Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu các phương pháp tính toán cọc chịu tải trọng ngang...

Tài liệu Nghiên cứu các phương pháp tính toán cọc chịu tải trọng ngang

.PDF
112
151
124

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN TIẾN DŨNG NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CỌC CHỊU TẢI TRỌNG NGANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- NGUYỄN TIẾN DŨNG KHOÁ 2014-2016 NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CỌC CHỊU TẢI TRỌNG NGANG Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Mã số: 60.58.02.08 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VƯƠNG VĂN THÀNH Hà Nội - 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Vương Văn Thành người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, cho nhiều chỉ dẫn khoa học có giá trị và thường xuyên động viên, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các giảng viên Bộ môn Địa kỹ thuật, Công trình ngầm đô thị, Khoa Xây dựng, Khoa Sau đại học trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên, giúp đỡ và hợp tác trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng-IBST, đặc biệt xin cảm ơn TS. Phạm Quyết Thắng, KS. Phạm Hồng Dương, đã cung cấp cho tôi số liệu thí nghiệm nén hiện trường để phục vụ phần tính toán trong luận văn. Vì thời gian thực hiện luận văn và trình độ có hạn nên không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Tiến Dũng MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU  Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1  Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 2  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 2  Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 2  Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài ..................................................... 3  Cấu trúc luận văn ................................................................................... 3 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CỌC CHỊU TẢI TRỌNG NGANG ...... 4 1.1. Khái niệm chung về cọc và móng cọc.............................................. 4 1.1.1. Cọc và sự làm việc của cọc .......................................................... 4 1.1.2. Móng cọc và sự làm việc của móng cọc ....................................... 7 1.2. Tải trọng ngang và cọc chịu tải trọng ngang ................................ 11 1.3. Cơ chế truyền tải trọng ngang của cọc.......................................... 19 1.4. Cơ chế chuyển vị và phá hoại của cọc chịu tải trọng ngang ........ 23 1.5. Sức chịu tải theo phương ngang của cọc đơn ............................... 27 1.6. Các phương pháp phân tích hiện nay ........................................... 28 1.6.1. Hướng tiếp cận dầm trên nền Winkler........................................ 28 1.6.2. Hướng tiếp cận liên tục đàn hồi.................................................. 33 1.6.3. Phương pháp phần tử hữu hạn .................................................... 36 1.7. Phương pháp thí nghiệm hiện trường ........................................... 37 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CỌC CHỊU TẢI TRỌNG NGANG .................................................................... 39 2.1. Hướng tiếp cận dầm trên nền Winkler ......................................... 39 2.1.1. Tiêu chuẩn Việt Nam ................................................................. 39 2.1.2. Phương pháp Broms (1964a,b)................................................... 47 2.1.3. Phương pháp p-y ........................................................................ 55 2.2. Hướng tiếp cận liên tục đàn hồi .................................................... 62 2.2.1. Phương pháp Poulos .................................................................. 62 2.2.2. Phương pháp biến phân năng lượng [18].................................... 64 2.3. Phương pháp phần tử hữu hạn ..................................................... 69 2.3.1. Mô tả phương pháp .................................................................... 69 2.3.2. Sử dụng phương pháp PTHH bằng phần mềm thương mại ........ 71 2.4. Giới thiệu về phần mềm Plaxis 3D Foundation ............................ 72 2.4.1. Mô hình phần tử trong phần mềm Plaxis 3D Foundation ........... 72 2.4.2. Mô hình vật liệu trong phần mềm Plaxis 3D Foundation ........... 74 CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG TÍNH TOÁN CHO CÔNG TRÌNH CỤ THỂ . 81 3.1. Mô tả công trình ............................................................................. 81 3.1.1. Tên dự án và hạng mục xây dựng............................................... 81 3.1.2. Thông tin chung về móng cọc .................................................... 82 3.1.3. Điều kiện địa chất công trình ..................................................... 82 3.2. Tính toán cọc chịu tải trọng ngang ............................................... 85 3.2.1. Tiêu chuẩn Việt Nam ................................................................. 85 3.2.2. Phần mềm Plaxis 3D Foundation Version 1.6.0.205 .................. 90 3.3. Kết quả thí nghiệm hiện trường .................................................... 95 3.3.1. Cọc thí nghiệm........................................................................... 95 3.3.2. Thiết bị thí nghiệm cọc .............................................................. 95 3.3.3. Quy trình thí nghiệm .................................................................. 97 3.3.4. Thiếu xót trong quá trình thí nghiệm .......................................... 98 3.3.5. Kết quả thí nghiệm..................................................................... 98 3.3.6. Nhận xét kết quả thí nghiệm .................................................... 105 3.4. So sánh, đánh giá kết quả tính toán công trình cụ thể ............... 105 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 109 Kết luận...................................................................................................... 109 Kiến nghị.................................................................................................... 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ BTCT Bê tông cốt thép SCT Sức chịu tải TTGH I Trạng thái giới hạn thứ nhất TTGH II Trạng thái giới hạn thứ hai API American Petroleum Institute AASHTO American Association of State Highway and Transportation Officials FHWA Federal Highway Administration PTHH Phần tử hữu hạn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCXD Tiêu chuẩn xây dựng ASTM American Society for Testing and Materials DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Số hiệu bảng, biểu Tên bảng, biểu Bảng 2.1. Hệ số tỉ lệ K [6] Bảng 2.2. Giá trị các hệ số A0, B0, C0 [6] Bảng 2.3. Các giá trị A, B, C, D [6] Bảng 2.4. Giá trị n1 và n2 Bảng 2.5. Hệ số Kh ,kN/m3, cho đất rời Bảng 2.6. Hệ số giảm tải nhóm cọc Bảng 2.7. Kiến nghị giá trị ks cho đất sét cứng [16] Bảng 2.8. Giá trị k (Ib/in3 = 276,8 kN/m3) cho đất cát [16] Bảng 2.9. [K], {u}, [F] trong các bài toán khác nhau Bảng 3.1. Bảng chỉ tiêu cơ lý các lớp đất Bảng 3.2. Chuyển vị ngang Δn và góc xoay Ψ của cọc (H6=4,95T) Bảng 3.3. Áp lực tính toán, mô-men uốn, lực cắt theo phương ngang dọc theo thân cọc (H6=4,95T) Bảng 3.4. Kết quả tính theo TCVN cho các trường hợp tải ngang Bảng 3.5. Thông số các mô hình đất nền trong Plaxis 3D Foundation Bảng 3.6. Một phần kết quả tính theo Plaxis 3D Foundation Bảng 3.7. Chi tiết cọc thí nghiệm Bảng 3.8. Kết quả thí nghiệm tải ngang các cọc Bảng 3.9. So sánh kết quả chuyển vị ngang tại đỉnh cọc DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Số hiệu hình Tên hình Hình 1.1. Phân loại cọc chịu nén và chịu kéo Hình 1.2. Phân loại móng cọc theo đặc tính của cọc Hình 1.3. Phân loại móng cọc theo vị trí đài cọc Hình 1.4. Sơ đồ móng cọc đài cao và nội lực tại đỉnh cọc [9] Hình 1.5. Một số hình ảnh công trình có cọc chịu tải trọng ngang Hình 1.6. Cọc chịu tải trọng ngang tập trung ở đỉnh Hình 1.7. Tải trọng ngang của cọc trong cát [11] Hình 1.8. Cọc chịu tải trọng ngang phân phối lên một phần thân cọc [4] Hình 1.9. Hình 1.10. Mối quan hệ giữa cọc chịu tải tập trung ở đỉnh cọc và cọc chịu tải trọng phân bố lên một phần thân cọc Cơ chế tương tác giữa cọc và đất khi có tải trọng động đất [11] Hình 1.11. Mặt cắt tiêu biểu của dịch chuyển do động đất [11] Hình 1.12. Cọc bị phá hủy khi chịu tải trọng ngang trong các công trình Hình 1.13. Cơ chế truyền tải trọng của cọc chịu tải trọng dọc trục [18] Hình 1.14. Cơ chế truyền tải trọng của cọc chịu tải trọng ngang [18] Hình 1.15. Cơ chế truyền tải trọng thẳng đứng của nhóm cọc [18] Hình 1.16. Vùng giao thoa tạo ra tải phụ thêm lên cọc trong nhóm [18] Hình 1.17. Chuyển vị của cọc cứng [18] Hình 1.18. Chuyển vị của cọc mềm [18] Hình 1.19. Chuyển vị của nhóm cọc chịu tải trọng thẳng đứng [18] Hình 1.20. Chuyển vị của nhóm cọc chịu tải trọng ngang [18] Hình 1.21. Dầm trên nền đàn hồi [18] Hình 1.22. Cọc chịu tải trọng ngang với một nền lò xo [18] Hình 1.23. Sơ đồ cọc chịu tải trọng ngang với đường cong p-y [22] Hình 1.24. Mô hình cọc-đất và kết quả bài toán [19] Hình 1.25. Mô hình phân tích đàn hồi của Poulos cho cọc chịu tải trọng ngang [20] Hình 1.26. Sơ đồ bố trí thiết bị thí nghiệm nén ngang [15] Hình 2.1. Sơ đồ tác động của mô-men và tải ngang lên cọc Hình 2.2. Quy định chiều dương các ký hiệu yz, ψz, Mz, Qz Hình 2.3. SCT giới hạn của cọc ngắn trong đất dính Hình 2.4. SCT giới hạn của cọc dài trong đất dính Hình 2.5. SCT giới hạn của cọc ngắn trong đất rời Hình 2.6. SCT giới hạn của cọc dài trong đất rời Hình 2.7. Độ lệch ngang của cọc ở mặt đất trong đất dính Hình 2.8. Độ lệch ngang của cọc ở mặt đất trong đất rời Hình 2.9. Tập hợp đường cong p-y [29] Hình 2.10. Giải bài toán cọc chịu tải trọng ngang bằng phần mềm FB-MutilPier Hình 2.11. Hình 2.12. Hình 2.13. Hình 2.14. Hình 2.15. Đường cong p-y cho đất sét yếu dưới mực nước ngầm chịu tải tĩnh [16] Đường cong p-y cho đất sét cứng trên mực nước ngầm chịu tải tĩnh [16] Đường cong p-y của đất sét cứng dưới mực nước ngầm chịu tải trọng tĩnh (Reese,1975) [16] Giá trị hệ số As [16] Hình dạng của họ các đường cong p-y trong đất cát (Reese, 1974)[16] Hình 2.16. Hệ số A [16] Hình 2.17. Hệ số B [16] Hình 2.18. Hệ số ảnh hưởng IρH Hình 2.19. Hệ số ảnh hưởng IθH và IρM Hình 2.20. Phân bố áp lực ngang dọc theo thân cọc Hình 2.21. Hệ số IθM Hình 2.22. Phân bố mô-men dọc theo thân cọc Hình 2.23. Cọc trong nền đất đàn hồi nhiều lớp Hình 2.24. a) chuyển vị và b) ứng suất trong khối đất Hình 2.25. a) Mô hình các phần tử của khung phẳng; b) Một phần tử [28] Hình 2.26. Giải bài toán theo phương pháp phần tử hữu hạn Hình 2.27. Cọc thiết kế với hình dạng tiêu chuẩn Hình 2.28. Cửa sổ bore hole Hình 2.29. Cửa sổ hiển thị dữ liệu của vật liệu Hình 2.30. Mô hình Mohr-Coulomb Hình 2.31. Mô hình Hardening Soil Hình 2.32. Mối quan hệ hyperbolic ứng suất-biến dạng trong thí nghiệm nén 3 trục thoát nước [24] Hình 3.1. Toàn cảnh Trung tâm Điện lực Long Phú Hình 3.2. Mặt cắt địa tầng điển hình của khu đất Hình 3.3. Biểu đồ σzy , Mz và Qz cho các trường hợp tải Hình 3.4. Mô hình mặt cắt địa tầng Hình 3.5. Mô hình và kết quả bài toán (H=49,5kN) Hình 3.6. Biểu đồ chuyển vị ngang, Mz, Qz và σzy cho các trường hợp tải Hình 3.7. Thí nghiệm cọc chịu tải ngang Hình 3.8. Kết quả thí nghiệm tải ngang cọc 11HA 074 Hình 3.9. Kết quả thí nghiệm tải ngang cọc 11HA 193 Hình 3.10. Kết quả thí nghiệm tải ngang cọc 11HA 508 Hình 3.11. So sánh kết quả thí nghiệm tải ngang hiện trường giữa các cọc Hình 3.12. So sánh kết quả chuyển vị ngang tại đỉnh cọc Hình 3.13. Biểu đồ mô-men dọc theo thân cọc (H6=49,5kN) Hình 3.14. Biểu đồ lực cắt dọc theo thân cọc (H6=49,5kN) 1 PHẦN MỞ ĐẦU  Lý do chọn đề tài Do nhu cầu phát triển của xã hội, các công trình chịu tải trọng ngang lớn như tường chắn đất, bến cảng, trụ cầu, nhà cao tầng, khu nghỉ dưỡng trên sông nước v.v... ngày càng xuất hiện nhiều. Hầu hết những công trình này đều sử dụng cọc hoặc móng cọc để chống đỡ đồng thời tải trọng đứng và tải trọng ngang. Đối với cọc và móng cọc trong các công trình tường chắn đất, tải trọng ngang tác dụng lên cọc thường gặp là: áp lực đất, áp lực nước và các tải trọng trên mái dốc hoặc lân cận hố đào... Đối với móng cọc đài cao trong các công trình giao thông, thủy lợi và dân dụng, tải trọng ngang thường gặp là: tải trọng do tăng/ giảm tốc độ xe, tải trọng gió, sóng và dòng chảy, tải trọng do tàu bè va chạm khi tai nạn, do động đất... Đối với móng cọc đài thấp trong các công trình nhà cao tầng, tháp anten truyền hình, cột điện cao thế..., tải trọng ngang thường gặp là: tải trọng gió, động đất... Khi công trình chịu tải trọng ngang lớn hoặc đất xung quanh đài bị tác động trong quá trình thi công thì đất ở trên mức đáy đài cũng không thể tiếp nhận hết tải trọng ngang, khi đó cọc trong móng cọc đài thấp cũng chịu tải trọng ngang và cần phải kể đến trong tính toán. Từ phân tích trên cho thấy, hầu hết cọc và móng cọc trong các công trình giao thông, thủy lợi, dân dụng đều phải được kiểm tra, tính toán chịu tải trọng ngang - đặc biệt đối với những công trình có tầm quan trọng lớn. Tuy nhiên, phương pháp tính toán cọc chịu tải trọng ngang trong tiêu chuẩn hiện nay vẫn chủ yếu dựa trên hướng tiếp cận cổ điển dầm trên nền Winkler (beam-on-Winkler foundation approach) với giả thiết đơn giản là hệ số nền theo phương ngang tuyến tính với chiều sâu. Giả thiết này cho kết quả không chính xác so với thực tế vì không phản ánh đúng điều kiện làm việc của đất nền. Ngày nay, với sự hoàn thiện phương pháp tính và sự giúp đỡ của máy tính cho phép chúng ta mô tả chính xác hơn sự tương tác giữa cọc-đất 2 nền và các yếu tố ảnh hưởng khác đến khả năng làm việc của cọc khi chịu tải trọng ngang. Đó là hướng tiếp cận liên tục đàn hồi (elastic continuum approach) và phương pháp phần tử hữu hạn (finite element method). Những hướng tiếp cận mới này sẽ được giới thiệu trong luận văn. Ngoài ra, câu hỏi về tính phù hợp và độ chính xác của các phương pháp tính trên so với kết quả thí nghiệm hiện trường cũng đang làm băn khoăn các nhà thiết kế. Do đó, tác giả chọn đề tài "Nghiên cứu các phương pháp tính toán cọc chịu tải trọng ngang" để đáp ứng nhu cầu thực tiễn này.  Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ những vấn đề sau:  Sự làm việc của cọc chịu tải trọng ngang.  Các phương pháp tính toán cọc chịu tải trọng ngang hiện nay.  Lựa chọn và kiến nghị phương pháp tính toán.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Cọc trong các công trình xây dựng.  Phạm vi nghiên cứu: Cọc đơn bê tông cốt thép (BTCT) thẳng đứng chịu tải trọng tĩnh nằm ngang và mômen tập trung ở đỉnh cọc.  Phương pháp nghiên cứu  Nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu và thu thập các tài liệu liên quan đến phương pháp tính toán cọc chịu tải trọng ngang hiện nay.  Xử lý thông tin: Phân tích và tổng hợp các phương pháp tính toán.  Phương pháp thực nghiệm: Sử dụng kết quả thực nghiệm để kiểm chứng sự phù hợp của phương pháp tính. 3  Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài  Đưa ra cái nhìn tổng quát về các phương pháp tính toán cọc chịu tải trọng ngang hiện nay và định hướng sử dụng phương pháp tính toán hợp lý phục vụ cho thiết kế.  Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo và nghiên cứu.  Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có phần nội dung bao gồm 3 chương. Nội dung cụ thể từng chương như sau: Chương 1: Tổng quan về cọc chịu tải trọng ngang. Dựa trên các tài liệu thu thập được, tác giả giới thiệu một cách khái quát về cọc, móng cọc trong công trình xây dựng và sự làm việc của chúng. Trên cơ sở đó giới thiệu và phân tích làm rõ vấn đề nghiên cứu của luận văn. Chương 2: Nghiên cứu các phương pháp tính toán cọc chịu tải trọng ngang Cung cấp một cái nhìn tổng quan về các hướng tiếp cận tính toán cọc chịu tải trọng ngang hiện nay và ưu điểm, hạn chế của các hướng tiếp cận đó. Đi sâu phân tích một số phương pháp tính toán điển hình theo từng hướng tiếp cận, từ đó đề xuất phương pháp tính toán phục vụ cho thực tiễn. Chương 3: Áp dụng tính toán cho công trình cụ thể. Tính toán và so sánh với kết quả thí nghiệm cọc chịu tải trọng ngang cho một công trình cụ thể để kiểm tra độ tin cậy của phương pháp tính. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 109 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Hiện nay, các công trình có sử dụng cọc chịu tải trọng ngang ngày càng phổ biến và lý thuyết tính toán cọc chịu tải trọng ngang ngày càng hoàn thiện. Việc nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực nghiệm về các phương pháp tính toán cọc chịu tải trọng ngang đã cho ta một số kết luận sau: - Cọc chịu tải trọng ngang trong ba trường hợp: tải trọng ngang tập trung tại đỉnh cọc, tải trọng ngang phân phối lên thân cọc và kết hợp hai trường hợp trên. Đối với trường hợp tải trọng ngang tập trung ở đỉnh cọc, hiện nay có ba hướng tiếp cận chính để tính toán là: dầm trên nền Winkler, liên tục đàn hồi và phần tử hữu hạn. - Các phương pháp tính theo hướng tiếp cận dầm trên nền Winkler thường tính toán đơn giản nhưng độ chính xác không cao. Vì vậy, hướng tiếp cận này hiện này vẫn được sử dụng phổ biến để phân tích các bài toán đơn giản, các bài toán không đòi hỏi độ chính xác cao. - Các phương pháp tính theo hướng tiếp cận liên tục đàn hồi đòi hỏi kỹ thuật giải toán phức tạp trong phân tích và nó vẫn tồn tại hạn chế nhất định. - Phương pháp phần tử hữu hạn cho kết quả phù hợp với kết quả thí nghiệm hiện trường. Hơn nữa, với sự hỗ trợ bởi máy tính đã giúp cho quá trình tính toán trở nên đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, để có kết quả đáng tin cậy cần có đầy đủ kết quả thí nghiệm cần thiết để xây dựng mô hình PTHH đúng với thực tế. - Khi cọc chịu tải trọng ngang và mô-men tập trung ở đỉnh, tất cả các phương pháp tính và kết quả thực nghiệm cho thấy cọc có xu hướng bị phá hoại ở một đoạn gần mặt đất (khoảng 2,6d÷5d). Phần đất gánh đỡ tải ngang chủ yếu là do các lớp đất phía trên (khoảng 5d). 110 Kiến nghị Với nỗ lực nghiên cứu của tác giả, luận văn đã giải quyết tốt được nhiệm vụ của đề tài. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên luận văn chưa giải quyết được trọn vẹn các vấn đề liên quan đến bài toán cọc chịu tải trọng ngang, cụ thể: - Tính cọc chịu lực ngang khi mặt đất không nằm ngang. - Nghiên cứu cọc đơn chịu tải trọng ngang phân bố dọc theo thân cọc do áp lực đất nền, do sóng động đất… gây ra. - Nghiên cứu nhóm cọc chịu tải trọng ngang có kể đến ảnh hưởng của đài cọc. - Ảnh hưởng của lực dọc đến kết quả bài toán cọc đơn, nhóm cọc chịu tải trọng ngang. Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận văn xin đưa ra một số kiến nghị như sau: - Trước tiên, tiêu chuẩn hiện hành cần có quy định về việc bắt buộc phải tính toán trong hồ sơ thiết kế cho những trường hợp cọc chịu tải trọng ngang để đảm bảo an toàn cho công trình. - Khi tính toán cọc chịu tải trọng ngang, TCVN hiện hành cần phải bổ xung, chỉ dẫn chi tiết hơn ở một số điều khoản để việc thực hành được thuận tiện, cụ thể:  Cần bổ xung cách xác định hệ số tỷ lệ của hệ số nền K trong trường hợp nền nhiều lớp.  Cần nghiên cứu, bổ xung chỉ dẫn tính cọc chịu lực ngang khi mặt đất không nằm ngang.  Điều khoản: tính toán SCT trọng ngang theo phương pháp của Broms (1964) còn quá sơ sài, không đủ thông tin để thực hành. Cần bổ xung cách xác định cọc "cứng", cọc "mềm". Trình tự tính toán đầy đủ đã được trình bày trong luận văn. 111 - Trong tất cả các phương pháp tính đều ghi chú Es là mô đun đàn hồi của đất mà không nói rõ là mô đun đàn hồi theo phương đứng hay phương ngang. Cần có nghiên cứu thêm về vấn đề này. - Trường hợp cọc chịu tải trọng ngang và mô-men tập trung ở đỉnh, cần tiến hành tính toán theo phương pháp khác nhau cho các điều kiện đất nền khác nhau và kết hợp với thí nghiệm hiện trường để thống kê và đưa ra được một chỉ dẫn kỹ thuật chung phục vụ thiết kế và nghiên cứu. - Trường hợp cọc chịu tải trọng ngang và mô-men tập trung ở đỉnh, trong phạm vi chiều sâu gần đỉnh cọc (khoảng 2,6d÷5d), khi thiết kế cần lưu ý đến vấn đề tính toán cốt thép cho cọc. Thêm nữa, cần lựa chọn lớp đất bên trên (khoảng 5d) có tính chất cơ lý tốt cho trường hợp cọc chịu tải trọng ngang; nếu các lớp đất trên mặt quá yếu cần có biện pháp cải tạo, gia cường. - Cần có những nghiên cứu tiếp theo về các trường hợp mà luận văn chưa xét tới để hoàn chỉnh phương pháp tính. Trong đó, nên kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết với thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường để giải quyết các trường hợp cần nghiên cứu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất