh Bắc Bộ, có đường biển và hệ thống sông ngòi thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Thành phố Thái Bình là trung tâm kinh tế của cả tỉnh với 03 Khu công nghiệp Phúc Khánh, Sông Trà và Nguyễn Đức Cảnh, trong đó chỉ có 02 Khu công nghiệp là Phúc Khánh và Nguyễn Đức Cảnh có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung theo quy định. Ngoài ra Thành phố Thái Bình nước mưa, nước thải sinh hoạt (khoảng 35.000m3/ ngày đêm) chưa được xử lý hòa với nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ nằm xen cài trong khu dân cư thoát chung vào hệ thống nước mưa và đổ ra các thủy vực tiếp nhận dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước mặt của các sông Bạch, Vĩnh Trà, Bồ Xuyên, Sông 3/2… Các sông này đều bị ô nhiễm các chất hữu cơ, thường xuyên bốc mùi hôi thối ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe người dân và mỹ quan đô thị. Sông Kiến Giang là một sông tưới tiêu nước của hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình, nhận nước từ sông Hồng qua trạm bơm Tân Đệ để tưới cho các huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải thuộc Nam Thái Bình. Sông Kiến Giang ở thượng lưu bị tác động các nguồn nước thải sinh hoạt và công nghiệp của thị trấn Vũ Thư và TP Thái Bình nên đã bị ô nhiễm tương đối nặng nhất là đọan từ ngã ba Phúc Khánh đến đập Cổ Ninh đang gây ảnh hưởng xấu đến dân cư và phát triển KTXH các khu vực này đòi hỏi phải có giải pháp quản lý kiểm soát. Từ thực tiễn nêu trên, luận văn đã chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm nước và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước khu vực thượng lưu sông Kiến Giang đoạn chảy qua thành phố Thái Bình” để tiến hành nghiên cứu nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện về tình hình ô nhiễm nước và đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước cho khu vưc này một cách hiệu quả. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu đánh giá được hiện trạng ô nhiễm nguồn nước xác định nguyên 2 nhân và vấn đề môi trường cần ưu tiên giải quyết. - Đề xuất được các giải pháp quản lý bảo vệ môi trường nước khu vực thượng lưu sông Kiến Giang đoạn chảy qua Thành phố Thái Bình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Chất lượng nước mặt khu vực thượng lưu sông Kiến Giang. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi vùng nghiên cứu là đoạn thượng lưu sông Kiến Giang từ cống Tân Đệ đến đập Cổ Ninh trong đó tập trung chủ yếu đoạn chảy qua TP Thái Bình. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận 1) Tiếp cận tổng hợp: tiếp cận tổng hợp trong phân tích đánh giá hiện trạng tài nguyên và môi trường nước mặt của khu vực cũng như trong nghiên cứu đề xuất các giải pháp. 3) Tiếp cận thực tế: đi khảo sát, nghiên cứu, thu thập các số liệu về những vùng thường xuyên ngập lũ, vùng có nguy cơ bị cạn kiệt dòng chảy, vùng có dấu hiệu ô nhiễm môi trường nước mặt. 4) Tiếp cận hệ thống: tiếp cận, tìm hiểu, phân tích hệ thống từ tổng thể đến chi tiết, đầy đủ và hệ thống đối với tài nguyên và môi trường nước mặt khu vực nghiên cứu. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: 1) Phương pháp thống kê, tổng hợp: phân tích tổng hợp những thông tin số liệu thu thập làm cơ sở cho các nghiên cứu chuyên sâu của luận văn. 2) Phương pháp điều tra, phỏng vấn, khảo sát tại thực địa: đi thực địa để thu thập thông tin số liệu tại hiện trường, tìm hiểu tình hình thực tế của khu vực nghiên cứu và xác định những vấn đề bức xúc cần giải quyết. 3) Phương pháp phân tích hệ thống: để phân tích bài toán và nghiên cứu đề xuất các giải pháp đề xuất trong luận văn. 3 5. Cấu trúc của luận văn Luận văn được trình bày trong 83 trang đánh máy khổ A4, được viết trong 3 chương sau ngoài phần mở đầu, kết luận: - Chương 1: Giới thiệu khu vực và yêu cầu nghiên cứu. - Chương 2: Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước và ô nhiễm nước thượng lưu sông Kiến Giang. - Chương 3: Nghiên cứu các giải pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước của thượng lưu sông Kiến Giang. 4 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU KHU VỰC VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU 1.1. Vài nét về ô nhiễm nước các sông chảy qua các thành phố, thị trấn Việt Nam có mạng sông lưới sông ngòi dày đặc, trong đó có 13 hệ thống sông lớn có diện tích trên 10.000km2. Tài nguyên nước mặt tương đối phong phú, chiếm khoảng 20% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới. Đây là nguồn tài nguyên quý giá, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, nước mặt ở Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó đáng kể nhất là các dòng sông bị suy kiệt và ô nhiễm trên diện rộng đặc biệt là các dòng sông chảy qua các khu đô thị, các thị trấn, thành phố là trung tâm kinh tế xã hội. Các đoạn sông chảy qua các khu đô thị, khu vực tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tập trung đông dân cư, sau khi tiếp nhật nước thải chưa qua xử lý của các đô thị và của các cơ sở sản xuất thì chất lượng nước bị giảm sút đáng kể. Theo kết quả quan trắc các hệ thống sông chính trên cả nước, nhiều chất ô nhiễm trong nước có nồng độ vượt quá quy chuẩn cho phép dao động từ 1,5 đến 3 lần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của dân cư và làm mất mỹ quan các khu vực như sông Nhuệ - Đaý, sông Cầu, sông Đồng Nai – Sài Gòn. Môi trường nước mặt của LVS Nhuệ - Đáy đang chịu sự tác động mạnh của nước thải sinh hoạt và các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề và nuôi trồng thủy sản trong khu vực. Chất lượng nước của nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là đoạn sông chảy qua thành phố nơi tập trung dân cư và các hoạt động công nghiệp. - Sông Nhuệ tại khu vực đầu nguồn (sau khi nhận nước sông Hồng), nước sông hầu như không bị ô nhiễm. Đoạn sông chảy qua khu vực Hà Đông (Phúc La) bắt đầu bị ô nhiễm chủ yếu do nước thải sinh hoạt của quận Hà Đông và nước thải sản xuất của các cơ sở sản xuất và làng nghề trong khu 5 vực. Sau khi tiếp nhận nước thải của sông Tô Lịch, nước sông Nhuệ đã bị ô nhiễm nặng. Nước thải sông Tô lịch nguồn tiếp nhận nước thải chính của toàn bộ các quận nội thành Hà Nội là nguyên nhân chính gây ô nhiễm cho sông Nhuệ. - Sông Đáy bị ô nhiễm ở mức nhẹ hơn sông Nhuệ và ô nhiễm mang tính cục bộ. Một số nơi chịu ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt, một số nơi khác chịu ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp của thành phố Phủ Lý dồn xuống, một số khu vực nhận nước thải của Hà Đông và hợp lưu với sông Nhuệ nên nước sông Đáy bị ô nhiễm đáng kể. Sông Cầu đoạn qua tỉnh Bắc Kạn có dấu hiệu ô nhiễm, khi chảy qua thành phố Thái Nguyên, mức độ ô nhiễm gia tăng đáng kể do chịu tác động của các hoạt động sản xuất công nghiệp và khai thác khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên. LV hệ thống sông Đồng Nai trải rộng trên địa bàn nhiều tỉnh, lưu vực hệ thống sông Đồng Nai chịu ảnh hưởng mạnh của nhiều nguồn tác động trên toàn lưu vực. Vấn đề ô nhiễm môi trường LVS Đồng nai chủ yếu do hoạt động phát triển các ngành công nghiệp gây ra, ô nhiễm nước mặt tập trung chủ yếu dọc các sông chảy qua các tỉnh thuộc vùng trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội phía Nam là nơi tập trung nhiều KCN và các đô thị. - Sông Đồng Nai đoạn đến từ nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại đã bắt đầu bị ô nhiễm hưu cơ, đặc biệt đoạn sông chảy qua thành phố Biên Hòa. Một số đoạn sông bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải của các KCN như sông Thị Vải. - Sông Sài Gòn cũng bắt đầu bị ô nhiễm hữu cơ và ô nhiễm vi sinh từ khu vực sông Thị Tính và tăng dần về phía hạ lưu. Nước sông Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh nguyên nhân chủ yếu là do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp từ Bình Dương theo nhánh sông Thị Tính đổ ra sông Sài Gòn ở khu vực thượng lưu. Khu vực hạ lưu thì có nguồn nước thải từ KCN Tân Quy, KCN Tân Phú Trung đổ vào rạch Bà Bếp và chảy ra sông Sài Gòn. 6 Từ thực tế trên cho thấy các dòng sông chảy qua các thành phố, thị trấn, các trung tâm kinh tế có xu thế ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung cho nên yêu cầu phải quản lý chất lượng nước là rất lớn. Tỉnh Thái Bình có sông Kiến Giang là trục tưới, tiêu chính của hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình, với đầu vào lấy nước từ sông Hồng là cống Tân đệ đi qua thị trấn Vũ Thư, thành phố Thái Bình, thị trấn Thanh Nê huyện Kiến Xương, thị trấn Tiền Hải chảy ra cống Lân trước khi chảy ra biển. Nước thải sinh hoạt của khu dân cư trong các đô thị, nước thải từ các KCN, các làng nghề, các cơ sở phân tán không được xử lý mà chảy thẳng xuống các sông, kênh tưới tiêu của hệ thống thủy lợi rồi chảy ra sống Kiến Giang làm dòng sông đã bị ô nhiễm một số đoạn tương đối nặng. Điều đó đã ảnh hưởng đến môi trường và đời sống dân cư sống tại các khu vực ven sông, vấn đề này ngày càng trở nên bức xúc nếu không có những biện pháp quản lý chất lượng nước sông một cách hiệu quả. Nhận thức được sự nghiêm trọng về mức độ ô nhiễm của các dòng sông đặc biệt là các sông lớn như sông Nhuệ - Đáy, sông Cầu, sông Đồng Nai – Sài Gòn các tỉnh đã đưa vấn đề bảo vệ và phục hồi chất lượng nước của đoạn sông vào chương trình, kế hoạch của tỉnh. Tuy nhiên việc phục hồi lại nguồn nước cho đoạn sông không phải là việc dễ dàng. Đó là một quá trình lâu dài trong đó phải thực hiện các giải pháp để điều chỉnh các hoạt động phát triển trên lưu vực, đặc biệt là các hoạt động khai thác và sử dụng nguồn nước. Để thực hiện được điều này, trên các con sông lớn Nhà nước đều có các Dự án khắc phục tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng trên các con sông. Đối với tỉnh Thái Bình, sông Kiến Giang là một trong những dòng sông lớn và quan trọng của tỉnh cũng đang bắt đầu bị ô nhiễm đặc biệt là đoạn thượng lưu sông đoạn qua thành phố Thái Bình từ Ngã ba Phúc Khánh trở đi. Từ thực tế đó lận văn đã đề xuất đề tài “Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm nước và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước khu vực thượng lưu sông Kiến Giang đoạn chảy qua thành phố Thái Bình” nhằm xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, những bức xúc cần giải 7 quyết và đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước, chất lượng môi trường sống của người dân khu vực ven sông. 1.2. Giới thiệu về khu vực nghiên cứu 1.2.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Khu vực nghiên cứu nằm trong tỉnh Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Khu vực nghiên cứu có danh giới như sau: - Phía Bắc giáp: huyện Đông Hưng - Phía Tây và Tây Nam giáp: tỉnh Nam Định và Hà Nam. - Phía Đông giáp: huyện Tiền Hải Khu vực nghiên cứu là phần lưu vực thượng lưu sông Kiến Giang thuộc địa giới của huyện Vũ Thư và Thành phố Thái Bình có diện tích tự nhiên là 262,85 km2 chiếm 17% diện tích đất đai của cả tỉnh. Huyện Vũ Thư có 29 xã và 1 thị trấn, Thành phố Thái Bình có 10 phường và 9 xã. Thành phố Thái Bình là trung tâm kinh tế - xã hội của cả tỉnh, mật độ dân số cao nhất toàn tỉnh với mật độ 2725 (người/km2). Sơ đồ khu vực nghiên cứu như hình 1.1 Sông suối Tỉnh Thái Bình có mạng lưới sông ngòi dày đặc, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp Thái Bình có 4 con sông lớn chảy qua: Phía Bắc và Đông Bắc có sông Hoá chảy qua địa phận ranh giới tỉnh có chiều dài 38 km; phía Bắc và Tây Bắc có sông Luộc chảy qua địa phận ranh giới dài 53 km; phía Nam và Tây Nam có sông Hồng chảy qua dài 77 km; giữa tỉnh có sông Trà Lý, phân nhánh của sông Hồng dài 67 km. Ngoài ra tỉnh còn có hệ thống các sông trục nằm trong đê sông, đê biển dài trên 2.820 km. 8 Hình 1.1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu Khu vực nghiên cứu có sông Kiến Giang là một sông trục tưới tiêu thuộc Hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình dài khoảng 30 km. Cửa vào của sông là cống Tân Đệ lấy nước tưới từ sông Hồng, cửa ra của sông là cống Lân chảy ra vùng ven biển thuộc tỉnh Thái Bình. Sông Kiến Giang đoạn chảy qua thị trấn Vũ Thư có các nhánh sông tưới tiêu của HTTL Nam Thái Bình như sông Kênh… Đoạn chảy qua thành phố Thái Bình có 4 sông nhánh nhỏ đổ vào là các sông là nhánh sông Bồ xuyên, sông Bạch, sông Vĩnh Trà và sông 3/2. Nguồn nước thải sinh hoạt của các khu dân cư và nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp tập trung thuộc huyện Vũ Thư và TP Thái Bình theo các sông nhánh này chảy vào sông Kiến Giang đã góp phần làm suy giảm chất lượng nước của sông Kiến Giang ở khu vực này. 9 Địa chất thổ nhưỡng Đất đai của vùng nghiên cứu có nguồn gốc do quá trình bồi tích sóng biển và lắng đọng phù sa sông Hồng và sông Thái Bình, nên hình thành các lớp đất xen kẽ, trong đó có 4 nhóm đất chính sau: - Đất cát: Bao gồm đất cát ven biển cũ và mới nằm ở phía địa hình cao, có lượng hạt thô, đặc biệt dung tích hấp thu thấp, độ keo liên kết kém, hàm lượng mùn thấp. Ngoài ra còn có cát sông do ảnh hưởng của vỡ đê, dưới tầng cát dày 2 - 3m mới thấy trầm tích biển. - Đất phù sa nhiễm mặn: Bản chất là phù sa bồi đắp nhưng nhiễm mặn theo từng thời gian đặc biệt là thành phần cơ giới nặng đến rất nặng. - Đất phèn: Đất phèn thực chất là những ổ phèn, quan sát phẫu diện đất thấy được tầng sinh phèn (Jarosite) màu vàng rơm pha lẫn trắng tựa như vỏ xỉ nằm cách mặt đất 25 - 26 cm; độ pHkcl 2,8 - 3,5; Fe2+; Al3+ di động rất cao tạo thành chua axit gọi là phèn hoạt tính. Phèn tiềm tàng không thấy có tầng Jarosite mà tầng sinh phèn màu sẫm tro, vàng xám và có nhiều xác sú vẹt chôn vùi trước đây. Phèn mặn chính là phèn nhiễm mặn. - Đất phù sa: Gồm đất ngoài đê được bồi tụ thường xuyên và trong đê không được bồi tụ do đó biến đổi theo hướng Glây hoá, loang lổ đỏ vàng Glây địa hình thấp, đỏ vàng ở địa hình cao. Đất phù sa có độ phì nhiêu thực tế hầu như được thể hiện rõ qua thâm canh khai thác. Do bồi tụ của 2 hệ thống sông là sông Hồng và sông Thái Bình hoặc 2 hệ phủ lên nhau nên chia thành nhiều loại trong đó phù sa là chủ yếu. Khí hậu, thủy văn Khí hậu Nhiệt độ: khu vực nghiên cứu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm. - Nhiệt độ trung bình hàng năm là: 23 - 240C - Nhiệt độ thấp nhất là: 40C - Nhiệt độ cao nhất là: 380C 10 - Số giờ nắng: 1.600-1.800h Độ ẩm: độ ẩm trung bình vào khoảng 85 - 90%. Gió mùa mang đến cho Thái Bình một mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hạ nóng, mưa nhiều và hai thời kỳ chuyển tiếp ngắn. Lượng mưa: tổng lượng mưa bình quân 1834 mm/năm lượng mưa cao nhất vào tháng 8, 9 trung bình 328 – 382 mm/tháng, thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, 3 trung bình 24-51mm/tháng. Thủy văn Khu vực nghiên cứu thuộc lưu vực hệ thống Thủy lợi Nam Thái Bình là hệ thống thủy lợi tương đối lớn thuộc vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ nằm kẹp giữa hai sông Trà Lý và sông Hồng. Nguồn nước tưới của hệ thống lấy từ các cống lấy nước dưới đê từ hai sông này, trong đó cống đầu mối lớn nhất lấy nước từ sông Hồng vào hệ thống là cống Tân Đệ. Sông Kiến Giang là con sông quan trọng cho việc tưới tiêu đồng ruộng phía Nam Thái Bình và là đường vận tải thủy quan trọng trong khu vực. Sông có chiều dài hơn 50km, độ rộng của sông biến đổi trong khoảng từ 40 đến 70m và độ sâu từ 3 đến 4 m. Là một sông đồng bằng nên có độ dốc tương đối bé, trong khoảng chiều dài hơn 50km, cao độ đáy sông chỉ chênh lệch không đến 1 m. Hầu hết các con sông khác trong khu vực đều có mối liên hệ với sông Kiến Giang, như sông Nguyệt lâm, Dực Dương... Chế độ dòng chảy của sông Kiến Giang phụ thuộc vào chế độ nước của hệ thống sông Hồng lấy vào hệ thống qua cống Tân Đệ và một số cống nhỏ trên sông Trà Lý và chế độ mưa trong khu vực nội đồng. Khu vực hạ lưu, của sông Kiến Giang có chịu ảnh hưởng của thủy triều khi cống Lân mở thông ra vùng ven biển để thoát lũ, tiêu úng. Có thể tóm tắt một số đặc điểm thủy hải văn chủ yếu của sông Kiến Giang như sau: - Mùa lũ: từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 75% tổng lượng nước cả năm, lớn nhất vào tháng 8. Vào mùa lũ, mực nước sông cao hơn mặt ruộng từ 2 đến 5m. - Mùa cạn: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa mực nước sông hạ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất