Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nâng cao chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nư...

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước kapet giai đoạn chuẩn bị đầu tư

.PDF
116
270
68

Mô tả:

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH................................................................................................ vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................................... vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ...................................viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG.................................................................................. 4 1.1 Khái niệm cơ bản về dự án đầu tư và quản lý dự án..........................................4 1.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư ..........................................................................4 1.1.2 Chu trình của dự án đầu tư ..........................................................................6 1.1.3 Quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư ................7 1.1.4 Quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn thực hiện đầu tư .............10 1.2 Tổng quan về chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận ...................................................................14 1.2.1 Chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn chuẩn bị đầu tư .............................................................14 1.2.2 Chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn thực hiện đầu tư ............................................................20 1.3 Tổng quan về công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn chuẩn bị đầu tư. ......................23 1.4 Kết luận chương 1 ............................................................................................26 CHƯƠNG 2 CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..................................................................... 27 2.1 Cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình .........27 2.2 Cở sở khoa học về quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình ......31 2.2.1 Những quy định chung về quản lý chất lượng công trình xây dựng .........31 2.2.2 Nội dung về quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình..........34 2.3 Nội dung cơ bản công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư .........................................................................44 2.3.1 Quản lý chất lượng lập và phê duyệt nhiệm vụ, phương án kỹ thuật khảo sát và đề cương thiết kế tổng quát .........................................................................44 2.3.2 Công tác quản lý chất lượng khảo sát xây dựng .......................................46 2.3.3 Công tác quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế cơ sở .....................................48 iii 2.3.4 Công tác quản lý tổng mức đầu tư xây dựng công trình ...........................50 2.3.5 Công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình .......52 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lập dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn .........................................................................53 2.4.1 Theo nhân tố chủ quan ..............................................................................54 2.4.2 Theo nhân tố khách quan ..........................................................................58 2.5 Những tiêu chí đánh giá chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn chuẩn bị đầu tư ........................................60 2.6 Kết luận chương 2 ............................................................................................61 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC KAPET GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ ..... 63 3.1 Giới thiệu chung về dự án Hồ chứa nước KaPet, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận ................................................................................................................63 3.1.1 Giới thiệu sơ lược dự án ............................................................................63 3.1.2 Tình hình triển khai dự án trong thời gian qua .........................................66 3.2 Chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức của Trung tâm QLDA và TVXD công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận ...........................67 3.2.1 Chức năng, nhiệm vụ ................................................................................67 3.2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Trung tâm QLDA ...........................................68 3.3 Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng giai đoạn chuẩn bị đầu tư tại Trung tâm QLDA ...............................................................72 3.3.1 Chủ trương đầu tư .....................................................................................72 3.3.2 Quản lý chất lượng lập và phê duyệt nhiệm vụ, phương án khảo sát và đề cương thiết kế tổng quát ........................................................................................74 3.3.3 Công tác quản lý chất lượng khảo sát xây dựng .......................................76 3.3.4 Công tác quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế cơ sở .....................................77 3.3.5 Công tác quản lý tổng mức đầu tư xây dựng công trình ...........................79 3.3.6 Công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình .......80 3.4 Những bài học thực tiễn về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Trung tâm QLDA .................................................................................................82 3.4.1 Kết quả đạt được trong công tác quản lý dự án ........................................82 3.4.2 Kết quả đạt được trong công tác quản lý dự án giai đoạn chuẩn bị đầu tư 83 iv 3.4.3 Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. .............83 3.5 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dự án đầu tư xây dựng Hồ chứa nước KaPet, tỉnh Bình Thuận giai đoạn chuẩn bị đầu tư....................................................88 3.5.1 Mô hình quản lý dự án ..............................................................................88 3.5.2 Giải pháp quản lý chất lượng lập và phê duyệt nhiệm vụ, phương án khảo sát và đề cương thiết kế tổng quát .........................................................................91 3.5.3 Giải pháp quản lý chất lượng khảo sát xây dựng ......................................93 3.5.4 Giải pháp quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế cơ sở ....................................96 3.5.5 Giải pháp quản lý tổng mức đầu tư xây dựng công trình..........................99 3.5.6 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình ....................................................................................................103 3.6 Kết luận chương 3 ..........................................................................................106 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 107 v DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Chu trình tổng quát của dự án đầu tư ......................................................................... 6 Hình 1.2. Chu trình chi tiết của dự án đầu tư ............................................................................. 7 Hình 1.3. Sự cố vỡ đường ống thủy điện Sông Bung 2, ngày 13/9/2016 ................................. 16 Hình 1.4. Sự cố sập hầm thủy điện Đa Dâng - Đa Chomo, ngày 16/12/2014 .......................... 16 Hình 1.5. Sự cố sập cầu máng hồ chứa nước Sông Dinh 3, ngày 13/6/2016 ........................... 16 Hình 1.6. Dự án hồ chứa nước Sông Dinh 3, tỉnh Bình Thuận ................................................ 19 Hình 1.7. Dự án khu tái định cư đồng bào 2 xã Phan Lâm – Phan Sơn, tỉnh Bình Thuận ....... 19 Hình 1.8. Dự án tưới Phan Rí – Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận ................................................. 19 Hình 3.1 Bản đồ vị trí địa lý vùng tỉnh Bình Thuận ................................................................. 63 Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm QLDA ............................................................. 68 Hình 3.3 Đầu mối hồ chứa nước Sông Móng, tỉnh Bình Thuận .............................................. 74 Hình 3.4 Đầu mối hồ chứa nước Sông Lòng Sông, tỉnh Bình Thuận ...................................... 78 Hình 3.5 Tràn xả lũ hồ chứa nước Sông Dinh 3, tỉnh Bình Thuận........................................... 80 Hình 3.7 Dự án Kè bảo vệ bờ biển Đồi Dương, tỉnh Bình Thuận ........................................... 85 Hình 3.8. Mô hình tổ chức các phòng, ban của Ban QLDA thành lập mới ............................. 88 Hình 3.9. Quy trình thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư hồ chứa nước KaPet ........................ 89 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Tổng hợp hiện trạng công trình thủy lợi tại các địa phương trong tỉnh .................... 17 Bảng 1.2 Bảng tổng hợp các dự án do Trung tâm QLDA quản lý .......................................... 17 Bảng 1.3 Thống kê quá trình thực hiện đầu tư của Dự án tưới Phan Rí - Phan Thiết .............. 21 Bảng 2.1 Các văn bản pháp luật về quản lý dự án và quản lý chất lượng công trình............... 27 Bảng 3.1 Các thông số cơ bản của dự án theo phương án chọn ............................................... 64 Bảng 3.2 Trình độ chuyên môn, cơ cấu nhân sự các bộ phận thuộc Trung tâm QLDA .......... 69 Bảng 3.3 Các dự án hoàn thành không phát huy đúng năng lực thiết kế ................................. 78 Bảng 3.4 Các nguyên nhân chính làm điều chỉnh tổng mức đầu tư ......................................... 79 Bảng 3.5 Trình độ chuyên môn, cơ cấu nhân sự Ban điều hành dự án .................................... 91 Bảng 3.6 Bảng tính dự phòng phí do yếu tố trượt giá ....................................................................... 101 Bảng 3.7 Bảng tính so sánh chi phí dự phòng cho toàn bộ dự án hồ chứa nước KaPet........................... 102 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ BT-HTTĐC Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư QLDA Quản lý dự án PTNT Phát triển nông thôn TMĐT Tổng mức đầu tư TRUNG TÂM QLDA Trung tâm quản lý dự án và tư vấn xây dựng công trình nông nghiệp và Phát triên nông thôn tỉnh Bình Thuận UBND Ủy ban nhân dân viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nhiều dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật được xây dựng và sau khi hoàn thành đã phát huy hiệu quả kinh tế xã hội tốt. Bên cạnh những dự án có chất lượng, tiến độ nhanh, đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra và mang lại hiệu quả kinh tế,.., còn có những dự án chậm tiến độ, chất lượng không cao, không thể đưa vào khai thác sử dụng, gây lãng phí lớn về tiền của, uy hiếp đến tính mạng và tài sản của nhân dân. Thời gian qua, công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình đã có nhiều tiến bộ và dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn một số dự án chưa thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn thực hiện đầu tư. Vì vậy đã dẫn đến những sự cố đáng tiếc, gây mất an toàn đến tính mạng và tài sản, tiến độ thi công kéo dài, hiệu quả đầu tư kém,…Nguyên nhân chất lượng công trình kém thì có nhiều, song một trong những nguyên nhân quan trọng là đội ngũ cán bộ tham gia và quy trình quản lý chất lượng dự án của các tổ chức và cá nhân liên quan chưa nghiêm túc, chưa tuân thủ nghiêm ngặt các luật, nghị định, quy trình, quy phạm thiết kế, thi công và nghiệm thu,…. Trong những năm gần đây, cùng với các địa phương trên cả nước, tỉnh Bình Thuận đã có nhiều cố gắng trong quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư có hiệu quả. Để đạt được kết quả này, địa phương đã bám sát các văn bản pháp quy của Nhà nước, tổ chức thực hiện khá nghiêm túc. Tuy nhiên vẫn còn một số dự án đầu tư chưa có hiệu quả, chất lượng hồ sơ giai đoạn chuẩn bị đầu tư chưa đạt yêu cầu,.., nên khi triển khai giai đoạn thực hiện đầu tư và đưa vào khai thác sử dụng không đáp ứng được mục tiêu nhiệm vụ đề ra, gây lãng phí,...Có những dự án trong quá trình thực hiện đầu tư phải điều chỉnh và phê duyệt lại nhiều lần, có dự án khi đưa vào khai thác sử dụng mới thấy hết những hạn chế, bất cập của giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Điển hình như dự án Hệ thống Thủy lợi Tà Pao, phải điều chỉnh dự án đến ba lần, do điều chỉnh thời gian thực hiện, giải pháp thiết kế và tổng mức đầu tư (TMĐT) từ 2.128.663 triệu đồng lên 3.911.287 triệu đồng, tăng 1.782.624 triệu đồng so với TMĐT được duyệt; Dự án hồ 1 chứa nước Sông Dinh 3, phải điều chỉnh dự án đến 4 lần, do điều chỉnh thời gian thực hiện và TMĐT từ 929.224 triệu đồng lên 1.227.892 triệu đồng, tăng 298.668 triệu đồng so với TMĐT được duyệt; Dự án Kè bảo vệ bờ biển Đồi Dương, phải điều chỉnh dự án đến ba lần, do thay đổi phương án thiết kế từ kè sử dụng vật liệu mềm túi vải GST thành kè có kết cấu mảng mềm gia cố bằng các cấu kiện bê tông lục lăng làm tăng kinh phí đầu tư từ 26.303 triệu đồng lên 62.475 triệu đồng; Dự án Hồ chứa nước Sông Móng, phải điều chỉnh dự án đến 4 lần, do điều chỉnh thời gian thực hiện, giải pháp thiết kế và TMĐT từ 109.000 triệu đồng lên 207.491 triệu đồng, tăng 98.491 triệu đồng so với TMĐT được duyệt và phải điều chỉnh, giảm, dãn thực hiện một số hạng mục công trình do chưa cân đối được nguồn vốn... Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã thành lập Trung tâm Quản lý dự án và Tư vấn xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (gọi tắt là Trung tâm QLDA) để trực tiếp thực hiện các dự án do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận làm Chủ đầu tư như: Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn Trung ương, nguồn vốn ODA thuộc ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn ủy quyền cho tỉnh Bình Thuận quản lý; các dự án đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách của tỉnh thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn do UBND tỉnh Bình Thuận giao. Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ mà UBND tỉnh giao cho. Trung tâm QLDA cần có những tổng kết từ các dự án đã thực hiện để có những giải pháp đồng bộ quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình, trong đó đặc biệt quan tâm đến chất lượng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, nhằm tránh việc điều chỉnh lại dự án trong quá trình thực hiện và khi đưa vào khai thác sử dụng sẽ sớm đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao. Từ các nhu cầu cấp thiết nêu trên, đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng Dự án đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước Kapet giai đoạn chuẩn bị đầu tư” sẽ phần nào đáp ứng được yêu cầu thực t�ễn và có ý nghĩa khoa học sâu sắc. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được những tồn tại và nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình giai đoạn chuẩn bị đầu tư tại Trung tâm QLDA. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước Kapet giai đoạn chuẩn bị đầu tư. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 a. Đối tượng nghiên cứu: là công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi do Trung tâm QLDA quản lý trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, xem xét một số tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình. b. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu tại các dự án do Trung tâm QLDA quản lý và áp dụng cho dự án Hồ chứa nước KaPet, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu - Tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay về quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình ở Việt Nam và tỉnh Bình Thuận. - Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê và phân tích từ các báo cáo của các dự án đã thực hiện, các tài liệu hồ sơ về công tác quản lý chất lượng dự án do Trung tâm QLDA quản lý. - Dựa trên các cơ sở khoa học để phân tích các tài liệu, văn bản pháp luật của nhà nước về quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp mô hình. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu a. Ý nghĩa khoa học của đề tà�: Đề tà� hệ thống hóa lý luận cơ bản về công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình trong g�a� đoạn chuẩn bị đầu tư, làm rõ tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng dự án, góp phần hoàn th�ện hệ thống lý luận, làm cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh g�á về công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình do Trung tâm QLDA quản lý. b. Ý nghĩa thực t�ễn của đề tà�: Thông qua kết quả ngh�ên cứu, phân tích, đánh g�á và các g�ả� pháp đề xuất của đề tà� chỉ ra được những mặt đã làm được và những mặt còn tồn tạ�, hạn chế cần khắc phục trong công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng để áp dụng vào quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước Kapet giai đoạn chuẩn bị đầu tư 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1.1 Khái niệm cơ bản về dự án đầu tư và quản lý dự án 1.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư a. Khái niệm: Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. [1] Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh như thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư. - Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai. - Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động dự kiến và các chi phí cần thiết được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với thời gian và địa điểm cụ thể để tạo mới, để mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai. b. Thành phần chính của dự án đầu tư: - Mục tiêu của dự án: là những lợi ích tài chính và kinh tế xã hội dự kiến sẽ thu được nếu dự án được thực hiện. - Các kết quả: là những sản phẩm, dịch vụ được tạo ra nhằm thực hiện các mục tiêu của dự án. - Các hoạt động: là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động này, cùng với một tiến độ thực hiện và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận có liên quan, sẽ tạo thành kế hoạch hành động của dự án. - Các nguồn lực gồm: vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động. Giá trị các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần thiết cho dự án. 4 Trong đó các kết quả đạt được là cột mốc đánh dấu tiến độ của dự án. Vì vậy cần thường xuyên theo dõi, đánh giá các kết quả đạt được trong quá trình thực hiện dự án. Những hoạt động nào có liên quan trực tiếp đến việc tạo ra các kết quả, được coi là hoạt động chủ yếu và phải được đặc biệt quan tâm. c. Đặc trưng chủ yếu của dự án đầu tư: - Xác định được mục đích, mục tiêu cụ thể; - Xác định được hình thức tổ chức thực hiện; - Xác định được nguồn vốn tài chính để tiến hành thực hiện đầu tư; - Xác định được khoảng thời gian để thực hiện mục tiêu dự án. d. Công dụng của dự án đầu tư: - Là phương tiện để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tư; - Là phương tiện thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngoài nước tài trợ cho vay vốn; - Là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện dự án; - Là văn kiện cơ bản để các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư; - Là căn cứ để theo dõi, đánh giá, điều chỉnh kịp thời những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện và khai thác dự án. Ngoài ra, dự án đầu tư còn có các công dụng như: + Giải quyết những vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa các bên có liên quan đến thực hiện dự án; + Là căn cứ để xem xét, xử lý hài hòa mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia liên doanh, giữa liên doanh và Nhà nước và là cơ sở pháp lý để xét xử khi có tranh chấp giữa các bên; + Là căn cứ để xây dựng hợp đồng liên doanh, soạn thảo điều luật của doanh nghiệp liên doanh. Để đảm bảo tính khả thi, một dự án đầu tư cần đáp ứng các yêu cầu: 5 - Tính khoa học và hệ thống: Phải nghiên cứu tỷ mỉ, kỹ càng, tính toán, cân nhắc cẩn thận, chính xác từng nội dung cụ thể của dự án. Đồng thời cần sự tư vấn của cơ quan chuyên môn về dịch vụ đầu tư giúp đỡ; - Tính pháp lý: Phải có cơ sở pháp lý vững chắc, phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước. Do đó, quá trình soạn thảo dự án cần nghiên cứu kỹ chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước và các văn bản liên quan đến hoạt động đầu tư; - Tính đồng nhất: Phải tuân thủ các quy định về hoạt động đầu tư kể cả các quy định về thủ tục đầu tư. Đối với dự án quốc tế còn phải tuân thủ những quy định chung mang tính quốc tế; - Tính thực tiễn: Phải được nghiên cứu và xác định trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động đầu tư. Việc chuẩn bị kỹ càng, khoa học sẽ giúp thực hiện dự án có hiệu quả cao nhất và giảm tối thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đầu tư. 1.1.2 Chu trình của dự án đầu tư Chu trình của dự án đầu tư là bao gồm các bước hoặc giai đoạn kế tiếp nhau trong quá trình hình thành và vận hành dự án. Cụ thể như hình 1.1 sau: Hình 1.1. Chu trình tổng quát của dự án đầu tư Chu trình tổng quát của dự án đầu tư gồm 5 quá trình chính, đó là: (1) Xác định dự án: gồm các công việc như xây dựng ý tưởng, thu thập tư liệu, phân tích tình hình, đề xuất phương án... (2) Lập dự án: gồm các công việc như nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi... (3) Thẩm định dự án: gồm các công việc như xem xét, kiểm tra, đánh giá các khía cạnh chủ yếu, thông qua, phê duyệt... 6 (4) Triển khai, thực hiện dự án: gồm các công việc như thiết kế chi tiết, thi công xây lắp, giám sát, xem xét, điều chỉnh, bàn giao, thanh toán... (5) Đánh giá dự án: gồm các công việc như nghiệm thu, đánh giá kết quả đầu tư... Chu trình chi tiết của dự án đầu tư thể hiện trong hình 1.2 sau: Hình 1.2. Chu trình chi tiết của dự án đầu tư 1.1.3 Quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư Chuẩn bị đầu tư là giai đoạn tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại của các giai đoạn tiếp sau của dự án. Ở giai đoạn này chưa xuất hiện các nhà thầu tư vấn giám sát, thi công,…, mà chủ yếu là các thủ tục pháp lý và dự án đầu tư được duyệt là cơ sở để triển khai các bước tiếp theo. Trong giai đoạn này vấn đề chất lượng, sự chính xác của các kết quả nghiên cứu, việc tính toán và lập dự toán là quan trọng nhất. 1.1.3.1 Khái niệm về Dự án đầu tư xây dựng a. Khái niệm: Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng, để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. [2] Dự án đầu tư xây dựng bao gồm Báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế cơ sở. Chu trình của dự án đầu tư xây dựng hoàn toàn giống chu trình của dự án đầu tư. b. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình là: - Tính "duy nhất" của sản phẩm, mỗi dự án đầu tư xây dựng đều cho một sản phẩm cụ thể và duy nhất; 7 - Mỗi dự án có thời điểm bắt đầu và kết thúc rất rõ ràng, tức là thời gian quản lý dự án có thể xác định được và chỉ xảy ra một lần. c. Quản lý dự án đầu tư xây dựng: là sự điều hành các công việc theo kế hoạch đã định hoặc các công việc phát sinh xẩy ra trong quá trình hoạt động xây dựng với các điều kiện ràng buộc nhằm đạt được các mục tiêu đề ra một cách tối ưu. Các ràng buộc gồm: Quy phạm pháp luật như Luật, nghị định, quy chuẩn, tiêu chuẩn,..; Ngân sách như nguồn vốn, tài chính..; Thời gian như tiến độ thực hiện; Không gian như đất đai, tổng mặt bằng xây dựng,.. d. Xác định chủ đầu tư của dự án: [3] [2] Chủ đầu tư dự án (chủ đầu tư xây dựng công trình) là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. Tùy từng loại vốn mà việc xác định chủ đầu tư xây dựng công trình khác nhau: - Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là các cơ quan, tổ chức, đơn vị do Thủ tướng Chính phủ giao. - Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư, thì chủ đầu tư là Ban QLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban QLDA đầu tư xây dựng khu vực hoặc cơ quan, tổ chức đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. - Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách cấp xã, chủ tịch UBND cấp xã là chủ đầu tư. Riêng các dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh thì chủ đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. - Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách do tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư, thì chủ đầu tư do các doanh nghiệp này quyết định thành lập hoặc là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. - Đối với dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc vay vốn để đầu tư xây dựng. Trường hợp dự án sử dụng vốn hỗn hợp, thì các bên góp vốn thỏa thuận về chủ đầu tư. Đối với dự án PPP, chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thành lập theo quy định của pháp luật. 8 1.1.3.2 Lập dự án đầu tư xây dựng Theo Luật Xây dựng 50/2014/QH13: Lập dự án đầu tư xây dựng là việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác để chuẩn bị đầu tư xây dựng. a. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi: là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng, làm cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, chủ đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và quyết định chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công. Đối với dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác chưa có trong quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng được duyệt, thì chủ đầu tư phải báo cáo cấp thẩm quyền để xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi. Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chủ trì thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng của Bộ quản lý ngành và các cơ quan có liên quan để tổng hợp và trình người quyết định đầu tư xem xét, quyết định chủ trương đầu tư. Thời gian có ý kiến chấp thuận không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. b. Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng: là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư. Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm thiết kế cơ sở và các nội dung khác. Thiết kế cơ sở: Lập phải đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình xây dựng thuộc dự án, đảm bảo sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng, gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội dung sau: - Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng; 9 - Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị lựa chọn (nếu có); - Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng; - Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng cho từng công trình; - Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng, chống cháy, nổ; - Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập thiết kế cơ sở Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm: - Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng; - Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa chọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu trong khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng, tái định cư (nếu có), giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án, vận hành, sử dụng công trình và bảo vệ môi trường; - Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư; bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây dựng, phòng, chống cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác; - Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; kiến nghị cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án và các nội dung khác có liên quan. 1.1.4 Quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn thực hiện đầu tư Những công việc chủ yếu của giai đoạn thực hiện đầu tư bao gồm: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây 10 dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác. [3] 1.1.4.1 Quản lý việc lập thiết kế xây dựng công trình a. Các bước thiết kế xây dựng công trình: Dự án đầu tư xây dựng gồm một hoặc nhiều loại công trình, mỗi loại công trình có một hoặc nhiều cấp công trình. Tùy theo loại, cấp của công trình và hình thức thực hiện dự án, việc quy định số bước thiết kế xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định, cụ thể như sau: [2] - Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; - Thiết kế hai bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng; - Thiết kế ba bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình phải lập dự án đầu tư, có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công phức tạp; - Thiết kế theo các bước khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế. Công trình thực hiện thiết kế xây dựng từ hai bước trở lên thì thiết kế bước sau phải phù hợp với các nội dung, thông số chủ yếu của bước thiết kế trước. Trường hợp thiết kế ba bước, nếu nhà thầu thi công xây dựng có đủ năng lực theo quy định của pháp luật thì được phép thực hiện bước thiết kế bản vẽ thi công. b. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình: [3] - Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: + Đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, công trình do Thủ tướng Chính phủ giao và công trình thuộc dự án do mình quyết định đầu tư: thì cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước). + Đối với các công trình từ cấp II trở xuống trên địa bàn hành chính của tỉnh thì Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước). 11 + Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình trường hợp thiết kế ba bước; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình trường hợp thiết kế hai bước. + Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước. - Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách: + Đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, công trình từ cấp III trở lên của dự án thuộc chuyên ngành do tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thuộc phạm vi do mình quyết định đầu tư, công trình do Thủ tướng Chính phủ giao và công trình thuộc dự án do mình quyết định đầu tư: thì cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước). + Đối với các công trình từ cấp III trở lên trên địa bàn hành chính của tỉnh thì Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình (trường hợp thiết kế hai bước). + Người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán phần công nghệ đối với các công trình nêu trên và tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng các công trình còn lại và công trình lưới điện trung áp. + Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình trường hợp thiết kế ba bước; + Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình trường hợp thiết kế ba bước; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình trường hợp thiết kế hai bước. - Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn khác: + Đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, công trình theo tuyến qua hai tỉnh trở lên và công trình do Thủ tướng Chính phủ giao: thì cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế hai bước). 12 + Đối với các công trình công cộng từ cấp III trở lên trên địa bàn hành chính của tỉnh, công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn cộng động thì Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế hai bước). + Người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế xây dựng các công trình còn lại, phần công nghệ và dự toán xây dựng công trình. + Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình. 1.1.4.2 Quản lý thi công xây dựng công trình Quản lý trong quá trình thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ, quản lý khối lượng, quản lý chi phí đầu tư, quản lý hợp đồng và quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng đảm bảo các mục tiêu đã đề ra. a. Yêu cầu về quản lý tiến độ thi công xây dựng Trước khi triển khai thi công phải có tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ này do nhà thầu lập và phải phù hợp với tiến độ tổng thể của dự án được chủ đầu tư chấp thuận. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng. Trường hợp tiến độ thi công bị kéo dài thì được điều chỉnh nhưng không được làm ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể của dự án. Trường hợp xét thấy tiến độ tổng thể của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư điều chỉnh tiến độ tổng thể của dự án. b. Quy định về quản lý khối lượng thi công xây dựng Việc thi công xây dựng phải thực hiện theo khối lượng của thiết kế được duyệt. Khối lượng phải được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán hợp đồng. Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công phải xem xét để xử lý. Các khối lượng phát sinh phải được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình. Pháp luật nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán. 13 c. Quy định về quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng Nhà thầu thi công phải lập các biện pháp an toàn cho người lao động, thiết bị, phương tiện thi công trước khi thi công xây dựng. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận. Biện pháp và nội quy về an toàn phải được công khai trên công trường, những vị trí nguy hiểm phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo. Phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường, khi xảy ra sự cố mất an toàn phải tạm dừng hoặc đình chỉ thi công để khắc phục xong mới tiếp tục thi công. Nhà thầu thi công phải cung cấp đầy đủ trang thiết bị, bảo hộ cho người lao động và bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm công tác an toàn, vệ sinh lao động. Theo quy định thì đối với công trường có số lao động trực tiếp dưới 50 người thì cán bộ kỹ thuật thi công có thể kiêm nhiệm làm công tác an toàn vệ sinh lao động; số lao động từ 50 người trở lên phải bố trí một cán bộ chuyên trách và số lao động từ 1.000 người trở lên phải thành lập phòng hoặc ban an toàn và vệ sinh lao động hoặc bố trí tối thiểu hai người chuyên trách. Người làm công tác chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định. d. Quy định về quản lý môi trường xây dựng Nhà thầu thi công phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm các biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với công trình thi công trong khu vực đô thị phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định, quá trình vận chuyển phải che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường. Các bên liên quan có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện và chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. 1.2 Tổng quan về chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận 1.2.1 Chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn chuẩn bị đầu tư Theo số liệu tổng hợp, hiện nay cả nước có gần 7.000 hồ chứa thủy lợi, thủy điện trong đó trên 6.000 hồ chứa có quy mô nhỏ. Về cơ bản các công trình này được nghiệm thu đưa vào sử dụng đang vận hành an toàn, phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, một loạt các sự cố công trình gần đây như đổ tường chắn bê tông công trình thủy điện Đăk Rông 3 tỉnh 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất