Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý xây dựng các khu đô thị mới tại hà ...

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý xây dựng các khu đô thị mới tại hà nội

.PDF
111
68
97

Mô tả:

BẢN CAM KẾT Đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý xây dựng các khu đô thị mới tại Hà Nội là đề tài của học viên viết trong quá trình tập hợp, thống kê hiện trạng nhằm đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng các công trình xây dựng, các khu đô thị mới hiện nay. Tôi xin cam đoan về đề tài là công trình cá nhân học viên. Người cam kết Nguyễn Mạnh Duy BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CQNN – CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TKCS – THIẾT KẾ CƠ SỞ TVTK – TƯ VẤN THIẾT KẾ TVGS – TƯ VẤN GIÁM SÁT KĐTM – KHU ĐÔ THỊ MỚI UBND – ỦY BAN NHÂN DÂN QCVN – QUY CHUẨN VIỆT NAM BYT – BỘ Y TẾ CLCTXD – CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG LỜI CẢM ƠN Qua một quá trình học tập và nghiên cứu, luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý Xây dựng với đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý xây dựng các khu đô thị mới tại Hà Nội” đã được hoàn thành với sự giúp đỡ của Nhà trường, Khoa Công trình và các quý Thầy, Cô, gia đình và bạn bè. Đặc biệt học viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Văn Hùng đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và cung cấp các kiến thức cần thiết về nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo giảng dạy lớp 20QLXD21 đã truyền đạt các kiển thức cần thiết trong suốt quá trình học tập để học viên áp dụng vào việc thực hiện luận văn. Học viên xin chân thành cảm ơn Khoa Công trình, Phòng đào tạo Đại học và Sau Đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho học viên thực hiện luận văn. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do thời gian và trình độ còn hạn chế trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn. Vì vậy luận văn không thể tránh khỏi những thiết sót. Học viên rất mong được sự đóng góp của quý Thầy, Cô, các nhà nghiên cứu và bạn bè đồng nghiệp quan tâm đến nội dung đề cập ở luận văn này. Xin trân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Mạnh Duy -1MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây Việt Nam là một quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh, trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều khu đô thị mới đã và đang được xây dựng. Các khu đô thị đã giải quyết được một phần về nhu cầu nhà ở. Tuy nhiên trên thực tế còn tồn tại một số vấn đề quản lý trật tự xây dựng như: - Người có thu nhập thấp khó tiếp cận để mua nhà, còn nhiều bất cập trong việc quản lý trật tự xây dựng các đô thị mới. Bên cạnh những công trình xây dựng đúng phép thì có hàng loạt ngôi nhà xây dựng trái phép phá nát quy hoạch đô thị, đặc biệt là quy hoạch khu phố cổ gây nhiều bức xúc cho người dân và cấp quản lý. - Bất cập lớn ở các khu đô thị mới là thiếu sự đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật trong khu đô thị với hạ tầng bên ngoài các khu đô thị mà cụ thể là sự liên thông và kết nối giao thông, thoát nước, xử lý nước thải... không đảm bảo được tính đồng bộ của hệ thống ảnh hưởng đến nhu cầu sinh hoạt của người dân trong các khu đô thị mới. - Các khu đô thị mới phát triển không có sự gắn kết với nhau trong một quy hoạch tổng thể chung của đô thị, thiếu trầm trọng các công trình hạ tầng xã hội: Khu biệt thự, nhà liền kề pha tạp hình thái kiến trúc đủ loại và đa màu sắc và hình như không ai quản lý thiết kế kiến trúc của các công trình này. Mật độ xây dựng cao và hệ số sử dụng đất lớn khiến các đô thị thiếu không gian mở, không gian công cộng. Hầu hết các khu đô thị đều thiếu các công trình hạ tầng xã hội như trường học, trạm y tế, bãi đỗ xe, công viên...sự khớp nối giữa các công trình hạ tầng bên trong và bên ngoài hàng rào chưa có hoặc nếu có cũng chưa được tuân thủ nghiêm chỉnh. - Tình trạng ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra tại các cửa ra vào ở khu đô thị mới, có rất nhiều điểm giao cắt ngõ với ngõ, ngõ với đường chính, -2nhiều đoạn rẽ, đường cong. Tuy nhiên hầu như trong các khu đô thị này không có biển báo giao thông hay hệ thống giảm tốc giữa các điểm giao cắt đó, tình trạng mất an toàn giao thông thường xuyên xảy ra. Sự ùn tắc, thiếu các bãi đỗ xe và lấn chiếm đường để đỗ xe đã xuất hiện tại nhiều khu đô thị mới. Do vậy nếu không có giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề này thì hệ thống hạ tầng kỹ thuật sẽ manh mún, độc lập với nhau mà hậu quả trước mắt là ách tắc giao thông, úng ngập cục bộ, ô nhiễm môi trường.. - Nhiều nơi, việc cung cấp nước sạch không đảm bảo, chất lượng nước còn có nhiều vấn đề, hệ thống chiếu sáng tại một số khu vực trong khu đô thị còn thiếu. Bên cạnh đó, việc quản lý vận hành khu nhà ở khu đô thị, nhất là nhà chung cư sau đầu tư còn chưa thống nhất, chưa có cơ chế chính sách về quản lý khai thác sau đầu tư đối với các dự án phát triển nhà ở và khu đô thị, nhất là nhà ở cao tầng; chưa rõ mô hình quản lý, vận hành, đặc biệt là diện tích tầng 1, tầng hầm và dịch vụ của nhà chung cư cao tầng cũng như cả khu đô thị mới. Do đó việc “Nâng cao chất lượng quản lý xây dựng các khu đô thị mới” tại Hà Nội là hết sức cần thiết. 2. Mục tiêu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng để ra một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý, xây dựng các khu đô thị mới tại Hà Nội 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: Cách tiếp cận: - Tìm hiểu các tài liệu đã được nghiên cứu; - Tiếp cận thực tế ở Việt Nam; Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu tổng quan tình trạng các khu đô thị mới hiện nay trên thành phố Hà Nội -3- Điều tra thu thập, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp khắc phục, nâng cao chất lượng quản lý, xây dựng các khu đô thị mới tại Hà Nội. 4. Kết quả dự kiến đạt được: Đưa ra được một số giải pháp khắc phục những bất cập và nâng cao chất lượng quản lý xây dựng các khu đô thị mới tại Hà Nội. 5. Nội dung của Luận văn -4CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 1.1 Những vấn đề chung về đô thị 1.1.1 Định nghĩa đô thị Ở Việt Nam, đô thị là: - Một khu dân cư, trong đó lực lượng lao động chủ yếu là phi nông nghiệp, sống là làm việc theo lối sống thành thị ( Giáo trình Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị - nhà xuất bản Xây dựng 2003) - Là khu tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi công nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế văn hóa hoặc chuyên ngành có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ, một địa phương. (Luật Quy hoạch đô thị năm 2009) - Là phạm vi ranh giới địa chính nội thị của thành phố, thị xã, thị trấn bao gồm các quận và phường không bao gồm phần ngoại thị (Nghị định 29/2009/NĐ-CP về quản lý kiến trúc đô thị) 1.1.2 Những đặc điểm cơ bản của đô thị Đô thị có 3 đặc điểm cơ bản sau: - Đô thị như một cơ thể sống: các cấu trúc cơ sở hạ tầng kỹ thuật – kinh tế - xã hội với tính năng luôn thay đổi và vân động. Nó ảnh hưởng đến sự cân bằng, ổn định và bền vững của đô thị. - Đô thị luôn phát triển: mang tính “sống”, biểu thị sự gắn kết giữa đô thị và con người. Thể hiên chữ “đô thị” là nơi giao lưu trao đổi hàng hóa. Chịu sự ảnh hưởng của quy luật kinh tế - xã hội. - Sự vận động và phát triển của đô thị có thể điều khiển được bởi con người. -5Các khu chức năng đô thị - Khu ở là khu vực xây dựng đô thị có chức năng chính là phục vụ nhu cầu ở và sinh hoạt của người dân đô thị không phân biệt quy mô - Khu trung tâm đô thị là các công trình đáp ứng nhu cầu hoạt động xã hội, dịch vụ thiết yếu của dân cư đô thị - Các khu sản xuất phi nông nghiệp - Các khu xây dựng công trình giao thông - Các khu vực đặc biệt: như các cơ quan đại diện chính quyền, nhà nước - Các khu chức năng đô thị khác 1.1.3 Phân loại đô thị Theo Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính Phủ: 1. Đô thị được phân thành 6 loại, gồm: đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV và đô thị loại V. 2. Cấp quản lý đô thị gồm: - Thành phố trực thuộc Trung ương; - Thành phố thuộc tỉnh; thị xã thuộc tỉnh hoặc thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; - Thị trấn thuộc huyện. 1.2 Các yếu tố cơ bản phân loại một đô thị Theo mục I, khoản 2 của thông tư liên tịch số 02/2002-TTLT-BXDTCCBCP của Bộ xây dựng và Ban tổ chức cán bộ chính phủ ngày 08/03/2002 quy định: Khi lập đề án phân loại đô thị, cần xác định các yếu tố cấu thành một đô thị như sau: 1.2.1 Chức năng của đô thị Các chỉ tiêu thể hiện chức năng của một đô thị gồm: -6* Vị trí của đô thị trong hệ thống đô thị cả nước - Vị trí của một đô thị trong hệ thống đô thị cả nước phụ thuộc vào cấp quản lý của đô thị và phạm vi ảnh hưởng của đô thị như: đô thị - trung tâm cấp quốc gia; đô thị - trung tâm cấp vùng (liên tỉnh); đô thị - trung tâm cấp tỉnh, đô thị - trung tâm cấp huyện và đô thị - trung tâm cấp tiểu vùng (trong huyện) được xác định căn cứ vào Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 và quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống các đô thị, khu dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Ngoài ra, theo tính chất, một đô thị có thể là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành của một hệ thống đô thị. Đô thị là trung tâm tổng hợp khi có chức năng tổng hợp về nhiều mặt như: hành chính - chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế (công nghiệp, dịch vụ, du lịch nghỉ mát), đào tạo, nghiên cứu, khoa học kỹ thuật, v.v... Đô thị là trung tâm chuyên ngành khi có một vài chức năng nào đó nổi trội hơn so với các chức năng khác và giữ vai trò quyết định tính chất của đô thị đó như: đô thị công nghiệp, đô thị nghỉ mát, du lịch, đô thị nghiên cứu khoa học, đào tạo; đô thị cảng.v.v... Trong thực tế, một đô thị là trung tâm tổng hợp của một hệ thống đô thị vùng tỉnh, nhưng có thể chỉ là trung tâm chuyên ngành của một hệ thống đô thị một vùng liên tỉnh hoặc của cả nước; * Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của đô thị Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của đô thị - trung tâm gồm: - Tổng thu ngân sách trên địa bàn (tỷ đồng/năm không kể thu ngân sách của Trung ương trên địa bàn và ngân sách cấp trên cấp) - Thu nhập bình quân đầu người GNP/người/năm - Cân đối thu, chi ngân sách (chi thường xuyên) -7- Mức tăng trưởng kinh tế trung bình năm (%) - Mức tăng dân số trung bình hàng năm (%) - Tỷ lệ các hộ nghèo (%). 1.2.2 Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động. Lao động phi nông nghiệp của một đô thị là lao động trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn thuộc các ngành kinh tế quốc dân như: công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, bưu điện, thương nghiệp, cung ứng vật tư, dịch vụ công cộng, du lịch, khoa học, giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, y tế, bảo hiểm, thể thao, tài chính, tín dụng, ngân hàng, quản lý nhà nước và lao động khác không thuộc ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp (lao động làm muối, đánh bắt cá được tính là lao động phi nông nghiệp). 1.2.3 Cơ sở hạ tầng đô thị - Cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm: + Cơ sở hạ tầng xã hội : nhà ở, các công trình dịch vụ thương mại, công cộng, ăn uống, nghỉ dưỡng, y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, công viên cây xanh và các công trình phục vụ lợi ích công cộng khác. + Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, thông tin liên lạc, vệ sinh và môi trường đô thị. Cơ sở hạ tầng đô thị được đánh giá là đồng bộ khi tất cả các loại công trình cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị đều được xây dựng, nhưng mỗi loại phải đạt được tiêu chuẩn tối thiểu từ 70% trở lên so với mức quy định của Quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị. Cơ sở hạ tầng đô thị được đánh giá là hoàn chỉnh khi tất cả các công trình cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị đều được xây dựng, nhưng mỗi loại phải đạt được tiêu chuẩn tối thiểu từ 90% trở lên so với mức quy định của Quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị. -8- Các chỉ tiêu cơ sở hạ tầng của từng loại đô thị được xác định trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn trên cơ sở Quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị được ban hành theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 và theo các bảng 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. 1.2.4 Quy mô dân số đô thị Quy mô dân số đô thị (N) bao gồm số dân thường trú (N 1 ) và số dân tạm trú trên sáu tháng (N o ) tại khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn; Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, dân số đô thị bao gồm dân số khu vực nội thành, dân số của nội thị xã trực thuộc (nếu có) và dân số của thị trấn. 1.2.5 Mật độ dân số Mật độ dân số là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư của đô thị được xác định trên cơ sở quy mô dân số đô thị và diện tích đất đô thị. Đất đô thị là đất nội thành phố và nội thị xã. Đối với các thị trấn, diện tích đất đô thị được xác định trong giới hạn diện tích đất xây dựng, không bao gồm diện tích đất nông nghiệp. 1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến quy mô đô thị Theo Phạm Ngọc Côn, năm 1999 thì quy mô các đô thị bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố sau: 1.3.1 Ảnh hưởng của tài nguyên khu vực Tài nguyên khu vực là tổng hòa các tài nguyên có thể sử dụng trong môi trường tự nhiên nơi đô thị, nó có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của đô thị, chủ yếu là các tài nguyên đất, nước, năng lượng. 1.3.2 Tài nguyên đất đai Tài nguyên đất đai có tác dụng chế ước đối với quy mô đô thị nói chung sẽ phát sinh trong hai trường hợp: -9• Thứ nhất, đất đai dùng để mở rộng xây dựng đô thị chịu sự hạn chế của núi cao, sông ngòi, ao hồ xung quanh, hoặc chịu sự hạn chế ở tài nguyên phong cảnh, ruộng lúa cao sản, sân bay, di tích văn hóa vùng phụ cận. Trong tình hình đó đất đai trở thành nhân tố trực tiếp chế ước quy mô đô thị. Các nhân tố này hoặc không thể khắc phục được hoặc phải bằng giá thành tương đối lớn mới có thể khắc phục. • Thứ hai, trường hợp quy mô đô thị hóa quá lớn, việc sử dụng đất đai nội bộ doanh nghiệp sẽ căng thẳng, từ đó hạn chế sự phát triển các mặt và mở rộng quy mô dân số của đô thị đó. Trong hai trường hợp trên, tài nguyên đất đai cuat khu vực đô thị có ảnh hưởng nhiều đến quy mô phát triển đô thị. Nhưng nói chung tình hình đất đai đô thị không thể trực tiếp quyết định sự lớn nhỏ của quy mô đô thị, mà thường là sự lớn nhỏ của quy mô dân số đô thị ảnh hưởng đến quy mô sử dụng đất đai đô thị. 1.3.3 Tài nguyên nước So với tài nguyên đất đai thì tài nguyên nước có ảnh hưởng càng lớn đến quy mô đô thị, đặc biệt với khu vực khô khan hoặc nữa khô khan, tình hình phong phú của nguồn nước thường trên mức nhất định nó quyết định dung lượng của đô thị. Cái gọi là dung lượng của đô thị là quy mô dân số hợp lý mà một đô thị có thể dung nạp được trong một thời gian, nó được quy định bở các nhân tố điều kiện địa lý, tài nguyên thiên nhiên, thực lực kinh tế và kết cấu hạ tầng. Đối với các đô thị khác nhau về tính chất, điều kiện xây dựng và cơ sở xây dựng khác nhau, trình độ phát huy tác dụng của nguồn nước sẽ khác nhau. 1.3.4 Tài nguyên năng lượng Tài nguyên năng lượng có sh nhất định đối với quy mô phát triển đô thị, nó chủ yếu gồm có than đá, dầu mỏ, điện lực - 10 Đô thị là một cơ thể sống nó cần phải dựa vào cung ứng các nguồn năng lượng để tồn tại và phát triển. Ở thời kỳ đầu của đô thị hóa khi mà nền kinh tế kỹ thuật, giao thông còn chưa phát triển, thường ở những nơi đó có nguồn năng lượng tương đối phong phú, quy mô hình thành đô thị cũng tương đối lớn. Nhưng nguồn năng lượng có tính vận chuyển tương đối mạnh mẽ đặc biệt là năng lượng hiện đại của đô thị lấy điện năng làm chủ lực, giá thành vận chuyển tương đối thấp do vậy nguồn năng lượng không phải là nhân tố hạn chế nghiêm khắc với quy mô đô thị. 1.3.5 Ảnh hưởng của vị trí • Vị trí giao thông Đô thị là hệ thống mang tính mở cửa, nó chỉ có trao đổi năng lượng với bên ngòai mới duy trì được sự sống còn và phát triển của đô thị đó. Giao thông trở thành phương tiện và môi giới cơ bản để đô thị trao đổi năng lượng với bên ngoài. Dựa vào giao thông vận tải để giải quyết việc bổ sung năng lượng cần thiết cho đô thị, thu dọn các vật phế thải sau khi đô thị tiêu dung năng lượng; cũng như dựa vào giao thông vân tải thực hiện việc tụ hội nguồn tài nguyên trong khu vực đô thị, khuyếch tán công năng của đô thị ra bên ngoài. Như vậy, ưu việt cảu hệ thông giao thông có thể mở rộng phạm vi hoạt động của đô thị, tăng nhanh quy trình đổi mới đô thị, thúc đẩy việc mở rộng với nhịp độ cao của quy mô phát triển đô thị. Ngược lại, trong tình hình vị trí địa lý giao thông bất lợi, sự giao lưu giữa đô thị với bên ngoài không thuận lợi sẽ khó có điều kiện để hình thành những đô thị có quy mô tương đối lớn, tức nhiên tốc độ phát triển của quy mô đô thị cũng chậm lại. • Vị trí địa lý kinh tế - 11 Vị trí địa lý kinh tế có tác dụng lớn đối với sự phát triển cuả đô thị và mở rộng quy mô đô thị. Vị trí địa lý có lợi của một đô thị sẽ rất nhanh dẫn đến sự hưng thịnh và mở rộng quy mô phát triển của đô thị đó. • Ảnh hưởng của công trình đô thị Các mặt hoạt động sản xuất và sinh hoạt đô thị có thể được tiến hành bình thường và có hiệu quả trong điều kiện có đủ các công trình đô thị cần thiết. Mối quan hệ giữa quy mô đô thị với công trình đô thị được biểu hiện qua 3 hình thái cơ bản sau: - Loại hình song song Điều này chỉ rõ mức độ cung cấp công trình hạ tầng đô thị và công trình nhà ở đô thị về đại thể phù hợp với cầu của quy mô dân số đô thị và các hoạt động kinh tế xã hội hiện có của đô thị. Do đó mà quy mô đô thị có thể cùng thích ứng với công trình đô thị, biểu hiện thành một mối quan hệ cân đối ăn khớp nhau. - Loại hình đi trước một bước Điều này chỉ ra mức cung cấp công trình đô thị vượt quá lượng cầu của quy mô dân số đô thị và các hoạt động kinh tế xã hội hiện có của đô thị. Trạng thái không cân đối của loại hình đi trước một bước cung cấp cơ sở công trình và điều kiện công trình cho sự phát triển đô thị và mở rộng một bước quy mô đô thị. Tình hình này thường hay xuất hiện tương đối nhiều ở các đô thị mới xây dựng hoặc đô thị trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm. - Loại hình tụt hậu Điều này có nghĩa là quy mô công trình đô thị không thể đáp ứng được lượng cầu cảu quy mô dân số đô thị và các hoạt động kinh tế xã hội hiện có của đô thị. Loại hình này là nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh các vấn đề của đô thị thiếu thốn các công trình hạ tầng đô thị và nhà ở đô thị, việc mở rộng quy mô đô thị vượt quá rất nhiều lần việc tăng trưởng các công trình đô - 12 thị biểu hiện sự tụt hậu nghiêm trọng của các công trình đô thị, dẫn đến sự xuất hiện của nhiều vấn đề nổi cộm của đô thị. • Ảnh hưởng của thực lực kinh tế đô thị đối với quy mô đô thị Sự tăng trưởng quy mô đô thị được tiến hành song song với quá trình hoạt động kinh tế đô thị ngày càng phong phú, đa dạng và quy mô xây dựng công trình đô thị ngày càng mở rộng. Phát triển kinh tế đô thị và mở rộng công trình đô thị đều đòi hỏi phải đầu tư một lượng vốn lớn. Sự phát triển của một đô thị nào đó, ngoài một lượng vốn ít ỏi do nhà nước trực tiếp đầu tư phần còn lại chủ yếu dựa vào khả năng tích lũy của bản thân đô thị. Do vậy, thực lực kinh tế hiện có của đô thị có tác dụng chế ước nhất định đối với việc mở rộng quy mô đô thị. 1.4 Đô thị hóa và phân loại đô thị hóa 1.4.1 Định nghĩa: Đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư vào đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và phát triển đời sống. Mức độ phát triển của đô thị hóa được tính theo phương pháp: A/B*100%. Trong đó: A là tổng số dân trong khu đô thị B là tổng số dân của vùng hoặc cả nước 1.4.2 Phân loại đô thị hóa - Đô thị hóa tăng cường: Xảy ra ở các nước phát triển. đô thị hóa chính là công nghiệp hóa đất nước ngày càng nâng cao điều kiện sống và làm việc tạo ra các tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội, xóa bỏ những mâu thuẫn sự khác biệt cơ bản giữa nông thôn và đô thị - Đô thị hóa giả mạo: xảy ra ở các nước đang phát triển đô thị hóa đặc trưng là sự bùng nổ về dân số và sự phát triển yếu kém của nền công nghiệp, mâu thuẫn giữa đô thị và nông thôn trở nên sâu sắc do sự phát - 13 triển mất cân đối của các điểm dân cư, đặc biệt là sự phát triển độc quyền của các khu đô thị lớn tạo ra sự phát triển không đồng đều giữa các đô thị Theo lịch sử phát triển của đô thị hóa - Đô thị hóa thay thế: chỉ quá trình đô thị hóa diễn ra ngay chính trong đô thị ở đây có sự di dân từ trung tâm ra ngoại thành hoặc vùng ven đô - Đô thị hóa cưỡng bức: là sự di chuyển từ nông thôn về thành thị do sự chênh lệch về kinh tế, việc làm … - Đô thị hóa ngược là quá trình di dân từ đô thị lớn về đô thị nhỏ hoặc là đô thị về nông thôn 1.5 Các vấn đề về quản lý chất lượng xây dựng đô thị Theo Luật Xây dựng 2003, hoạt động xây dựng gồm: Lập quy hoạch xây dựng Lập dự án đầu tư xây dựng công trình Khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình Thi công xây dựng công trình Giám sát thi công xây dựng công trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng Và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình Như vậy, đối tượng của quản lý xây dựng đô thị là toàn bộ những hoạt động xây dựng tại hoặc có liên quan đến địa bàn đô thị. Trong đó, quy hoạch xây dựng (QHXD) có vị trí đầu tiên trong dây chuyền, là cơ sở cho các bước tiếp theo như lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế xây dựng công trình…Chính vì vậy, công tác quản lý QHXD và kiến trúc đô thị có tầm quan trọng đặc biệt để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của QHXD - 14 góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường theo hướng bền vững và tạo bộ mặt kiến trúc đô thị có thẩm mỹ. * Nội dung (1) Biên soạn và ban hành các quy định về quy hoạch, kiến trúc, các chính sách thu hút đầu tư xây dựng theo thẩm quyền. (2) Công bố quy hoạch xây dựng (3) Cắm và quản lý các mốc giới ngoài thực địa (4) Cung cấp thông tin về quy hoạch (5) Quản lý việc xây dựng công trình theo QHXD (6) Quản lý việc xây dựng đồng bộ hệ thống công trình HTKT. (7) Đình chỉ xây dựng, xử phạt hành chính, cưỡng chế phá dỡ những công trình xây dựng trái phép, xây dựng sai phép, xây dựng không tuân theo quy hoạch xây dựng. Thực tế, sau khi đồ án QHXD được phê duyệt, công tác quản lý quy hoạch xây dựng gồm các nội dung 1-4, còn các nội dung từ 5-7 là công tác quản lý xây dựng nói chung mà QHXD chỉ là 1 trong nhiều căn cứ để quản lý. * Đặc điểm Quản lý xây dựng là hoạt động quản lý mà trong đó nó có đầy đủ các đặc điểm của hoạt động quản lý ngoài ra nó còn có những đặc điểm riêng mà chỉ có trong xây dựng. - Đối tượng quản lý xây dựng là các công trình xây dựng trên địa bàn đô thị. Công tác quản lý xây dựng gắn liền với yếu tố vị trí địa lý, thổ nhưỡng đất đai, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như phong tục tập quán ở từng địa phương, thẩm mỹ, khí hậu thời tiết từng khu vực cho đến quy hoạch khu chức năng của từng đô thị… - 15 - Quản lý theo một thể thống nhất từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết 1/2000, 1/500. Gắn quy hoạch tổng thể Thành phố với Quy hoạch chi tiết từng đơn vị quận, phường. - Hoạt động quản lý xây dựng phải phù hợp với đặc điểm và điều kiện kinh tế xã hội và đặc điểm tự nhiên của từng địa phương. - Quản lý xây dựng lấy cơ sở pháp lý là các điều luật về xây dựng, quy hoạch- kiến trúc, luật đất đai, luật dân sự… - Hoạt động quản lý xây dựng là một chuỗi các hoạt động từ quản lý quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát thiết kế xây dựng công trình, quản lý chất lượng và tiến độ thi công 1.5.1 Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch 1.5.1.1 Khái niệm quy hoạch xây dựng Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian gồm: - Đô thị và điểm dân cư nông thôn. - Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hệ thống hạ tầng xã hội. Mục đích của quy hoạch xây dựng là tạo lập môi trường sống tốt cho người dân tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh. Vị trí của QHXD trong hoạt động xây dựng: Quy hoạch xây dựng có vị trí đầu tiên trong dây truyền hoạt động xây dựng, là cơ sở cho các bước tiếp theo như lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng… - 16 - Các hoạt động quản lý quy hoạch, xây dựng và khác Sơ đồ 1.1. Biểu đồ thể hiện các bước trong quy hoạch xây dựng Quy hoạch xây dựng Lập dự án đầu tư Khảo sát thiết kế Thi công xây dựng Khai thác sử dụng Xem xét điều chỉnh Phát triển (hoặc hạn chế) hoạt động kinh tế- xã hội; tác động môi trường Thay đổi cơ sở hạ tầng và môi trường cảnh quan khu vực quy hoạch. (Nguồn: Tài liệu tập huấn cán bộ thiết kế đô thị và quản lý kiến trúc đô thị Thành phố năm 2007) 1.5.1.2 Các loại quy hoạch xây dựng Quy hoạch xây dựng được phân thành 3 loại: - Quy hoạch xây dựng vùng - Quy hoạch xây dựng đô thị (gồm quy hoạch vùng chung, quy hoạch chi tiết 1/2000, quy hoạch chi tiết 1/500) - Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn (gồm quy hoạch mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn xã và quy hoạch khu trung tâm xã, các điểm dân cư trên địa bàn xã) - 17 Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa các loại quy hoạch xây dựng Quy hoạch xây dựng vùng Quy hoạch vùng đô thị QHXD điểm dân cư nông thôn QH chung xây dựng đô thị QH mạng lưới điểm dân cư nông thôn QH chi tiết 1/2000 QH chi tiết 1/500 QH trung tâm xã QH điểm dân cư NT 1.5.1.3. Quy hoạch xây dựng ở đô thị Gồm quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị * Quy hoạch chung xây dựng đô thị. Là việc tổ chức không gian đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch phát triển ngành, bảo đảm quốc phòng an ninh của từng vùng và của quốc gia trong từng thời kỳ. Theo nghị định 08/2005/NĐ-CP nội dung của đồ án quy hoạch chung đô thị gồm: - Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng kinh tế- xã hội, dân số, lao động, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng về xây dựng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hạ tầng xã hội và vệ sinh môi trường đô thị.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất