Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất giải pháp cấp nước, phòng chống l...

Tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất giải pháp cấp nước, phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai trên lưu vực sông thạch hãn ô lâu

.PDF
243
61
100

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NN VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI  LÊ THỊ THÚY LIỄU NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC, PHÒNG CHỐNG LŨ LỤT VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI TRÊN LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN – Ô LÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NN VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI  LÊ THỊ THÚY LIỄU NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC, PHÒNG CHỐNG LŨ LỤT VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI TRÊN LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN - Ô LÂU  Chuyên ngành: KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC Mã số: 60580212 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Nam Sách PGS. TS. Lê Quang Vinh HÀ NỘI - 2015 Mẫu gáy bìa luận văn: LÊ THỊ THÚY LIỄU LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI – 2015 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lưu vực sông Thạch Hãn – Ô Lâu nằm trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bao gồm 2 lưu vực sông chính là sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu nối với nhau bằng sông Vĩnh Định. Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng là 372.485 ha với dân số tính đến năm 2013 là 525.280 người. Vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản và là vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh Quảng Trị nhưng lại có vị trí chịu ảnh hưởng rất mạnh của các yếu tố tiêu cực do thiên tai gây ra như: hạn hán, lũ lụt, cát bay, cát nhảy, xâm nhập mặn của nước biển Trong nhiều năm qua, Nhà nước đã đầu tư xây dựng nhằm phát triển thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất trong vùng, đến nay đã xây dựng được 234 công trình với năng lực thiết kế là 31.808,4 ha, thực tế tưới được 18.243,2 ha mới đạt khoảng 56% diện tích cần tưới, số diện tích còn lại phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Vì thế, vào mùa khô tình trạng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt vẫn xảy ra thường xuyên và rất nghiêm trọng kéo theo các hiện tượng thiên tai khác như nhiễm mặn nguồn nước, cát bay, cát nhảy làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Vào mùa mưa, việc tiêu thoát cho vùng đồng bằng các huyện Hải Lăng, Triệu Phong và Phong Điền vẫn chưa được giải quyết nên tình trạng ngập úng còn xảy ra. Như vậy đề tài “Nghiên cứu ứng dụng cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất giải pháp cấp nước, phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai trên lưu vực sông Thạch Hãn – Ô Lâu” là rất cần thiết và có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu và phân tích cơ sở khoa học các giải pháp kỹ thuật được đề xuất có thể ứng dụng trong thực tế để giải quyết chủ động vấn đề cấp thoát nước cho nông nghiệp, sinh hoạt và các ngành kinh tế khác, hạn chế tác hại của lũ lụt, cát bay, cát nhảy góp phần giảm nhẹ thiên tai cho lưu vực sông Thạch Hãn – Ô Lâu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ứng dụng Đối tượng nghiên cứu là hệ thống công trình thủy lợi cấp thoát nước cho nông nghiệp, sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; công trình hạn chế tác hại của lũ lụt, cát bay, cát nhảy góp phần giảm nhẹ thiên tai cho lưu vực sông Thạch Hãn – ô Lâu Phạm vi nghiên cứu bao gồm 9 huyện, thị của tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đó là: TP Đông Hà, TX Quảng Trị, Hải Lăng, Triệu Phong, 6 xã Hướng Hóa, Cam Lộ, 10 xã huyện Gio Linh và 9 xã huyện Phong Điền 4. Nội dung nghiên cứu a) Tổng quan về vấn đề nghiên cứu : Tổng kết các công trình khoa học liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu b) Tổng quan về vùng nghiên cứu bao gồm điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế xã hội, hiện trạng thủy lợi, những khó khăn của yếu tố tự nhiên. c) Nghiên cứu đề xuất giải pháp cấp nước cho lưu vực sông Thạch Hãn – Ô Lâu và cơ sở khoa học của các giải pháp đề xuất bao gồm tính toán yêu cầu cấp nước cho các đối tượng sử dụng nước, tính toán cân bằng nước, cơ sở khoa học của các giải pháp đề xuất, giải pháp cấp nước cụ thể cho từng vùng. d) Nghiên cứu đề xuất giải pháp tiêu nước, phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai cho lưu vực sông Thạch Hãn – Ô Lâu và cơ sở khoa học của các giải pháp đề xuất bao gồm tính toán tiêu nước vùng nghiên cứu, cơ sở khoa học của các giải pháp, giải pháp tiêu nước cụ thể cho từng vùng, giải pháp hạn chế cát bay, cát nhảy, phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai vùng nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp điều tra  Điều tra, khảo sát thực địa và thu thập các tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu, bao gồm: - Các tài liệu và công trình khoa học đã công bố có liên quan đến nội dung nghiên cứu đề tài 3 - Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nằm trong lưu vực nghiên cứu - Hiện trạng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, các công trình phòng chống, giảm nhẹ thiên tai đã có trên lưu vực nghiên cứu - Hiện trạng sử dụng đất và xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trên lưu vực b. Phương pháp phân tích thống kê - Phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến đề tài đã điều tra thu thập được để rút ra vấn đề chung có thể áp dụng cho đề tài - Tổng hợp, phân tích các số liệu và các tài liệu đã điều tra, thu thập được - Dùng phương pháp xác suất thống kê để tính toán xác định mô hình dòng chảy năm thiết kế, mô hình mưa tưới, mưa tiêu ứng với tần suất thiết kế cũng như một số chỉ tiêu tính toán khác - Nghiên cứu, tính toán, tìm nguyên nhân của các mâu thuẫn đang tồn tại để từ đó đề xuất giải pháp cấp nước, phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai trên lưu vực sông Thạch Hãn – Ô Lâu c. Phương pháp chuyên gia Phỏng vấn hoặc xin ý kiến của một số nhà khoa học ở Trung ương và địa phương về những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn trong đó có giải pháp cấp nước, phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai trên lưu vực sông Thạch Hãn – Ô Lâu d. Phương pháp tính toán bằng phần mềm Luận văn sẽ nghiên cứu ứng dụng một số phần mềm phù hợp với khả năng của tài liệu sẽ thu thập được để tính toán yêu cầu cấp nước, tiêu thoát nước và tính toán cân bằng nước cho lưu vực sông Thạch Hãn – Ô Lâu 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1.1.1. Tổng quan Trên thế giới và tại Việt Nam những năm gần đây, tình hình khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp cùng với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức làm cho các tác động của thiên tai như hạn hán, cát bay, cát nhảy, xâm nhập mặn của nước biển và lũ lụt gây ra nhiều khó khăn đến tình hình sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu, sau đây là tổng quan kết quả nghiên cứu tổng kết từ các công trình khoa học liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu ứng dụng. 1.1.2. Đề tài nghiên cứu khoa học Đề tài “ Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ, xây dựng các công trình nhỏ trữ, dâng nước phục vụ cấp nước vùng đồi núi và trung du miền Bắc và Bắc Trung Bộ” thuộc Chương trình Khoa học công nghệ cấp Bộ:“ Nâng cấp, từng bước hiện đại hóa, đa dạng hóa mục tiêu khai thác sử dụng các công trình thủy lợi”. Giai đoạn 2001 – 2005 do PGS. TS Vũ Văn Thặng – Viện Khoa học Thủy lợi chủ nhiệm. Ưu điểm: Kết quả nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp KHCN ứng dụng vật liệu, kết cấu phù hợp cho các loại hình công trình trữ, dâng nước vùng có nguồn thường xuyên và không có nguồn thường xuyên Nhược điểm: Mặc dù địa bàn nghiên cứu của hai đề tài NCKH nói trên bao gồm cả lưu vực sông Thạch Hãn – Ô Lâu nhưng do nội dung và kết quả nghiên cứu phần lớn dựa trên cơ sở các số liệu điều tra khảo sát thực tế trước thời điểm nghiên cứu, kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu ở tầm vĩ mô và mang tính chất gợi ý. Các đề tài này chưa đề xuất được các giải pháp cụ thể có thể áp dụng phù hợp với đặc thù riêng của lưu vực nghiên cứu trong luận văn cũng như chưa nêu được cơ sở khoa học của các giải pháp đề xuất 5 1.1.3. Dự án điều tra và Quy hoạch thủy lợi 1. Dự án điều tra cơ bản: “Điều tra hiện trạng môi trường sinh thái các vùng đất cát và đầm phá ven biển miền Trung nhằm chống sa mạc hóa, bảo vệ môi trường sinh thái” do Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật thủy lợi thuộc trường ĐHTL thực hiện từ năm 1997 đến 2000. Địa điểm điều tra bao gồm các tỉnh ven biển Trung bộ từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Ưu điểm: Căn cứ vào kết quả điều tra, dự án đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm sa mạc hóa, tạo nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng ven biển miền Trung Nhược điểm: Dự án này mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá hiện trạng môi trường sinh thái cho toàn bộ vùng ven biển miền Trung trong đó có khu vực hạ lưu sông Thạch Hãn – Ô Lâu ở thời điểm cách đây trên 15 năm. Các giải pháp đề xuất cũng chỉ mang tính gợi ý, chưa phân tích cơ sở khoa học cũng như khả năng ứng dụng của giải pháp đề xuất 2. Dự án: “Rà soát quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Thạch Hãn – Ô Lâu” do Viện Quy hoạch Thủy lợi thực hiện năm 2008 theo Quyết định số 1741/QĐ-BNNKH ngày 11/6/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Ưu điểm: Dự án dựa trên định hướng phát triển kinh tế xã hội của vùng, khả năng đáp ứng và phòng chống thiên tai của các công trình thủy lợi đề xuất giải pháp cấp, thoát nước cho nông nghiệp, sinh hoạt, giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai do các hình thức thiên tai khác gây ra. Nhược điểm: Tuy nhiên với tình hình thực tế hiện nay quy hoạch đã không còn phù hợp, cần thiết phải nghiên cứu các dự án mới. Kết quả nghiên cứu của dự án mới chỉ đề xuất được một số giải pháp công trình, kinh phí đầu tư và tiến độ thực hiện quy hoạch theo mục tiêu quy hoạch được cấp có thẩm quyền duyệt, chưa có nghiên cứu cơ sở khoa học của các giải pháp đã đề xuất 1.1.4. Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Đề tài luận văn thạc sĩ kỹ thuật “ Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật để duy trì và phát triển trong sử dụng nguồn nước lưu vực sông Trí tỉnh Hà Tĩnh” do 6 học viên Lê Thị Mai thực hiện năm 2005; đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của các biện pháp cấp thoát nước, phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai áp dụng cho lưu vực sông Bến Hải tỉnh Quảng Trị” do học viên Trương Thị Quỳnh Chi thực hiên năm 2005 và đề tài “ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của các giải pháp cấp thoát nước, phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai áp dụng cho lưu vực sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế” do học viên Đặng Tiến Diện, thực hiện năm 2011. Ưu điểm: Các đề tài luận văn thạc sĩ nói trên đã đề xuất được một số giải pháp thủy lợi áp dụng cho các lưu vực sông Trí tỉnh Hà Tĩnh, lưu vực sông Bến Hải tỉnh Quảng Trị và lưu vực sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu của các luận văn nói trên cũng đã nêu và phân tích được cơ sở khoa học của các giải pháp đã đề xuất nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra Nhược điểm: Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các đề tài nói trên mới chỉ giải quyết cho một lưu vực cụ thể (không thuộc lưu vực nghiên cứu của luận văn này), các giải pháp đã đề xuất phần lớn dựa trên cơ sở các số liệu điều tra khảo sát thực tế trước thời điểm nghiên cứu, phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng lưu vực sông cụ thể tại thời điểm nghiên cứu. Mỗi lưu vực sông có các điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khác nhau. Kết quả nghiên cứu của các luận văn nói trên chỉ mang tính chất tham khảo và định hướng nghiên cứu cho luận văn này. 7 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Lưu vực sông Thạch Hãn-Ô Lâu nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, với toạ độ: 16o18’ đến 17o10’ Vĩ độ Bắc và 106o32’ đến 107o24’ Kinh độ Ðông. Phía Bắc giáp lưu vực sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị Phía Nam giáp huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Phía Tây giáp lưu vực sông Sê Pôn thuộc huyện Hướng Hoá tỉnh Quảng Trị. Phía Ðông giáp biển Ðông. Vùng nghiên cứu nằm trong địa giới hành chính của 9 huyện, thị của tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế: thị xã Đông Hà, thị xã Quảng Trị, Hải Lăng, Triệu Phong, 6 xã Hướng Hoá, Đakrông, Cam Lộ, 10 xã huyện Gio Linh và 9 xã huyện Phong Điền. Tổng diện tích tự nhiên toàn lưu vực là 372.485 ha. 2.1.2. Đặc điểm địa hình Vùng nghiên cứu có địa hình rất phức tạp: Núi cao, trung du và đồng bằng - Ðịa hình vùng núi cao: Phân bố ở phía Tây vùng nghiên cứu từ dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp, loại địa hình này có diện tích chiếm tới 45-50% diện tích tự nhiên toàn vùng. Độ cao trung bình từ 250m-1.000m, địa hình dốc, hiểm trở, phân cắt mạnh, quá trình xâm thực và rửa trôi mạnh. Ðịa hình ở đây thích hợp cho cây lâm nghiệp và rừng phòng hộ đầu nguồn. - Vùng đồi: Ðịa hình vùng đồi ở đây có dạng đồi bát úp liên tục, có những khu nhỏ dạng bình nguyên như vùng Cùa (Cam Lộ). Ðộ dốc vùng núi bình quân từ 15o÷18o. Cao độ cao nhất của dạng địa hình vùng đồi là +150 m. Cao độ bình quân +70m. - Vùng đồng bằng: Là vùng đất được được bồi đắp phù sa hàng năm từ các hệ thống sông, chạy dọc theo Quốc Lộ 1A. Địa hình tương đối bằng phẳng, có cáo độ từ -0,5m đến +3,0m. Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 11% tổng diện 8 tích tự nhiên toàn vùng nghiên cứu. Đây là vùng đất nông nghiệp sản xuất trọng điểm của vùng - Vùng cát ven biển: Dải cát này chạy dọc từ cửa Việt đến cửa Lác theo dạng cồn cát. Cao độ bình quân của các cồn cát từ +4÷+6 m. Dạng cồn cát này có nguy cơ di chuyển chiếm chỗ của đồng bằng. Diện tích vùng cồn cát này khoảng 20.000 ha. 2.1.3. Đặc điểm địa chất Ðịa tầng: phát triển không liên tục các trầm tích từ Paleozoi hạ tới Kainozoi trong đó trầm tích Paleozoi chiếm chủ yếu, gồm 9 phân vị địa tầng, còn lại 6 phân vị thuộc Meôzoi và Kainozoi. Cấu tạo địa chất của vùng được chia thành 3 vùng rõ rệt là vùng đồi núi, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển. Vùng đồi núi: chủ yếu là nền sa thạch và sa diệp thạch có tầng phong hoá vừa (10 ÷20)m, nhiều đồi tầng phong hoá (3÷5)m Vùng đồng bằng: địa chất của vùng đồng bằng chủ yếu là nền mềm, các lớp đất thường gặp là đất thịt các loại, đất sét và cát pha, xen kẽ có các lớp cát mịn, cát chảy hoặc bùn Vùng cát ven biển và nội đồng: cấu tạo địa chất vùng này chủ yếu là lớp cát trên mặt dày khoảng (5÷10) m. Thành phần cơ giới của cát chủ yếu là hạt mịn và vừa, dưới tác dụng của gió và nước lũ có thể bị di động trong không trung và di chuyển xuống vùng thấp gây lấp các vùng đồng ruộng, ở cửa suối hoặc vùng đồi. Ngoài ra vùng nghiên cứu còn một số mỏ khoáng sản nằm phân bố rải rác và trữ lượng không nhiều 2.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng - Vùng đồng bằng ven biển: Bao gồm các xã nằm phía Ðông quốc lộ 1A kéo dài từ Gio Linh đến Hải Lăng. Vỏ phong hoá chủ yếu phát triển trên trầm tích biển và phù sa sông + Tiểu vùng cồn cát, bãi cát: phân bố dọc bờ biển. Địa hình đụn cát có dạng lượn sóng, độ dốc nghiêng ra biển. Các đụn cát có độ cao từ 1m đến vài chục mét. 9 + Tiểu vùng đất nhiễm mặn: được tạo thành dưới tác động của thuỷ triều phân bố ở địa hình thấp, bậc thềm phù sa ven sông mực nước ngầm nông - Vùng gò đồi: Hầu hết có dạng địa hình đồi thấp, một số dạng thung lũng sông thuộc địa phận huyện Gio Linh, Cam Lộ trên vỏ phong hoá Mazma. Trong vùng gò đồi, nhiều nơi là đất trống, đồi trọc. Ðất đai ở những nơi không có cây bị rửa trôi khá mạnh. + Tiểu vùng đất đỏ Bazan: thuộc khu vực Tân Lâm, Cùa. Diện tích khoảng 10.200 ha. Ðất có tầng dày trên 1,2 m có tới 6.300 ha. Ðây là một trong hai khối Bazan lớn nhất của tỉnh Quảng Trị và có nhiều tiềm năng phát triển cây công nghiệp dài ngày như hồ tiêu, cà phê, cao su. + Tiểu vùng đồi thấp sa phiến thạch giáp đồng bằng: được hình thành trên đá mẹ sa phiến thạch, tầng mỏng bị bào mòn mạnh, thực vật nghèo nàn. Vùng đất này phù hợp với trồng cây lâm nghiệp để tái tạo môi sinh môi trường. -Vùng đồi núi, dãy Trường Sơn: tiểu vùng đất bazan Khe Sanh, Hướng Phùng: địa hình dạng lượn sóng, chia cắt yếu, đất đai phù hợp cho phát triển trồng cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu và cao su. 2.1.5. Đặc điểm mạng lưới sông ngòi vùng nghiên cứu Vùng nghiên cứu gồm có 2 lưu vực sông chính là Thạch Hãn và Ô Lâu, hai lưu vực này nối với nhau bởi sông Vĩnh Định và đổ ra biển tại Cửa Việt và đổ ra phá Tam Giang tại Cửa Lác. - Sông Thạch Hãn: Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn ở độ cao 700 m, chiều dài 156km. Sông chảy quanh co uốn khúc, hướng chảy của sông thay đổi có đoạn ngược hẳn 1800. Dòng chính Thạch Hãn đoạn thượng nguồn (sông Ðakrông) chảy quanh dẫy núi Da Ban khi về tới Ba Lòng sông chuyển hướng Ðông Bắc và đổ ra biển tại cửa Việt. Toàn bộ diện tích lưu vực 2.660km2. Sông Thạch Hãn có các nhánh chính Rào Quán, Vĩnh Phước, Sông Hiếu (Cam Lộ). + Sông Rào Quán có diện tích lưu vực 251km2, nằm ở thượng nguồn lưu vực sông Thạch Hãn. 10 + Sông Vĩnh Phước: diện tích lưu vực 293 km2, đổ vào sông Thạch hãn ở hạ lưu đập Thạch Hãn tại Triệu Giang. + Sông Hiếu (Cam Lộ): diện tích lưu vực 593 km2, đổ vào sông Thạch Hãn ở vùng hạ du sông tại Triệu Độ. - Sông Ô Lâu: Sông Ô Lâu bắt nguồn từ vùng đồi núi huyện A Lưới (Huế) ở độ cao 900m, sông chảy theo chiều Bắc - Nam, đến Hoà Mỹ sông bắt đầu chảy trong vùng đồi thấp giữa Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Sông cắt đường 1A tại cầu Mỹ Chánh và đổ vào phía Tam Giang tại cửa Lác. Diện tích lưu vực sông Ô Lâu tính đến cửa Lác là 700 km2 và tính đến Cầu Nhi là 503 km2. Sông dài 65 km. Từ Vân Trình đến cửa Lác sông Ô Lâu nhận thêm nhánh Vĩnh Định, sông làm trục tải nước Bắc Nam. Phần đồi núi sông Ô Lâu là những nhánh suối nhỏ đến cửa ra lòng sông dốc theo dạng sông vùng đồi thấp, cách đường 1A khoảng 7km lòng sông hạ thấp dần và cao độ đạt -2,0 tại cầu Mỹ Chánh. Phần hạ du sông Ô Lâu đã có hệ thống đê bao chống lũ Hè Thu và cửa ra đã xây dựng đập Cửa Lác để giữ nước ngọt trong mùa kiệt cung cấp cho nhu cầu dùng nước của các cánh đồng thuộc Phong Điền và Hải Lăng. Ngoài ra trong vùng còn có một số sông nhỏ như: - Sông Nhùng: Bắt nguồn từ vùng núi huyện Hải Lăng và đổ vào sông Vĩnh Ðịnh tại Quy Thiện xã Hải Quy. Sông có diện tích lưu vực 113km2. - Sông Bến Ðá: là sông nhỏ thuộc vùng đồi Hải Lăng, diện tích lưu vực 32,3km2. Sông đổ vào sông Ô Giang tại Hải Trường. - Sông Vĩnh Ðịnh: là trục sông nối liền giữa sông Thạch Hãn (tại Việt Yên) với sông Ô Lâu (tại ngã ba Ô Lâu - Ô Giang). Sông chỉ có nguồn sinh thủy là sông Nhùng, lượng nước hồi quy từ các trục kênh tiêu, nước mưa... đây là trục tiêu chính của vùng đồng bằng Nam Thạch Hãn và cũng là trục sông giữ ngọt đê phục vụ sản xuất trong mùa cạn. 2.1.6. Đặc điểm khí hậu, khí tượng Vùng nghiên cứu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa; mang đầy đủ sắc thái khí hậu các tỉnh miền Trung Việt Nam, nhưng ở vùng này còn thêm hiện tượng gió 11 Tây khô nóng gây hạn hán nghiêm trọng, bão cát gây cát bay, cát nhảy lấp đồng ruộng. Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 12 tới tháng 8 năm sau, mùa mưa từ tháng 9 tới tháng 11. Sau đây là một số đặc điểm chính về khí hậu, khí tượng lưu vực nghiên cứu 1. Chế độ nắng: Trung bình mỗi năm có 1700 ÷1900 giờ nắng. Số giờ nắng ít nhất vào tháng I, II; nhiều nhất từ tháng V 2. Nhiệt độ không khí: Trung bình năm nhiệt độ không khí từ 22oC - 25oC. Tháng có nhiệt độ cao nhất là thường là 2 tháng VI và VII, tháng có nhiệt độ thấp nhất thường là tháng I. 3. Độ ẩm tương đối: Ðộ ẩm tương đối bình quân nhiều năm nằm trong khoảng từ 82%÷87%. Vào mùa mưa (tháng VIII tới tháng III) độ ẩm tương đối đạt cao nhất, đặc biệt là trong tháng XII, độ ẩm tại Khe Sanh đạt 91%. 4. Bốc hơi: Bốc hơi bình quân nhiều năm nằm trong khoảng 1300mm ÷1509mm tại trạm Ðông Hà và 850mm ÷ 874,3mm tại trạm Khe Sanh 5. Tốc độ gió: Từ tháng IV đến tháng XI gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh với tốc độ bình quân đạt 2,0-2,2m/s. Từ tháng XII đến tháng III gió mùa Tây Bắc đạt 1,7-1,9m/s. Gió Tây khô nóng là thời kỳ nóng nhất tỉnh Quảng Trị hoạt động vào khoảng tháng IV tháng V 12 Bảng 2.1: Đặc trưng khí hậu tại trạm Khe Sanh, Đông Hà Trạm Khe Sanh Nhiệt độ (oC) 17,6 Độ ẩm (%) 90 Số giờ nắng (h) 130 Bốc hơi (mm) 47,2 Tốc độ gió (m/s) 47,2 II III 18,4 21,8 89,7 85,4 113 172 44,5 87,3 44,5 87,3 IV V 24,4 25,6 82,3 83 190 192 89,7 100,2 89,7 100,2 VI VII 25,6 25,3 82,2 85 166 161 92,5 87,1 92,5 87,1 VIII IX 24,6 24 88,8 90,3 151 117 66,1 46 66,1 46 X XI 22,8 20,4 90,9 90,6 148 126 46,7 44,1 46,7 44,1 XII Tổng 18,2 22,4 87,7 87,2 109 1777 41,1 792,6 41,1 792,6 Tháng I Tháng I Nhiệt độ (oC) 19,2 Trạm Đông Hà Độ ẩm Số giờ nắng Bốc hơi (%) (h) (mm) 88,6 97,5 51 Tốc độ gió (m/s) 47,2 II III 19,3 22,5 89,8 87,9 81,4 128,8 44,1 68 44,5 87,3 IV V 25,6 28,2 84,6 78,9 173,1 226,5 90,4 149,2 89,7 100,2 VI VII 29,3 29,6 71,9 70,4 224 236,4 209,2 243,2 92,5 87,1 VIII IX 28,8 27,1 74 83,9 198,1 150,5 209,1 112,1 66,1 46 X XI 25,1 22,5 88,2 88,1 140,6 96 66,2 59,7 46,7 44,1 XII Tổng 19,9 24,8 87,6 82,8 76,2 1829 56,9 1359 41,1 792,6 13 6. Đặc trưng mưa: Mưa trong vùng phụ thuộc nhiều vào yếu tố địa hình. Lượng mưa hàng năm nằm trong khoảng 2.000 ÷ 2.800 mm. Trị số này tăng mạnh theo hướng từ Ðông sang Tây và từ Bắc xuống Nam, tập trung chủ yếu vào các tháng IX, X và XI chiếm tới 80% lượng mưa năm. Tháng V hàng năm thường xảy ra các trận mưa ngắn ngày, cường độ tập trung, gây ngập lụt gọi là lũ tiểu mãn Cường độ mưa trong một ngày đạt khá lớn và thường xảy ra vào tháng X hoặc tháng XI. Theo tài liệu thực đo tại Ðông Hà là 447,5mm (ngày 2/X/1998) tại Thạch Hãn 464,2mm (24/X/1978). Bảng 2.2: Lượng mưa trung bình tháng tại các trạm Ðơn vị: mm Trạm Đông Hà 44,7 Khe Sanh 19,5 Gia Vòng 60,1 II III 35,1 34 17,1 31,2 47,9 35,4 IV V 64,5 122,8 82,3 168,1 64,1 143,3 VI VII 83,9 59,5 186,1 199,5 101,4 78,7 VIII IX 170,9 373,7 293,3 365,2 155 509,7 X XI 646,9 430,1 417,1 184,6 694,9 456,4 58,7 2023 188 2535 Tháng I XII 188,8 Tổng 2255 2.1.7. Các đặc trưng thủy văn dòng chảy Theo kết quả nghiên cứu và tính toán của Viện QHTL các đặc trưng thủy văn dòng chảy của lưu vực sông Thạch Hãn – Ô Lâu như sau: 1. Dòng chảy năm: Dòng chảy năm có nhiều biến động, có những năm nhiều nước có thể gấp 1,5 đến 1,6 lần năm trung bình. Nhưng có những năm ít nước như năm 1998 chỉ đạt lượng dòng chảy bằng 0,7 – 0,75 năm trung bình nước. Lượng 14 dòng chảy các tháng mùa lũ (tháng X, XI) lớn hơn rất nhiều so với các tháng mùa cạn (tháng VII, III, tháng IV) Bảng 2.3: Phân phối dòng chảy năm tại trạm Gia Vòng Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Q (m3/s) 8,8 4,9 3,3 3,2 5,2 3,6 2,1 4,0 22,1 52,5 45,7 21,7 14,7 2. Dòng chảy lũ: Các sông thuộc Quảng Trị, Thừa Thiên Huế có mùa lũ hàng năm từ tháng X đến tháng XII Mực nước lũ cao nhất trên các sông suối tỉnh Quảng Trị xảy ra vào tháng XI/1999 với H max = 7,29 m tại Thạch Hãn (ngày 2/XI/1999), lũ năm 1983 với H max =7,11m tại Thạch Hãn (31/X/1983) và tại Đông Hà trên sông Cam Lộ là 4,19m ngày 10/X. Tháng X/1990 cũng xảy ra lũ lớn trên sông Thạch Hãn, nhưng mực nước lớn nhất tại Thạch Hãn chỉ ở mức 7,04m (X/1990) thấp hơn mực nước lũ 1983 là 0,07m. Bảng 2.4: Đặc trưng mực nước lũ theo các tần suất thiết kế Ðơn vị: m TT Trạm 1 Đông Hà 2 Thạch Hãn Sông H maxbq (m) Cv Cs Cam Lộ 2,98 0,24 Thạch Hãn 5,41 0,18 H p (m) 1% 5% 10% 0,24 5,39 4,63 4,24 0,18 8,04 7,22 6,80 3 Cửa Việt Thạch Hãn 1,35 0,19 0,19 2,94 2,23 1,93 3. Dòng chảy kiệt: Dòng chảy kiệt trong vùng thường chậm hơn so với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ từ 2 tới 3 tháng và kéo dài tới 8 tháng. Dòng chảy kiệt nhất trong năm thường rơi vào tháng VII. Theo tài liệu đo đạc, tháng có dòng chảy nhỏ nhất là tháng 8/1982, mô số dòng chảy kiệt chỉ có 2,14 l/s km2 Bảng 2.5: Dòng chảy tháng kiệt nhất tại trạm Gia Vòng Trạm Gia Vòng F Qo Mo 2 (km ) Tháng kiệt tháng kiệt (m3/s) (l/skm2) 267 1,48 5,54 Cv Cs Qp tháng kiệt (m3/s) 75% 0,45 1,02 85% 95% 0,982 0,820 0,598 15 2.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội 2.2.1. Dân số và cơ cấu dân cư Lưu vực sông Thạch Hãn-Ô Lâu bao gồm phạm vi 117 xã thuộc 9 huyện, thị của 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Dân số tính đến 2013 là 525.280 người, với diện tích tự nhiên 3.724,75km2, mật độ dân số bình quân toàn vùng 138 người/km2. Dân số tập trung đông nhất ở thị xã Đông Hà, thị xã Quảng Trị, các thị trấn Gio Linh, Cam Lộ, Hải Lăng, Ái Tử, Krông Klang, Phong Điền. 2.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế 2.2.2.1. Tổng quan Ngành kinh tế chủ đạo trên lưu vực vẫn lấy nông nghiệp làm nền tảng để phát triển, tuy nhiên cơ cấu kinh tế đã có những chuyển biến tích cực trong những năm qua. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày một tăng, tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế có xu hướng giảm dần. - Thời kỳ 2007-2011. Tăng trưởng kinh tế chung đạt bình quân 8,7%. Năm 2013, tăng trưởng kinh tế chung đạt 11,2% so năm 2012, trong đó công nghiệp-xây dựng tăng 21,5%, nông lâm ngư nghiệp 4,8%, dịch vụ tăng 9,3%. GDP bình quân đầu người đạt 7,647 triệu đồng. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng nghiên cứu trong những năm qua đạt mức khá cao, duy trì tương đối ổn định qua các thời kỳ. Ngành công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, đặc biệt những năm gần đây. Kinh tế nông nghiệp vẫn duy trì được tăng trưởng khá ổn định (4,4-4,5%). 2.2.2.2. Nông nghiệp Theo số liệu thống kê năm 2013, tổng diện tích tự nhiên trong vùng là 372.485ha, diện tích đất nông nghiệp chiếm 61,4%, đất phi nông nghiệp chiếm 9,6% và đất chưa sử dụng còn tới 28,95%. 16 Bảng 2.6: Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 TT I 1 Loại đất DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN Diện tích đất nông nghiệp Diện tích cây hàng năm - Đất lúa - Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 2 - Diện tích cây hàng năm khác Cây lâu năm 3 4 Đất nuôi trồng thủy sản Diện tích đất lâm nghiệp 5 Đất nông nghiệp khác Diện tích (ha) 372.485,0 229.065,0 38.253,8 26.010,4 36,9 12.200,2 10.798,9 1.656,5 177.930,9 424,9 II Diện tích đất phi nông nghiệp 35.582,6 1 2 Đất ở Đất chuyên dùng 7.765,07 9.890,83 3 4 Đất tôn giáo, tín ngưỡng Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.427,21 2.948,91 5 6 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng Đất phi nông nghiệp khác 10.831,32 2.719,26 Diện tích đất chưa sử dụng Đất bằng chưa sử dụng 107.858,5 15.754,0 III 1 2 Đất đồi núi chưa sử dụng 92.104,5 Ngành trồng trọt vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nông nghiệp. Năm 2013 tỷ trọng trồng trọt chiếm tới 70,5% giá trị sản xuất nông nghiệp. Trồng trọt phát triển theo hướng đa dạng hóa cây trồng vừa thâm canh tăng năng suất Theo thống kê, diện tích, năng suất, sản lượng các loại trong 5 năm gần đây như sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất