Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu công tác giám sát chất lượng thi công phần cơ điện trong công trình x...

Tài liệu Nghiên cứu công tác giám sát chất lượng thi công phần cơ điện trong công trình xây dựng tòa nhà xanh một liên hợp quốc 304 kim mã

.PDF
150
468
107

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI Đỗ Mạnh Hưởng NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG PHẦN CƠ ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TÒA NHÀ XANH MỘT LIÊN HỢP QUỐC-304 KIM MÃ LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI Đỗ Mạnh Hưởng NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG PHẦN CƠ ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TÒA NHÀ XANH MỘT LIÊN HỢP QUỐC-304 KIM MÃ Chuyên ngành: QUẢN LÝ XÂY DỰNG Mã số: 60580302 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1: TS Mỵ Duy Thành Hà Nội – 2015 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian nghiên cứu thực hiện, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ quản lý chuyên ngành quản lý xây dựng với đề tài: “Nghiên cứu công tác giám sát chất lượng thi công phần cơ điện trong công trình xanh một liên hợp quốc-304 Kim Mã”. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Mỵ Duy Thành, Bộ môn Công nghệ và QLXD Trường Đại học Thủy lợi đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết để tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, khoa Công trình cùng các thầy giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy và tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian tác giả học tập chương trình Cao học tại trường Đại học Thủy lợi, cũng như trong quá trình thực hiện luận văn này. Tác giả cũng chân thành cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ về mặt chuyên môn cũng như trong việc thu thập tài liệu liên quan để luận văn được hoàn thành. Trong khuôn khổ luận văn, do còn hạn chế về trình độ chuyên môn, cũng như thời gian có hạn nên trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả không tránh khỏi sai sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Hà nội, tháng 1 năm 2015 Tác giả Đỗ Mạnh Hưởng LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: ĐỖ MẠNH HƯỞNG Học viên lớp: 20QLXD21 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả Đỗ Mạnh Hưởng MỤC LỤC 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI............................................................................................................................. 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI................................................................................................................ 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 2 4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 3 CHƯƠNG1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH .. 4 1.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH ...................................... 4 1.1.1 QUAN NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM[24] ............................................................................................. 4 1.1.2 QUAN NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH ................................................................................................. 6 1.1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH ....................................................................... 7 1.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ............................................................................... 11 1.2.1 KHÁI NIỆM VỀ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG .................................................................................................... 11 1.2.2 CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG ............................................................................ 13 1.2.3 CÁC PHƯƠNG THỨC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG ............................................................................................ 16 1.3. TỔNG QUAN VỀ TOÀ NHÀ XANH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 17 1.3.1 TỔNG QUAN VỀ TÒA NHÀ XANH TRÊN THẾ GIỚI ........................................................................................ 17 1.3.2 TỔNG QUAN VỀ TÒA NHÀ XANH TẠI VIỆT NAM ........................................................................................ 20 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................................................................... 22 CHUƠNG2 QUY TRÌNH GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG PHẦN CƠ ĐIỆN TRONG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG,CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG XANH................................................................................................................... 23 2.1. CÁC CĂN CỨ CỦA VIỆC GIÁM SÁT ...................................................... 23 2.1.1. YÊU CẦU CỦA LUẬT ................................................................................................................................ 23 2.1.2. CÁC TIÊU CHUẨN ĐƯỢC CHỦ ĐẦU TƯ ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN, DỰ ÁN XANH ............................................... 25 2.1.3. QUAN HỆ GIỮA CÁC BÊN TRONG VIỆC TRIỂN KHAI DỰ ÁN........................................................................ 29 2.1.4 YÊU CẦU CỦA LOTUS ĐỐI VỚI GIÁM SÁT GIAI ĐOẠN THI CÔNG DỰ ÁN XANH.......................................... 30 2.2. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ .............................................................................. 31 2.2.1 CÔNG TÁC VĂN PHÒNG ............................................................................................................................ 31 2.2.2 CÔNG TÁC HIỆN TRƯỜNG ....................................................................................................................... 33 2.3. CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY LẮP ...................................................................................................................... 34 2.3.1. TỔNG QUAN VÀ PHÂN LOẠI CÁC HỆ THỐNG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH........................................................... 35 2.3.2. YÊU CẦU CHUNG CỦA CÔNG TÁC GIÁM SÁT HỆ THỐNG KỸ THUẬT..................................................... 36 2.3.3. GIÁM SÁT THI CÔNG HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN , HÊ THỐNG CHỐNG SÉT, TIẾP ĐỊA, HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG, HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC, HỆ THỐNG THÔNG TIN NỘI BỘ, HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG QUẢN LÝ TÒA NHÀ, HỆ THỐNG CAMERA THEO DÕI­BẢO VỆ, HỆ THỐNG AN NINH TÒA NHÀ, HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH CÁP, HỆ THỐNG ANTEN TRUYỀN HÌNH CÔNG CỘNG, ANTEN TRUYỀN HÌNH VỆ TINH .................................................................... 47 2.3.4. GIÁM SÁT THI CÔNG CÔNG TÁC LẮP ĐẶT THANG MÁY ....................................................................... 60 2.3.5. GIÁM SÁT THI CÔNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ , THÔNG GIÓ .................................................. 66 2.3.6. GIÁM SÁT THI CÔNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SỊNH HOẠT, THOÁT NƯỚC TRONG, NGOÀI NHÀ ................ 73 2.3.7. GIÁM SÁT THI CÔNG HỆ THỐNG BÁO CHÁY, CHỮA CHÁY ................................................................... 76 2.3.8. GIÁM SÁT THI CÔNG HỆ THỐNG CUNG CẤP GAS­ KHÍ ĐỐT TRUNG TÂM............................................... 81 2.3.9. GIÁM SÁT THI CÔNG HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI........................................................... 86 2.4. CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN HOÀN THIỆN HỒ SƠ ĐƯA CÔNG TRÌNH VÀO SỬ DỤNG[1] .................................................... 89 CHUƠNG3 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG PHẦN CƠ ĐIỆN TÒA NHÀ 304 KIM MÃ ................... 90 3.1. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH XANH THEO LOTUS ........... 90 3.1.1 TỔNG QUAN VỀ PHẦN CƠ ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH XANH ....................................................................... 90 3.1.2 CÁC ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT (ĐKTQ) ĐỂ ĐÁNH GIÁ CÔNG TRÌNH XANH THEO BỘ CÔNG CỤ LOTUS[22] . 90 3.1.3 MỨC XẾP HẠNG LOTUS NR[22] ............................................................................................................. 93 3.2. NHIỆM VỤ CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT VÀ CÁC TỔ CHỨC LIÊN QUAN TẠI DỰ ÁN TÒA NHÀ 304 KIM MÃ ............................................................... 94 3.2.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA DỰ ÁN ..................................................................................................................... 94 3.2.2. NHIỆM VỤ CỦA ĐƠN VỊ GIÁM SÁT VÀ CÁC TỔ CHỨC LIÊN QUAN[20]........................................................ 95 3.3 CÁC LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG PHẦN CƠ ĐIỆN TẠI CÔNG TRÌNH XANH 304 KIM MÃ............................................. 100 3.3.1. HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN.................................................................................................................... 100 3.3.2.HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG.......................................................................................................................... 103 3.3.3 HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ .......................................................................................................... 105 3.3.4. HỆ THỐNG CẤP NUỚC (BAO GỒM HỆ THỐNG NUỚC NÓNG NĂNG LUỢNG MẶT TRỜI) ............................... 109 3.3.5 HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LUỢNG MẶT TRỜI ............................................................................................... 112 3.3.6. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NUỚC THẢI ..................................................................................... 119 3.4 CÁC VUỚNG MẮC TRÊN CÔNG TRUỜNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT .............................................................................................................. 124 3.4.1. VẤN ĐỀ MẤT AN TOÀN TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG ............................................................................ 124 3.4.2. VẤN ĐỀ PHÊ DUYỆN CHỦNG LOẠI VẬT LIỆU .......................................................................................... 124 3.4.3. VẤN ĐỀ GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CỦA NHÀ THẦU ........................................................................................ 126 3.4.4. VẤN ĐỀ TIẾN ĐỘ.................................................................................................................................... 126 3.4.5. VẤN ĐỀ NHÀ THẦU KÉM CHẤT LƯỢNG , NĂNG LỰC GIÁM SÁT KÉM ....................................................... 129 3.5. ĐÁNH GIÁ MỨC XẾP HẠNG LOTUS SAU KHI THI CÔNG .............. 130 KẾT LUẬN CHUƠNG 3...................................................................................................................................... 134 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 136 1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐUỢC ....................................................................................................................... 136 2. NHỮNG TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN LUẬN VĂN......................................................................... 136 3. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỀ HUỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............................................................................... 137 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 138 - DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 1. 1.Các thách thức về môi trường, văn hóa­xã hội cho sự phát triển……….17 Bảng 3.1.Điều kiện tiên quyết để công trình xây dựng đáp ứng tiêu chuẩn xanh…90 Bảng 3.2.Phân bố điểm trong từng hạng mục LOTUS NR V.1 …………………...93 Bảng 3.3. So sánh mức tiêu thụ năng lượng của mô hình đề xuẩt cho dự án 304 Kim Mã và mô hình cơ sở……………………………………………………………...100 Bảng 3.4. Hiệu suất sử dụng điện của các thiết bị điện được lựa chọn cho dự án 304 Kim Mã…………………………………………………………………………...101 Bảng 3.5 Tổng hợp mức năng lượng tiêu thụ của dự an so với mô hình cơ sở….112 Bảng 3.6 So sánh mức tiêu thụ nước của dự án so với thiết bị tiêu chuẩn………120 Bảng 3.7 Bảng điểm đạt được sau ba vòng chấm điểm theo LOTUS……………130 Hình 0.1. Mục đích giám sát chất lượng thi công…………………………………...2 Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức tư vấn giám sát…………………………………………...33 Hình 2.2 Lưu đồ thi công…………………………………………………………..37 Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của dự án tòa nhà xanh một liên hợp quốc 304 Kim Mã..95 Hình 3.2.Quá trình đổ cách nhiệt PU……………………………………………..107 Hình 3.3 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời………...110 Hình 3.4. Hướng dẫn lắp đặt hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời của nhà sản xuất………………………………………………………………………………..111 Hình 3.5. Sơ đồ đấu nối của hệ thống SCADA……………………………….......113 Hình 3.6 Sơ đồ bố trí hệ khung đỡ cho pin năng lượng mặt trời…………………114 Hình 3.7 Khớp nối của khung đỡ pin năng lượng mặt trời……………………….115 Hình 3.8 Cách bắt khung đỡ hệ pin năng lượng mặt trời…………………………116 Hình 3.9 Hệ máng cáp cho pin năng lượng mặt trời………...……………………116 Hình 3.10 Cách cố định tấm pin năng lượng mặt trời…………………………….117 Hình 3.11 Phối cảnh hệ pin năng lượng mặt trời trên mái………………………..118 Hình 3.12 Khỏa phẳng hai mặt ổng trước khi hàn ống HDPE……………………121 Hình 3.13 Gia nhiệt để hàn ống HDPE…………………………………………...121 Hình 3.14 Ép hai đầu ống HDPE để kết nối……………………………………...122 Hình 3.15 Hàn ống HDPE bằng măng sông điện trở……………………………..122 - DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ­ ANSI : Viện tiêu chuẩn Mỹ ­ AS : Hệ thống tiêu chuẩn Úc ­ ASHRAE : Hiệp hội điều hòa thông gió , cấp nhiệt Mỹ ­ ATLD : An toàn lao động ­ ATVSLD : An toàn vệ sinh lao động ­ ASTM : Hiệp hội kiểm định và vật liệu Mỹ. ­ BĐKH : Biến đổi khí hậu. ­ BLDTBXH : Bộ lao động thương binh xã hội ­ BMS : Hệ thống quản lý tòa nhà thông minh. ­ BREEAM : Hê thống đánh giá công trình xanh của Anh ­ BS/BSS : Hệ thống tiêu chuẩn Anh ­ BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường ­ BXD : Bộ xây dựng ­ CO : Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ ­ CQ : Chứng nhận chất lượng ­ CTX : Công trình xanh. ­ ĐKTQ : Điều kiện tiên quyết ­ EEBC : Quy chuẩn quốc gia các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả ­ EN : Hệ thống tiêu chuẩn châu âu ­ GB : Tòa nhà xanh ­ GBC : Ủy ban các công trình xanh ­ GOUNH : Tòa nhà xanh một liên hợp quốc ­ HVAC : Hệ thống điều hòa thông gió, cấp nhiệt. ­ IEC : Hệ thống tiêu chuẩn điện quốc tế. ­ IEE : Viện kỹ sư điện Anh ­ IEEE : Viện kỹ sư điện và điện tử Mỹ. ­ LEED : Hệ thống đánh giá công trình xanh của Mỹ. ­ LOTUS : Bộ công cụ đánh giá công trình xanh của Việt Nam ­ NĐ­CP : Nghị định – Chính Phủ ­ NFPA : Hiệp hội phòng cháy quốc gia. ­ QCVN : Quy Chuẩn Việt Nam ­ TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam ­ TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam ­ TT­BXD : Thông tư­ Bộ Xây Dựng ­ UL : Tổ chức hợp tác giữa các phòng thí nghiệm. ­ UNEP : Chương trình môi trường của liên hiệp quốc. ­ USGBC : Hội đồng công trình xanh Mỹ ­ VGBC : Hội đồng công trinh xanh Việt Nam ­ VRV : Hệ thống điều hòa có thể điều chỉnh lưu lượng môi chất lạnh 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Một trong những thủ phạm của biến đổi khí hậu là các công trình xây dựng ngày càng nhiều và các công trình này chiếm khoảng 40% năng lượng được tiêu thụ trên toàn cầu hiện nay. Trong đó, cao ốc văn phòng là những cỗ máy khổng lồ tiêu tốn nhiều năng lượng. Cũng theo dự báo, năm 2030 hơn 60% dân số thế giới sẽ sống trong đô thị và chính sự tăng trưởng này sẽ gây áp lực rất lớn lên hạ tầng, nhất là vấn đề cấp nước và rác thải. Để giảm áp lực hạ tầng, giảm khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính… nâng cao chất lượng sống của con người, tạo môi trường bền vững, trong lành thì việc hoạch đô thị theo xu hướng xanh, đặc biệt là các cao ốc xanh, các công trình xanh đang trở nên quan trọng của các quốc gia trên thế giới. Phát triển các công trình xanh là một cách hiệu quả để thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Có thể nói, các công trình xanh không chỉ là sự lựa chọn cấp thiết mà còn là cứu cánh hữu hiệu trong thời buổi khủng hoảng năng lượng hiện nay. Ngoài việc sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm, các công trình xanh còn góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên, thân thiện với môi trường, chi phí sử dụng thấp, đảm bảo sức khỏe người sử dụng, tuổi thọ công trình cao... Tại Việt Nam, công trình xanh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc qui hoạch và phát triển đô thị ở tầm vĩ mô. Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế để về cơ bản đến năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng như hiện nay thì đến năm 2020 dân số đô thị chiếm khoảng 45%. Như vậy, vấn đề đặt ra cho ngành công nghiệp xây dựng là cần phát triển các công trình xanh để thay đổi mô hình kiến trúc hiện tại đang tiêu thụ nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường. Như vậy bên cạnh các yêu cầu về một công trình xây dựng bền, đẹp thì còn có một yêu cầu cũng không kém phần quan trọng là sử dụng năng luợng tiết kiệm, bảo vệ môi truờng . Tiết kiệm năng luợng, an toàn cho con nguời, cho môi truờng trong 2 quá trình thi công, sử dụng năng luợng hiệu quả trong khi vận hành . Chính vì những yêu cầu trên mà công tác giám sát chất luợng thi công đuợc coi là một trong những yều tố then chốt quyết định sự thành công của dự án. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài được triển khai với mục đích tổng kết những nguyên tắc, yêu cầu , lưu ý trong công tác giám sát chất lượng phần cơ điện các dự án "xanh" theo "Bộ công cụ đánh giá LOTUS". Nội dung cơ bản có thể được diễn đạt bằng sơ đồ sau: CON NGUỜI PHUƠNG CÔNG PHÁP NGHỆ GSCL XD VẬT AN LIỆU TOÀN THIẾT BỊ Hình 0.1. Mục đích giám sát chất lượng thi công 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Để một dự án đạt đuợc chứng chỉ "xanh" của hội đồng công trình xanh Việt Nam (VGBC ) thực tế phải làm rất nhiều việc . Từ khâu hình thành ý tuởng về việc xây dựng dự án theo tiêu chuẩn công trình "xanh". Tiếp đó phải triển khai thiết kế theo các yêu cầu nghiêm ngặt của tiêu chuẩn "xanh" cho tất cả các phần liên quan bao gồm : phần kết cấu, phần kiến trúc , phần cơ điện và phần cảnh quan. Tiếp đến đăng ký và bảo vệ thiết kế với hội đồng công trình "xanh" Việt Nam. Sau khi đã đuợc chấp nhận thiết kế thì mới triển khai thi công. Yêu cầu của phần thi công đầu tiên và quan trọng nhất là tuân thủ nghiêm nghặt các yêu cầu và huớng dẫn của thiết kế cho tất cả các hạng mục đã nêu trên. Tuy nhiên với một quy trình nhiều buớc và 3 nhiều nội dụng như vậy thì một luận văn thạc sĩ không thể giải quyết hết. Hơn nữa chuyên môn của tác giả cũng chưa cho phép để có thể tiếp cận sâu và giải quyết tất cả mọi vấn đề nêu trên. Chính vì những lý do như vậy nên tác giả chọn đề tài : Nghiên cứu công tác giám sát chất luợng thi công phần cơ điện trong công trình xây dựng tòa nhà xanh một liên hợp quốc-304 Kim Mã. Đề tài này phù hợp với chuyên môn sâu của tác giả (tư vấn giám sát phần cơ điện công trình xây dựng). Bên cạnh đó công tác giám sát chất luợng thi công cũng góp một buớc quan trọng để một công trình đạt đuợc yêu cầu "xanh". 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Với đề tài này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng kết kinh nghiệm. 5. Kết quả dự kiến đạt đuợc ­ Trên cơ sở nhận biết về tầm quan trọng của việc xây dựng , triển khai xây dựng các công trình theo tiêu chuẩn xanh. Luận văn phân tích các quy định, tiêu chuẩn về công trình xanh trên thế giới và trong nuớc . Phân tích thực trạng triển khai các công trình xanh trên thế giới và trong nuớc. Đi sâu vào tìm hiểu và phân tích bộ công cụ đánh giá LOTUS. Áp dụng cho giám sát thi công phần cơ điện công trình "TOÀ NHÀ XANH MỘT LIÊN HỢP QUỐC­304 KIM MÃ". ­ Qua đó đúc kết đuợc quy trình giám sát chất luợng các dự án "xanh". Rút ra đuợc những lưu ý quan trọng để có thể áp dụng cho các dự án "xanh" sau này. Nội dung của luạn văn gồm 4 chương như sau : 4 CHƯƠNG1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH 1.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH 1.1.1 Quan niệm về chất lượng sản phẩm[24] Khái niệm về chất lượng sản phẩm nói chung đã xuất hiện từ lâu, ngày nay được sử dụng khá phổ biến và rất thông dụng hàng ngày trong cuộc sống cũng như trong sách báo. Bất cứ ở đâu hay trong tài liệu nào chúng ta đều thấy xuất hiện thuật ngữ chất lượng.Tuy nhiên, hiểu như thế nào là chất lượng sản phẩm lại là vấn đề không đơn giản.Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế ­ xã hội. Do tính phức tạp đó nên hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Mỗi khái niệm đều có những cơ sở khoa học và nhằm giải quyết những mục tiêu, nhiệm vụ nhất định trong thực tế. Đứng trên góc độ khác nhau và tuỳ theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất – kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể đưa ra những quan niệm về chất lượng xuất phát từ người sản xuất, người tiêu dùng, từ sản phẩm hay từ đòi hỏi của thị trường. Khái niệm chất lượng cần phải hiểu đúng. Chỉ có thể tiến hành có hiệu quả công tác quản lý chất lượng khi có quan niệm đúng đắn và chính xác về chất lượng. ­ Quan niệm siêu việt cho rằng “chất lượng là sự tuyệt vời, hoàn hảo tuyệt đối của sản phẩm làm cho con người cảm nhận được”. ­ Quan niệm chất lượng theo sản phẩm: “Chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm. Chất lượng là cái cụ thể và có thể đo lường được thông qua các đặc tính đó”. ­ Theo khuynh hướng quản lý sản xuất: “Chất lượng sản phẩm là sự đạt được và tuân thủ đúng những tiêu chuẩn, yêu cầu kinh tế kỹ thuật đã được đặt ra, đã được thiết kế trước”. ­ Tiến sĩ W.Edwards Deming định nghĩa: “Chất lượng là một trình độ dự kiến được trước về độ đồng đều và độ tin cậy, với chi phí thấp và phù hợp thị trường”. - Philip B.Crosby định nghĩa: “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”. 5 ­ Tiến sĩ Joseph M. Juran đưa ra định nghĩa: “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu sử dụng và mục đích”. ­ A. Feigenbaun định nghĩa: “Chất lượng là những đặc điểm tổng hợp và phức hợp của sản phẩm và dịch vụ về các mặt marketing, kỹ thuật, chế tạo và bảo dưỡng mà thông qua đó khi sử dụng sẽ làm cho sản phẩm đáp ứng được điều mong đợi của khách hàng”. ­ Khuynh hướng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho rằng: “Chất lượng là những đặc tính của sản phẩm và dịch vụ mang lại lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt nó với sản phẩm cùng loại trên thị trường”. ­ Định nghĩa chất lượng của tổ chức ISO: Để giúp cho hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được thống nhất, dễ dàng, tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hàng hoá (ISO­Internatinal Organization Standardisation) trong bộ tiêu chuẩn ISO 8402:1994 đã đưa ra định nghĩa chất lượng: ''Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn những nhu cầu cụ thể hoặc tiềm ẩn”. ­ Quan niệm về chất lượng toàn diện ”Chất lượng được đo bởi sự thoả mãn nhu cầu và là vấn đề tổng hợp”. Sản phẩm muốn đáp ứng được các yêu cầu sử dụng thì phải có các đặc tính về công dụng phù hợp. Để tạo ra được tính chất đó cần có những giải pháp kỹ thuật thích hợp. Nhưng chất lượng còn là vấn đề kinh tế. Sự thoả mãn của khách hàng không phải chỉ bằng những tính chất công dụng mà còn bằng chi phí bỏ ra để có được sản phẩm đó và sử dụng nó. Bên cạnh đó, chất lượng trong thực tế còn được thể hiện ở khía cạnh thời điểm được đáp ứng yêu cầu. Giao hàng đúng lúc, đúng thời hạn là một yếu tố vô cùng quan trọng trong thoả mãn nhu cầu hiện nay. Trong những năm gần đây, sự thoả mãn của khách hàng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các dịch vụ đi kèm và đặc biệt là tính an toàn đối với người sử dụng. Từ những năm 1990 trở lại đây, người ta còn hết sức chú trọng “độ tin cậy” của sản phẩm. Từ đó có thể hình thành khái niệm chất lượng tổng hợp: Chất lượng chính là sự thoả mãn yêu cầu trên tất cả các phương diện sau: 6 - Đặc tính kỹ thuật của sản phẩm và dịch vụ đi kèm; - Giá cả phù hợp; - Thời hạn giao hàng; - Tính an toàn và độ tin cậy. 1.1.2 Quan niệm về chất lượng công trình Khái niệm chất lượng công trình là sự cụ thể hóa , chuyên biệt hóa các cấu thành của chất lượng sản phẩm. Qua đó có thể định nghĩa chất lượng công trình dựa trên khái niệm về chất lượng tổng hợp . Chất lượng công trình chính là sự thỏa mãn yêu cầu trên tất cả các phương diện sau: ­ Đặc tính kỹ thuật của công trình và dịch vụ đi kèm: là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với qui chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các qui định trong văn bản qui phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế. ­ Các yếu tố thẩm mỹ: Nhóm thuộc tính này phản ánh đặc trưng về sự truyền cảm, sự hợp lý về hình thức, dáng vẻ, kết cấu, kích thước, sự hoàn thiện, tính cân đối, màu sắc, trang trí, tính hiện đại. ­ Tuổi thọ của công trình: Đây là yếu tố đặc trưng cho tính chất của công trình giữ được khả năng làm việc bình thường theo đúng tiêu chuẩn thiết kế trong một thời gian nhất định trên cơ sở bảo đảm đúng các yêu cầu về mục đích, điều kiện sử dụng và chế độ bảo trì qui định. Tuổi thọ là một yếu tố quan trọng trong quyết định lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng. ­ Độ tin cậy của sản phẩm: Độ tin cậy được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất phản ánh chất lượng của một sản phẩm và đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng duy trì và phát triển thị trường của mình. ­ Độ an toàn của sản phẩm: Những chỉ tiêu an toàn trong sử dụng, vận hành công trình, an toàn đối với sức khoẻ người sử dụng và môi trường là yếu tố tất yếu, bắt buộc phải có đối với mỗi công trình trong điều kiện hiện nay. Thuộc tính này đặc biệt quan trọng và là thuộc tính cơ bản không thể thiếu được của một công trình. 7 ­ Mức độ gây ô nhiễm của công trình trong quá trình xây dựng hay trong quá trình vận hành : Cũng giống như độ an toàn, mức độ gây ô nhiễm được coi là một yêu cầu bắt buộc các nhà xây dựng phải tuân thủ khi thiết kế, thi công. ­ Tính tiện dụng (tiện nghi): phản ánh những đòi hỏi về tính sẵn có, tính thoải mái của người sử dụng , tính dễ vận hành, bảo trì và khả năng thay thế khi có những bộ phận bị hỏng. ­ Giá cả phù hợp: Ví dụ một công trình quá an toàn, quá chắc chắn nhưng lại quá đắt (không bán được) thì cũng không thỏa mãn yêu cầu về chất lượng công trình. ­ Thời gian thi công : Nếu một công trình đáp ứng đầy đủ các đặc tính trên nhưng thi công quá lâu , bỏ lỡ thời cơ tung ra thị trường, đưa vào sử dụng thì cũng không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng công trình. 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình Chất lượng công trình được tạo ra trong toàn bộ chu kỳ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, bắt đầu từ khâu thiết kế công trình tới các khâu tổ chức mua sắm sản phẩm nguyên vật liệu, triển khai quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Do tính chất phức tạp và tổng hợp của khái niệm chất lượng nên việc tạo ra và hoàn thiện chất lượng công trình chịu tác động của rất nhiều nhân tố thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài và những nhân tố bên trong của doanh nghiệp. Các nhân tố này có mối quan hệ chặt chẽ ràng buộc với nhau, tạo ra tác động tổng hợp đến chất lượng công trình do các doanh nghiệp sản xuất ra. 1.1.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài A, Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ: Trình độ chất lượng của công trình không thể vượt quá giới hạn khả năng của trình độ tiến bộ khoa học ­ công nghệ của một giai đoạn lịch sử nhất định. Chất lượng công trình trước hết thể hiện ở những đặc trưng về trình độ kỹ thuật tạo ra công trình đó. Các chỉ tiêu kỹ thuật này lại phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật, công nghệ sử dụng để tạo ra công trình. Đây là giới hạn cao nhất mà chất lượng công trình có thể đạt được. Tiến bộ khoa học ­ công nghệ cao tạo ra khái niệm không ngừng nâng cao chất lượng công trình. Tác động của 8 tiến bộ khoa học công nghệ là không có giới hạn, nhờ đó mà công trình sản xuất ra luôn có các thuộc tính chất lượng với những chỉ tiêu kinh tế ­ kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, mức thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng ngày càng tốt hơn. Tiến bộ khoa học ­ công nghệ tạo phương tiện điều tra, nghiên cứu khoa học chính xác hơn, xác định đúng đắn nhu cầu và biến đổi nhu cầu thành đặc điểm công trình xác định hơn nhờ trang bị những phương tiện đo lường, dự báo, thí nghiệm, thiết kế tốt hơn, hiện đại hơn. Công nghệ, thiết bị mới ứng dụng trong sản xuất giúp nâng cao các chỉ tiêu kinh tế ­ kỹ thuật của công trình. Nhờ tiến bộ khoa học ­ công nghệ làm xuất hiện các nguồn nguyên liệu mới tốt hơn, rẻ hơn nguồn nguyên liệu sẵn có. Khoa học quản lý phát triển hình thành những phương pháp quản lý tiên tiến hiện đại góp phần nắm bắt nhanh hơn, chính xác hơn nhu cầu khách hàng và giảm chi phí sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng sảnphẩm, tăng mức thỏa mãn khách hàng. B, Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia: Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định, trong đó môi trường pháp lý với những chính sách và cơ chế quản lý kinh tế có tác động trực tiếp và to lớn đến việc tạo ra và nâng cao chất lượng công trình của các doanh nghiệp. Cơ chế quản lý kinh tế tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư nghiên cứu nhu cầu, thiết kế công trình. Nó cũng tạo ra sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng công trình thông qua cơ chế khuyến khích cạnh tranh, bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao tính tự chủ sáng tạo trong cải tiến chất lượng. Mặt khác, cơ chế quản lý kinh tế còn là môi trường lành mạnh, công bằng, đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp sản xuất đầu tư cải tiến nâng cao chất lượng công trình và bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng công trình. Một cơ chế phù hợp sẽ kích thích các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, cải tiến, nâng cao chất lượng công trình và dịch vụ. Ngược lại, cơ chế không khuyến khích sẽ tạo ra sự trì trệ, giảm động lực nâng cao chất lượng. C, Các yêu cầu về văn hóa, xã hội: Ngoài các yếu tố bên ngoài nêu trên, yếu tố văn hóa, xã hội của mỗi khu vực thị trường, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có ảnh hưởng rất lớn đến hình thành các đặc tính chất lượng công trình. Những yêu cầu về 9 văn hóa, đạo đức, xã hội và tập tục truyền thống, thói quen tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp tới các thuộc tính chất lượng của công trình, đồng thời có ảnh hưởng gián tiếp thông qua các qui định bắt buộc mỗi công trình phải thỏa mãn những đòi hỏi phù hợp với truyền thống, văn hóa, đạo đức, xã hội của cộng đồng xã hội. Chất lượng là toàn bộ những đặc tính thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng nhưng không phải tất cả mọi nhu cầu cá nhân đều được thoả mãn. Những đặc tính chất lượng của công trình chỉ thỏa mãn toàn bộ những nhu cầu cá nhân nếu không ảnh hưởng tới lợi ích của xã hội. Bởi vậy, chất lượng công trình sản xuất ra phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường văn hóa xã hội của mỗi nước. D, Tình hình thị trường: Đây là nhân tố quan trọng nhất, là xuất phát điểm, tạo lực thu hút định hướng cho sự phát triển chất lượng công trình. Công trình chỉ có thể tồn tại khi nó đáp ứng được những mong đợi của khách hàng. Xu hướng phát triển và hoàn thiện chất lượng công trình phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm và xu hướng vận động của nhu cầu trên thị trường. Nhu cầu càng phong phú, đang dạng và thay đổi nhanh chóng cần hoàn thiện chất lượng để thích ứng kịp thời đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Đến lượt mình, nhu cầu lại phụ thuộc vào tình trạng kinh tế, khả năng thanh toán, trình độ nhận thức, thói quen, truyền thống, phong tục tập quán, văn hóa, lối sống và mục đích sử dụng công trình của khách hàng. Xác định đúng nhu cầu, cấu trúc, đặc điểm và Xu hướng vận động của nhu cầu là căn cứ đầu tiên, quan trọng nhất đến hướng phát triển chất lượng công trình. 1.1.3.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp A, Lực lượng lao động trong doanh nghiệp: Con người là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết định đến chất lượng công trình. Cùng với công nghệ, con người giúp doanh nghiệp đạt chất lượng cao trên cơ sở giảm chi phí. Chất lượng phụ thuộc lớn vào trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác phối hơp giữa mọi thành viên và bộ phận trong doanh nghiệp. Năng lực và tinh thần của đội ngũ lao động, những giá trị chính sách nhân sự đặt ra trong mỗi doanh nghiệp có tác động sâu sắc toàn diện đến hình thành chất lượng công trình tạo ra. Chất lượng không chỉ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bên ngoài mà còn 10 phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bên trong doanh nghiệp. Hình thành và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được những yêu cầu về thực hiện mục tiêu chất lượng là một trong những nội dung cơ bản của quản lý chất lượng trong giai đoạn hiện nay. B, Khả năng về máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động trong những điều kiện xác định về công nghệ. Trình độ hiện đại máy móc thiết bị và quy trình công nghệ của doanh nghiệp ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình, đặc biệt những doanh nghiệp tự động hóa cao, có dây chuyền sản xuất hàng loạt. Cơ cấu công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp và khả năng bố trí phối hợp máy móc thiết bị, phương tiện sản xuất ảnh hưởng lớn đến chất lượng các hoạt động, chất lượng công trình của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, trình độ và cơ cấu công nghệ quyết định đến chất lượng công trình tạo ra. Công nghệ lạc hậu khó có thể tạo ra công trình chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của khách hàng cả về mặt kinh tế và các chỉ tiêu kinh tế ­ kỹ thuật. Quản lý máy móc thiết bị tốt, trong đó xác định đúng phương hướng đầu tư phát triển công trình mới, hoặc cải tiến nâng cao chất lượng công trình trên cơ sở tận dụng công nghệ hiện có với đầu tư đổi mới là một biện pháp đầu tư nâng cao chất lượng công trình của mỗi doanh nghiệp. Khả năng đầu tư đổi mới công nghệ lại phụ thuộc vào tình hình máy móc thiết bị hiện có, khả năng tài chính và huy động vốn của các doanh nghiệp. Sử dụng tiết kiệm có hiệu quả máy móc thiết bị hiện có, kết hơp giữa công nghệ hiện có với đối mới để nâng cao chất lượng công trình là một trong những hướng quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. C, Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp: Một trong những yếu tố đầu vào tham gia cấu thành công trình và hình thành các thuộc tính chất lượng là nguyên vật liệu. Vì vậy, đặc điểm và chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Mỗi loại nguyên liệu khác nhau sẽ hình thành những đặc tính chất lượng khác nhau. Tính đồng nhất và tiêu chuẩn hóa của nguyên liệu là cơ sở quan trọng cho ổn định chất lượng công trình. Để thực hiện các mục tiêu chất lượng đặt ra cần tổ chức tốt hệ thống cung ứng, đảm bảo nguyên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất