Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông nhuệ đáy đoạn chảy qua tỉn...

Tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông nhuệ đáy đoạn chảy qua tỉnh hà nam và đề xuất biện pháp quản lý

.PDF
111
223
57

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Luận văn “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Nhuệ Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam và đề xuất biện pháp quản lý” được hoàn thành ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tác giả còn được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô, bạn bè và gia đình. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS Nguyễn Thị Minh Hằng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, quan tâm theo dõi, gợi ý các ý tưởng khoa học và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình điều tra thu thập tài liệu cho luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Môi trường- Trường Đại học Thuỷ Lợi đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, cũng như quá trình thực hiện luận văn này. Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, tập thể lớp cao học K20MT động viên tác giả rất nhiều trong suốt thời gian hoàn thành luận văn. XIN TRÂN THÀNH CẢM ƠN! Hà Nội, tháng 3 năm 2015 Tác giả Trịnh Mai Hạnh LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Trịnh Mai Hạnh Mã số học viên: 128440301023 Lớp: 20MT Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60-85-02 Khóa học: K20 (2011 - 2014) Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Minh Hằng với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam và đề xuất biện pháp quản lý”. Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây, do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn. Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định./. Hà Nội, tháng 3 năm 2015 NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Trịnh Mai Hạnh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường BVTV : Bảo vệ thực vật CCN : Cụm công nghiệp CLN : Chất lượng nước CN : Công nghiệp HTTL : Hệ thống thủy lợi KCN : Khu công nghiệp KTXH : Kinh tế xã hội LVS : Lưu vực sông NN&PTNT : Nông nghiệp & phát triển nông thôn NSTP : Nông sản thực phẩm PTTNN : Phát triển tài nguyên nước QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QH : Quy hoạch SXKD : Sản xuất kinh doanh TCVN : Tiêu chuẩn Việt nam TTCN : Tiểu thủ công nghiệp TCCP : Tiêu chuẩn cho phép TNN : Tài nguyên nước TP : Thành phố TT : Thị trấn VLXD : Vật liệu xây dựng XLNT : Xử lý nước thải WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) WQI : Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index) MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của luận văn .................................................................................1 2. Mục đích của đề tài .............................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................................3 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .........................................................3 5. Cấu trúc luận văn ................................................................................................3 CHƯƠNG 1 ................................................................................................................4 TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG NHUỆ ĐÁY VÀ GIỚI THIỆU LƯU VỰC SÔNG NHUỆ - ĐÁY ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH HÀ NAM ..........................................................................................................4 1.1. Tổng quan hiện trạng chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy ..........4 1.2. Giới thiệu lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam .............10 1.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ..................................................................10 1.2.2. Đặc điểm KTXH....................................................................................17 1.3. Kết luận chương 1 ..........................................................................................22 CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................24 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH Ô NHIỄM NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ............................24 2.1. Đánh giá chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam………….. .....................................................................................................24 2.1.1. Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam theo tiêu chuẩn hiện hành ...........................................................24 2.1.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam theo chỉ số chất lượng nước WQI................................32 2.1.3. So sánh hai phương pháp đánh giá chất lượng nước.............................40 2.2. Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam .................................................................................................................41 2.2.1. Nguồn gây ô nhiễm do nước thải từ TP Hà Nội đổ về qua sông Nhuệ .41 2.2.2. Nguồn gây ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt..................................42 2.2.3. Nguồn gây ô nhiễm nước do nước do hoạt động công nghiệp..............43 2.2.4. Nguồn gây ô nhiễm nước do nước do hoạt động nông nghiệp .............44 2.3. Tính toán tải lượng chất ô nhiễm ...................................................................46 2.3.1. Phương pháp tính toán tải lượng chất ô nhiễm.......................................46 1. Tải lượng chất ô nhiễm đối với nước thải sinh hoạt .....................................48 2. Tải lượng chất ô nhiễm đối với nước thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề ......................................................................................................49 3. Tải lượng chất ô nhiễm đối với nước thải nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi)…………………………………………………………………………52 2.3.2. Nguồn số liệu tính toán...........................................................................52 1. Nước thải sinh hoạt .......................................................................................52 2. Nước thải do hoạt động sản xuất công nghiệp (KCN, CCN, cơ sở xản xuất phân tán và làng nghề) ......................................................................................53 3. Nước thải do hoạt động nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi): ..................54 2.3.3. Kết quả tính toán tải lượng chất ô nhiễm ...............................................54 2.4. Áp lực ô nhiễm với nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam .....62 2.4.1. Áp lực ngoại vùng .................................................................................62 2.4.2. Áp lực nội vùng ......................................................................................65 2.5. Kết luận chương 2 ..............................................................................................66 CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................67 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG NHUỆ - ĐÁY ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH HÀ NAM .............................................67 3.1. Những tồn tại quản lý môi trường nước hiện nay..........................................67 3.1.1. Những tồn tại trong quản lý môi trường nước của Việt Nam ................67 3.1.2. Những tồn tại trong bảo vệ môi trường nước tỉnh Hà Nam ...................69 3.2. Giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam.. .....................................................................................................................70 3.2.1. Giải pháp chung ......................................................................................70 1. Các giải pháp kĩ thuật ..................................................................................70 2. Các giải pháp về quản lý ..............................................................................71 3.2.2. Giải pháp riêng cho từng đoạn sông .......................................................72 3.3. Ứng dụng phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước. .....................................................................................................................80 3.4. Kết luận chương 3 ..............................................................................................90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................93 PHỤ LỤC ..................................................................................................................95 DANH MỤC BẢNG CHƯƠNG 1 Bảng 1. 1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hà Nam .......................................................13 Bảng 1. 2: Số liệu quan trắc khí tượng thủy văn năm 2013 ......................................14 Bảng 1. 3: Một số đặc trưng hình thái sông ngòi tỉnh Hà Nam ................................15 Bảng 1. 4: Số đơn vị hành chính phân theo huyện, thành phố thuộc tỉnh Hà Nam ..17 Bảng 1. 5: Diện tích và mật độ dân số năm 2013 phân theo huyện, thành phố thuộc 18 CHƯƠNG 2 Bảng 2. 1: Kí hiệu các điểm lấy mẫu chất lượng nước .............................................24 Bảng 2. 2: Chất lượng nước mặt tại các điểm quan trắc trên sông Nhuệ - Đáy tháng 2 năm 2013 ................................................................................................................34 Bảng 2. 3: Bảng quy định các giá trị qi, BPi .............................................................35 Bảng 2. 4: Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa ...........................36 Bảng 2. 5: Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH ........................36 Bảng 2. 6. Bảng đánh giá chất lượng theo chỉ số WQI .............................................37 Bảng 2. 7: Kết quả WQI tại các vị trí tính toán ........................................................38 Bảng 2. 8: Đánh giá mức chất lượng nước tại các vị trí quan trắc............................39 Bảng 2. 9: Kết quả phân tích chất lượng mẫu nước thải sinh hoạt trên sông Nhuệ ..42 Bảng 2. 10: Kết quả phân tích chất lượng nước thải công nghiệp trên lưu vực sông Nhuệ- Đáy .................................................................................................................43 Bảng 2. 11: Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2013......................44 Bảng 2. 12: Các khu tiêu thoát nước ra hệ thống sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam ..............................................................................................................47 Bảng 2. 13: Hệ số phát sinh chất thải khi có xử lý ...................................................49 Bảng 2. 14: Hệ số phát sinh chất thải khi không có xử lý ........................................49 Bảng 2. 15: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp theo nhóm ngành sản xuất ...........................................................................................................50 Bảng 2. 16: Tiêu chuẩn cấp nước cho chăn nuôi tập trung .......................................52 Bảng 2. 17: Số liệu nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt ..........................................53 Bảng 2. 18: Số liệu nguồn phát sinh nước thải do hoạt động sản xuất công nghiệp 53 Bảng 2. 19: Số liệu nguồn phát sinh nước thải nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) ...................................................................................................................................54 Bảng 2. 20: Kết quả tính toán tải lượng các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt ...54 Bảng 2. 21: Kết quả tính toán tải lượng các chất ô nhiễm do nước thải trồng trọt ...56 Bảng 2. 22: Nhu cầu nước sử dụng cho chăn nuôi ...................................................56 Bảng 2. 23: Lưu lượng nước thải từ các hoạt động chăn nuôi ..................................57 Bảng 2. 24: Giá trị nồng độ một số chất nước thải chăn nuôi...................................57 Bảng 2. 25: Tải lượng ô nhiễm trong chăn nuôi .......................................................57 Bảng 2. 26. Tải lượng nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất tập trung .......58 Bảng 2. 27: Lưu lượng nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất phân tán ......59 Bảng 2. 28: Tải lượng chất ô nhiễm do nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất phân tán .............................................................................................................59 Bảng 2. 29: Tải lượng chất ô nhiễm do nước thải công nghiệp ................................60 Bảng 2. 30: Tải lượng ô nhiễm phân theo các nguồn thải ........................................60 Bảng 2. 31: Kết quả phân tích nước 4 đợt ô nhiễm 6 tháng đầu năm 2013 tại cống Nhật Tựu ...................................................................................................................63 Bảng 2. 32: Kết quả tính toán tải lượng ô nhiễm do nước thải từ thành phố Hà Nội ...................................................................................................................................64 Bảng 2. 33: Kết quả tính toán áp lực ngoại vùng ......................................................64 Bảng 2. 34: Kết quả tính áp lực ô nhiễm...................................................................65 CHƯƠNG 3 Bảng 3. 1: Chỉ tiêu chất lượng nước thải. .................................................................74 Bảng 3. 2. Nhu cầu sử dụng nước .............................................................................75 Bảng 3. 3: Chỉ tiêu chất lượng nước đầu ra ..............................................................78 Bảng 3. 4: Giới hạn các chất ô nhiễm trong nguồn nước..........................................84 Bảng 3. 5: Kết quả phân tích nước sông cách nhà máy 200 m về phía hạ lưu .........86 Bảng 3. 6: Kết quả phân tích nước sông cách nhà máy 200 m về phía thượng lưu..87 Bảng 3. 7: Kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý của công ty ..........................87 Bảng 3. 8: Giá trị giới hạn Ctc đối với từng thông số ô nhiễm. ................................88 Bảng 3. 9: Tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm .............................................88 Bảng 3. 10: Tải lượng ô nhiễm sẵn có trong nguồn nước .........................................89 Bảng 3. 11: Tải lượng ô nhiễm của chất ô nhiễm đưa vào nguồn nước tiếp nhận ...89 Bảng 3. 12: Khả năng tiếp nhận nước thải đối với từng chất ô nhiễm .....................89 DANH MỤC HÌNH CHƯƠNG 1 Hình 1. 1: Bản đồ phân chia tiểu vùng sông trên địa bàn tỉnh Hà Nam ...................12 Hình 1. 2. Bản đồ thủy văn lưu vực sông Nhuệ - Đáy ..............................................15 CHƯƠNG 2 Hình 2. 1: Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc trên sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam .....................................................................................................................25 Hình 2. 2: Xu thế biến đổi nồng độ amoni tại các vị trí trên lưu vực .......................26 Hình 2. 3: Xu thế biến đổi nồng độ phosphat tại các vị trí trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy .27 Hình 2. 4: Xu thế biến đổi nồng độ BOD5 tại các vị trí trên lưu vực sông Nhuệ Đáy ............................................................................................................................27 Hình 2. 5: Xu thế biến đổi nồng độ COD tại các vị trí trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy ...................................................................................................................................28 Hình 2. 6: Xu thế biến đổi nồng độ DO tại các vị trí trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy ...................................................................................................................................29 Hình 2. 7: Xu thế biến đổi nồng độ Colifrom tại các vị trí trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy 30 Hình 2. 8: Xu thế biến đổi nồng độ TSS tại các vị trí trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy ...................................................................................................................................30 Hình 2. 9: Tỷ lệ nước thải sinh hoạt của các tỉnh trong LVS Nhuệ - Đáy năm 2012 ...................................................................................................................................41 Hình 2. 10: Tỷ lệ nguồn thải tính theo lưu lượng thải LVS Nhuệ - Đáy năm 2012 41 Hình 2. 11: Bản đồ các khu tiêu thoát nước ra hệ thống sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam .......................................................................................................48 Hình 2. 12: Biểu đồ tải lượng ô nhiễm theo nguồn thải của lưu vực nghiên cứu .....61 CHƯƠNG 3 Hình 3. 1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đề xuất..............76 Hình 3. 2: Sơ đồ dây truyền công nghệ xử lý nước thải làng nghệ tẩy chuội, nhuộm ...................................................................................................................................79 Hình 3. 3: Sơ đồ vị trí nhà máy .................................................................................81 Hình 3. 4: Vị trí nhà máy trên bản đồ .......................................................................82 Hình 3. 5: Sơ đồ xác định các chất ô nhiễm cần đánh giá và đánh giá chi tiết khả năng tiếp nhận nước thải ...........................................................................................83 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Trong quá trình phát triển KTXH, dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, tình hình diễn biến môi trường đang nảy sinh hàng loạt các vấn đề ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Nhiều vấn đề về môi trường cấp bách đã và đang diễn ra rất phức tạp ở qui mô địa phương và trên toàn lưu vực cần được xem xét xử lý, khắc phục và phòng ngừa. Trước những yêu cầu phát triển bền vững KTXH cho các tỉnh và vùng lãnh thổ, vấn đề nghiên cứu đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế diễn biến môi trường là vấn đề bức xúc, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn. Chất lượng môi trường nước tại các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Hà Nam đang bị suy giảm nhanh chóng, chủ yếu bắt nguồn từ sông Nhuệ - Đáy, là con sông có chức năng tiêu thoát nước cho khu vực Hà Nội, các tỉnh lưu vực sông và phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp. Sông Đáy nguyên là một phân lưu lớn đầu tiên ở hữu ngạn sông Hồng, dài 237 km, bắt đầu từ cửa Hát Môn chảy theo hướng Đông Bắc Tây Nam và đổ ra biển tại cửa Đáy. Nhưng sau khi xây dựng xong đập Đáy nước sông Hồng không thường xuyên vào sông Đáy qua cửa đập Đáy trừ những năm phân lũ, vì vậy phần đầu nguồn sông Đáy coi như đoạn sông chết. Hiện tượng bồi lắng và nhân dân lấn đất canh tác cản trở việc thoát lũ mùa mưa. Lượng nước để nuôi sông Đáy chủ yếu là do các sông nhánh, quan trọng nhất là sông Tích, sông Bôi, sông Đào Nam Định, sông Nhuệ. Sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Sông Nhuệ bắt nguồn từ phía Bắc thủ đô Hà Nội chảy qua huyện Duy Tiên và thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam sau đó hội lưu với Sông Đáy chảy về phía Đông qua tỉnh Nam Định. Sông có chiều dài 74 km, đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam có chiều dài khoảng 16 km, lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc để tưới cho hệ thống thủy nông Đan Hoài. Sông Nhuệ có diện tích lưu vực 1070 km2, chiếm 13,95% trong tổng diện tích lưu vực. Hàng năm Hà Nam đón nhận khoảng 0,8 tỷ m3 nước. Sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam với chiều dài khoảng 70 km thực hiện một số chức năng quan trọng như: cấp nước sản xuất, nuôi trồng thủy sản, 2 cấp nước thủy lợi, giao thông thủy, tiếp nhận và thoát nước thải…Chính vì thế Sông Nhuệ - Đáy có vai trò quan trọng đối với sự phát triển KTXH của tỉnh. Môi trường nước sông Nhuệ - sông Đáy thuộc tỉnh Hà Nam đóng vai trò quyết định đến hoạt động sống không chỉ của người dân lao động mà quyết định đến cả chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Hà Nam. Môi trường nước bị ô nhiễm, sức lao động của người lao động bị ảnh hưởng, sức tái tạo tài nguyên suy giảm, lợi thế về điều kiện địa lý tự nhiên của tỉnh chưa được khai thác hợp lý. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Môi trường, toàn tỉnh Hà Nam có 173 loại hình phát thải. Riêng trong năm 2013 đã có 7 đợt nước sông bị ô nhiễm nặng, lượng nước thải sinh hoạt thải ra khoảng 22.000 m3/năm, sản xuất công nghiệp khoảng 15.000 m3/năm, y tế khoảng 3.500 m3/năm, chăn nuôi khoảng 7.500 m3/năm, làng nghề khoảng 193.621 m3/năm. Qua chỉ số phân tích các chuyên gia nhận định chất lượng nước sông Đáy, sông Nhuệ chỉ có thể phục vụ cho mục đích tưới tiêu, chỉ một số điểm có chất lượng nước có thể phục vụ cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải có công nghệ xử lý phù hợp. Mới đây nhất Trung tâm quan trắc Phân tích tài nguyên Môi trường tỉnh Hà Nam đã tiến hành lấy mẫu phân tích. Kết quả cho thấy, nước sông đã bị ô nhiễm trên cấp báo động 3 theo quy định bảo vệ môi trường của tỉnh. Nhận thức được ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ - Đáy trên địa bàn tỉnh Hà Nam là một vấn đề quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của lưu vực sông nói chung và toàn xã hội nói riêng, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Nhuệ Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam và đề xuất biện pháp quản lý”. 2. Mục đích của đề tài - Đánh giá được hiện trạng ô nhiễm môi trường nước trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và vấn đề môi trường cần ưu tiên giải quyết. - Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ môi trường nước trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam. 3 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Sông Nhuệ - Đáy thuộc tỉnh Hà Nam, với 4 tiểu vùng: Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy, tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu, tiểu vùng Phủ Lý, tiểu vùng hạ lưu sông Đáy. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê: tổng hợp, phân tích các tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn. - Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu: Dựa trên các số liệu đã thu thập được tiến hành phân tích, đánh giá các chuỗi số liệu đó. - Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến chuyên gia về kết quả đánh giá và một số giải pháp đã đề xuất trong luận văn. 5. Cấu trúc luận văn Luận văn bao gồm các chương chính như sau: Mở đầu Chương 1: Tình hình ô nhiễm nước sông ở Việt Nam và giới thiệu lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam. Chương 2: Đánh giá ô nhiễm nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam Chương 3: Đề xuất một số giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Nhuệ Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam Kết luận và kiến nghị 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG NHUỆ - ĐÁY VÀ GIỚI THIỆU LƯU VỰC SÔNG NHUỆ - ĐÁY ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH HÀ NAM 1.1. Tổng quan hiện trạng chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy nằm ở hữu ngạn sông Hồng với diện tích tự nhiên 6.965,42 km2, dân số đến năm 2009 là trên 10 triệu người. Lưu vực bao gồm một phần Thủ đô Hà Nội, 3 thành phố, 44 thị xã, thị trấn, 46 quận huyện và hơn 990 xã, phường. Lưu vực có toạ độ địa lý từ 200 – 210,20' vĩ độ Bắc và 1050 – 1060,30' kinh độ Đông, bao gồm địa phận hành chính của 5 tỉnh thành phố: Hoà Bình, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình. Sông Đáy nguyên là một phân lưu lớn đầu tiên ở hữu ngạn sông Hồng, bắt đầu từ cửa Hát Môn chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Nhưng đến năm 1937, sau khi xây dựng xong đập Đáy nước sông Hồng không thường xuyên vào sông Đáy qua cửa đập Đáy trừ những năm phân lũ, vì vậy phần đầu nguồn sông (từ km 0 đến Ba Thá dài 71 km) sông Đáy coi như đoạn sông chết [10,12]. Hiện tượng bồi lắng và nhân dân lấn đất canh tác cản trở việc thoát lũ mùa mưa. Lượng nước để nuôi sông Đáy chủ yếu là do các sông nhánh, quan trọng nhất là sông Tích, sông Bôi, sông Đào Nam Định, sông Nhuệ. Sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đổ ra biển tại cửa Đáy. Nguồn nước tự nhiên của sông Đáy kết hợp với điều hòa của hệ thống công trình thủy lợi đã phục vụ đắc lực việc cấp nước cho dân sinh (nước sinh hoạt cấp cho các đô thị lớn như: Hà Đông, Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình...) và phát triển các ngành kinh tế khác như: giao thông thủy, thủy sản, du lịch và đặc biệt là phát triển nông nghiệp - một ngành chính trong lưu vực. Sông Đáy là trục tiêu chính trong mùa lũ, sông Đáy hoàn toàn mang đặc thù của sông đồng bằng. Sông Đáy chảy giữa lưu vực với chiều dài khoảng 247 km, lòng và bãi sông biến đổi mạnh về chiều rộng. 5 Sông Nhuệ lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc để tưới cho hệ thống thủy nông Đan Hoài. Sông Nhuệ còn tiêu nước cho thành phố Hà Nội và chảy vào sông Đáy tại thành phố Phủ Lý. Sông Nhuệ có diện tích lưu vực 1.070 km2 , chiếm 13,95% trong tổng diện tích lưu vực [9]. Trên diện tích đó khu vực ảnh hưởng của thành phố Hà Nội gồm một phần diện tích trên 20 km2 , bao gồm một phần diện tích của huyện Thanh Trì và Từ Liêm. Nước sông Tô Lịch thường xuyên xả vào sông Nhuệ với một lượng lớn, có khi còn đạt tới 30 m3/s. Nước sông Nhuệ bị ô nhiễm bởi nước thải của thành phố Hà Nội. Đã xuất hiện nhiều sự cố về môi trường trên sông Nhuệ như cá chết hàng loạt do xả nước thải thành phố vào mùa cạn với lưu lượng lớn. Sông Nhuệ - sông Đáy là những phân lưu của sông Hồng, có đặc tính thuỷ chế phụ thuộc vào tổng các nguồn nước cấp ở trong, ngoài phân lưu. Sông Nhuệ sông Đáy không chỉ đóng vai trò phân lũ, tiêu thoát nước trong lưu vực mà quan trọng hơn là chức năng cung cấp phù sa tái tạo dinh dưỡng tự nhiên cho đất, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong vùng và các hoạt động phát triển kinh tế, phát triển giao thông, và cũng là môi trường nước thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch. Môi trường nước sông Nhuệ - sông Đáy thuộc tỉnh Hà Nam đóng vai trò quyết định đến hoạt động sống không chỉ của người dân lao động mà quyết định đến cả chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Hà Nam. Môi trường nước bị ô nhiễm, sức lao động của người lao động bị ảnh hưởng, sức tái tạo tài nguyên suy giảm, lợi thế về điều kiện địa lý tự nhiên của tỉnh chưa được khai thác hợp lý. a. Nguồn thải từ các đô thị và khu dân cư tập trung Hiện nay trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy có khoảng trên 7,9 triệu dân, trong đó có khoảng 3,5 triệu dân sống trên các triền sông và gần 2,8 triệu dân sống trong khu vực đô thị, tính riêng ở Hà Nội lượng nước thải sinh hoạt thải vào lưu vực khoảng 370.000 m3/ngày. Lượng nước thải sinh hoạt ở các đô thị trong lưu vực tăng từ 200.000 m3/ngày đêm (năm 1989) lên khoảng 721.500 m3/ngày đêm năm 2013. 6 Bên cạnh nguồn thải sinh hoạt lớn nhất từ Hà Nội, các nguồn thải sinh hoạt từ các khu đô thị khác chiếm 5 – 17 % lượng thải nằm phân bố khắp lưu vực. Theo tính toán sơ bộ, lượng nước thải sinh hoạt được tính bằng 90% lượng nước cấp cho sinh hoạt (cấp từ tất cả các nguồn: nước mặt, nước ngầm...). Hiện tại, chỉ có thành phố Hà Nội là đã xây dựng một số trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung: nhà máy XLNT Yên Sở (công suất 200.000m3/ngày đêm), trạm XLNT Hồ Tây (công suất 22.800m3/ngày đêm) trạm xử lý nước thải Trúc Bạch (công suất 2.300 m3/ngày đêm), Kim Liên (công suất 3.700 m3/ngày đêm) và Nhà máy Xử lý nước thải Bắc Thăng Long - Vân Trì (thuộc Dự án Phát triển hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì) với công suất 42.000 m3/ngày đêm ; trạm xử lý nước thải khu đô thị Mỹ đình II (công suất 1.500 m3/ngày đêm). Nguồn nước thải từ các đô thị chứa nhiều chất hữu cơ là nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng trên hệ thống sông Nhuệ, sông Đáy hiện nay. b. Nguồn thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp Theo số liệu thống kê của các tỉnh năm 2013, số cơ sở công nghiệp trên lưu vực sông khoảng 2500 cơ sở với qui mô khác nhau, trong đó ở Hà Nội có khoảng 1000 cơ sở, Hà Nam 392 cơ sở, Nam Định 114 cơ sở, Hoà Bình 6 cơ sở và Ninh Bình là 94 cơ sở nằm ngoài khu, cụm công nghiệp. Hoạt động của các cơ sở công nghiệp trên đã tạo ra nhiều nguồn thải (rắn, lỏng, khí) gây ô nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy. Tính theo địa phương, thì Hà Nội là địa phương có lượng nước thải công nghiệp đóng góp nhiều nhất: 54.100 m3/ngày đêm chiếm 54% tổng lượng nước thải công nghiệp thải ra lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, chỉ tính riêng ngành công nghiệp hóa chất của Hà Nội đã đóng góp 24.600 m3 nước thải. Trong nguồn nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp có chứa các thành phần hữu cơ, hoá chất độc hại, các kim loại nặng, dầu mỡ... Tuy vậy, ý thức chấp hành các quy định bảo vệ môi trường của các cơ sở còn thấp, đặc biệt trong việc tuân thủ các quy định về đánh giá tác động môi trường, một phần nguyên nhân là do 7 tiềm lực tài chính của các cơ sở còn hạn chế, không đủ khả năng đầu tư hệ thống xử lý nước thải đồng bộ. c. Nguồn thải từ làng nghề Trong lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy theo thống kê chưa đầy đủ có 353 làng nghề với các qui mô khác nhau và hơn 100 ngàn cơ sở sản xuất hộ cá thể. Các làng nghề này một mặt góp phần gia tăng sản phẩm xã hội và tạo công ăn việc làm, nhưng hàng ngày, hàng giờ thải nước thải có chứa các chất độc hại vào vào hệ thống mương, sông trong lưu vực làm suy thoái và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hầu như tất cả các nguồn thải đều tập trung đổ vào sông Nhuệ – sông Đáy mà không qua hệ thống xử lý nước thải nào. Số lượng các làng nghề của từng tỉnh trên lưu vực xả vào sông Nhuệ - sông Đáy với tỷ lệ như sau: + Hà Nội: chiếm 53% tổng số làng nghề. + Nam Định: chiếm 16% tổng số làng nghề. + Hà Nam: chiếm 14% tổng số làng nghề. + Hà Nội: chiếm 8% tổng số làng nghề. + Ninh Bình: chiếm 9% tổng số làng nghề. Hầu hết các làng nghề trong lưu vực đều hình thành tự phát có quy mô nhỏ, phương thức thủ công lạc hậu, lại nằm xen kẽ giữa các khu dân cư nên chưa được quy hoạch tổng thể và xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý chất thải hoàn chỉnh. Nguồn thải làng nghề chủ yếu do nước thải và chất thải rắn từ làng nghề nhuộm, dệt vải, nghề mạ kim loại, tái chế phế thải, chế biến nông sản, sản xuất đồ gỗ, đồ gốm... chảy tự do ra kênh mương rồi đổ ra sông làm ô nhiễm môi trường. 100% các làng nghề này là chưa có hệ thống xử lý nước thải. d. Nguồn thải từ y tế Chất thải y tế là loại chất thải đặc biệt được sản sinh ra trong quá trình khám và chữa bệnh, nó thuộc loại chất thải nguy hại cần được xử lý triệt để trước khi thải vào nguồn tiếp nhận của môi trường. 8 Trong lưu vực có 104 bệnh viện và hàng trăm trung tâm y tế và các phòng khám, với khoảng 13.000 giường bệnh. Ở vùng ngoại thành mỗi huyện, thị trấn đều có một bệnh viện đa khoa, không kể các trung tâm y tế, phòng khám và trạm xá tại các phường, xã. Hiện nay chỉ một số bệnh viện có hệ thống thiêu huỷ chất thải rắn đạt tiêu chuẩn quốc gia, số bệnh viện còn lại chất thải rắn và rác mới chỉ dừng lại ở khâu thu gom và chôn lấp mà không có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên. Hệ thống xử lý chất thải của một số bệnh viện hoạt động tới mức quá tải do phải đáp ứng cả lượng chất thải của số lượng lớn người nhà bệnh nhân. Các chất thải bệnh viện có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cộng đồng nếu như công tác quản lý không được thực hiện đúng yêu cầu vệ sinh. Các bệnh có nguy cơ lây truyền rất lớn qua rác thải, nước thải bệnh viện là ỉa chảy, viêm gan B, lao phổi,… khi rác thải và nước thải không được xử lý để chảy tự do theo nước mưa, theo cống rãnh vào mương tiếp nhận và cuối cùng chảy vào sông. Tổng lượng nước thải y tế trên lưu vực là khoảng 3000 m3/ngày đêm (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013) e. Chất thải rắn Cùng với quá trình tăng trưởng của các ngành kinh tế, quá trình đô thị hóa và gia tăng dân số, tổng lượng phát thải chất thải rắn cũng tăng theo, đặc biệt tại các vùng đô thị, các khu dân cư tập trung. Chất thải rắn chủ yếu là các chất thải sinh hoạt, chiếm tới 80% tổng lượng, sau đó là các chất thải từ sản xuất công nghiệp và các loại hình khác. Theo kết quả quan trắc môi trường cho thấy lượng phát thải chất thải rắn ở khu vực Hà Nội từ 0,6 ÷ 0,8 kg/người/ngày, tại các tỉnh từ 0,3 ÷ 0,5 kg/người/ngày. Ngoài ra còn các loại chất thải rắn công nghiệp, y tế độc hại hàng ngày thải ra môi trường từ 500 ÷ 550 tấn/năm. Nhưng công tác xử lý, tiêu hủy, tái chế còn nhiều hạn chế, hiện tại vẫn chôn lấp là chủ yếu (73 ÷ 80%), một số loại chất thải công nghiệp, y tế nguy hại được xử lý bằng phương pháp đốt, sinh hóa, sau đó chôn lấp. Đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm cho nước mặt cũng như nước ngầm trong lưu vực. 9  Giới thiệu về Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy Nhằm thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2005 và Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ), Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt các Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ- Đáy (Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008). Sau đó, Ủy ban Bảo vệ môi trường của lưu vực sông này cũng được thành lập vào tháng 8 năm 2009 nhằm: “Tổ chức chỉ đạo, điều phối liên ngành, liên vùng để thống nhất thực hiện các nội dung của Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái cảnh quan lưu vực sông”. Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông NhuệĐáy có chức năng như một đơn vị tư vấn; trong khi Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu và sông Đồng Nai có nhiều quyền hạn hơn như: Điều phối và giải quyết các vấn đề mang tính liên ngành, liên vùng trong hoạt động bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông; Thông qua và chỉ đạo việc thực hiện chương trình, dự án, kế hoạch hành động năm năm và hàng năm theo nguyên tắc phối hợp giữa các tỉnh thuộc lưu vực; Chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về môi trường trong việc triển khai Đề án tổng thể; Huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế để hỗ trợ việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án tổng thể; Định kỳ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch đã được phê duyệt, v.v...  Những hạn chế của đề án tổng thể BVMT lưu vực sông:  Về nội dung các Đề án: - Các mục tiêu cụ thể của các Đề án hoặc được trích từ Chiến lược BVMT quốc gia hoặc thuộc chức năng của các Bộ, ngành trung ương trong khi Chủ tịch Ủy ban BVMT lưu vực sông lại là Chủ tịch của một tỉnh thuộc lưu vực sông nên việc thực hiện các mục tiêu này gặp nhiều khó khăn. - Các mục tiêu cụ thể đã được phân kỳ nhưng các Đề án lại chỉ xác định danh mục dự án ưu tiên và tổng mức đầu tư mà không phân kỳ đầu tư. Chính vì thế, các địa 10 phương đã gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch triển khai Đề án BVMT tại địa phương mình.  Về việc thực hiện Đề án ở cấp tỉnh: Cơ chế phối hợp giữa các địa phương mới chỉ dừng lại ở mức đồng thuận thực hiện một số nhiệm vụ hoặc dự án ưu tiên trong các cuộc họp định kỳ của các Ủy ban BVMT lưu vực sông. Các địa phương đều xây dựng kế hoạch hành động và thực hiện các nhiệm vụ, dự án ưu tiên trên địa bàn từng tỉnh và không có kế hoạch phối hợp với các tỉnh trong cùng lưu vực.  Về tính liên ngành, vùng: Các Đề án tổng thể BVMT lưu vực sông được xây dựng trên cơ sở tổng hợp từ đề xuất của các địa phương thuộc các lưu vực sông nên không thể hiện được tính tổng thể của một quy hoạch BVMT. Chủ tịch của Ủy ban BVMT lưu vực sông là Chủ tịch của 1 tỉnh/thành phố thuộc lưu vực theo cơ chế Chủ tịch luân phiên với nhiệm kỳ 2- 3 năm. Văn phòng Ủy ban đặt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ có chức năng hỗ trợ các tỉnh/thành phố trong việc thực hiện Đề án. Trong khi đó, chức năng quản lý nhà nước về lưu vực sông ở cấp trung ương được phân chia theo ngành, lĩnh vực. Chính vì cơ chế quản lý phân tán, cách thức xây dựng và thực hiện Đề án hoặc là thiên về mặt lãnh thổ hoặc thiên về ngành, lĩnh vực nên còn thiếu các dự án mang tính liên ngành và liên vùng cần thiết cho việc giải quyết những vấn đề chung của lưu vực sông. 1.2. Giới thiệu lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam 1.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 1.2.1.1. Vị trí địa lý Tỉnh Hà Nam nằm ở vị trí 20020’ đến 20040’ vĩ độ Bắc, 105050’ đến 106010’ kinh độ Đông, thuộc phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc. Tỉnh nằm trên trục đường Bắc Nam với Quốc lộ 1, gần 50km đường xe lửa Bắc - Nam chạy dọc địa bàn tỉnh và một số tuyến đường cao tốc như Quốc lộ 21, 21B và 38. Hơn 4000 km đường bao gồm quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và đường liên 11 xã, thị trấn đã được trải nhựa và bê tông. Hơn 200 km đường thuỷ với 42 cây cầu đã được kiên cố hoá và hàng nghìn km đường nông thôn đã tạo nên một mạng lưới giao thông thuận tiện làm cho việc đi lại và luân chuyển hàng hoá trở nên dễ dàng. Với vị trí địa lý như vậy, Hà Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Hà Nam tiếp, giáp với 6 tỉnh thành: + Phía bắc tiếp giáp với Hà Nội + Phía đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình + Phía nam giáp tỉnh Ninh Bình + Phía đông nam giáp tỉnh Nam Định + Phía tây giáp tỉnh Hòa Bình. Hà Nam là vùng đất có từ lâu đời, trải qua những biến động của lịch sử về hành chính, Hà Nam có những thay đổi về tên gọi, về địa giới. Từ sau năm 1997 tỉnh được tái lập gồm 1 thành phố và 5 huyện với diện tích là 860,5 km2. Tính đến năm 2013, tỉnh có 795,692 nghìn người, với mật độ dân số là 923 người/km2 [8].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất