Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mô hình quản trị các khu kinh tế tự do kinh nghiệm quốc tế và gợi mở chính sách ...

Tài liệu Mô hình quản trị các khu kinh tế tự do kinh nghiệm quốc tế và gợi mở chính sách cho việt nam

.PDF
195
56
69

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN MINH THẮNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÁC KHU KINH TẾ TỰ DO: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI MỞ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ HÀ NỘI - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN MINH THẮNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÁC KHU KINH TẾ TỰ DO: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI MỞ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9310106.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các dữ liệu, số liệu nêu trong luận án là trung thực. Kết quả khoa học của luận án được rút ra từ quá trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Nguyễn Minh Thắng MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. i DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ iv DANH MỤC CÁC HỘP ................................................................................ iv MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ........ 10 1.1. Các nghiên cứu chung về khu kinh tế tự do trên thế giới và Việt Nam... 10 1.2. Các nghiên cứu về quản trị và quản trị các khu kinh tế tự do.................. 16 1.3. Khái quát các khoảng trống và đóng góp của luận án ............................. 28 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 30 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ CÁC KHU KINH TẾ TỰ DO ................................................................................ 31 2.1. Khái quát về khu kinh tế tự do ................................................................. 31 2.1.1. Quan niệm về khu kinh tế tự do ............................................................ 31 2.1.2. Một số lý thuyết về phát triển các khu kinh tế tự do............................. 35 2.1.3. Xu hướng phát triển các khu kinh tế tự do trên thế giới ....................... 40 2.2. Mô hình quản trị các khu kinh tế tự do trên thế giới ............................... 49 2.2.1. Quan niệm về mô hình quản trị các khu kinh tế tự do .......................... 49 2.2.2. Đánh giá chất lượng quản trị các khu kinh tế tự do .............................. 60 2.2.3. Vai trò của các yếu tố cơ bản và quản trị đối với sự phát triển của các khu kinh tế tự do.............................................................................................. 63 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 73 CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH QUẢN TRỊ KHU KINH TẾ TỰ DO CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI ...................................................................... 74 3.1. Xu hướng thiết lập mô hình quản trị các khu kinh tế tự do ..................... 74 3.1.1. Bối cảnh và yêu cầu hình thành các khu kinh tế tự do thế hệ mới ....... 74 3.1.2. Xu hướng thiết lập mô hình quản trị các khu kinh tế ........................... 78 3.2. Mô hình quản trị các khu kinh tế tự do của Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ .............................................................................................................. 95 3.2.1. Mô hình quản trị các Đặc khu kinh tế của Trung Quốc ........................ 95 3.2.2. Mô hình quản trị các khu kinh tế tự do của Hàn Quốc ....................... 108 3.2.3. Mô hình quản trị các khu kinh tế tự do của Ấn Độ............................. 124 3.2.4. So sánh kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ ............. 135 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 140 CHƢƠNG 4: GỢI MỞ ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÁC KHU KINH TẾ TỰ DO CỦA VIỆT NAM ................ 141 4.1. Mô hình quản trị các khu kinh tế của Việt Nam hiện nay ..................... 141 4.2. Cơ hội và thách thức đối với việc xây dựng các khu kinh tế tự do thế hệ mới của Việt Nam ......................................................................................... 148 4.3. Một số bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng mô hình quản trị các khu kinh tế tự do trên thế giới ....................................................................... 152 4.4. Một số gợi mở về mô hình quản trị các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt của Việt Nam.......................................................................................... 160 Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................ 169 KẾT LUẬN .................................................................................................. 170 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 173 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 174 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AfDB African Development Bank Ngân hàng phát triển châu Phi ASEAN Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông Asian Nations Nam Á chủ nghĩa xã hội CNXH DFZ Duty Free Zone khu phi thuế quan DMCC Dubai Multi Commodity Trung tâm đa hàng hóa Dubai Center ĐKKT đặc khu kinh tế ĐPT đang phát triển EU European Union Liên minh châu Âu FDI Foreign direct investment đầu tư trực tiếp nước ngoài FPZ Free Processing Zone khu chế xuất FTA Free trade agreement hiệp định mậu dịch tự do FTZ Free Trade Zone khu thương mại tự do FZ Free zone khu tự do GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội Hành chính kinh tế HC-KT ILO Tổ chức lao động quốc tế International Labor Organization IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế JAFZ Jebel Ali Free Zone Khu tự do Jebel Ali JAFZA Jebel Ali Free Zone Agency Cơ quan Khu tự do Jebel Ali KCN khu công nghiệp KCNC khu công nghệ cao KCX khu chế xuất KHCN khoa học công nghệ i khu kinh tế KKT OECD Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát triển and Cooperation Development kinh tế phát triển bền vững PTBV TNC Transnational Corporation công ty xuyên quốc gia UAE United Arab Emirates Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất Ủy ban nhân dân UBND UN United Nations Liên hợp quốc UNCTAD United Nation Conference on Hội nghị Liên hợp quốc về Trade and Development Thương mại và Phát triển United Nation Indutrial Tổ chức phát triển công Development Organization nghiệp của Liên hợp quốc WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới UNIDO xã hội chủ nghĩa XHCN ii DANH MỤC BẢNG TT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Số lượng các KKT tự do ở các nền kinh tế 42 2 Bảng 2.2 Tỷ lệ các loại hình KKT tự do (%) 45 3 Bảng 2.3 Mục tiêu chính sách và loại hình các KKT tự do 46 4 Bảng 2.4 Hai quan điểm về tác động của các KKT 48 5 Bảng 2.5 6 Bảng 3.1 9 Bộ chỉ số đo lường kết quả hoạt động các KKT tự do của Nam Phi Thể chế, chính sách của một số khu kinh tế tự do và vùng lãnh thổ 61 82 Bảng 3.2 Các điều kiện của khu kinh tế tự do bền vững 93 Bảng 3.3 Các KKT tự do ở Hàn Quốc 111 10 Bảng 3.4 Các ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong KKT 116 11 Bảng 3.5 Các ưu đãi đối với các nhà đầu tư xây dựng KKT 116 12 Bảng 4.1 Các khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam 144 13 Bảng 4.2 Các khu kinh tế ven biển của Việt Nam 145 iii DANH MỤC HÌNH TT Nội Dung Hình Các khu kinh tế tự do trên thế giới Trang 1 Hình 2.1 2 Hình 2.2 3 Hình 2.3 a 4 Hình 2.3 b 5 Hình 2.3 c 6 Hình 2.4 7 Hình 3.1 Cơ cấu Uỷ ban phát triển KKT tự do Hàn Quốc 113 8 Hình 3.2 Tầm nhìn của KKT tự do Incheon 120 9 Hình 3.3 Số lượng luật KKT được ban hành trong những năm gần đây Cấu trúc quản trị các KKT tự do do các đối tác công đầu tư xây dựng Cấu trúc quản trị các KKT tự do do các nhà đầu tư tư nhân xây dựng Cấu trúc quản trị các KKT tự do xây dựng theo hình thức đối tác công tư Khung phân tích vai trò của quản trị đối với sự phát triển các KKT tự do Chất lượng quản trị của Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ 40 55 58 59 60 71 137 DANH MỤC CÁC HỘP TT 1 2 3 Hộp Hộp 1 Hộp 2 Hộp 3 Nội Dung Lợi ích của các nhà đầu tư khi hoạt động tại các khu tự do Dubai Chức năng của Hội đồng khu tự do Dubai Cấu trúc quản trị các KKT tự do do các đối tác công đầu tư xây dựng iv Trang 85 95 140 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ đầu những năm 1990, trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và mở cửa, nhiều khu kinh tế (KKT) tự do được hình thành và phát triển mạnh ở các nước trên thế giới. KKT tự do được xây dựng ở tất cả mọi nhóm nước, từ các nước kém phát triển như Bangladesh, Bolivia, Togo và Yemen, các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ, đến các thành viên thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) như Pháp, Nhật Bản và Mỹ [96]. Các KKT giai đoạn này đã mang tính đa năng hơn và là sản phẩm của quá trình gia tăng toàn cầu hóa. Tại những nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập, các KKT tự do được xây dựng với vai trò là bước đi quan trọng để tiếp tục đẩy mạnh tiến trình tự do hóa và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Đây là những “cửa ngõ” mời gọi những nguồn lực ưu việt nhất, đồng thời cũng là các “cực tăng trưởng mới” nhằm bắt kịp sự phát triển của thế giới. Ở nhiều nước châu Á, các KKT tự do được xây dựng như là bước đi quan trọng để đẩy mạnh tự do hóa kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trung Quốc đã xây dựng nhiều Đặc khu kinh tế (ĐKKT) từ cuối những năm 1970 đến nay và đã thu được những thành tựu rất nổi bật. Hàn Quốc từ đầu năm 2000 đến nay đã xây dựng 8 KKT tự do trong đó có một số khu như Incheon, Busan Jinhae và Gwangyangman với cơ chế tự trị cao và cơ sở hạ tầng rất hiện đại, khác hẳn với các dạng khu công nghiệp, khu chế xuất truyền thống. Một trong những ví dụ nữa gần đây hay được nhắc tới là tại Trung Đông, nơi phần lớn diện tích đất đai là sa mạc, sự phát triển của nhiều quốc gia chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn. Đây là các trung tâm thương mại, dịch vụ, tài chính, giáo dục và công nghệ đồng thời là những đầu mối giao thông quốc tế quan trọng: sân bay quốc tế Hamad của Doha, Qatar và sân 1 bay quốc tế Dubai của Dubai, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) nằm trong số những sân bay lớn và bận rộn nhất thế giới. Điều đáng nói là mặc dù xã hội của nhiều nước Trung Đông khá khép kín do chịu ảnh hưởng của đạo Islam, song chính quyền ở các nước này đều theo đuổi những mô hình kinh tế thị trường rất tự do. Điển hình là việc chính quyền UAE đã xây dựng nhiều KKT tự do, cho phép áp dụng những mô hình quản trị hiện đại nhất thế giới, hết sức thông thoáng, có mức độ tự chủ cao để tạo lợi thế thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển. Cho đến nay, nhiều KKT tự do đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của các nước, song cũng có không ít KKT tự do không phát huy hết tiềm lực, hoạt động không hiệu quả, chỉ được đầu tư dở dang và trở nên lãng phí. Với những KKT tự do đã phát triển thành công, nhiều khu đã trở thành những thành phố lớn, đóng vai trò là điểm kết nối, cực tăng trưởng nhằm huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực ưu việt nhất, đồng thời tạo ra động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế quốc gia. Trong nhiều yếu tố quyết định sự thành bại của các KKT tự do, quản trị trở nên là yếu tố quan trọng nhất, đặc biệt khi các nền kinh tế quốc gia đã hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Các KKT tự do thành công không chỉ cần vị trí địa lý thuận lợi, kết cấu hạ tầng hiện đại, ngành nghề và lực lượng lao động phù hợp mà vượt lên trên tất cả là một mô hình quản trị hiện đại, đảm bảo cho khu có được quyền tự chủ cao; môi trường kinh doanh tự do, thông thoáng, đẳng cấp hàng đầu thế giới; môi trường làm việc và sinh sống hấp dẫn; từ đó có thể thu hút được các nhà đầu tư chiến lược, đội ngũ nhân tài và lao động tay nghề cao. Thực tế cho thấy, cuộc cạnh tranh giữa KKT tự do hiện nay trong thu hút các nhà đầu tư chiến lược trở thành cuộc cạnh tranh giữa các mô hình quản trị khu. Các KKT tự do có mô hình quản trị ưu việt hơn sẽ giành được lợi thế trong việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược. 2 Việt Nam là một quốc gia biển, gần tuyến đường giao thông huyết mạch của khu vực và thế giới, có dải đất ven biển với tiềm năng rất lớn để phát triển các KKT tự do hoặc các ĐKKT. Việt Nam cũng có vị trí địa chiến lược tại Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương là khu vực phát triển năng động của thế giới, hấp dẫn các luồng vốn đầu tư quốc tế. Với chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu sắc, Việt Nam đang tham gia các tiến trình hội nhập khu vực diễn ra mạnh mẽ trên nhiều tuyến, nhiều phương và nhiều cấp độ với vai trò ngày càng nổi bật. Nhiều nhà đầu tư quốc tế đang tích cực quan tâm và tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Việt Nam với những dự án lớn, trong đó có việc tham gia xây dựng những KKT ven biển. Tại Việt Nam, ý tưởng phát triển các KKT đã xuất hiện từ những năm 1990 trong một số văn kiện của Đảng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng giữa nhiệm kỳ khóa VII (năm 1994) đã đề ra yêu cầu "quy hoạch các khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt". Đến những năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã có các bước đi ban đầu theo hướng này. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1353/QĐ-TTg ngày 23 tháng 09 năm 2008 về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020” đã ban hành chủ trương xây dựng 15 khu kinh tế ven biển. Sự phát triển của các KKT ven biển bước đầu đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng của các địa phương, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển và góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động các KKT ven biển cũng bộc lộ nhiều hạn chế: việc triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng chậm, chưa thu hút nhiều dự án đầu tư lớn, sức lan tỏa phát triển còn hạn chế…chưa phát huy được hết lợi thế, tiềm năng của các khu. Nguyên nhân chủ yếu là mô hình quản trị các KKT này và các thể chế, chính sách kèm theo chưa đáp ứng 3 yêu cầu phát triển, chưa tạo cho các khu có quyền tự do, tự chủ và môi trường kinh doanh thông thoáng đạt tới tầm đẳng cấp quốc tế. Trong bối cảnh đó, Bộ Chính trị khóa XI đã có chủ trương lựa chọn thành lập ba đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt theo mô hình đặc khu kinh tế (ĐKKT) ở Việt Nam, đó là: Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; Bắc Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa; và Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; với mục tiêu ứng dụng ở đây mô hình quản trị và các thể chế, chính sách kèm theo vượt trội so với trong nước, theo những tiêu chuẩn hiện đại của các KKT tự do trên thế giới. Đại hội XII cũng đã đề ra chủ trương: “xây dựng một số đặc khu kinh tế để tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm thể chế phát triển vùng có tính đột phá”. Năm 2017, Việt Nam đã xây dựng dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt cho ba địa phương là: Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Tuy nhiên, đến nay ở Việt Nam chưa có sự thống nhất trong nhận thức, quan điểm về việc phát triển các mô hình KKT tự do mới, trong có nhận thức về mô hình quản trị thực sự ưu việt, các chính sách đặc thù, thực sự mang tính đột phá thúc đẩy sự phát triển của các khu này. Trong quá trình nghiên cứu để làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển các KKT tự do mới ở Việt Nam, Quốc hội đã tạm hoãn việc bỏ phiếu đối với dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Mặc dù ở Việt Nam đến nay đã có nhiều nghiên cứu về các KKT tự do song chỉ ít các nghiên cứu thảo luận sâu về mô hình quản trị các KKT này, nhất là theo hướng tổng kết, đánh giá những mô hình quản trị KKT tự do của thế giới, từ đó kiến nghị các gợi mở khả thi phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Do vậy, chủ đề nghiên cứu của luận án: “Mô hình quản trị các khu kinh tế tự do: Kinh nghiệm quốc tế và gợi mở chính sách cho Việt Nam” có ý nghĩa cấp thiết: từ những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn phát triển các KKT tự do trên thế giới, nhất là nhìn dưới góc độ mô hình quản trị, để rút ra gợi mở 4 chính sách cho việc phát triển các KKT tự do, nhất là việc hình thành các đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt ở Việt Nam trong thời gian tới. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu mô hình quản trị KKT tự do của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra một số gợi mở đối với việc hoàn thiện mô hình quản trị các KKT tự do, nhất là mô hình quản trị các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trong tương lai của Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu trên, luận án sẽ tập trung chủ yếu vào giải quyết các nhiệm vụ chính sau đây: 1. Tìm hiểu, hệ thống hóa cơ sở lý luận của mô hình quản trị KKT tự do trên thế giới; 2. Nghiên cứu, làm rõ các mô hình quản trị KKT tự do của một số nước. 3. Đề xuất những định hướng xây dựng mô hình quản trị các KKT tự do, các gợi mở cho việc hoàn thiện mô hình quản trị các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt chuẩn bị hình thành ở Việt Nam 3. Câu hỏi nghiên cứu - Yếu tố quản trị có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự thành bại của các khu kinh tế tự do? - Những đặc điểm phổ biến trong mô hình quản trị khu kinh tế tự do của các nước là gì? - Việt nam có thể rút ra được bài học kinh nghiệm gì từ việc nghiên cứu mô hình quản trị khu kinh tế tự do của các nước trên thế giới 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án Đối tượng nghiên cứu: Mô hình quản trị KKT tự do của một số nước trên thế giới. Trong đó tập trung phân tích, làm rõ hai đối tượng nghiên cứu cụ thể: 5 - Các chủ thể trong cấu trúc quản trị - Mối quan hệ giữa các chủ thể trong cấu trúc quản trị Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu về mô hình quản trị các KKT tự do từ giai đoạn đầu những năm 2000 đến nay - Các KKT tự do thế hệ mới là những KKT tự do tổng hợp - Tập trung nghiên cứu các KKT tự do của một số nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ. 5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu Cách tiếp cận Luận án coi: quản trị là các quá trình quản lý, định hướng bởi chính phủ, thị trường hoặc mạng lưới đối với các tổ chức (chính thức hoặc không chính thức) hoặc đối với một khu vực lãnh thổ thông qua luật pháp, chuẩn mực hoặc quyền lực [37]. Theo nghĩa đó, luận án sử dụng cách tiếp cận hệ thống, nhìn mô hình quản trị KKT theo hai cấu phần: - Các chủ thể quản trị KKT tự do, như: Các cơ quan của chính phủ tham gia quản lý KKT tự do, Ban quản lý KKT tự do, đối tác xây dựng, đối tác vận hành và các nhà cung cấp dịch vụ trong KKT tự do, các nhà đầu tư, các tổ chức xã hội, người dân và những bên liên quan khác có ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của các KKT tự do - Mối quan hệ giữa các chủ thể quản trị KKT tự do, thông qua hệ thống luật pháp, chính sách, các quy định chung (ở tầm vĩ mô của quốc gia) cũng như các quy định cụ thể (ở tầm vi mô của các KKT tự do). Hệ thống luật pháp, chính sách và các quy định này ảnh hưởng đến mức độ tự do, tự chủ, môi trường đầu tư, kinh doanh, sản xuất, huy động, phân bổ nguồn lực, quản lý xã hội, văn hoá, dân cư, môi trường, bảo vệ quyền lợi của người lao động…trong đặc khu. 6 Hệ thống luật pháp, chính sách, quy định này cũng định hình sự tham gia của các chủ thể trong quản trị KKT tự do, định vị mô hình KKT tự do trong hệ thống thể chế và quản trị quốc gia. Tuy nhiên, do hạn chế về cơ sở dữ liệu, luận án phân tích sâu hơn khía cạnh vĩ mô của mô hình quản trị, gồm: i) tập trung phân tích các chủ thể quản trị là các cơ quan quản lý nhà nước, ban quản lý KKT, các đối tác phát triển và vận hành khu, các nhà đầu tư (không đề cập sâu đến các bên liên quan khác như: các tổ chức xã hội, công đoàn, người lao động, cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng,…trong quá trình phát triển KKT); ii) tập trung phân tích hệ thống luật pháp, chính sách và các quy định chung của quốc gia đối với các KKT (không đề cập sâu đến những quy định cụ thể, đặc thù của các KKT tự do). Luận điểm của luận án là: Yếu tố then chốt cho sự thành bại trong sự phát triển của các KKT tự do thế hệ mới là mô hình quản trị vượt trội. - Sự “vượt trội” có thể hiểu là tạo ra sự khác biệt và lợi thế nhờ đáp ứng những chuẩn mực và đạt tới đẳng cấp cao hơn. - Dưới góc độ thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, sự phát triển thành bại của các KKT tự do chủ yếu nằm ở khả năng thu hút được các nhà đầu tư. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp SWOT, dùng để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các KKT tự do. - Phương pháp so sánh, bao gồm việc so sánh các yếu tố quản trị của các KKT với nhau, các yếu tố quản trị của KKT với môi trường quản trị của quốc gia nói chung. - Nghiên cứu trường hợp: luận án phân tích sâu trường hợp của mô hình quản trị của các KKT tự do ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, từ đó rút ra các 7 bài học kinh nghiệm và gợi mở chính sách. Đây là những trường hợp nghiên cứu tương đối sát với điều kiện của Việt Nam. Ví dụ: Trung Quốc có nhiều điều kiện cải cách và phát triển tương đồng với Việt Nam. Hàn Quốc là hình mẫu mà Việt Nam hướng tới. Ấn Độ là trường hợp mà Việt Nam có thể học được cả những kinh nghiệm thành công và thất bại trong quá trình xây dựng và phát triển các KKT tự do. - Phương pháp dự báo triển vọng. - Các phương pháp thống kê đơn giản Luận án sử dụng số liệu thứ cấp là chủ yếu, thông qua nguồn số liệu của Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Tổng cục thống kê Việt Nam, báo cáo kinh tế-xã hội của các KKT tự do, báo cáo kinh tế-xã hội của các nước nghiên cứu... 6. Đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án đã chỉ ra được yếu tố quyết định nhất tác động đến sự phát triển thành bại của các KKT tự do hiện nay là mô hình quản trị. So với những nghiên cứu trước, luận án đã làm rõ những cấu phần quan trọng của mô hình quản trị các KKT tự do dưới góc độ lý thuyết và thực tiễn; chỉ ra mối quan hệ giữa mô hình quản trị với các yếu tố khác có tác động đến sự phát triển của các KKT tự do như: cơ cấu ngành nghề, khả năng thu hút đầu tư, khả năng phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại,...; chỉ ra ý nghĩa của việc thiết lập mô hình quản trị KKT đối với tiến trình cải cách thể chế của quốc gia. Thứ hai, luận án đã phân tích, chỉ rõ sự khác biệt “vượt trội” của các KKT tự do thế hệ mới hiện nay cũng chính là “mô hình quản trị vượt trội”, đặc biệt là vai trò của mô hình quản trị đối với sự phát triển thành công của các KKT này, trong đó nhấn mạnh vai trò của mô hình quản trị trong việc đảm bảo cho các KKT tự do có quyền tự chủ, tự quyết cao, môi trường kinh doanh tự do, thông thoáng đạt đẳng cấp thế giới, giúp cho các KKT tự do có 8 thể thu hút được các nhà đầu tư chiến lược, qua đó đóng góp cho các quan điểm lý thuyết và thực tiễn về quản trị các KKT tự do. Thứ ba, luận án đã phân tích được một số hình mẫu quản trị các KKT tự do thành công ở trên thế giới thông qua việc nghiên cứu sâu kinh nghiệm của một số quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm thành công cũng như thất bại. Thứ tư, luận án đã rút ra một số gợi mở chính sách có giá trị tham khảo đối với tiến trình xây dựng và phát triển các KKT tự do nói chung, đặc biệt là mô hình quản trị đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được hình thành trong tương lai ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu và kết luận, luận án chia làm 4 chương:  Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu  Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình quản trị các khu kinh tế tự do  Chương 3: Mô hình quản trị khu kinh tế tự do ở một số nước trên thế giới  Chương 4: Gợi mở đối với việc hoàn thiện mô hình quản trị các khu kinh tế tự do ở Việt Nam 9 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu chung về khu kinh tế tự do trên thế giới và Việt Nam Trong khoảng 40 năm trở lại đây, cùng với sự thành công của các đặc khu kinh tế (ĐKKT) của Trung Quốc trong tiến trình mở cửa, nhiều nghiên cứu về KKT đã xuất hiện. Cho đến nay, có nhiều cách gọi đối với “khu kinh tế tự do” (KKT) như: Khu tự do (Free Zone), Khu phi thuế quan (Duty Free Zone), Khu Thương mại Tự do (Free Trade Zone), Khu Chế xuất (Export Processing Zone), Khu kinh tế đặc biệt, Đặc khu hành chính-kinh tế, Đặc khu hành chính, Khu kinh tế mở...Ở Việt Nam, trong thời gian qua có dự thảo luật về: Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, cũng được xem như một dạng của khu kinh tế tự do, phân biệt với các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp, khu chế xuất truyền thống. Thậm chí, nghiên cứu của Meng Guangwen (2003) tổng kết rằng có ít nhất 66 thuật ngữ được dùng để nói về các dạng KKT. Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO, 1980) xem xét sự phát triển của các khu chế xuất (KCX), một mô hình cụ thể của KKT tự do, bằng cách so sánh và nghiên cứu các giai đoạn phát triển khác nhau của các KCX ở châu Á; đánh giá mục tiêu của nước sở tại trong việc thiết lập các KCX này; đánh giá tác động của các KCX về mặt kinh tế và xã hội ở nước sở tại. Nghiên cứu này cho rằng: Các KCX đã thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; về lâu dài, thành công của các KCX phụ thuộc vào chính sách giáo dục và nguồn nhân lực ở nước sở tại. Nghiên cứu của Peter Warr (1989) xem xét các hiệu ứng của các KCX đối với nước sở tại; chỉ ra rằng thành lập các KCX rất quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài. Tác giả cho rằng các KCX đã không thực hiện tốt việc chuyển giao công nghệ bởi vì các KCX nói chung tách biệt với nền kinh tế trong nước và các công ty trong KCX đóng góp rất ít về thuế; việc thiết lập các khu này có thể cực kỳ tốn kém cho nước chủ nhà. Nhìn chung, lợi ích 10 cho nước sở tại phụ thuộc vào quyền lực thương lượng giữa chính phủ và các nhà đầu tư trong việc thành lập các mô hình KKT tự do (Tsui, 1993). Madani (1999) đưa ra các lý lẽ về việc ủng hộ và chống lại các ĐKKT, các KCX thông qua nghiên cứu thực nghiệm, sử dụng phương pháp lợi ích - chi phí. Tác giả nhận thấy rằng, trong hoàn cảnh thuận lợi và quản lý tốt, các KCX, KKT nói chung đạt được hai mục tiêu cơ bản là: tạo việc làm và tăng thu ngoại hối. Wei Ge (1999) đo lường vai trò của KCX đối với nước sở tại; gợi ý rằng các KCX có thể là một công cụ chính sách để thúc đẩy mở cửa và tăng trưởng kinh tế được thực hiện bởi nước chủ nhà. Ngân hàng Thế giới (WB, 2008) đánh giá 30 năm kinh nghiệm phát triển các ĐKKT, xem xét các mô hình phát triển và tác động kinh tế của các khu này trên toàn thế giới. WB cho rằng, trong khi các ĐKKT giúp giải quyết mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế, thì các nghiên cứu hiện nay chưa thống nhất được tiêu chí thành công của các khu này. Thành công của các ĐKKT ở Đông Á và Mỹ Latinh rất khó nhân rộng, đặc biệt là nhiều ĐKKT ở châu Phi và nhiều khu vực khác đã thất bại. Hơn nữa, kể từ khi các nước đang phát triển bắt đầu phát triển các ĐKKT đã xuất hiện nhiều lo ngại về tác động của các khu đối với việc làm, môi trường và xã hội. Kinh nghiệm cho thấy, muốn thành công, các ĐKKT cần được tích hợp với nền kinh tế, chương trình cải cách và đầu tư tổng thể, đặc biệt, khi các khu được thiết kế để thí điểm cải cách pháp lý và quy định Bên cạnh các nghiên cứu chung, còn có nhiều nghiên cứu về các KKT tự do của các nước cụ thể. Chu (1982) phân tích chi phí vốn của việc thành lập ĐKKT tại Trung Quốc. Nghiên cứu chỉ ra hai loại chi phí: i) liên quan đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng và ii) sự phát triển đô thị của các ĐKKT. Hầu hết các chi phí vốn cho việc thành lập ĐKKT là trách nhiệm của chính 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng